Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 7 2 7 3
Số người đang truy cập
5 7 5
 Hoạt động hợp tác Hợp tác trong nước
Tập huấn xét nghiệm viên tham gia nghiên cứu đánh giá hiệu lực thuốc sốt rét tại Việt Nam

Được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khóa tập huấn xét nghiệm viên tham gia nghiên cứu đánh giá hiệu lực thuốc sốt rét tại Việt Nam (Training course for malaria microscopist involved in Therapeutic Efficacy studies [TES] in Vietnam) đã được tổ chức tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn từ ngày 28/5/2012 đến 1/6/2012.

 

Khóa tập huấn được tổ chức với sự phối hợp của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, mục đích và nội dung tập huấn nhằm hướng dẫn và cập nhật các quy trình nghiên cứu kháng thuốc, đặc biệt là kỹ thuât xét nghiệm lam máu giêm sa (định loại và đếm mật độ ký sinh trùng sốt rét) và các bước khác trong quy trình đánh giá hiệu lực thuốc sốt rét.

Tham gia tổ chức, giảng dạy, trợ giảng và hướng dẫn trong khóa tập huấn này là các cán bộ chuyên nghiên cứu kháng thuốc (gồm bác sĩ và xét nghiệm viên) đã từng được tổ chức ACT Malaria và WHO đánh giá cao trong các khóa tập huấn trước đây. Về phía Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn có PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng; TS. Hồ Văn Hoàng, phó Viện trưởng-Ttrưởng khoa Dịch tễ chỉ đạo sốt rét; Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang-Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị; CN. Cao Văn Ảnh-Phó trưởng khoa Nghiên cứu lâm sàng và điều trị; CN. Nguyễn Doãn Khôi-Chuyên viên nghiên cứu kháng thuốc; CN. Châu Khánh Hùng-Chuyên viên Nghiên cứu kháng thuốc. Về phía Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương có PGS.TS. Tạ Thị Tĩnh-Trưởng khoa Nghiên cứu bệnh sốt rét. Về các tỉnh thành thành trong cả nước có 18 xét nghiệm viên chuyên ngành sốt rét đến từ 3 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh và 8 Trung tâm YTDP/ Trung tâm PCSR có điểm sentinel bao phủ nghiên cứu kháng thuốc từ nhiều năm qua Tổ chức Y tế thế giới, Dự án phòng chống sốt rét Việt Bỉ, Dự án phòng chống sốt rét quân đội Úc, Dự án phòng chống các bệnh nhiễm trùng tại Việt Nam Wellcome-Trust là Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Bình Thuận và Gia Lai.

 PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
phát biểu tại Khóa tập huấn

Sốt rét được mệnh danh là “Vua của các bệnh” bởi lẽ sự tổng hòa trong biểu hiện lâm sàng bao gồm các bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm khác nhau, điểm đặc biệt là đến nay sự thay đổi của cơ chế sinh lý bệnh vẫn còn chưa thấu đáo. Trong số 5 loài KSTSR gây bệnh ở người được biết trên thế giới, đã có đến 3 loài biểu hiện kháng thuốc, trong đó KST P. falciparum đa kháng thuốc lan rộng nghiêm trọng, đặc biệt tại Đông Nam châu Á như một thách thức lớn cho việc lựa chọn thuốc sốt rét. Tại Việt Nam, P. falciparum kháng cao với CQ, sulfadoxine/ pyrimethamine, mefloquin và giảm đáp ứng với nhiều loại TSR hiện dùng; trong đó tỷ lệ thất bại lâm sàng và KSTSR với CQ lên đến 90%, nên việc tìm ra một loại thuốc có hiệu quả điều trị tốt và khắc phục đa kháng đối với sốt rét P. falciparum là một vấn đề hết sức cấp bách. Từ năm 1990, thuốc artemisinine và dẫn chất artesunate được thử nghiệm lâm sàng và chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi trong CTQGPCSR ở Việt Nam, góp phần ý nghĩa trong việc hạ thấp SRAT và TVSR không thể phủ nhận là số BNSR giảm từ 1.672.000 với 4.650 ca tử vong trong năm 1991 xuống còn 60.867 trường hợp với chỉ 26 trường hợp tử vong vào năm 2009 là một con số khó có thể TSR nào đến thời điểm này sánh được.


            Mặc dù với Artesunate, tỷ lệ khỏi bệnh sốt rét do P. falciparum có thể đến 90-100%, nhưng nhược điểm lớn nhất của artemisinine và dẫn suất artesunate có thời gian bán hủy ngắn, đơn trị liệu dẫn đến tái phát sớm sau điều trị thời gian dài cao (35-50%). Song, lưu ý việc sử dụng với một TSR có thời gian bán hủy ngắn, liệu trình dài ngày trên một phạm vi rộng, khó kiểm soát và phổ biến như artemisinine hoặc artesunate sẽ tạo “điều kiện tiềm năng” cho quá trình hình thành và thúc đẩy kháng thuốc là có thể xảy ra. Quả vậy, diễn tiến giảm nhạy với thuốc artemisinine và dẫn chất artesunate, artemether trên in vitro đã cho thấy điều đó.

Từ năm 2003 đến 2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO., 2011) đã có thông báo nhiều trường hợp lâm sàng không đáp ứng với thuốc artesunate, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại ở khu vực miền tây Campuchia, khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia và Thái Lan-Myanmar do sốt rét P. falciparum đáp ứng chậm với artesunate hơn những quốc gia khác trên toàn thế giới (WHO., 2011), cũng như sự tồn tại KSTSR P. falciparum sau 72 giờ sau khi kết thúc liệu trình bằng thuốc phối hợp ACTs dihydroartemisinine + piperaquine (DHA+PPQ) như một chỉ điểm lâm sàng gián tiếp của thất bại điều trị (WHO., 2011) hoặc kháng thuốc (nhưng phải làm thêm một số xét nghiệm về dược động học), hơn nữa đây là một bằng chứng có giá trị và cảnh báo quan trọng rằng KSTSR kháng thuốc có thể lan sang các quốc gia láng giềng, kể cả Việt Nam.

 Học viên chụp hình lưu niệm cùng các giảng viên và trợ giảng của Khóa tập huấn

Thuốc sốt rét có các dẫn chất artemisinine là cốt lõi của chiến lược điều trị hiện tại, nếu sự kháng thuốc lan rộng trong khu vực sẽ là thảm họa. Việt Nam chia sẻ một dải biên giới dài với các quốc gia Trung Quốc, Campuchia và Lào, nên với một số lượng lớn người đi qua lại giao lưu giữa Việt Nam và 3 quốc gia này, khả năng “giao lưu” các ký sinh trùng kháng thuốc là có thể xảy ra rất lớm à nên việc giám sát hiệu lực thuốc thường xuyên và đưa ra biện pháp ngăn chặn kháng thuốc là cần thiết.

Do vậy, việc đánh giá hiệu lực của phác đồ thuốc trên bệnh nhân SR chưa biến chứng do P. falciparum là hết sức quan trọng, đồng thời nhận định thực chất diễn biến kháng thuốc P. falciparum để có kế hoạch ngăn chặn chúng;


            Để khắc phục nhược điểm này, 1 trong 5 phác đồ TSR phối hợp có hoạt chất artemisinine hoặc dẫn suất đã được WHO khuyến cáo sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam kể từ 2006. Tuy nhiên, các bằng chứng nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng kháng thuốc artesunate đơn trị liệu và giảm hiệu lực của DHA+PPQ qua thời gian làm sạch KSTSR kéo dài như một chỉ điểm kháng.

Sốt rét là một bệnh xã hội nghiêm trọng về tính quy mô sức khỏe đối với y tế công cộng, tiếp tục đe dọa sức khỏe nhân loại, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ước tính hàng năm có khoảng 200 triệu ca mắc mới với hơn 700 ngàn ca TVSR trên toàn cầu, tập trung phần lớn ởtrẻ em nhỏ và phụ nữ mang thai. Tình hình sốt rét trong gần 5 năm qua có nhiều thay đổi, công tác phòng chống sốt rét (PCSR) cũng đã mang lại nhiều thành quả làm giảm mắc và hạ thấp tỷ lệ sốt rét ác tính (SRAT) và tử vong do sốt rét (TVSR) đáng kể, trong đó việc quản lý ca bệnh toàn diện, hiệu quả vẫn là một trong những khâu then chốt.

Xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa từ lâu được xem là “chuẩn vàng” trong phát hiện, chẩn
đoán bệnh sốt rét bởi lẽ chúng có nhiều lợi điểm vừa định tính (phát hiện hình thể KSTSR ở các giai đoạn khác nhau) vừa định lượng (giúp đếm được mật độ KSTSR, theo dõi diễn tiến bệnh và tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân).

Việc định loại và đếm mật độ KSTSR bằng phương pháp giêm sa không những giúp chẩn đoán và quản lý ca bệnh tốt tại tuyến bệnh viện mà còn giúp đánh giá tính nhạy kháng thuốc sốt rét với KSTSR, đặc biệt là P. falciparumP. vivax.

Song hành cùng với Chiến lược toàn cầu ngăn chặn kháng thuốc artemisinine (GPARC), việc đào tạo và đào tạo lại các điểm KHV nói chung và xét nghiêm viên liên quan đến nghiên cứu kháng thuốc nói riêng là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết, bao phủ cho công việc nghiên cứu kháng thuốc các điểm sentinel trong cả nước.

 

 

 

Ngày 29/05/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung & Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích