Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 8 2 7 2
Số người đang truy cập
5 5 2
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
UN; Những khoảng trống lớn về nước và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn

Ngày 19/11/2014 | NEW YORK/GENEVA - Liên Hợp Quốc phát hiện những khoảng trống lớn về nước và vệ sinh môi trường- đặc biệt là ở các khu vực nông thôn (UN reveals major gaps in water and sanitation – especially in rural areas). Theo một báo cáo mới từ WHO đại diện chương trình nước của UN (UN-Water), các nỗ lực toàn cầu nhằm cải thiện việc cung cấp nước và vệ sinh môi trường đang đạt được nhiều thành tựu nhưng khoảng trống nghiêm trọng trong ngân sách tiếp tục cản trở sự tiến bộ.

Phân tích và đánh giá về nước uống và vệ sinh môi trường của UN-Water (Global Analysis and Assessment of Sanitation and Drinking-Water_GLAAS 2014) xuất bản định kỳ sáu tháng, trình bày dữ liệu từ 94 quốc gia và 23 cơ quan hỗ trợ bên ngoài. Báo cáo cung cấp một phân tích toàn diện những điểm mạnh và những thách thức về cung cấp nước, vệ sinh môi trường (water, sanitation and hygiene_WASH) trong và giữa các quốc gia. "Nước sạch và vệ sinh môi trường là rất cần thiết cho sức khỏe con người, cam kết chính trị để đảm bảo tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ thiết yếu này luôn luôn là cao độ", Tiến sĩ Maria Neira-Giám đốc Khoa y tế công cộng và môi trường (Department of Public Health and the Environment) của WHO cho biết: "Viện trợ quốc tế cho lĩnh vực này đang trên đà phát triển nhưng chúng ta vẫn thấy những khoảng trống lớn về tài chính ở cấp quốc gia, đặc biệt là ở khu vực nông thôn".

  
Trẻ em châu Phi đang phải đối mặt với nguồn nước và môi trường ô nhiễm

Tăng cường cam kết chính trị (Strengthened political commitment)

Hai phần ba trong số 94 nước được khảo sát thừa nhận nước sạch và vệ sinh môi trường là một quyền con người phổ quát trong luật pháp quốc gia, hơn 80% báo cáo có chính sách quốc gia cho nước sạch và vệ sinh môi trường và hơn 75% có các chính sách về vệ sinh. Sự gia tăng cam kết chính trị này ở cấp quốc gia được phản ánh trong các cuộc thảo luận toàn cầu xung quanh các mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (the post-2015 Sustainab le Development Goals_SDGs). Tiếp cận phổ quát và bình đẳng tới nước, vệ sinh môi trường đã được đề xuất như là mục tiêu toàn cầu bới các nước thành viên với nhiệm vụ phát triển SDGs. "Bây giờ là lúc phải hành động", Michel Jarraud-Chủ tịch UN-Water và Tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization) cho biết: "Chúng ta có thể không biết chương trình nghị sự phát triển bền vững sau năm 2015 sẽ như thế nào nhưng chúng ta biết nước và vệ sinh môi trường phải được ưu tiên rõ ràng nếu muốn tạo ra một tương lai mà cho phép tất cả mọi người sống một cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng và có phẩm giá".

 
Chương trình nước sạch…

Gia tăng viện trợ, nhắm mục tiêu các nguồn lực tốt hơn (Increased aid, better targeting of resources)

Viện trợ quốc tế về nước và vệ sinh môi trường đang ngày càng tăng, theo báo cáo các cam kết tài chính cho WASH tăng lên khoảng 30% giữa năm 2010 và 2012-từ 8,3 tỷ đô la US $ tới 10.9 tỷ đô la. Cam kết viện trợ đang ngày càng nhắm mục tiêu đến các vùng kém phát triển, đặc biệt là vùng cận Saharan Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. GLAAS 2014 cũng nhấn mạnh tăng cường nhắm mục tiêu các nguồn lực WASH cho người nghèo: hơn 75% các quốc gia báo cáo có các biện pháp cụ thể trong kế hoạch quốc gia về cung cấp nước và vệ sinh môi trường cho người dân có thu nhập thấp. "Đối với các đối tác của chúng tôi, đặc biệt là ở cấp quốc gia, GLAAS là chìa khóa để đạt được quyết định dựa trên bằng chứng", Tổng thống John Agyekum Kufuor-Chủ tịch vệ sinh môi trường và nước cho tất cả (Sanitation and Water for All) nói: "Bản báo cáo hướng dẫn các chính phủ trong việc biết tiến bộ ở đâu về WASH đang được thực hiện và nơi nào nhiều nguồn lực hơn cần được phân bổ". Chris Williams-Giám đốc điều hành của Hội đồng hợp tác về vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch(Water Supply & Sanitation Collaborative Council_WSSCC) có trụ sở tại UN cho biết: "Khi chúng ta xác định những khoảng trống các nguồn lực tài chính và con người thì các chính phủ và các nhà tài trợ có thể có chiến lược hơn trong việc hỗ trợ các chính sách và thực hiện các chương trình bền vững để đảm bảo tiếp cận bình đẳng với nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người".

Vẫn còn những khoảng cách lớn (Still major gaps)

Mặc dù có những tiến bộ nhưng 2,5 tỷ người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới không được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh cơ bản. Khoảng 1 tỷ người tiếp tục thực hành đại tiện ngoài trời, thêm 748 triệu người dân không tiếp cận được với một nguồn nước uống cải thiện và hàng trăm triệu người sống mà không có nước sạch và xà phòng để rửa tay, tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh tiêu chảy, nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nhiều bệnh khác lây truyền từ nước, chẳng hạn như dịch tả, thương hàn và viêm gan, dễ gây ra sự bùng phát dịch bệnh. Vệ sinh môi trường kém cũng có thể dẫn đến các bệnh suy nhược ảnh hưởng đến người dân ở các nước đang phát triển như giun đường ruột, mù lòa do mắt hột và bệnh sán máng.

 
…và vệ sinh môi trường

Các thách thức chính (Key challenges): Báo cáo nêu ra một số thách thức chính

Tài chính không đầy đủ (Insufficient financing)

Mặc dù viện trợ quốc tế cho lĩnh vực WASH đã tăng lên nhưng nhu cầu ngân quỹ quốc gia tiếp tục lớn hơn nguồn lực sẵn có, 80% của quốc gia báo cáo rằng mức độ kinh phí hiện tại không đủ để đáp ứng các mục tiêu của họ về nước uống và vệ sinh môi trường.

Lỗ hỏng ngân sách trong khu vực nông thôn (Funding gap in rural areas)

Trong khi đại đa số người dân không được tiếp cận với vệ sinh môi trường cơ bản sống trong khu vực nông thôn thì phần lớn các nguồn tài chính tiếp tục gây hưởng lợi cho cư dân đô thị, chi phí cho vệ sinh môi trường nông thôn chiếm chưa đầy 105 tổng kinh phí của WASH, năng lực quốc gia yếu để thực hiện kế hoạch WASH

Khả năng yếu kém của quốc gia để thực hiện các kế hoạch về WASH (Weak national capacity to execute WASH plans)

Mặc dù ủng hộ chính trị mạnh mẽ cho việc tiếp cận phổ cập với nước sạch và vệ sinh môi trường nhưng chưa đầy một phần ba các nước được khảo sát trong báo cáo này có kế hoạch WASH quốc gia đang được thực hiện đầy đủ, nguồn kinh phí và đánh giá thường xuyên.

Lỗ hỏng quan trong trong giám sát (Critical gaps in monitoring)

Dữ liệu đáng tin cậy là rất quan trọng để xác định khoảng trống trong việc tiếp cận các dịch vụ vềWASH và thông báo quyết định chính sách, mặc dù nhiều nước có các khung giám sát WASH tại chỗ nhưng đa số báo cáo không phù hợp hoặc bị phân mảnh trong thu thập dữ liệu và năng lực yếu kém để phân tích.

Lãng quên WASH trong các trường học, cơ sở y tế (Neglect for WASH in schools, health facilities)

Các dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường tại các trường học có thể đảm bảo rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, ở lại trường và học hỏi những thói quen vệ sinh suốt đời. Trong các cơ sở y tế, dịch vụ WASH đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho bệnh nhân, đặc biệt là các bà mẹ trông mong trong thời gian sinh đẻ và rất cần thiết để ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, số liệu GLAAS cho thấy ít hơn 30% các nước được khảo sát có kế hoạch WASH quốc gia cho các cơ sở thực hiện đầy đủ, ngân quỹ và đánh giá thường xuyên.

Đầu tư thu được lợi nhuận (Investments pay off)

Đầu tư cho nước và vệ sinh môi trường thu được những lợi ích đáng kể cho sức khoẻ con người và sự phát triển, theo ước tính của WHO cứ mỗi đô la đầu tư cho nước sạch và vệ sinh môi trường thì thu lại 4,3 đô la dưới hình thức giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân và xã hội. Hàng triệu trẻ em có thể được cứu sống khỏi chết sớm và mắc các bệnh tật liên quan đến suy dinh dưỡng và các bệnh lây truyền qua đường nước. Người lớn có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Những lợi ích diễn ra trên nhiều lĩnh vực: lợi ích kinh tế và môi trường bao gồm năng suất cao hơn ở nơi làm việc và làm giảm ô nhiễm nguồn nước và đất đai, tăng chất lượng cuộc sống bao gồm cải thiện việc đi học, an toàn và cuộc sống riêng tư cao hơn-đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em, người già và ý nghĩa về phẩm giá lớn hơn cho tất cả mọi người.

 
Thỏa thích dùng nước sạch trong môi trường trong sạch

Ghi chú của Ban biên tập (Note to Editors)

Một nguồn nước uống được "cải thiện" (improved) được định nghĩa là một cơ sở hoặc điểm phân phối mà nó bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài-đặc biệt là ô nhiễm phân bao gồm cấp nước tập trung vào một ngôi nhà,mảnh vườn, hoặc sân; vòi nước công cộng hoặc cột lấy nước hoặc giếng khoan; suối nước được bảo vệ; và thu gom nước mưa. Một cơ sở vệ sinh môi trường được "cải thiện" là một trong cơ sở tách phân người một cách vệ sinh tránh tiếp xúc của con người. 23 cơ quan hỗ trợ bên ngoài bao gồm các chính phủ tài trợ và các nguồn tài trợ khác/hỗ trợ (ví dụ như các quỹ và các tổ chức phi chính phủ).

Vào ngày 20/11/2014 UN sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm Công ước về Quyền trẻ em (Convention o­n the Rights of the Child) thừa nhận "các quyền của trẻ em được hưởng các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe" (the right of the child to the enjoyment of the highest attainable standard of health) và "quyền của trẻ em được hưởng một mức sống phù hợp về phát triển tâm thần, tâm linh, đạo đức, xã hội về thể chất của trẻ" (the right of every child to a standard of living adequate for the child's physical, mental, spiritual, moral and social development).

Ngày 04/12/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích