Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 6 7 7 7
Số người đang truy cập
9 4 7
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Ngày thế giới phòng chống ung thư và bức tranh toàn cảnh về ung thư

 

Ngày 4/2/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Ung thư gây tử vong hàng đầu thế giới và là nguyên nhân của 7,6 triệu ca tử vong năm 2008 (chiếm khoảng 13% tổng số tử vong). Vào ngày 4 /2 mỗi năm, WHO hỗ trợ Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế thúc đẩy giảm bớt gánh nặng, phòng ngừa ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư là những chủ đề thường xuyên được nhắc lại.

 

Ngày thế giới phòng chống ung thư

Theo Wikipedia,Ngày ung thư thế giới (World Cancer Day) là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào 4 tháng 2 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng chống, phát hiện và điều trị bệnh. Ngày ung thư thế giới được Hiệp hộipPhòng chống ung thư Quốc tế (Union for International Cancer Control_UICC) và WHO sáng lập để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố ung thư thế giới năm 2008 nhằm làm giảm đáng kể số người tử vong và mắc các căn bệnh ung thư tới năm 2020. Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế điều hành tổ chức Ngày ung thư thế giới với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia với trọng tâm là phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư.

 

Thực trạng bệnh ung thư

Theo WHO, mỗi năm có 12,7 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 7,6 triệu người chết vì căn bệnh này. Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có 1 chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quảnung thư tuyến tiền liệt, còn ở nữ giới ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế quản ngày càng gia tăng. Các chuyên gia ước tính đến năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết vì nó. Những việc phòng ngừa đúng cách và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm. Vào Ngày ung thư thế giới năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu và đề nghị cha mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các cháu sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không những chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình mà còn cả con trẻ của mình, sự thay đổi lối sống lâu dài là có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư.
 

Lời khuyên của WHO cho một cuộc sống lành mạnh là tránh hút thuốc và khói; giảm tiêu thụ rượu; mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng; không sử dụng phòng tắm nắng (tanning bed) dùng tia tử ngoại; bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư; di chuyển và tập thể dục thường xuyên; hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad; tránh thừa cân; khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường; thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.

Ngày thế giới phòng chống ung thư năm 2015

Ngày ung thư thế giới được tổ chức bởi UICC là cơ hội để nhấn mạnh một loạt các hành động cần thiết nhằm phòng chống và điều trị có hiệu quả nhiều loại ung thư với chủ đề của năm 2015 là "Không ngoài tầm với của chúng ta" (Not beyond us), cung cấp cho WHOmột cơ hội để chứng minh các chính sách và chương trình của tổ chức này cho các nước nhằm giảm bớt gánh nặng ung thư của họ. Kế hoạch hành động toàn cầu trong phòng ngừa và kiểm soát NCDs giai đoạn 2013-2020 cung cấp khuôn khổ tổng thể cho hành động quốc gia. Kế hoạch hành động toàn cầu kêu gọi hành động quốc gia, quốc tế và đa ngành trên nhiều lĩnh vực để làm giảm nguy cơ ung thư trong quần thể và tăng cường các hệ thống cung cấp chăm sóc sức khỏe cho người bị ung thư. Các nguyên nhân về môi trường và truyền nhiễm là rất quan trọng để phòng ngừa ung thư vì thế mà các hướng dẫn của WHO ở những lĩnh vực này là một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện.

 

Bức tranh toàn cảnh về ung thư

Cập nhật tháng 2/2015. Fact sheet N°297. Theo WHO, ung thư là một thuật ngữ chung cho một nhóm lớn các bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể, các thuật ngữ khác được sử dụng là các khối u ác tính. Một đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư là tạo nhanh các tế bào bất thường phát triển vượt ra ngoài ranh giới thông thường của chúng, sau đó có thể xâm nhập vào các bộ phận liền kề của cơ thể và lây lan sang các bộ phận khác, quá trình sau được gọi là di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.

 

Mức độ trầm trọng (The problem)

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm khoảng 8,2 triệu người tử vong trong năm 2012 (1). Các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ung thư là các bệnh ung thư phổi (1,59 triệu tử vong), gan (745.000 tử vong), dạ dày (723.000 tử vong), đại trực tràng (694.000 tử vong), vú (521.000 tử vong), thực quản (400.000 tử vong) (1).

 

Nguyên nhân gây bệnh ung thư? (What causes cancer?)

Ung thư phát triển từ một tế bào duy nhất, việc chuyển đổi từ một tế bào bình thường thành một tế bào khối u là một quá trình nhiều giai đoạn, thường là một sự tiến triển từ một tổn thương tiền ung thư đến các khối u ác tính, những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và 3 loại tác nhân bên ngoài, bao gồm các chất gây ung thư vật lý như tia cực tím và bức xạ ion hóa; các chất gây ung thư hóa học như amiăng, các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (chất gây ô nhiễm thực phẩm) và thạch tín (một chất gây ô nhiễm nước uống); các chất gây ung thư sinh học như nhiễm trùng từ một số virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

WHO thông qua Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư (International Agency for Research o­n Cancer_IARC) duy trì một sự phân loại các tác nhân gây ung thư. Lão hóa là một yếu tố cơ bản cho sự phát triển của ung thư, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng lên đáng kể với độ tuổi có thể là do sự tích tụ của các nguy cơ đối với các bệnh ung thư cụ thể tăng theo tuổi tác, sự tích lũy nguy cơ tổng thể được kết hợp với các xu hướng các cơ chế sửa chữa tế bào kém hiệu quả khi một người ngày càng già đi.

Các yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư (Risk factors for cancers)

Sử dụng thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố nguy cơ ung thư chính trên toàn thế giới, một số bệnh nhiễm trùng mãn tính là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư và có liên quan chủ yếu ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) và một số loại u nhú (Human Papilloma Virus_HPV) làm tăng nguy cơ ung thư gan và cổ tử cung. nhiễm HIV làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung.

Làm thế nào để có thể giảm gánh nặng của bệnh ung thư ? (How can the burden of cancer be reduced?)

Kiến thức về các nguyên nhân gây bệnh ung thư, và các can thiệp để phòng ngừa và xử lý bệnh là tổng quát, ung thư có thể được làm giảm bớt và kiểm soát bằng cách thực hiện các chiến lược dựa trên bằng chứng để phòng ngừa ung thư, phát hiện sớm ung thư và xử lý bệnh nhân ung thư, nhiều bệnh ung thư có cơ hội chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị đầy đủ.

Sửa đổi và tránh các yếu tố nguy cơ (Modifying and avoiding risk factors)

Hơn 30% các ca tử vong ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách sửa đổi hoặc tránh các yếu tố nguy cơ quan trọng bao gồm sử dụng thuốc lá, tình trạng thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh với tiêu thụ trái cây và rau thấp, thiếu hoạt động thể lực, sử dụng rượu, nhiễm HPV qua đường tình dục HPV, nhiễm HBV, tia bức xạ ion hóa và không ion hóa, ô nhiễm không khí đô thị, khói trong nhà từ việc sử dụng các nhiên liệu rắn trong hộ gia đình. Sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh ung thư và gây ra khoảng 20% các ca tử vong ung thưtrên toàn cầu và khoảng 70% các ca tử vong ung thư phổi trên toàn cầu. Ở nhiều nước có thu nhập thấp, có tới 20% các ca tử vong ung thư là do nhiễm HBV và HPV.

 
Thường xuyên vận động tránh bất hoạt

Các chiến lược phòng ngừa (Prevention strategies)

Tăng tránh các yếu tố nguy cơ được liệt kê ở trên, tiêm phòng chống lại vi rút gây u nhú ở người (HPV) và virus viêm gan B (HBV), kiểm soát các chất độc hại nghề nghiệp, giảm tiếp xúc với bức xạ phi ion hóa bởi ánh sáng mặt trời. (UV), giảm tiếp xúc với bức xạ ion hóa (chẩn đoán hình ảnh nghề nghiệp hoặc y tế).

Phát hiện sớm (Early detection)

Tỷ lệ tử vong ung thư có thể được giảm bớt nếu ca bệnh được phát hiện và điều trị sớm, có 2 thành phần trong nỗ lực phát hiện sớm:

Chẩn đoán sớm (Early diagnosis)

Nhận thức về các dấu hiệu và triệu chứng sớm (đối với các loại ung thư như da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng) để giúp họ được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Chẩn đoán sớm là đặc biệt phù hợp khi không có phương pháp sàng lọc hiệu quả hay như ở nhiều nơi có nguồn lực thấp không có sàng lọc và các can thiệp điều trị thực hiện. Trong trường hợp không có bất kỳ sự phát hiện hay sàng lọc và can thiệp điều trị sớm nên bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn rất muộn khi điều trị bệnh, chữa bệnh không còn là một lựa chọn.
 

Sàng lọc (Screening)

Sàng lọc nhằm mục đích để xác định các cá nhân có sự bất thường gợi ý của một ung thư cụ thể hoặc tiền ung thư và giới thiệu họ kịp thời để điều trị hoặc khi có thể để chẩn đoán và điều trị. Các chương trình tầm soát là đặc biệt hiệu quả với nhiều loại ung thư thường xảy ra mà các xét nghiệm tầm soát chi phí hiệu quả, có giá cả phải chăng, chấp nhận được và có thể tiếp cận là có sẵn cho phần lớn dân số có nguy cơ. Các ví dụ về các phương pháp sàng lọc là kiểm tra trực quan với acid acetic (VIA) cho ung thư cổ tử cung ở những nơi có nguồn lực hạn chế; xét nghiệm HPV cho ung thư cổ tử cung; xét nghiệm tế bào PAP cho ung thư cổ tử cung ở những nơi có mức thu nhập trung bình và thu nhập cao; sàng lọc nhũ đồ cho ung thư vú ở những nơi có thu nhập cao.

Điều trị (Treatment)

Chẩn đoán ung thư chính xác là điều cần thiết để điều trị đúng và hiệu quả vì mỗi loạiung thư cần một phác đồ điều trị cụ thể trong đó bao gồm một hoặc nhiều phương thức như phẫu thuật và/hoặc xạ trị và/hoặc hóa trị nhằm chữa trị ung thư hoặc để kéo dài tuổi thọ đáng kể. Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng là một mục tiêu quan trọng, nó có thể đạt được bằng cách chăm sóc hỗ trợ hoặc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý.

Khả năng chữa khỏi bệnh trong số các bệnh ung thư được phát hiện sớm (Potential for cure among early detectable cancers)

Một số các loại ung thư phổ biến nhất, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư miệng và ung thư đại trực tràng có tỷ lệ chữa khỏi cao khi được phát hiện sớm và điều trị theo thông lệ tốt nhất.

Khả năng chữa khỏi bệnh của một số bệnh ung thư khác (Potential for cure of some other cancers)

Một số loại ung thư, mặc dù phổ biến, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và u lympho ở trẻ em và ung thư tinh hoàn có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu điều trị thích hợp được cung cấp.

Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative care)

Chăm sóc giảm nhẹ là điều trị để giảm bớt, chứ không phải là chữa bệnh, các triệu chứng gây ra bởi ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp con người sống thoải mái hơn; nó là một nhu cầu nhân đạo khẩn cấp cho mọi người trên toàn thế giới bị bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác gây tử vong, đặc biệt cần thiết ở những nơi có tỷ lệ bệnh nhân cao trong giai đoạn tiến triển, nơi có rất ít cơ hội chữa bệnh. Làm giảm nhẹ từ các vấn đề về thể chất, tâm lý và tinh thần có thể đạt được trong hơn 90% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn tiến triển thông qua chăm sóc giảm nhẹ.

Các chiến lược giảm nhẹ (Palliative care strategies)

Các chiến lược y tế công cộng có hiệu quả, bao gồm các dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng và tại nhà là rất cần thiết để cung cấp sự giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ cho các bệnh nhân và gia đình của họ ở những nơi có nguồn lực hạn chế. Cải thiện việc tiếp cận với morphine đường uống là bắt buộc đối với việc điều trị các cơn đau do ung thư vừa đến ung thư nặng, phải chịu đựng cho hơn 80% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối.

 

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

Trong năm 2013, WHO đưa ra kế hoạch hành động toàn cầu về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable Diseases_NCDs) giai đoạn 2013-2020 nhằm giảm 25% tỷ lệ tử vong sớm do ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh về đường hô hấp mãn tính vào năm 2025, một số trong những mục tiêu tự nguyện hầu hết có liên quan để phòng ngừa ung thư bao gồm cả mục tiêu 5 nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá 30%.

 

WHO và IARC phối hợp với các tổ chức khác của Liên hợp quốc trong lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan về các bệnh không lây nhiễm của Liên Hiệp Quốc (UN) năm 2014 và các đối tác để gia tăng sự cam kết chính trị trong phòng ngừa và kiểm soát ung thư; phối hợp và tiến hành nghiên cứu về nguyên nhângây bệnh ung thư ở con người và các cơ chế gây ung thư; giám sát gánh nặng ung thư (như là một phần của công việc trong Sáng kiến toàn cầu về cơ quan đăng ký ung thư (Global Initiative o­n Cancer Registries_GICR); phát triển các chiến lược khoa học về phòng chống và kiểm soát ung thư; tạo ra kiến thức mới, và phổ biến kiến thức hiện có để tạo điều kiện cho việc cung cấp các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng trong phòng chống bệnh ung thư; phát triển các tiêu chuẩn và các công cụ để hướng dẫn việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc; thúc đẩy mạng lưới rộng lớn của các đối tác phòng chống ung thư và các chuyên gia ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia; tăng cường hệ thống y tế ở cấp quốc gia và địa phương để cung cấp chữa bệnh và chăm sóc cho các bệnh nhân ung thư; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật việc chuyển giao nhanh chóng, hiệu quả của các can thiệp thực hành tốt nhất với các nước đang phát triển.

Tài liệu tham khảo (References)

1. World Cancer Report 2014

2. de Martel C, Ferlay J, Franceschi S, et al. Global burden of cancers attributable to infections in 2008: a review and synthetic analysis. The Lancet o­ncology 2012;13: 607-615.

 

Ngày 06/02/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo WHO và Wikipedia)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích