Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 1 0 5
Số người đang truy cập
3
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Đàm phán khí hậu Lima: thỏa thuận trong bất đồng

Ngày 14/12/2014. BBC News - Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đạt được thỏa thuận đàm phán khí hậu Lima (UN members agree deal at Lima climate talks). Các quốc gia thành viên UN đã đạt tới một thỏa thuận về việc làm thế nào để những nước này đối phó với biến đổi khí hậu. Các đại biểu đã thông qua một khuôn khổ cho việc thiết lập các cam kết quốc gia sẽ được đệ trình lên một hội nghị thượng đỉnh vào năm tới trong khi còn một số vấn đề chưa ngã ngũ.

Hội nghị lần thứ 20 (Conference of the Parties_COP20) với sự tham gia của 196 nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP10) theo dự kiến sẽ diễn ra từ 01/12 đến 12/12/2014 tại Lima, Peru. Tuy nhiên trong 12 ngày hội nghị còn nhiều ý kiến bất đồng về ứng phó với biến đổi khí hậu tại mỗi quốc gia nên hội nghị đã phải kéo dài thêm hai ngày đến 14/12/2014 mới kết thúc. Tham dự hội nghị có Chủ tịch COP19, Chủ tịch COP20, Tổng thư ký Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, Thị trưởng thành phố Lima, Tổng thư ký của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và hàng nghìn đại biểu đến từ 197 nước tham gia và quan sát viên của UNFCCC.

 
Hội nghị khí hậu Lima COP-20 năm 2014

Nội dung hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề trong khuôn khổ công ước khí hậu và nghị định thư Kyoto, trong đó các nội dung của nhóm công tác định hướng Durban (ADP) nhằm xây dựng thỏa thuận quốc tế 2015 áp dụng cho tất cả các bên và tăng cường kỳ vọng thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho giai đoạn trước năm 2015. Trong khuôn khổ Hội nghị còn có các cuộc họp lần thứ 41 của Ban bổ trợ thực hiện (SBI), Ban bổ trợ về khoa học và công nghệ (SBSTA) và đối thoại cấp Bộ trưởng về tài chính và ADP. Lima COP20 và CMP10 năm 2014 diễn ra trong bối cảnh Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vừa công bố báo cáo tổng hợp dành cho các nhà hoạch định chính sách từ báo cáo đánh giá lần thứ 5, Quỹ khí hậu xanh nhận được cam kết đóng góp khoảng 9,7 tỷ USD. Đặc biệt là sự kiện Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn sau 2020; EU cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2020-2030 và các nước ASEAN vừa ký tuyên bố chung ASEAN-Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu. Đây có thể nói là những diễn biến quan trọng đối với tiến trình đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, khi thời điểm thông qua thỏa thuận quốc tế mới trong năm 2015 đang đến gần.

 

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường biểu tìnhphản đối sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Lima


Ngày 14/12/2014, Hội nghị COP-20 đã kết thúc sau hai ngày kéo dài với kết quả 196 nước thành viên tham dự hội nghị đã nhất trí mở một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu thảo luận tại COP-21 dự kiến sẽ được tổ chức tại Pari vào năm tới. Theo thỏa thuận này 196 nước tham gia UNFCCC sẽ phải thông qua các chương trình quốc gia nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính cho tới thời hạn không chính thức vào ngày 31/5/2015, cũng theo thỏa thuận này các quốc gia thành viên sẽ phải bổ sung một bản báo cáo vào ngày 1/11/2015 để đánh giá về các nỗ lực của mình nhằm đạt mục tiêu hạn chế sự tăng nhiệt độ của Trái Đất chỉ ở mức cao hơn 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đây được coi là cơ sở để tiếp tục xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của UN về biến đổi khí hậu tại Paris vào năm tới. Mặc dù như vậy nhưng nhiều tổ chức bảo vệ môi trường cho rằng thỏa thuận Lima vẫn chưa mang tính ràng buộc với các bên tham gia và có thể làm suy yếu các nguyên tắc quốc tế về khí hậu. Bà Samantha Smith-Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho biết:"Văn kiện này không mang nhiều ràng buộc, các bên tham gia chỉ thông qua những điều khoản chống biến đổi khí hậu mang tính tự nguyện tùy theo mong muốn của họ, viễn cảnh của tương laisau khi hoàn tất những điều khoản này cũng khó mà đánh giá liệu có thể ngăn chặn được những nguy cơ biến đổi khí hậu hay không. Chúng ta chỉ hy vọng vào những tuyên bố từ Mỹ và Trung Quốc hay các cam kết về năng lượng tái tạo và bảo vệ rừng của các quốc gia Mỹ La tinh, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài đầy khó khăn để đạt được một thỏa thuận toàn cầu toàn diện hơn ở Paris vào năm sau".

Những bất đồng về văn bản dự thảo đã khiến các cuộc đàm phán trong hai tuần tại Lima, Peru kéo dài thêm hai ngày, các nhóm môi trường cho biết thỏa thuận này không mang lại kết quả như mong muốn nhưng Liên minh châu Âu (EU) cho rằng đó là một bước tiến trong việc đạt được một thỏa thuận khí hậu toàn cầu vào năm sau tại Paris. Các cuộc đàm phàn này tỏ ra khó khăn vì sự chia rẽ giữa các nước giàu và nghèo hơn trong việc làm thế nào để chia sẻ gánh nặng của các cam kết cắt giảm khí thải các-bon.

 

Các nước đang phát triển cáo buộc các nước giàu hơn vì tội trốn tránh trách nhiệm với biến đổi khí hậu


‘Chưa hoàn thiện’ ('Not perfect')

Thỏa thuận này đã được thông qua vài giờ sau khi một dự thảo trước đó đã bị các quốc gia đang phát triển bác bỏ, những nước này đã cáo buộc các nước giàu trốn tránh trách nhiệm đối phó với tình trạng ấm lên toàn cầu và chi trả cho các tác động của nó. Bộ trưởng Bộ Môi trường của Peru, ông Manuel Pulgar-Vidal, người chủ trì hội nghị thượng đỉnh đã nói với các phóng viên rằng: “Văn bản này không phải là hoàn hảo nhưng nó tôn trọng quan điểm của tất cả các bên tham gia” (As a text it's not perfect, but it includes the positions of the parties). Miguel Arias Canete, ủy viên EU về Hành động khí hậu và năng lượng (Climate Action and Energy) cho biết EU đã muốn một kết quả đầy tham vọng hơn nhưng ông vẫn tin rằng: “chúng ta đang đi đúng hướng để tiến tới một thỏa thuận toàn cầu” (we are o­n track to agree a global deal) tại một hội nghị thượng đỉnh tại Paris, Pháp vào năm sau. Bộ trưởng biến đổi khí hậu Anh Ed Davey cho biết: “Tôi không định nói rằng nó sẽ là một cuộc dạo chơi trong công viên tại Paris” (I am not going to say it will be a walk in the park in Pari), ông mô tả thỏa thuận như là “một bước tiến thực sự quan trọng” (a really important step) trên con đường tới Paris, “đó là khi thỏa thuận thực sự phải được thực hiện” (that's when the real deal has to be done).

 


Phân tích (Analysis): Matt McGrath, BBC News, Lima

Đã từng có nhiều tín hiệu lạc quan vào giai đoạn đầu các cuộc đàm phán vì thỏa thuận khí thải gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được xem như là một bước đột phá lịch sử (an historic breakthrough) nhưng dường như tinh thần tốt đẹp đó đã biến mất trong hai tuần tranh luận kịch liệt giữa bên giàu và bên nghèo tại đây ở Lima, nó đã kết thúc bằng một thỏa hiệp mà một số bên tham gia tin rằng sẽ giữ cho thế giới đi đúng hướng (keeps the world o­n track) để đạt tới một hiệp ước toàn cầu mới vào cuối năm sau. Không một nước nào trong số 194 quốc gia tham gia các cuộc đàm phán này ra về với mọi thứ họ mong muốn nhưng tất cả mọi người đã đạt được một điều gì đó, cũng như các cam kết và tài chính thỏa thuận này chỉ hướng tới một sự phân loại các quốc gia mới. Thay vì chỉ phân chia giàu và nghèo, các văn bản thỏa thuận cố gắng phản ánh thế giới phức tạp hơn của ngày nay, nơi mà phần lớn lượng khí thải bắt nguồn từ các nước đang phát triển. Trong khi những tiến bộ đạt được ở Lima còn hạn chế và nhiều quyết định hoàn toàn bị trì hoãn thì việc 194 quốc gia đã tán thành văn bản này có nghĩa rằng vẫn có động lực cho một thỏa thuận tại Paris, nhiều thử thách khó khăn hơn còn đang ở phía trước.

 

Các cuộc đàm phán, bắt đầu vào ngày 1/12 dự kiến kết thúc vào thứ sáu nhưng cuối cùng rơi vào cuối tuần


Dự thảo cuối cùng được cho là đã làm giảm bớt những lo ngại với các nước có “trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” (common but differentiated responsibilities), Bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ Prakash Javedekar đã trả lời với các phóng viên: “Chúng tôi đã có những điều mình muốn” (We've got what we wanted) và cho rằng văn bản này bảo toàn quan điểm rằng các nước giàu hơn phải dẫn đầu trong việc cắt giảm khí thải. Nó cũng khôi phục một lời hứa với những nước nghèo hơn một đề án “mất mát và thiệt hại” (loss and damage) sẽ được thành lập để giúp họ đối phó với các tác động tài chính của tình trạng gia tăng nhiệt độ. Tuy nhiên nó đã làm yếu đi cách diễn đạt về các cam kết quốc gia cho rằng các nước “có thể” thay vì “phải” ("may" instead of "shall") bao gồm các thông tin định lượng cho thấy họ định đạt được mục tiêu khí thải của mình như thế nào.

 
Mặc dù còn nhiều bất đồng nhưng cuối cùng Hội nghị COP20 cũng đạt được một thỏa thuận

khung cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính là “Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu”


Các văn bản được thỏa thuận

·  Một “thỏa thuận đầy tham vọng” (ambitious agreement) vào năm 2015 phản ánh “những trách nhiệm phân biệt và khả năng tương ứng” (differentiated responsibilities and respective capabilities) của mỗi quốc gia

·  Các quốc gia phát triển cung cấp sự hỗ trợ tài chính tới các quốc gia đang phát triển “dễ bị tổn thương” (vulnerable)

·  Các cam kết quốc gia sẽ được đệ trình vào quý 1 năm 2015 bởi những nước “sẵn sàng làm việc này” (ready to do so)

·  Các quốc gia sẽ đặt ra các mục tiêu xa hơn “cam kết hiện tại” (current undertaking) của mình

·  Cơ quan biến đổi khí hậu của UN sẽ tường trình lại các cam kết quốc gia vào tháng 11/2015.

Các nhóm môi trường đang phản ứng gay gắt đối với văn bản thỏa thuận cho rằng những đề xuất này không có chỗ nào đủ sức quyết liệt. Sam Smith, chủ tịch chính sách môi trường của nhóm môi trường WWF cho biết: “Các văn bản này đi từ yếu sang yếu hơn và tới yếu nhất và quả thực nó rất yếu” (The text went from weak to weaker to weakest and it's very weak indeed). Jagoda Munic, Chủ tịch nhóm Bạn bè của Tái đất quốc tế (Friends of the Earth International) cho rằng nỗi lo sợ các cuộc đàm phán sẽ không thể đưa ra một “kết quả công bằng và đầy tham vọng” (a fair and ambitious outcome) đã được chứng minh “chính xác một cách bi thảm” (tragically accurate).

Ngày 16/12/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Huỳnh Thị An Khang, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo BBC New)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích