Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 2 9 3
Số người đang truy cập
8 8
 
Viêm phổi trẻ em (Pneumonia)

Cập nhật tháng 11/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Viêm phổi trẻ em (Pneumonia). Viêm phổi là một dạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ảnh hưởng đến phổi, phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang và các phế nang chứa đầy khí khi một người khỏe mạnh hít thở. Khi một người bị viêm phổi, phế nang đầymủ dich làm cho khi thở gây ra đau đớn và hạn chế việc thu nhận lượng oxy.

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong do nhiễm khuẩn đơn lẻ lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giớiước tính giết chết khoảng 935 000 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 2013, chiếm 15% của tất cả các ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi ảnh hưởng đến trẻ em và các gia đình ở mọi nơi nhưng thịnh hành nhất ở Nam Á và vùng cận Saharan châu Phi, trẻ em có thể được bảo vệ tránh bệnh viêm phổi, có thể được phòng ngừa với các can thiệp đơn giản và điều trị với chi phí thấp (low-cost), sự chăm sóc và các thuốc có công nghệ thấp (low-tech medication and care).

Nguyên nhân (Causes)

Viêm phổi do một số tác nhân lây nhiễmnhư virus, vi khuẩn và nấmphổ biến nhấtphế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)-nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em;Haemophilus influenzae type b (Hib)-nguyên nhânphổ biến thứ hai của bệnh viêm phổi do vi khuẩn; virushợp bàođường hô hấp(respiratory syncytial virus) là nguyên nhân phổ biếnnhất gây viêm phổi do virus. Trẻ sơ sinhbị nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của viêm phổi, chịu trách nhiệm cho ít nhất một phần tư của tất cả các ca tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV.

Sự lan truyền (Transmission)

Viêm phổicó thể lây lan theo một số cách đócác virus và vi khuẩn thường được tìm thấy trong mũi hoặc cổ họng của một đứa trẻ, có thể lây nhiễm cho phổi nếu chúng được hít vào,.cũng có thể lây lan qua các giọt trong không khí từ một cái hắt hơi hoặc ho.Ngoài ra, viêm phổi cũng lây truyền qua máu, đặc biệt là trong hay ngay sau khi sinh. Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện về các mầm bệnh khác nhau gây ra viêm phổi cách chúng lây truyền vì điều này là cực kỳ quan trọng trong điều trị và dự phòng.

Các biểu hiện đặc trưng (Presenting features)

Các biểu hiện đặc trưng của viêm phổi do virus vi khuẩntương tự nhau, tuy nhiên các triệu chứng của viêm phổi do virus có thể có nhiều hơn các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn. Ở trẻ em dưới 5 năm tuổi, trẻ có ho và/hoặc khó thở, có hoặc không có sốt, viêm phổi được chẩn đoán bởi sự hiện diện của hoặc thở nhanh hoặc thành lồng ngực thấp hơn khi hít vào nơi mà ngực của trẻ di chuyển hoặc thụt vào trong khi hít vào (ở một khỏe mạnh người, ngực căng ra trong khi hít vào), thở khò khè là phổ biến hơn khi bị nhiễm bởi virus. Trẻ sơ sinh bị ốm rất trầm trọng có thể không bú hay uống nước và cũng có thể bất tỉnh, hạ thân nhiệt và co giật.

 

Các yếu tố nguy cơ (Risk factors)

Trong khi hầu hết các trẻ em khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng với sự bảo vệ tự nhiên thì những trẻ bị tổn thương miễn dịch có nguy cơ bị bệnh viêm phổi cao hơn, hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu có thể do suy dinh dưỡng hoặc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt ở các trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bệnh lý tồn tại trước đó như nhiễm HIV có triệu chứng và bệnh sởi cũng làm gia tăng nguy cơ cho một đứa trẻ mắc bệnh viêm phổi. Các yếu tố môi trường sau đây cũng làm tăng tính nhạy cảm của một đứa trẻ với viêm phổi như ô nhiễm do không khí trong nhà do nấu ăn và sưởi ấm với nhiên liệu sinh khối (như là gỗ hoặc phân súc vật); sống trong ngôi nhà đông đúc; cha mẹ hút thuốc lá.

Điều trị (Treatment)

Viêm phổi nên được điều trị bằng kháng sinh, các kháng sinh lựa chọn là thuốc amoxicillin có thể hòa tan. Hầu hết các trường hợp bị viêm phổi đòi hỏi sử dụng kháng sinh bằng đường uống thường được kê đơn tại một trung tâm y tế, những trường hợp này cũng có thể được chẩn đoán và điều trị với các kháng sinh bằng đường uống rẻ tiền ở mức cộng đồng bằng cách đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng, nhập viện chỉ được khuyến cáo đối với trường hợp viêm phổi nặng cho tất cả các ca viêm phổi ở trẻ sơ sinh trẻ hơn 2 tháng tuổi.

Dự phòng (Prevention)

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em là một thành phần thiết yếu của một chiến lược làm giảm tử vong trẻ em, chủng ngừa chống Hib, phế cầu, bệnh sởi và ho gà cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm phổi. Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố chìa khóa để cải thiện khả năng bảo vệ tự nhiên của trẻ em, bắt đầu với bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc sống, bên cạnh tính hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh viêm phổi thì dinh dưỡng đầy đủ còn giúp giảm thiểu sự kéo dài thời gian bị bệnh khi một đứa trẻ bị ốm. Giải quyết các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí trong nhà (bằng cách cung cấp bếp lò sạch trong nhà với giá cả phải chăng) khuyến khích vệ sinh tốttrong các gia đình đông đúc cũng làm giảm số trẻ em bị bệnh do viêm phổi. Trẻ em bị nhiễm với HIV thì cho kháng sinh cotrimoxazole hàng ngày để làm giảmnguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Chi phí kinh tế (Economic costs)

Chi phí cho điều trị kháng sinh với tất cả trẻ em bị viêm phổi trong 66 nước thành viên bị cắt giảm đến năm 2015 cho sự sống còn của bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em ước tính khoảng109 triệu đô la mỗi năm, khung giá này bao gồm kháng sinh và các công cụ chẩn đoán dành cho xử lý viêm phổi.

Đáp ứng của WHO (WHO response)

Kế hoạch hành động toàn cầu lồng ghép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) cho bệnh viêm phổi và tiêu chảy (Global action plan for pneumonia and diarrhoea_GAPPD) với mục đích gia tăng tốc độ kiểm soát viêm phổi với một sự kết hợp của các biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ , ngăn ngừa và điều trị viêm phổi ở trẻ em với các hành động như bảo vệ trẻ em tránh bị viêm phổi bao gồm thúc đẩy việc bú mẹ hoàn toàn và thức ăn bổ sung đầy đủ (protect children from pneumonia including promoting exclusive breastfeeding and adequate complementary feeding); phòng ngừa viêm phổi bằng chủng ngừa, rửa tay với xà phòng, làm giảm ô nhiễm không khí hộ gia đình, dự phòng HIV và sự phòng bằng cotrimoxazole cho các trẻ em bị phơi nhiễm và nhiễm HIV (prevent pneumonia with vaccinations, hand washing with soap, reducing household air pollution, HIV prevention and cotrimoxazole prophylaxis for HIV-infected and exposed children); điều trị viêm phổi tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi đứa trẻ bị bệnh tiếp cận với loại chăm sóc đúng- hoặc là từ một nhân viên y tế dựa vào cộng đồng, hoặc trong một cơ sở y tế nếu bệnh nặng - có thể có được các thuốc kháng sinh và oxy mà chúng cần nhận được tốt (treat pneumonia focusing o­n making sure that every sick child has access to the right kind of care -- either from a community-based health worker, or in a health facility if the disease is severe -- and can get the antibiotics and oxygen they need to get well). Một số nước như Bangladesh, Ấn Độ, Uganda Zambia đã phát triển các kế hoạch ở các huyện, cấp tỉnh (bang) và cấp quốc gia để tăng cường các hoạt động phòng chống viêm phổi và tiêu chảy.

Ngày 28/11/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích