Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 1 8 3 5
Số người đang truy cập
3 5 4
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
(ảnh st)
Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 15 tháng 6-cơ hội nâng cao trách nhiệm phòng chống sốt xuất huyết của cộng đồng

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những bệnh véc tơ truyền do virus dengue gây ra, nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với gần 75% số ca bệnh ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Để chủ động phòng chống và đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này, Hội nghị Bộ trưởng y tế các nước ASEAN ở Singapore đã quyết định chọn ngày 15/6 hàng năm là ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên thế giới

Trên thế giới

Sốt xuất huyết là căn bệnh do muỗi Aedes truyền, có khả năng lan rộng nhanh và đe dọa tính mạng con người. Trên thế giới bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên 100 quốc gia ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số khu vực khác; trong 50 năm qua, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng 30 lần, đặc biệt là những năm gần đây dịch bệnh gia tăng ở nhiều vùng nhiễm mới (trước đây chưa có sốt xuất huyết), phân bố từ thành thị đến nông thôn. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 2,5 tỷ người sống tại các vùng có bệnh sốt xuất huyết lưu hành với 50 triệu ca mắc và trên 20.000 ca tử vong do sốt xuất huyết hàng năm. Trong 10 năm qua, WHO ước tính có 50-100 triệu người nhiễm và 24.000 ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue trên toàn cầu/năm, như vậy số ca mắc sốt xuất huyết tăng gần gấp đôi trên thế giới, đôi khi bản chất của bệnh có thể đặt ra tình trạng khẩn cấp đối với y tế cộng đồng trên thế giới với khả năng lan truyền qua các biên giới.
 

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khoảng 1,8 tỉ (hơn 70%) dân số trên thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết sống tại các khu vực thành viên của WHO - Khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, nơi này đang chịu khoảng 75% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu do sốt xuất huyết gây ra. Kế hoạch chiến lược sốt xuất huyết châu Á Thái Bình Dương (The Asia Pacific Dengue Strategic Plan) cho 2 khu vực (2008-2015) được chuẩn bị tham vấn với các quốc gia thành viên và các đối tác nhằm đối phó sự gia tăng mối đe dọa từ sốt xuất huyết đang lan truyền đến nhiều quốc gia gây ra số tử vong cao trong giai đoạn đầu của các vụ dịch sốt xuất huyết. Kế hoạch chiến lược với mục tiêu nhằm viện trợ các quốc gia để đảo ngược khuynh hướng gia tăng của sốt xuất huyết bằng cách tăng cường việc phát hiện, chẩn đoán và ngăn chặn bùng nổ dịch kịp thời và làm dừng sự lan truyền dịch đến các khu vực mới.
 

Khu vực Đông Nam Á

Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 dịch sốt xuất huyết lan rộng đến các khu vực mới và gia tăng tại các khu vực bệnh lưu hành sẵn có. Trong năm 2003, có 8 quốc gia Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timor báo cáo các ca bệnh SXH. Năm 2004, Bhutan báo cáo bùng nổ dịch lần đầu tiên. Năm 2005, Mạng lưới cảnh báo và đối phó dịch bệnh toàn cầu của WHO (WHOs Global Outbreak Alert and Response Network_GOARN) đã đối phó với một vụ dịch bùng nổ với tỷ lệ tử vong cao (3.55%) tại Đông Timor. Vào tháng 11 năm 2006, Nepal báo cáo các ca sốt xuất huyết tại bản địa lần đầu tiên. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là quốc gia duy nhất tại khu vực Đông Nam (South-East Region) không có báo cáo về các ca sốt xuất huyết tại bản địa. Các quốc gia trong khu vực được chia thành 4 khu vực khí hậu khác biệt với tiềm năng lan truyền sốt xuất huyết khác nhau. Dịch sốt xuất huyết là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng tại Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Đông Timo là các quốc gia nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, nơi này có loài muỗi Aedes aegypti có mặt ở cả khu vực thành thị và nông thôn, các nơi này nhiều type huyết thanh virus dengue lưu hành và sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong cho trẻ em. Các dịch bệnh theo chu kỳ đang gia tăng về tần suất, tỷ lệ và lan rộng về phạm vi địa lý tại các nước Bangladesh, Ấn Độ và Maldives tại các vùng khí hậu khô và ẩm tạm thời với sự có mặt của nhiều type huyết thanh (serotype) của virus đang lưu hành.

Hơn 4 năm qua, dịch sốt xuất huyết lan truyền đến BhutanNepal khu vực dưới chân núi cận dãy Himalaya. Theo báo cáo, tỷ lệ tử vong-ca (case fatality rates) tại khu vực gần 1%, nhưng tại Ấn Độ, In-đô-nê-sia và Myanmar, nơi bùng nổ ổ dịch bệnh từ các vùng thành thị được báo cáo tỷ lệ tử vong-ca khoảng 3-5%. Tại Indonesia, hơn 35% dân số cả nước sống tại khu vực thành thị, 150.000 ca bệnh được báo cáo vào năm 2007 (có số cao kỷ lục) với 25.000 ca được báo cáo ở Jakarta và Tây Java. Tỷ lệ tử vong-ca xấp xỉ 1%. Năm 2007, tại Myanmar, các khu vực báo cáo số ca mắc cao nhất ở Ayayarwaddy, Kayin, Magway, Mandalay, Mon, Rakhine, Sagaing, Tanintharyi và Yangon. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007, Myanmar báo cáo có 9,578 ca mắc, tỷ lệ tử vong-ca hơn 1%. Tại Thái Lan, tình hình sốt xuất huyết được báo cáo ở 4 khu vực: miền Bắc, miền Trung, Đông Bắc và miền Nam. Tháng 6 năm 2007, bùng nổ dịch xuất hiện tại các tỉnh Trat, Bangkok, Chiangrai, Phetchabun, Phitsanulok, Khamkaeng Phet, Nakhon Sawan và Phit Chit. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007, Thái LanThái Lan báo cáo có 58.836 ca mắc, tỷ lệ tử vong-ca dưới mức 0.2%.
 

Việt Nam

Tại Việt Nam, theo báo cáo tình hình sốt xuất huyết năm 2010 của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 128.831 ca mắc, 109 ca tử vong và dịch bùng phát ở nhiều vùng. Đặc biệt là miền Trung với số ca mắc mới 35.865/11.519 tăng 3,1 lần, số tử vong 24/8 tăng 3 lần so với năm 2009. Năm 2012, số người mắc bệnh sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam là 67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình hình dịch bệnh năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2014, trong 5 tháng đầu năm có 10.127 số ca mắc sốt xuất huyết và 7 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2013 số ca mắc bệnh đã giảm 41% và số người tử vong vì sốt xuất huyết cũng giảm 6 trường hợp.
 

Lịch sử hình thành ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Tại khu vực Đông Nam Á, 10 nước ASEAN đang trong tiến trình hợp tác về văn hóa xã hội nhằm cải thiện khả năng của khối ASEAN trong việc kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm; với những nỗ lực này, nhóm Chuyên gia ASEAN về các bệnh lây truyền đã đưa ra kế hoạch trung hạn về các bệnh truyền nhiễm nổi trội (2011-2015) trong đó có bệnh sốt xuất xuất huyết. Theo đó, tháng 7/2010 Hội nghị Bộ trường Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Singapore đã ghi nhận: “Bệnh sốt xuất huyết đã lây nhiễm cho hàng triệu người khắp thế giới và khu vực Đông Nam Á đang trở thành vùng bị lây nhiễm nghiêm trọng nhất”, đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người là một trong những chiến lược quan trọng để phòng chống sự lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết. Từ đó, Hội nghị đã có một quyết định quan trọng là chọn ngày 15 tháng 6 hàng năm là Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết để vận động chiến dịch phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết.

Thực hiện kế hoạch này, Ngày ASEAN Phòng chống sốt xuất huyết lần đầu tiên năm 2011 được tổ chức ở Indonesia, năm 2012 tổ chức ở Myanmar và năm 2013 tổ chức tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2011 Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN Phòng, chống Sốt xuất huyết ở Cần Thơ, năm 2012 lễ mít tinh được tổ chức ở Kiên Giang. là hai tỉnh chịu ảnh hưởng nặng của bệnh sốt xuất huyết trong nhiều năm qua, năm 2013 Ngày ASEAN Phòng chống sốt xuất huyết được tổ chức tại Hà Nội do Việt Nam đăng cai tổ chức, năm 2014 tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).
 

Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết được tổ chức hàng năm là hành động thiết thực, thể hiện cam kết quyết tâm của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế của các nước ASEAN nhằm giải quyết những thách thức trong phòng, chống sốt xuất huyết trong khu vực, đồng thời nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết, huy động nguồn lực để phòng ngừa và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và chứng minh quyết tâm chống lại căn bệnh của khối ASEAN. Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết là dịp để tổ chức các chiến dịch vận động cho việc phòng chống và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết, WHO đã phối hợp cùng các nước ASEAN đề ra các thông điệp lõi về phòng chống sốt xuất huyết như sau kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi từ đối phó thành phòng bệnh chủ động, củng cố khả năng phòng chống bệnh hiệu quả và đoàn kết chống sốt xuất huyết. Các thông điệp cốt lõi được lồng vào các phương tiện và hoạt động thông tin giáo dục, truyền thông nhằm khuyến khích và nâng cao sự tham gia của cộng đồng phòng chống sốt xuất huyết.

Theo đó, chủ đề của Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2011 là “Sốt xuất huyết là mối quan tâm của mọi người, tạo nên gánh nặng kinh tế xã hội, nhưng có thể phòng ngừa được”, năm 2012 là: “ASEAN chung tay vì một cộng đồng không sốt xuất huyết”, năm 2013 "ASEAN đoàn kết vì một cộng đồng không có sốt xuất huyết" và năm 2014 “Không có lăng quăng, không có muỗi, không có sốt xuất huyết” nhằm vận động các quốc gia thành viên ASEAN hành động như một cộng đồng chống lại bệnh sốt xuất huyết. Chủ đề cũng chỉ rõ riêng ngành y tế không thể chống bệnh sốt xuất huyết thành công mà phải có sự tham gia của các khu vực công và tư. Những thông điệp và chủ đề phòng chống sốt xuất huyết này còn bao hàm trách nhiệm phòng chống sốt xuất huyết là của toàn thể cộng đồng, của mỗi người và mỗi gia đình là chính cùng với chuyên môn của ngành y tế, sự phối hợp của các đoàn thể, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền là rất quan trọng nâng cao nhận thực của cộng đồng và biến nhận thức của cộng đồng thành hành động cụ thể.
 

Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết năm 2014

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kế hoạch hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào ngày 15/6/2014, sau lễ mít tinh phát động sẽ là cuộc chạy bộ đồng hành nhằm tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay phòng chống sốt xuất huyết với sự sự tham gia của khoảng  5.000 người. Thông qua sự kiện này, Bộ Y tế muốn kêu gọi mỗi người dân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng chống sốt xuất huyết với những hàng động đơn giản, thiết thực nhằm “ không có bọ gậy, lăng quăng, không có sốt xuất huyết”. Theo đó, mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín các lu, khạp, bể chứa nước, thả cá bảy màu; thường xuyên thay nước ở các bình  bông, lọ hoa, thả muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, đồng thời loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi truyền, có tốc độ lây lan nhanh và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; vaccine phòng ngừa bệnh hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng nên cách phòng bệnh chủ yếu vẫn dựa vào cộng đồng tự nguyện thực hiện các biện pháp đơn giản ngay tại hộ gia đình để diệt bọ gậy, lăng quăng, còn biện phun hóa chất diệt muỗi chỉ là giải pháp tình thế. Đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, cần có sự chung tay của chính quyền các cấp, các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và đặc biệt là ý thức trách nhiệm của cộng đồng.

 

 

Ngày 12/06/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích