Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 5 9 7
Số người đang truy cập
4 9
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
WHO: Tăng thuế thuốc lá-chìa khóa giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc trên toàn cầu

Hướng đến Ngày Thế giới không thuốc lá (World No Tobacco Day_WNTD) 31/5/2014 với chủ đề “Tăng thuế thuốc lá”, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang có những hành động quyết liệt nhằm giảm thiểu tác hại do thuốc lá gây ra.

Ngày Thế giới không thuốc lá (WNTD) hàng năm được WHO khởi xướng từ năm 1987 đến nay với mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, ngày càng được sự ủng hộ của các chính phủ, các tổ chức y tế, những người không hút thuốc lá và đang thuyết phục cả những người đang hút thuốc lá trên thế giới.

Ngày Thế giới không Thuốc lá là cơ hội thông tin cho cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá, kinh doanh thuốc lá, các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá của WHO và hành động của các chính phủ trên toàn cầu có thể làm để cứu mạng sống, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và các thế hệ tương lai. Theo đó, WHO có chủ đề riêng cho WNTD hàng năm như “Thanh thiếu niên không thuốc lá” (1990); “Giao thông và nơi công cộng không thuốc lá” (1991); “Nơi làm việc không thuốc lá: an toàn hơn và khoẻ mạnh hơn” (1992); “Các dịch vụ y tế không thuốc lá” (1993); “Truyền thông và thuốc lá: truyền  thông điệp về thuốc lá tới mọi người” (1994); “Chi phí cho thuốc lá nhiều hơn là bạn tưởng” (1995); "Thể thao và nghệ thuật không thuốc lá” (1996); “Đoàn kết vì một thế giới không thuốc lá” (1997); “Hãy từ bỏ thuốc lá” (1998); “Thuốc lá gây chết người, đừng bị lừa bịp” (2000); “Hút thuốc thụ động gây chết người, hãy giữ bầu không khí trong sạch không có khói thuốc lá” (2001); “Thể thao không thuốc lá” (2002); "Điện ảnh - Thời trang không thuốc lá" (2003); "Thuốc lá và đói nghèo" (2004); "Cán bộ y tế và công tác phòng chống tác hại thuốc lá" (2005); "Thuốc lá độc hại giết người dưới mọi hình thức và vỏ bọc" (2006); "Vì môi trường không thuốc lá" (2007); "Tuổi trẻ không thuốc lá" (2008); “Hãy từ bỏ thuốc lá vì những người chung quanh bạn” (2012); “Cấm xúc tiến, hỗ trợ và quảng cáo thuốc lá (2013)”; “Tăng thế thuốc lá” (2014).

 

WHO chọn chủ đề “Tăng thế thuốc lá” cho WNTD năm 2014 bởi vì theo tổ chức này thuốc lá gây chết non với hơn một nửa số người sử dụng nó và gây tử vong sớm không chỉ với những người hút thuốc mà cả với những người không hút thuốc do hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động); thuốc lá cướp đi mạng sống của gần 6.000.000 người mỗi năm, trong đó có hơn 5.000.000 người đang và đã từng hút thuốc cùng hơn hơn 600.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động, nếu không có các hành động ngăn chặn kịp thời thì con số tử vong do thuốc lá sẽ tăng lên hơn 8.000.000 ca mỗi năm vào 2030. Gần 80% trong số hơn một tỷ người hút thuốc lá trên thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, mức tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu đang ngày càng tăng, mặc dù tiêu thụ thuốc lá ở một số nước có thu nhập cao và trung bình giảm. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm; trong khói thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất, trong đó có ít nhất 70 chất có khả năng gây ung thư. Trong 6 khu vực của WHO thì khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) có nhiều người hút thuốc lá nhất, tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất, tỷ lệ phụ nữ và thanh thiếu niên hút thuốc gia tăng nhanh nhất. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của WHO (Framework Convention o­n Tobacco Control_FCTC) được xây dựng để ứng phó với tình trạng toàn cầu hóa của nạn dịch thuốc lá và thể hiện một cách tiếp cận mới trong hợp tác y tế quốc tế, đó là sử dụng một khung pháp lý toàn cầu để giải quyết một nạn dịch toàn cầu; FCTC là Hiệp ước quốc tế (international treaty) đầu tiên được xây dựng dưới sự bảo trợ của WHO để giảm bớt gánh nặng về y tế và kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra; FCTC quy định cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá; quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên, bảo vệ mọi người tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động (second–hand smoke); tăng thuế và giá thuốc lá (raising prices and taxes) và áp dụng các biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc lá khác.

Tại Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá làm 40.000 ca tử vong mỗi năm và hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày, nếu không có can thiệp khẩn cấp thì dự báo số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030. Theo kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2010 (Global Adult Tobacco Survey_GATS), Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất thế giới (47,4%) nhưng rất may là tỷ lệ nữ giới trưởng thành hút thuốc lá thấp (1,4%): trong tổng số 15 triệu người hút thuốc thì có 12,8 triệu hút thuốc lá điếu (smoke cigarrettes) và 4,1 triệu người hút thuốc lào (smoke water pipe); 67% người không hút thuốc (khoảng 33 triệu người) nói họ bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và 49% người lao động (khoảng 5 triệu người) cho biết họ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc thụ động tại nơi làm việc; sản lượng thuốc lá điếu của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2000, trong khi đó giá bán và thuế thuốc lá vẫn thấp. Thuế thuốc lá chiếm chưa tới 45% giá bán lẻ, thấp hơn nhiều so với mức 65% đến 80% mà Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị nên trên thị trường thuốc lá được bán rất rẻ, giá một bao thuốc 20 điếu của nhãn hiệu phổ biến nhất ở Việt Nam chỉ khoảng 0,75 USD (tương đương 15.000 VNĐ); kết quả khảo sát toàn quốc của GATS mới đây cho thấy 73% người trưởng thành nói họ ủng hộ tăng thuế thuốc lá. Tháng 12/2004 Quốc hội Việt Nam (Vietnam National Assembly) đã phê chuẩn FCTC và tháng 6/2012 đã thông qua Luật phòng chống tác hại thuốc lá (law o­n tobacco control) với những biện pháp toàn diện để kiểm soát thuốc lá. Hiện nay, hưởng ứng WNTD của WHO, Việt Nam đang xem xét lại mức tăng thuế thuốc lá và những giải pháp có thể để giảm tỷ lệ người hút thuốc lá xuống một cách bền vững.

 

Hưởng ứng WNTD năm 2014, WHO đã góp phần đưa kiểm soát thuốc lá trở thành một ưu tiên ở Việt Nam; phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật cho Văn phòng Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế (Viet Nam Committee o­n Smoking and Health_VINACOSH) và các đối tác khác trong các khía cạnh như hỗ trợ cho quá trình thực hiện FCTC, hỗ trợ triển khai sáng kiến các tỉnh/thành phố không khói thuốc, thúc đẩy sự hợp tác giữa các đối tác kiểm soát thuốc lá, huy động kinh phí cho hoạt động kiểm soát thuốc lá, ủng hộ việc xây dựng, thông qua và thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá. Những qui định chính trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm ít nhất 50% diện tích vỏ bao thuốc lá; cấm hút thuốc lá hoàn toàn tại nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà; nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức; cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; cấm bán thuốc lá phía ngoài cổng trường học và bệnh viện trong phạm vi 100 mét; cấm bán bao thuốc dưới 20 điếu (kiddie packs)-loại bao thuốc lá nhỏ nhằm thu hút thanh thiếu niên; thành lập Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Fund for Tobacco Control), nguồn quỹ hình thành từ khoản thu bắt buộc nhằm phục vụ cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và được tính bằng phần trăm (%) giá xuất xưởng hoặc giá nhập khẩu với mỗi bao thuốc lá.

Ngày 29/05/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WPRO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích