Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 5 3 5
Số người đang truy cập
3 6 8
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Ngày tim mạch thế giới-giảm lạm dụng muối

Bệnh tim mạch là “kẻ giết người” nghiêm trọng nhất trên thế giới cướp đi mạng sống của khoảng 17,5 triệu người mỗi năm, Ngày tim mạch thế giới 29 tháng 9 với chủ đề “Giảm lượng muối ăn giúp cứu sống nhiều người”-WHO kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có hành động với việc lạm dụng muối bằng cách giảm lượng muối ăn hàng ngày nhằm giảm số lượng người mắc và chết do bệnh tim và đột quỵ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn cầu gánh nặng bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, cho gia đình và cho toàn xã hội. Trước thực trạng này năm 2000 Liên đoàn Tim mạch thế giới (World Heart Federation) đã quyết định chọn ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 9 hàng năm là “Ngày Tim mạch thế giới” (World Heart Day). Từ đó hàng năm, các hoạt động của “Ngày Tim mạch thế giới” đã được hưởng ứng với rất nhiều các hoạt động khác nhau trên 100 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó Ngày Tim mạch thế giới năm 2014 được tổ chức vào ngày 29/9 với chủ đề “Giảm lượng muối ăn giúp cứu sống nhiều người”-WHO kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có hành động đối với việc lạm dụng muối bằng cách thực hiện các biện pháp giảm muối ăn nhằm giảm số lượng người mắc và chết do tim và đột quỵ. WHO cho biết natri là thành phần chủ yếu của muối không chỉ có trong khẩu phần ăn của chúng ta mà còn trong mì chính (bột ngọt), một loại gia vị được nhiều nơi trên thế giới sử dụng cùng nhiều thực phẩm chế biến sẵn khác.

 
Những thực phẩm mang nhiều muối ở Việt Nam

Nghiên cứu về tiêu thụ muối của WHO tại Việt Nam cho thấy lượng muối tiêu thụ trung bình từ 12 đến 15 gam một người một ngày, trong đó rất nhiều người ở độ tuổi từ 26 đến 64 tiêu thụ một lượng muối cao hơn so với lượng muối theo khuyến cáo của WHO là ít hơn 5 gam một người một ngày (hay một thìa cà phê). Như vậy, với tỷ lệ gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày tương ứng với khoảng 10 gam muối mỗi ngày như kết quả nghiên cứu ở một số nước khác như Trung Quốc và Nhật Bản. WHO cho biết, tiêu thụ quá nhiều muối như vậy là nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo điều tra lượng natri trong bữa ăn và các nguồn natri trong nhóm tuổi trưởng thành từ 25-64 tuổi của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2011 thì tỷ lệ tăng huyết áp ở người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên là 25,1%. Từ đó WHO ước tính bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm khoảng 33% tổng số tử vong.

 
Ăn trái cây cũng giắc muối mới đúng khẩu vị


WHO đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu để giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm theo 9 mục tiêu, trong đó mục tiêu số 4 nhắm đến giảm lượng muối tiêu thụ toàn cầu xuống khoảng 30% vào năm 2025. WHO khuyến cáo trẻ em từ 2 đến 15 tuổi nên ăn ít muối hơn so với lượng muối khuyến cáo cho người lớn là ít hơn 5 gam một ngày và được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em: "Việc giảm lượng muối ăn là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho các quốc gia trong việc cải thiện sức khỏe người dân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỗi người dân cũng như chính quyền có thể sử dụng những biện pháp đơn giản để giảm lượng muối tiêu thụ”.

 
Hạn chế lượng muối từ khi chế biến thức ăn hàng ngày

Theo WHO, mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn; hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày; hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên; yêu cầu các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn; đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối; nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối. WHO cũng khuyến khích chính phủ thực hiện một cách mạnh mẽ các giải pháp dựa trên bằng chứng để giảm tiêu thụ muối. Các giải pháp sau đây đã được chứng minh là rất hiệu quả; xây dựng và thực thi các quy định và chính sách nhằm đảm bảo việc các nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm giảm dần lượng muối trong thực phẩm và đồ uống; xây dựng và thực hiện các thỏa thuận với ngành công nghiệp thực phẩm để đảm bảo việc các nhà sản xuất và bán lẻ luôn có sẵn các thực phẩm lành mạnh (với hàm lượng muối thấp) với giá chấp nhận được; thúc đẩy thực hiện cơ sở ăn uống lành mạnh (khuyến khích giảm muối) ở những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, nơi làm việc; đảm bảo thực phẩm được dán nhãn rõ ràng để người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được hàm lượng muối trong các sản phẩm đó; thực hiện các khuyến nghị của WHO về việc quảng cáo thực phẩm và đồ uống cho trẻ em.

 
Phòng bệnh tốt hơn chống bệnh

Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế cũng đã lên kế hoạch đưa điều tra khẩu phần muối vào điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vào năm 2015 để có số liệu đầy đủ về sử dụng muối và nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch do lạm dụng muối tại Việt Nam.

Ngày 29/09/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích