Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 7 7 6
Số người đang truy cập
5 5 4
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
TS. Trần Thanh Dương-Viện trưởng Viện SR KST-CT TW-Trưởng BQL dự án RAI phát biêu tại hội nghị.
Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI) 2014-2016

Ngày 28/7/2014, Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI_Regional Artemisinin Initiative) giai đoạn 2014-2016 đã tổ chức hội nghị triển khai tại Khách sạn Hải Âu, thành phố Quy Nhơn với sự tham gia của đại diện Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, Chương trình Quốc gia phòng chống & loại trừ sốt rét và 14 tỉnh được tham gia Dự án.

Tổng quan về Dự án RAI

Vào năm 2008, những ca sốt rét do P.falciparum kháng Artemisinin đầu tiên được phát hiện tại Campuchia. Sau một năm (2009) trong khu vực đã phát hiện P.falciparum kháng Artemisinin tại Myanmar và Thailand đồng thời tại Việt Nam các nghiên cứu theo dõi hiệu lực điều trị của Artesunat với BNSR do P.falciparum tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước cho thấy tỷ lệ điều trị thất bại 14,6%. Năm 2010, WHO đã kiểm tra, khảo sát thực địa và khẳng định: Đã xuất hiện chủng P.falciparum kháng với Artesunat tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Năm 2011, WHO đã xây dựng “Kế hoạch toàn cầu ngăn chặn SR kháng Artemisinin” (GPARC: Global Plan to Contain Artemisinin) và năm 2013 xây dựng “Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với Artemisinin ở khu vực tiểu vùng sông Mê-Kông” (ERAR: Emergency Response to Artemisinin Resistance in the Greater Mekong Subregion). Trong cùng năm nàycác nước xây dựng đề xuất các hoạt động ngăn chặn kháng thuốc với sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO và các chuyên gia xây dựng đề cương trên cơ sở nội dung của Dự án GPARC và ERAR với mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của khu vực cũng như hoạt động cụ thể phù hợp với từng quốc gia gửi Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét phê duyệt.

Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét đã đồng ý tài trợ nguồn kinh phí đặc biệt cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông để ngăn chặn sốt rét kháng Artemisinin trong khu vực với tên gọi là dự án ”Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin (RAI)“ với tổng kinh phí là 100 triệu USD, trong đó Campuchia: 15 triệu USD; Myanmar: 40 triệu USD; Lào: 5 triệu USD; Thailand: 10 triệu USD; Việt Nam: 15 triệu USD và khoảng điều phối chung cho cả khu vực là 15 triệu USD. Thời gian thực hiện Dự án là 3 năm (2014-2016).

CÁC NƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN RAI

 

Dự án RAI tại Việt Nam

Ngày 17/6/2014 Thủ tướng chính phủ đã có công văn số 950/TTg-QHQT đồng ý Việt Nam tham gia Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng Artemisinin (RAI)” do Quỹ toàn cầu tài trợ theo kiến nghị của Bộ Kế hoạch-Đầu tư và giao cho Bộ Y tế ký văn kiện Dự án với Đại diện Quỹ toàn cầu. Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Quyết định số 2359/QĐ-BYT ngày 27/6/2014 về việc phê duyệt văn kiện Dự án RAI và Quyết định số 2561/QĐ-BYT ngày 14/7/2014 về việc thành lập Ban QLDA “Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng Artemisinin (RAI)”. Dự án sẽ được triển khai tại 159 huyện thuộc 14 tỉnh: Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai, Quãng Nam, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Phú Yên, Quãng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Dương và Đồng Nai. Trong 14 tỉnh trên thì có 02 tỉnh chưa được hưởng Dự án Quỹ toàn cầu (vòng 3 và vòng 7) là Bình Dương và Đồng Nai, 12 tỉnh còn lại đã và đang thực hiện các hoạt động giám sát và đánh giá của Dự án Quỹ toàn cầu (Dự án TFM: Transitional Funding Mechanism).

Các mục tiêu của Dự án

Mục tiêu tổng thể: Góp phần loại trừ ký sinh trùng sốt rét P. falciparum ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, ngăn ngừa sự xuất hiện và lan rộng của ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin.

Mục tiêu cụ thể

Tại khu vực I (Tier I) : Có bằng chứng kháng và nơi có nguy cơ kháng cao (có ký sinh trùng dương tính ngày D3 trên 10%).

1. Cắt đứt lan truyền sốt rét bằng cung cấp màn màn tẩm hóa chất cho toàn dân có nguy cơ;

2. Cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị có hiệu quả cao tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng cho dân địa phương.;

3. Cung cấp các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị sốt rét cho dân di biến động;

4. Ngừng sản xuất, tiếp thị và sử dụng thuốc sốt rét Artemisinin đơn thuần; 5. Xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ gắn với cơ chế đáp ứng tại chỗ.

Tại khu vực II (Tier II) : Nơi tiếp giáp với Khu vực I(có nguy cơ cao lan truyền ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin từ các tỉnh khu vực I).

1.Đảm bảo độ bao phủ cao của màn màn tẩm hóa chất cho dân có nguy cơ;

2. Cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị có hiệu quả cao tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng;

3. Ngừng sản xuất, tiếp thị và sử dụng thuốc sốt rét Artemisinin đơn thuần;

4. Theo dõi chặt chẽ tình hình sốt rét, xác định và xử lý dịch sốt rét, tiến hành các nghiên cứu đánh giá hiệu lực của thuốc sốt rét.

Kinh phí Dự án RAI

Dự án RAI ở Việt Nam giai đoạn 2014-2016 có tổng kinh phí là 15 triệu Đô la Mỹ, trong đó kinh phí quản lý của UNOPS (United Nations Office for Project Services): 770.000 USD; kinh phí thực hiện tại Việt Nam: 14.230.000 USD được phân bổ trong năm 2014: 9.519.611 USD; 2015: 2.539.131 USD và 2016 2.941.258 USD

Năm 2014, dự toán kinh phí hoạt động là 3.355.930 USD (35,25 %) và kinh phí mua sắm 2014: 6.163.681 USD (64,75%. Ngoài ra còn có kinh phí đối ứng từ Dự án Quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét là 1 tỷ đồng.

Nội dung của Dự án giai đoạn 2014-2016 được triển khai trên 04 lĩnh vực: Phòng chống muỗi sốt rét (7.711.814 USD) ; Quản lý ca bệnh (4.047.879 USD);Giám sát, đánh giá (997.907 USD) và Quản lý chương trình (2.242.400 USD).

 

CÁC TỈNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

 

Khu vực I:- 4 tỉnh

               - Dân số: 4,4 triệu

Khu vực II: - 10 tỉnh

              - Dân số: 13,9 triệu

Tổng số tỉnh:14 tỉnh

Tổng Dân số:18.3 triệu

 

 
  

Tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động

Nguyên tắc tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dựa theo các quy định hiện hành đối với các Dự án ODA không hoàn lại gồm: Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013; Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014; Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013; Các qui định của QTC theo thỏa thuận viện trợ và các qui chế, hướng dẫn của Ban QLDA.

 
TS. Trần Thanh Dương-Viện trưởng Viện SR KST-CT TW-Trưởng BQL dự án RAI phát biểu tại hội nghị.

Về phía Quỹ toàn cầu: QTC hướng dẫn các quy định thực hiện dự án và tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện theo quy định; tiếp nhận các báo cáo về tình hình thực hiện các hoạt động và giải ngân của Dự án; Quyết định việc giải ngân cho Dự án thông qua UNOPS; Tiếp nhận báo cáo kiểm toán hàng năm; Đánh giá, xếp hạng tình hình thực hiện dự án;

Ban Điều phối khu vực (RSC): Xây dựng và trình đề cương DA cho QTC; Giám sát tiến độ triển khai của dự án khu vực của các nước; Đảm bảo triển khai đúng nội dung và tiến độ dự án; UNOPS - PR của Dự án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của Việt Nam và các nước để báo cáo QTC và chuyển tiền cho Dự án sau khi nhận được từ QTC; cơ quan quản lý quỹ địa phương LFA thay mặt QTC theo dõi, đánh giá DA.

Tổ chức quản lý và hoạt động phía Việt Nam: Ban điều phối quốc gia Việt Nam (CCM); Bộ Y tế là cơ quan chủ quản và Viện Sốt rét-KST-CT TƯ là chủ Dự án và là đơn vị tiếp nhận viện trợ đồng thời phối hợp với các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế để quản lý, chỉ đạo và giám sát các hoạt động của DA

Về việc thành lập Ban QLDA: tại tuyến TƯ Ban quản lý Dự án được thành lập theo Quyết định số 2561/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm đại diện các Viện Sốt rét-KST-CT; Vụ Kế hoạch-Tài chính. Tại tuyến Viện/Tỉnh: Thành lập mới Ban quản lý Dự án để quản lý và điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động tại đơn vị. Tại tuyến huyện: đối với các huyện không được hưởng dự án TFM (2014-2015): Thành lập Ban quản lý Dự án tuyến huyện để quản lý và điều hành các hoạt động của Dự án tại huyện; đối với các huyện đang thực hiện dự án TFM thì giữ nguyên Ban QLDA của TFM để quản lý Dự án RAI; Tại các xã, thôn bản: Trực tiếp thực hiện các hoạt động của Dự án theo kế hoạch được giao.

Giám sát và đánh giá (M&E) Dự án

Dự án thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên và đột xuất tại tất cả các tuyến. Các đơn vị thực hiện kế hoạch hoạt động và báo cáo định kỳ Tháng, Quí, 6 tháng, Năm theo qui định; báo cáo tiến độ hoạt động và tình hình giải ngân 6 tháng 1 lần và tình hình thực hiện và tiến độ các hoạt động của DA được đánh giá thông qua các chỉ số M&E của Dự án.

 
Các đại biểu tham dự tại hội nghị.

Các chỉ số Dự án

Mục tiêu phấn đấu khi kết thúc Dự án (2016):

1. Tỷ lệ bệnh nhân ký sinh trùng (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh)/1.000 dân/năm đạt < 0,2%o vào năm 2016 (năm 2012 là 0,22%o);

2. Tỷ lệký sinh trùng P.falciparum (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh)/1.000 dân/năm đạt 0,32%o vào năm 2016 (năm 2012 là 0,4%o);

3. Tỷ lệ các huyện có tỷ lệ nhiễm P.falciparum (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) < 0,1/1.000 dânđạt 57% (90/159 huyện) vào năm 2016 (năm 2012 là 67/159 huyện chiếm 42%);

4. Tỷ lệ % người sở tại nhiễm ký sinh trùng trong tổng số người nhiễm ký sinh trùng (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) trong điều tra ca bệnh vùng sốt rét lưu hành nhẹ: sẽ căn cứ vào số liệu điều tra năm 2014 để đề xuất chỉ số đánh giá.

Các chỉ số tập trung để theo dõi và đánh giá các hoạt động của Dự án

1. Phát hiện, chẩn đoán ca bệnh (đặc biệt là đối với người nhiễm P.falciparum). Chẩn đoán bệnh sốt rét sớm qua việc sử dụng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh tại các cơ sở y tế và y tế thôn bản, quân y đồn biên phòng. Phát hiện ca bệnh cũng được chú trọng đối với nhóm dân di biến động (đi rừng/ ngủ rẫy, dân di cư tự do, dân giao lưu qua biên giới…);

2. Chẩn đoán và điều trị ca bệnh có chất lượng và phát hiện sớm hiện tượng KST sốt rét kháng thuốc: Bệnh nhân nhiễm P.falciparum được cấp và uống thuốc đủ liều theo phác đồ quy định của Bộ Y tế. Theo dõi phát hiện KST ngày D3 và ngày D7 để phát hiện khả năng kháng thuốc và điều trị thất bại sớm;

3. Theo dõi/ giám sát việc tiếp thị, mua bán thuốc artemisinin và dẫn xuất dạng đơn chất đường uống tại cơ sở y tế công , y tế tư nhân theo các qui định hiện hành của Bộ Y tế;

4. Giám sát/ đánh giá việc phân phối, sử dụng ( tình trạng hết/ hoặc thiếu) thuốc sốt rét và các vật tư phát hiện chẩn đoán sốt rét của các cơ sở y tế công tại các tuyến;

5. Giám sát/ đánh giá việc phân phối và sử dụng màn tẩm hóa chất trong đó có màn tẩm hóa chất tồn lưu dài ( LLINs) đối với dân sống trong vùng nguy cơ sốt rét, các đối tượng nguy cơ cao như nhóm dân di biến động (đi rừng/ ngủ rẫy, dân di cư tự do, dân giao lưu vùng sốt rét lưu hành).

Các chỉ số tác động (4 chỉ số):

1. Tỷ lệ bệnh nhân ký sinh trùng (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh)/1.000 dân/năm;

2. Tỷ lệký sinh trùng P.falciparum (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh)/1.000 dân/năm;

3. Tỷ lệ các huyện có tỷ lệ nhiễm P.falciparum (xác định bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh)/1.000 dân/năm;

4. Tỷ lệ % người sở tại nhiễm ký sinh trùng trong tổng số người nhiễm ký sinh trùng (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) trong điều tra ca bệnh vùng sốt rét lưu hành nhẹ.

Các chỉ số đầu ra (10 chỉ số):

1. Tỷ lệ (%) người ngủ tại nương rẫy, trong rừng ở vùng sốt rét lưu hành, người di cư đến vùng sốt rét lưu hành có ngủ màn tẩm hóa chất (đêm hôm trước điều tra);

2. Số màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (LLIN) cấp cho dân nguy cơ mắc sốt rét;

3. Số lượng và tỷ lệ (%) dân vùng nguy cơ được cấp màn tẩm hóa chất tồn lưu dài;

4. Tỷ lệ (%) ca nghi ngờ mắc sốt rétđược xét nghiệm tìm ký sinh trùng (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh);

5. Tỷ lệ (%) ca sốt rét có ký sinh trùng (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) được điều trị đúng phác đồ quy định của Bộ Y tế;

6. Tỷ lệ (%) ca P.falciparum (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) ở vùng sốt rét lưu hành nhẹ được điều tra ca bệnh;

7. Tỷ lệ (%) ca P.falciparum (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh) được cán bộ y tế giám sát trực tiếp uống thuốc (DOT);

8. Tỷ lệ (%)dân di biến động có sốt trong vòng 3 tháng được xét nghiệm sốt rét (bằng soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh);

9. Tỷ lệ (%) cơ sở y tế tư nhân có mua bán thuốc sốt rét artemisinin và dẫn xuất đơn chất đường uống;

10. Tỷ lệ (%) cơ sở y tế công hết thuốc sốt rét và các vật tư phát hiện chẩn đoán sốt rét hơn một tuần trong 3 tháng trước.

Để thực hiện và đạt được mục tiêu của Dự án thì một trong các hoạt động quan trọng đó là theo dõi, giám sát và đánh giá các chỉ số chính của Dự án. Hoạt động này được tất cả các đơn vị thực hiện Dự án ở các tuyến triển khai một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong việc thu thập, phân tích số liệu và báo cáo kịp thời theo quy định của Dự án. Các chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá của Dự án RAI Việt Nam định kỳ sẽ được báo cáo cho Dự án RAI khu vực, do vậy chất lượng của các chỉ số là một yêu cầu quan trọng. Ban Quản lý Dự án TƯ sẽ có hướng dẫn việc thực hiện thu thập và báo cáo chỉ số cho các đơn vị thực hiện Dự án. Các chỉ số trên được thu thập tại tất cả các cơ sở y tế các tuyến ( xã, huyện, tỉnh và các Viện) tùy theo yêu cầu của từng chỉ số. Tần số báo cáo các chỉ số theo quy định là hàng tháng, giữa năm (6 tháng) và cả năm (12 tháng) tùy theo yêu cầu của từng chỉ số. Một số chỉ số đã có sẳn trong các mẫu báo cáo của hệ thống thông tin sốt rét quốc gia hiện đang sử dụng, tuy nhiên cũng có nhiều chỉ số phải thu thập từ các cuộc điều tra khác nhau.

Việt Nam tham gia Dự án RAI do Quỹ toàn cầu tài trợ là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm ngăn chặn sự lan truyền sốt rét kháng Artemisinin. Dự án góp phần bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét đã đạt được để tiếp tục làm giảm sốt chết, số mắc sốt rét, không để dịch sốt rét xảy ra nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống và Loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ngày 31/07/2014
Ths. Hồ Đắc Thoàn
Thư ký kiêm kế hoạch Dự án RAI Viện
(Theo tài liệu Dự án)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích