Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 1 8 1
Số người đang truy cập
1 1 2
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Quang cảnh hội nghị ; Ảnh WHO/V. Martin
Phiên họp lần thứ 67 của Đại hội đồng y tế thế giới và tiến độ thực hiện các mục tiêu MDGs về chăm sóc sức khỏe toàn cầu

Khai mạc phiên họp Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 67 ở Giơnevơ. Thế giới với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)-cập nhật tiến độ thực hiện các mục tiêu về chăm sóc sức khỏe toàn cầu.

Khai mạc phiên họp Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 67 ở Giơnevơ

Ngày 19/5/2014. GENEVA - Phiên họp Đại hội đồng thường niên của WHO khai mạc vào ngày hôm nay tại Geneva, khi một cuộc khảo sát mới trên toàn cầu tiết lộ rằng WHO là một trong hai tổ chức quốc tế được đánh giá cao nhất thế giới. Khoảng hai phần ba (72%) số công chúng được khảo sát bởi Viện Gallup cho rằng họ có một ý kiến ​​tốt về WHO và đối tác thân thiết của WHO là UNICEF.

Các mục tiêu và nội dung của phiên họp

Hơn 3.000 đại biểu sẽ tham dự phiên họp lần thứ 67 của Đại hội đồng y tế thế giới, trong 6 ngày tới các đại diện cấp cao từ 194 nước thành viên của WHO sẽ thảo luận và đưa ra các quyết định về các vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng bao gồm các nỗ lực để ngăn chặn và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và bệnh phổi mãn tính (efforts to prevent and control noncommunicable diseases such as diabetes, heart disease, cancers and chronic lung disease); một chiến lược toàn cầu và mục tiêu mới để ngăn chặn và kiểm soát bệnh lao (a new global strategy and targets to prevent and control tuberculosis); các đề xuất nhằm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân bị viêm gan virus (proposals to improve the health of patients with viral hepatitis); một dự thảo về kế hoạch hành động đối với sức khỏe trẻ sơ sinh (a draft action plan for newborn health); tiến bộ về chiến lược toàn cầu của WHO về dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ trẻ (progress o­n WHO’s global strategy for maternal and young child nutrition); tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và vai trò của sức khỏe trong chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 (progress towards the Millennium Development Goals and the role of health o­n the post-2015 development agenda); các cách thức nhằm giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh (ways to tackle antimicrobial drug resistance); những nỗ lực để cải thiện việc tiếp cậnvới thuốc thiết yếu và tăng cường các hệ thống quản lýthuốc (efforts to improve access to essential medicines and strengthen the systems that regulate medicines); xửlý chứng tự kỷ (management of autism) và bảo vệ cho nhiều người tránh các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin (protecting more people from vaccine-preventable diseases). Các đại biểu cũng sẽ xem xét sự tiến bộ của WHO về thực hiện cải cách.

Cuộc họp ngày hôm nay sẽ được khai mạc bởi Tiến sĩ Shigeru Omi của Nhật Bản-Chủ tịch Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 66. Các đại biểu sau đó sẽ bầu ra một chủ tịch mới và các nhân viên văn phòng. Tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ Margaret Chan sẽ đọc bài diễn văn quan trọng tại phiên họp Đại hội đồng vào lúc 14.30 (CET). Bài phát biểu của bà Tổng giám đốc sẽ được cung cấp cho các phương tiện truyền thông ngay lập tức. Các đại biểu tại phiên họp toàn thể sau đó sẽ tranh luận về mối quan hệ giữa khí hậu và sức khỏe.

Cuộc điều tra của Viện Gallup (Gallup survey)

Khoảng 82% người được khảo sát bởi Viện Gallup cảm nhận rằng WHO góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, hơn một nửa số người được hỏi (51%) cho rằng Tổ chức này đóng góp nhiều nhất bằng cách "thúc đẩy dịch vụ y tế cho người nghèo" (promoting health services for the poor), tiếp theo là "bảo vệ con người khỏi bệnh tật" (protecting people from disease) và "ứng phó với trường hợp khẩn cấp trong y tế công cộng” (responding to public health emergencies) với cả hai ở mức 42%.

Dụng cụ đo lường NGO trên toàn cầu 2014 bởi Hiệp hội Quốc tế WIN/Gallup phỏng vấn 66.306 người tại 64 quốc gia cho khoảng 16 tổ chức phi chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu. Các tổ chức tham gia cuộc khảo sát bao gồm Tổ chúc quốc tế về giảm nhẹ thiên tai và chống đói nghèo (CARE), Tổ chức quy định về tiêu chuẩn, sản xuất và an toàn thực phẩm (Codex Alimentarius), Tổ chức Nông lương quốc tế (Food and Agriculture Organization_FAO), Hòa bình xanh (Greenpeace), Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), Thầy thuốc không biên giới (Médecins sans frontiers_MSF), Tổ chức quốc tế chống đói nghèo và bất công (Oxfam), Quỹ cứu trợ trẻ em (Save the Children), Làng trẻ em SOS (SOS Children’s Village), Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International), Cao ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tầm nhìn thế giới (World Vision) và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature).

Thế giới với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)-Cập nhật tiến độ thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn cầu

Tháng 5/2014. WHO - Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc đã ký vào tháng 9/2000, cam kết từ các nhà lãnh đạo thế giới để chống lại nghèo đói, bệnh tật, thất học, suy thoái môi trường và phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Các MDGs được dẫn ra từ bản tuyên bố này, mỗi MDG có mục tiêu đặt ra cho năm 2015 và các chỉ số để theo dõi tiến bộ so với mức vào năm 1990, một số trong những MDGs này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe.

Báo cáo tiến bộ về MDGs có liên quan đến sức khỏe (Progress report o­n the health-related MDGs)

Trong khi một số quốc gia đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng trong về các mục tiêu liên quan đến sức khỏe thì những quốc gia khác đang tụt lại phía sau. Thường thì các quốc gia ít có tiên bộ là những quốc gia bịảnh hưởng bởi mức nhiễm HIV/AIDS cao, kinh tế khó khăn hoặc có xung đột.

MDG1: Xóa đói và giảm nghèo cùng cực (Millennium Development Goal 1: eradicate extreme poverty and hunger)

Mục tiêu 1.C. Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị thiếu đói giai đoạn 1990-2015 (Target 1.C. Halve, between 1990 and 2015, the proportion of people who suffer from hunger)

Suy dinh dưỡng trong đó bao gồm hạn chế sự phát triển của thai nhi, còi cọc, suy nhược, thiếu hụt vitamin A và kẽm cùng với bú sữa mẹ không tối ưu là nguyên nhân tử vong cơ bản với một ước tính chiếm 45% tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển đã giảm từ 25% xuống còn 15% từ năm 1990 đến năm 2012. Tỷ lệ của sự tiên bộ này là gần với tỷ lệ cần thiết để đáp ứng mục tiêu MDG, tuy nhiên sự cải thiện đã được phân bố không đều giữa và trong các khu vực khác nhau.

MDG 4: Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em (Millennium Development Goal 4: reduce child mortality)

Mục tiêu 4.A. Từ năm 1990-2015 giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (Target 4.A. Reduce by two-thirds, between 1990 and 2015, the under-five mortality rate)

Trên toàn cầu, tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vào năm 2012, có 6,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết so với 12,6 triệu trong năm 1990. Từ năm 1990 đến năm 2012, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm 47%, từ mức ước tính 90 trẻ chết trong 1000 trẻ đẻ sống xuống còn 48. Tỷ lệ giảm trên toàn cầu cũng đã tăng lên trong những năm gần đây từ 1,2% mỗi năm trong giai đoạn 1990-1995 lên 3,9 % trong giai đoạn 2005-2012. Mặc dù có sự cải thiện này nhưng thế giới vẫn không có khả năng đạt được mục tiêu MDG là giảm hai phần ba mức tử vong so với năm 1990 vào năm 2015. Nhiều quốc gia hiện đang đạt mức cao về tỷ lệ tiêm chủng vào năm 2012 chỉ có 66% các nước thành viên đạt độ bao phủ ít nhất 90%. Trong năm 2012, tỷ lệ chủng ngừa bệnh sởi trên toàn cầu là 84% cho trẻ em từ 12-23 tháng tuổi. Trong giai đoạn 2000-2012, tử vong do sởi được ước tính giảm 78% từ 562.000 ca xuống còn 122.000 ca.

MDG5: Cải thiện sức khỏe bà mẹ (Millennium Development Goal 5: improve maternal health)

Mục tiêu 5.A. Giảm ba phần tư, từ năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ tử vong mẹ (Target 5.A. Reduce by three quarters, between 1990 and 2015, the maternal mortality ratio)

Mục tiêu 5.B. Đạt được việc tiếp cận phổ cập sức khỏe sinh sản vào năm 2015 (Target 5.B. Achieve, by 2015, universal access to reproductive health)

Mặc dù đã giảm đáng kể về số lượng các ca tử vong mẹ với một ước tính khoảng 523.000 ca trong năm 1990 xuống còn 289.000 ca vào năm 2013-tỷ lệ giảm chưa đầy một nửa những gì cần thiết để đạt được mục tiêu MDGs là giảm ba phần tư tỷ suất tử vong mẹ từ năm 1990 đến năm 2015. Để làm giảm số lượng các ca tử vong mẹ, phụ nữ cần được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng tốt và các can thiệp hiệu quả. Trong năm 2011, 63% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 đã kết hôn hoặc có sự đồng thuận đã sử dụng một số biện pháp tránh thai, trong khi 12% muốn ngừng hoặc trì hoãn sinh đẻ mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Tỷ lệ phụ nữ nhận được sự chăm sóc trước khi sinh ít nhất một lần trong khi mang thai là khoảng 81% trong giai đoạn 2006-2013 nhưng khuyến cáo tối thiểu là 4 lần hoặc nhiều hơn với con số tương ứng giảm xuống còn khoảng 56%. Tỷ lệ sinh con có sự tham dự của nhân viên có tay nghề cao rất quan trọng để làm giảm tử vong chu sinh, sơ sinh và tử vong mẹ là trên 90% tại 3 trong 6 khu vực của WHO. Tuy nhiên, độ bao phủ gia tăng là cần thiết trong một số khu vực nhất định, chẳng hạn như khu vực châu Phi của WHO nơi mà con số này vẫn chưa đầy 50%.

MDG 6: Phòng chống HIV / AIDS, sốt rét và các bệnh khác (Millennium Development Goal 6: combat HIV/AIDS, malaria and other diseases)

Mục tiêu 6A. Làm ngừng lại vào năm 2015 và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS (Target 6A. Have halted by 2015 and begun to reverse the spread of HIV/AIDS)

Mục tiêu 6B.Vào năm 2010, đạt được sự tiếp cận phổ cập điều trị HIV/AIDS cho tất cả những người cần nó (Target 6B. Achieve, by 2010, universal access to treatment for HIV/AIDS for all those who need it).

Trong năm 2012, ước tính có 2,3 triệu người bị nhiễm HIV mới 33% thấp hơn mức 3,4 triệu người bị nhiễm mới trong năm 2001, vùng cận Saharan Châu Phi chiếm 70% tất cả những người bị nhiễm HIV trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 35 triệu người sống chung với HIV trong năm 2012, gia tăng so với các năm trước. Khi việc dùng thuốc kháng virus ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cải thiện (khoảng 9,7 triệu người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình được điều trị vào năm 2012) thì quần thể sống chung với HIV sẽ tiếp tục gia tăng nhưng có ít người chết do các nguyên nhân có liên quan đến AIDS.

Mục tiêu 6C. Làm ngừng lại vào năm 2015 và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh nguy hiểm khác (Target 6C. Have halted by 2015 and begun to reverse the incidence of malaria and other major diseases)

Sốt rét (Malaria):khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét và ước tính có khoảng 207 triệu trường hợp trong năm 2012 dẫn đến khoảng 627.000 trường hợp tử vong hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi sống ở châu Phi.Trong giai đoạn 2000-2012, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và tỷ lệ tử vong của dân số có nguy cơ đều đã giảm trên toàn cầu với tỷ lệ giảm 29% và 42% tương ứng; ước tính có khoảng 3,3 triệu người đã được cứu sống là kết quả của việc mở rộng quy mô can thiệp bệnh sốt rét trong cùng thời kỳ.Độ bao phủ của các can thiệp như phân phối màn chống muỗi có tẩm hóa chất diệt và phun tồn lưu trong nhà đã tăng lên rất nhiều và sẽ cần phải được duy trì để ngăn chặn sự hồi sinh của bệnh và tử vong do sốt rét.

Bênh lao (Tuberculosis):số ca lao mới hàng năm trên toàn cầu đã giảm một cách chậm chạp trong một thập kỷ và như thế sẽ đạt được mục tiêu MDG 6.C là làm đảo ngược sự lây lan của căn bệnh này vào năm 2015. Trong năm 2012, ước tính có 8,6 triệu ca lao mới và 1,3 triệu ca tử vong (bao gồm cả 320.000 ca tử vong ở những người nhiễm HIV).Trên toàn cầu, tỷ lệ điều trị thành công đã được duy trì ở mức cao kể từ năm 2007, bằng hoặc cao hơn mục tiêu 85%. Từ năm 1995 đến năm 2012, có 56 triệu người đã được điều trị thành công cho bệnh lao và 22 triệu người đã được cứu sống .Tuy nhiên, bệnh lao kháng đa thuốc (multi-drug resistant tuberculosis_MDR-TB), trong đó nổi lên chủ yếu là do điều trị không đầy đủ, tiếp tục tạo ra nhiều vấn đề.

Các bệnh khác (Other diseases):Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical diseases_NTD) là một nhóm các nhiễm khuẩn đa dạng về mặt y tế gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán.17 bệnh ưu tiên bởi WHO được tìm thấy trong 149 quốc gia và có thể gây bội nhiễm trong một người và gần như luôn gắn liền với nghèo đói.Bệnh phong hiện đã được loại bỏ như là một vấn đề y tế công cộng tại 119 trong số 122 quốc gia nơi mà bệnh trước đây là lưu hành.Dracunculiasis (hay còn gọi là giun Guinea) là một bệnh ký sinh trùng gây liệt đang trên bờ vực của sự tiêu diệt, chỉ có 148 trường hợp được báo cáo trong năm 2013.Ngoài ra, 728 triệu người trên thế giới được điều trị ít nhất là 1 bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) thông qua hóa trị liệu phòng ngừa trong năm 2011,tuy nhiên các bệnh nhiệt đới bị lãng quên vẫn còn ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới.Mặc dù đang trên đà đổi mới được đặc trưng bởi sự tiến bộ chưa từng có, thì một số bệnh nhiệt đới bị lãng quên (như sốt xuất huyết) vẫn là một trở ngại đáng kể đối với sức khỏe, làm cho nó khó khăn hơn để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và tạo ra một trở ngại đang diễn ra nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội tổng thể.

MDG 7: Đảm bảo môi trường bền vững (Millennium Development Goal 7: ensure environmental sustainability)

Mục tiêu 7C: Vào năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cơ bản (Target 7C: By 2015, halve the proportion of people without sustainable access to safe drinking water and basic sanitation)

Thế giới hiện nay đã đáp ứng được mục tiêu MDG liên quan đến tiếp cận với nước uống an toàn, 90% dân số sử dụng một nguồn nước uống được cải thiện trong năm 2012 so với 76% vào năm 1990. Tuy nhiên, tiên bộ không đồng đều giữa các khu vực khác nhau, giữa thành thị và nông thôn và giữa người giàu và người nghèo.Liên quan đến vệ sinh môi trường cơ bản, tỷ lệ tiến bộ hiện tại là quá chậm để đạt được mục tiêu MDG trên toàn cầu. Trong năm 2012, có 2,5 tỷ người không được tiếp cận với các cơ sở vệ sinh môi trường được cải thiện với 1 tỷ những người này vẫn còn thực hành đại tiện lộ thiên. Số lượng người sống ở thành thị mà không có điều kiện tiếp cận với vệ sinh môi trường được cải thiện ngày càng tăng vì sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô dân số đô thị.

MDG 8: Phát triển một quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển (Millennium Development Goal 8: develop a global partnership for development)

Mục tiêu 8E. Hợp tác với các công ty dược phẩm, cung cấp sự tiếp cận tới các loại thuốc thiết yếu có giá cả phải chăng ở các nước đang phát triển (Target 8E. In cooperation with pharmaceutical companies, provide access to affordable essential medicines in developing countries)

Nhiều người tiếp tục phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thuốc trong khu vực công, buộc họ phải tới khu vực tư nhân nơi mà giá có thể cao hơn đáng kể. Các cuộc điều tra thực hiện từ 2007-2012 cho thấy sự sẵn có trung bình của thuốc không còn được bảo hộ sở hữu trí tuệ (generic medicines) được lựa chọn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là chỉ có 57% ở trong khu vực công. Giá mà bệnh nhân phải trả cho thuốc mang tính thương mại thấp nhất trong khu vực tư nhân trung bình gấp 5 lần giá tham khảo quốc tế, dao động lên đến hơn khoảng 16 lần ở một số nước.Ngay cả những thuốc mang tính thương mại có giá thành thấp nhất có thể đưa phương pháp điều trị mang tính phổ biến vượt ra ngoài tầm với của các hộ gia đình có thu nhập thấp ở các nước đang phát triển. Chi phí lớn nhất được trả bởi các bệnh nhân bị bệnh mãn tính, các phương pháp điều trị hiệu quả cho phần lớn các gánh nặng bệnh mãn tính trên toàn cầu vẫn tồn tại và việc tiếp cận phổ cập vẫn còn ngoài tầm tay.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

WHO làm việc với các đối tác hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm đạt được các MDG có liên quan đến sức khỏe bao gồm thiết lập các hướng dẫnvề dự phòng và điều trị, các định mức và tiêu chuẩn khác trên toàn cầu (setting prevention and treatment guidelines and other global norms and standards); cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia để thực hiện các hướng dẫn (providing technical support to countries to implement guidelines); phân tích các yếu tố kinh tế xã hội và nhấn mạnht nhữngnguy cơ và cơ hội rộng hơn về sức khỏe (analysing social and economic factors and highlighting the broader risks and opportunities for health).

WHO hỗ trợ chính quyền quốc gia khi họ phát triển các chính sách và chương trình y tế và giúp các chính phủ làm việc với các đối tác phát triển để gắn kết sự hỗ trợ từ bên ngoài với các ưu tiên trong nước, WHO cũng thu thập và phổ biến số liệu về sức khỏe để các quốc gia có thể có kế hoạch dành chi tiêu cho y tế và theo dõi tiến bộ.

 

Ngày 20/05/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích