Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 9 7 8 3
Số người đang truy cập
4 5 8
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
WHO: Bệnh phong-một trong những căn bệnh nhiễm trùng nhiệt đới bị lãng quên

Những dữ kiện quan trọng đáng quan tâm.

·Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng mãn tính gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae.

·M. leprae nhân lên từ từvà thời gian ủ bệnh khoảng 5 năm. Các triệu chứng có thể mất đến 20 năm để xuất hiện.

·Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến da, thần kinh ngoại biên, niêm mạc của đường hô hấp trên và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.

·Bệnh phong có thể điều trị được.

·Mặc dù bệnh không lây nhiễm cao, nó được truyền qua các giọt sinh tiết từ mũi và miệng, khi người tiếp xúc gần và thường xuyên với các trường hợp không được điều trị.

·Chẩn đoán và điều trị sớm bằng liệu pháp đa hóa trị liệu (multi-drug therapy- MDT) vẫn còn quan trọng trong việc loại bỏ bệnh này như là một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng.

·Nếu không được điều trị, bệnh phong có thể gây ra thiệt hại không ngừng và nguy hiểm đến da, thần kinh, chân tay và mắt vĩnh viễn.

·Số liệu chính thức từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, tỷ lệ ghi nhận trên toàn cầu của bệnh phong là 189.018 vào cuối năm 2012 và trong năm đó, 232.857 ca mắc mới được báo cáo.

·Bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm mãn tính gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae, một acid nhanh, trực khuẩn dạng hình que. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến da, thần kinh ngoại biên, niêm mạc của đường hô hấp trên và cũng ảnh hưởng đến mắt.

·Bệnh phong có thể chữa khỏi và điều trị được thực hiện trong giai đoạn đầu để ngăn chặn các khuyết tật có thể xảy ra.

·Liều pháp đa hóa trị liệu (MDT) để điều trị bệnh đã được thực hiện bởi Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và thuốc cung cấp điều trị miễn phí cho tất cả các bệnh nhân trên toàn thế giới từ năm 1995, và cung cấp điều trị hiệu quả cao đơn giản cho tất cả các loại bệnh phong.

Loại bỏ các bệnh phong trên toàn cầu đã đạt được trong năm 2000 (tức là tỷ lệ nhiễm bệnh phong dưới 1 trường hợp trên 10.000 người ở cấp độ toàn cầu). Gần 16 triệu bệnh nhân phong đã được chữa khỏi với MDT trong vòng 20 năm qua.
 

Lịch sử ngắn gọn – bệnh và điều trị

Bệnh phong đã được công nhận ở những nền văn minh cổ đại của Trung Quốc, Ai Cập và Ấn Độ. Tài liệu đầu tiên được viết về bệnh phong ở niên đại 600 năm trươc công nguyên. Trong suốt chiều dài lịch sử, những người bị ảnh hưởng thường bị “tẩy chay” bởi cộng đồng và gia đình.

Mặc dù bệnh phong đã được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau trong quá khứ, nhưng bước đột phá đầu tiên xảy ra vào những năm 1940 với sự phát triển thuốc dapsone, chính điều này đã ngăn chặn được bệnh. Nhưng thời gian điều trị kéo dài nhiều năm, thậm chí cả cuộc đời, điều này gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc tuân thủ phát đồ điều trị.

Trong những năm 1960, M. leprae bắt đầu phát triển khả năng kháng với thuốc dapsone, đây là loại thuốc chống bệnh phong chỉ được biết đến trên thế giới tại thời điểm đó. Trong đầu những năm 1960, rifampicin và clofazimine, hai thành phần khác của liệu pháp nhiều loài thuốc đề nghị (MDT) đã được phát hiện.

Năm 1981, nhóm nghiên cứu của TCYTTG đề nghị sử dụng MDT. Liệu pháp MDT bao gồm 3 loại thuốc: dapsone, rifampicin và clofazimine và sự kết hợp các loại thuốc này giết chết các mầm bệnh và điều trị cho bệnh nhân. Từ năm 1995, TCYTTG cung cấp MDT miễn phí cho tất cả các bệnh nhân trên thế giới, ban đầu thông qua các quỹ thuốc được cung cấp bởi Quỹ Nippon và kể từ năm 2000, thông qua sự tài trợ MDT cung cấp bởi Novartis và Quỹ Novartis phát triển bền vững.

Danh sách bệnh nhiễm trùng nhiệt đới bị lãng quên theo WHO và CDC

1. Danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên theo Tổ chức Y tế thế giới (NTDs)

·Buruli Ulcer (Mycobacterium ulcerans infection)

·Chagas disease

·Dengue/Severe dengue

·Dracunculiasis (guinea-worm disease)

·Echinococcosis

·Foodborne trematodiases

·Human African trypanosomiasis (Sleeping sickness)

·Leishmaniasis

·Leprosy (bệnh phong)

·Lymphatic filariasis

·Onchocerciasis (River blindness)

·Rabies

·Schistosomiasis

·Soil transmitted helminthiases

·Taeniasis/Cysticercosis

·Trachoma

·Yaws (Endemic treponematoses)

Và một số tình trạng khác bị lãng quên (Other 'neglected' conditions):

·Mycetoma

·Podoconiosis

·Scabies

·Snake bite

·Strongyloidiasis

2. Danh sách bệnh nhiệt đới bị lãng quên theo Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC)

·Buruli ulcer

·Chagas disease

·Cysticercosis

·Dengue fever

·Dracunculiasis (Guinea Worm Disease)*

·Echinococcosis

·Fascioliasis

·Human African Trypanosomiasis (African Sleeping Sickness)

·Leishmaniasis

·Leprosy (Hansen's disease)

·Lymphatic filariasis*

·Onchocerciasis*

·Rabies

·Schistosomiasis*

·Soil-transmitted Helminths (STH) (Ascaris, hookworm, and whipworm)*

·Trachoma*

·Yaws

* Các bệnh có thể phòng bệnh được nhờ vào điều trị hàng loạt (MDA) hoặc can thiệp hiệu quả.

Bệnh phong ngày nay

Kiểm soát bệnh phong đã được cải thiện đáng kể do các chiến dịch cấp quốc gia và địa phương ở hầu hết các nước lưu hành bệnh. Tổng hợp bệnh phong vào các dịch vụ sức chăm sóc khỏe chung đã có những chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng hơn.
 

Phát hiện tất cả các trường hợp mắc trong cộng đồng và điều trị đầy đủ theo quy định sử dụng MDT là những nguyên lý cơ bản của Chiến lược toàn cầu được cải tiến để Giảm thêm gánh nặng do bệnh phong (Enhanced Global Strategy for Further Reducing Disease Burden Due to Leprosy) (kế hoạch giai đoạn: 2011 - 2015).

Chiến lược nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chuyên môn và tăng số lượng nhân viên có tay nghề cao về bệnh phong, cải thiện sự tham gia của người bị ảnh hưởng trong các dịch vụ bệnh phong và giảm dị tật có thể nhìn thấy về mặt khác gọi là khuyết tật mức độ 2 (các trường hợp G2D) cũng như sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này.

Chương trình quốc gia về bệnh phong giai đoạn 2011 - 2015 tập trung hơn vào nhóm dân cư ở các khu vực không tiếp cận các dịch vụ y tế cộng đồngnhằm cải thiện khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ liên quan đến bệnh phong với độ bao phủ lớn. Kể từ khi chiến lược kiểm soát được giới hạn, chương trình quốc gia cải thiện tích cực trong việc tổ chứcphát hiện ca bệnh, phát hiện, theo dõi, giới thiệu và quản lý hồ sơ.

Theo báo cáo chính thức nhận được từ 115 quốc gia, tỷ lệ bệnh ghi nhận trên toàn cầu của bệnh phong vào cuối năm 2012 là 189.018 trường hợp. Số lượng các trường hợp mới được báo cáo trên toàn cầu trong năm 2012 là 232.857 so với 226.626 trong năm 2011.

Số liệu thống kê toàn cầu cho thấy 220.810 các trường hợp bệnh phong mới (95%) được báo cáo từ 16 quốc gia và chỉ có 5% các trường hợp mắc mới ở các quốc gia còn lại. Bệnh lưu hành cao vẫn còn tồn tại một số khu vực của nhiều quốc gia nhưng một số ít quốc gia được đề cập như Angola, Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Madagascar, Mozambique, Myanmar, Nepal, Nigeria, Philippines, Nam Sudan, Sri Lanka, Sudan và Tanzania.

 

 Tổng số ca mắc mới xảy ra theo các năm xảy ra ở Bangladesh

Triệu chứng lâm sàng bệnh phong

Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, thời gian dài ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước bọt, giọt bắn qua hô hấp,...) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Có nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người phong suốt đời mà chẳng bao giờ lây bệnh (?).

Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến đổi màu sắc trên da, mất hay không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và chứa đầy những vi khuẩn (phần này sau này chia thể bệnh phong).
 

Các triệu chứng chủ yếu ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và các vùng niêm mạc (các khu vực ẩm ướt mềm mại chỉ trong khe hở của cơ thể).Bệnh có thể gây ra:

·Tổn thương dacó thể mờ dần/đổi màu;

·Tăng trưởng thay đổi trên da;

·Dadày, cứng hoặckhô da niêm;

·Đau đớn nghiêm trọng;

· hoặc rối loạn cảm giác ở các khu vực da bị ảnh hưởng;

·Yếu cơhoặc liệt(đặc biệt là ở bàn tay vàbàn chân);

·Vấn đề về mắtcó thể dẫnđến mù lòa;

·Dây thần kinh(đặc biệt lànhững vùng xung quanhkhuỷu tayđầu gối);

·Chảy máu cam;

·Vết loét trênlòng bàn chân,...

Chẩn đoán bệnh phong

Chẩn đoán bệnh phong thường được dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Điều này rất dễ quan sát bởi bất kỳ nhân viên y tế sau một thời gian ngắn đào tạo. Trong thực tế hầu hết những người bị bệnh thường báo cáo bệnh tình của họ cho trung tâm y tế. Chỉ có ít trường hợp hiếm hoi cần thiết phải sử dụng phòng thí nghiệm và điều tra khác để xác định chẩn đoán bệnh phong.
 

Ở khu vực hoặc quốc gia lưu hành bệnh, một người được xem là mắc bệnh phong nếu người đó có một trong các dấu hiệu chính sau đây:

+ Tổn thương da phù hợp với bệnh phong và mất cảm giác ở những vùng nhất định, có hoặc không có dây thần kinh bị ảnh hưởng;

+ Vệt da dương tính.

Tổn thương da có thể một hoặc nhiều, thường ít sắc tố hơn so với vùng da bình thường xung quanh. Thỉnh thoảng chổ tổn thương có màu đỏ hoặc màu đồng. Tổn thương da đa dạng có thể được nhìn thấy nhưng các đốm (phẳng), sẩn (tăng), hoặc các cục u nhỏ là phổ biến. Mất cảm giác là một đặc điểm điển hình của bệnh phong. Tổn thương da có thể thấy từ mất cảm giác đến cảm giác tê tê và hoặc nhạy cảm ánh sáng. Dây thần kinh dày, dây thần kinh ngoại vi chủ yếu tạo thành một đặc trưng của bệnh phong. Dây thần kinh dày lên thường kèm theo dấu hiệu khác như là hậu quả gây nguy hiểm cho dây thần kinh. Điều này có thể mất cảm giác ở da và yếu cơ do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp không có những dấu hiệu trên và dây thần kinh mà không làm mất cảm giác hoặc yếu cơ thường không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy của bệnh phong. Vệt da dương tính: một tỷ lệ nhỏ các trường hợp, hình que, màu đỏ - màu phong trực khuẩn, đó là những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh, có thể được nhìn thấy trong các vệt lấy từ da bị ảnh hưởng khi kiểm tra dưới kính hiển vi sau khi nhuộm bằng phương pháp thích hợp.

Một người xuất hiện các tổn thương da hoặc có các triệu chứng gợi ý của tổn thương thần kinh, trong đó những dấu hiệu nghi ngờ nên được gọi là một “ca bệnh nghi ngờ” trong sự vắng mặt của bất kỳ chẩn đoán thay thế ngay lập tức rõ ràng. Cá nhân đó phải được nêu ra các vấn đề cơ bản của bệnh phong và nên quay trở lại trung tâm y tế nếu có dấu hiệu kéo dài hơn 6 tháng hoặc đến bất cứ lúc nào nếu có tình hình xấu đi. Trường hợp nghi ngờ cũng có thể được đưa đến phòng khám có cơ sở tốt hơn để chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Các biến chứng của bệnh phong

Đối với bệnh phong thì khó phân biệt các biến chứng với tiến triển tự nhiên của bệnh. Bản thân trực khuẩn phong không gây độc cho tổ chức và cũng không tạo ra được độc tố nào, tuy nhiên trong bệnh phong thể u nặng thì có nhiều biến chứng do sự lan toả của vi khuẩn phong trong các tổ chức. Các biến chứng này bao gồm:

Biến chứng do sự xâm nhập, lan toả của vi khuẩn phong vào các tổ chức

Các biến chứng này chỉ gặp ở bệnh nhân phong thể nhiều vi khuẩn bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến lệ, viêm đốt ngón, teo tinh hoàn, sưng hạch và bệnh lý cơ. Sự hiện diện của vi khuẩn phong trong các tổ chức bị bệnh gắn liền với tình trạng viêm cấp của đợt phản ứng phong.
 

Biến chứng do phản ứng phong

Phản ứng phong là sự xuất hiện các triệu chứng và dấu chứng của tình trạng viêm cấp ở các tổn thương của bệnh nhân phong. Đối với tổn thương da thường gặp là đỏ da, sưng và đôi khi nhạy cảm. Đối với thần kinh là sưng, đau, nhạy cảm, mất chức năng thường đi kèm. Thương tổn mới có thể xuất hiện. Nhiều triệu chứng xảy ra trong bệnh phong là do phản ứng phong, bao gồm tất cả triệu chứng cấp tính mà triệu chứng này đã khiến bệnh nhân đến khám bệnh. Mặc dù tổn thương có thể nặng và không hồi phục, nhất là tổn thương mắt và dây thần kinh, thì vấn đề quan trọng là phát hiện phản ứng sớm và điều trị cẩn thận.

Phản ứng biểu hiện các đợt quá mẫn cấp tính với kháng nguyên vi khuẩn phong thông qua rối loạn cân bằng miễn dịch vốn có. Có hai loại phản ứng phong: loại 1 liên quan với quá mẫn qua trung gian tế bào, loại 2 liên quan với phức hợp miễn dịch. Ngoài ra còn có hiện tượng Lucio mà bệnh sinh của nó ít được hiểu rõ, liên quan đến hoại tử các tiểu động mạch do vi khuẩn phong xâm nhập vào nội mô các mạch máu này.
 

Biến chứng do suy giảm miễn dịch

Các biến chứng do sự nhân lên của vi khuẩn và do phản ứng phong là do suy giảm miễn dịch thì vẫn đang còn tranh luận. Tuy nhiên, có hai biến chứng là nhiễm khuẩn thứ phát và thoái hoá bột. Viêm thận ở bệnh nhân phong thường gặp là do lắng đọng phức hợp miễn dịch hơn là do nhiễm liên cầu hay các vi khuẩn khác. Thoái hoá bột cũng xảy ra trong phong u, đặt biệt là hậu quả của phản ứng loại 2. Thoái hoá bột cũng là biến chứng thường gặp của viêm mô tế bào thứ phát và viêm xương tuỷ xương, mà các tình trạng viêm này xảy ra sau loét gan bàn chân không được dùng kháng sinh sớm.
 

Biến chứng của tổn thương thần kinh

Ba chức năng sinh lý của thần kinh là cảm giác, vận động và tự động (thực vật), mà chúng có thể bị tác động ngang nhau sau khi bị tổn thương thần kinh. Nhưng thần kinh cảm giác thường bị tổn thương sớm nhất và nặng nhất. Sự tổn thương thần kinh thực vật không tương quan với tổn thương thần kinh khác mặc dù mất cảm giác nặng hầu như luôn luôn có (mồ hôi và rối loạn vận mạch).

Thường có mất cảm giác nặng và lan rộng nhưng ít hoặc không có yếu vận động. Hiếm hơn là có tổn thương vận động mà không có mất cảm giác. Tuy nhiên thường gặp nhất là tổn thương phối hợp của các loại thần kinh ở các mức độ khác nhau.
 

Biến chứng thứ phát xảy ra sau mất cảm giác, liệt và rối loạn chức năng thực vật

Các  biến chứng này là quan trọng nhất trong các biến chứng muộn của bệnh phong mà các thầy thuốc rất  khó khăn để ngăn ngừa. các biến chứng như thế bao gồm hoại tử tổ chức, loét gan bàn chân, viêm mô tế bào thứ phát do vi khuẩn và viêm xương tuỷ xương, mất các  ngón bàn tay- bàn chân tiến triển.

Biến chứng do kháng thuốc

Hầu hết kháng thuốc Dapsone là thứ phát, chiếm 15% bệnh nhân nhiều vi khuẩn điều trị đơn hoá trị Dapsone sau 5 – 20 năm. Trên lâm sàng kháng thuốc biểu hiện theo một trong hai cách sau:

·Hoặc là bệnh của bệnh nhân bắt đầu tiến triển theo kiểu phong u điển hình mặc dù đơn trị liệu được giám sát liên tục;

·Hoặc là thường gặp hơn là các u phong mới xuất hiện rải rác trên bối cảnh bệnh đã hồi phục. Đôi khi tổn thương tái phát ở mắt hay thần kinh, giảm thị lực hay các triệu chứng của viêm mống mắt hoặc viêm thần kinh xuất hiện, hoặc có phản ứng phong. Hiếm hơn tổn thương tái phát là phong  thể BT.

Loại bỏ bệnh phong là một vấn đề y tế công cộng

Năm 1991 cơ quan TCYTTG, Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã thông qua một nghị quyết để loại bỏ bệnh phong vào năm 2000. Loại bỏ bệnh phong được định nghĩa là tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 1/10.000 người. Các mục tiêu đã đạt được về thời gian và sử dụng rộng rãi liệu pháp MDT đã làm giảm gánh nặng bệnh tật đáng kể.

·Trong 20 năm qua, hơn 14 triệu bệnh nhân phong đã được điều trị khỏi hoàn toàn, khoảng 4 triệu kể từ năm 2000.

·Tỷ lệ nhiễm bệnh đã giảm 90% - từ 21,1 trên 10.000 người giảm xuống còn dưới 1 trên 10.000 dân vào năm 2000.

·Giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật trên phạm vi toàn cầu: từ 5,2 triệu trường hợp mắc trong năm 1985 xuống còn 805.000 trong năm 1995, 753 000 vào cuối năm 1999 và 189.018 trường hợp vào cuối năm 2012.

·Bệnh phong đã được loại bỏ ở 119 quốc gia trong 122 quốc gia nơi mà bệnh được coi như là một vấn đề y tế công cộng vào năm 1985.

·Cho đến nay, chưa phát hiện trực khuẩn có đề kháng với thuốc chống bệnh phong khi sử dụng MDT .

·Những nỗ lực hiện nay tập trung vào việc loại bỏ bệnh phong ở cấp quốc gia tại các nước vẫn còn lưu hành bệnh và mức độ địa phương ở các nước khác.

Hành động và nguồn lực cần thiết

Yêu cầu đến được tất cả các bệnh nhân, điều trị bệnh phong cần được tích hợp đầy đủ vào các dịch vụ sức khỏe nói chung. Hơn nữa, cam kết chính trị cần phải được duy trì ở các quốc gia nơi bệnh phong vẫn là một vấn đề y tế công cộng. Các đối tác trong loại trừ bệnh phong cũng cần phải tiếp tục đảm bảo rằng nguồn nhân lực và tài chính có sẵn.

Sự kỳ thị lâu đời liên quan với căn bệnh này vẫn còn là một trở ngại cho việc tự báo cáo và điều trị sớm. Hình ảnh bệnh phong đã được thay đổi ở cấp độ toàn cầu, quốc gia và các địa phương. Một môi trường mới cần phải tạo ra, trong đó bệnh nhân sẽ không ngần ngại để đi đến bất kỳ cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị

Đáp ứng của TCYTTG đối với bệnh phong

Chiến lược loại trừ bệnh phong của TCYTTG có những điểm sau:

·Đảm bảo tiếp cận dịch vụ MDT không bị gián đoạn và có sẵn cho tất cả các bệnh nhân thông qua hệ thống phân phối thuốc linh hoạt và thân thiện với bệnh nhân;

·Đảm bảo tính bền vững của các dịch vụ MDT bằng cách tích hợp các dịch vụ bệnh phong vào các dịch vụ sức khỏe nói chung và xây dựng khả năng của nhân viên y tế nói chung để điều trị bệnh phong;

·Khuyến khích tự khai báo và điều trị sớm bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi hình ảnh của bệnh phong;

·Giám sát việc thực hiện các dịch vụ MDT, chất lượng chăm sóc bệnh nhân và tiến bộ đang được thực hiện theo hướng loại bỏ thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh quốc gia.

Nỗ lực duy trì và cam kết của các chương trình quốc gia cùng với sự hỗ trợ tiếp tục của các đối tác quốc gia và quốc tế đã dẫn đến sự suy giảm gánh nặng toàn cầu của bệnh phong. Làm tăng sự tự tin của những người bị ảnh hưởng bệnh phong, cùng với sự tham gia lớn hơn của họ trong các dịch vụ và cộng đồng, sẽ mang lại cho chúng ta gần gũi hơn với một thế giới không có bệnh phong.

 

Ngày 18/02/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
và ThS. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích