Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 0 6 8 0
Số người đang truy cập
3 8 6
 
Mang thai tuổi vị thành niên

Cập nhật tháng 9/2014. Tổ chức y tế thế giới (WHO) - Mang thai tuổi vị thành niên (Adolescent pregnancy):tỷ lệ sinh,bối cảnh, các ảnh hưởng đối với sức khỏe, hậu quả đối với kinh tế và xã hội, đáp ứng của WHO.

Tỷ lệ sinh (Birth rates)

Hiện đã có một sự giảm đáng kể mặc dù không đồng đều trong tỷ lệ sinh giữa các bé gái vị thành niên kể từ năm 1990 nhưng khoảng 11% của tất cả các ca sinh trên toàn thế giới vẫn là các bé gái tuổi từ 15 đến 19, phần lớn các ca sinh này (95%) xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Thống kê y tế thế giới năm 2014 cho thấy tỷ lệ sinh trung bình trên toàn cầu (average global birth rate) trong nhóm tuổi từ 15 đến 19là 49 trên 1000 bé gái, tỷ lệ ở các nước trong khoảng từ 1 đến 299 lần sinh trên 1000 trẻ em gái với tỷ lệ cao nhất ởvùng cận Saharan-châu Phi, mang thai vị thành niên vẫn còn là một yếu tố đóng góp lớn đến tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em cũng như chu kỳ của bệnh tật và đói nghèo.

Bối cảnh (Contexts)

Đối với một số vị thành niên việc mang thai và sinh con đã lên kế hoạch và mong muốn nhưng đối với nhiều người trong số chúng là không, mang thai vị thành niên có nhiều khả năng xảy ra ở các cộng đồng nghèo, thất học và nông thôn. Ở một số nước, mang thai ngoài hôn nhân không phải là hiếm, ngược lại một số cô gái có thể phải đối mặt với áp lực xã hội để kết hôn và một khi đã kết hôn phải có con, hơn 30% trẻ em gái ở các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình kết hôn trước tuổi 18 và khoảng 14% trước khi chúng đến tuổi 15. Một số bé gái không biết làm thế nào để tránh mang thai: giáo dục giới tính còn thiếu ở nhiều nước, chúng có thể cảm thấy quá ức chế hoặc xấu hổ để tìm kiếm các dịch vụ tránh thai; biện pháp tránh thai có thể là quá đắt hay không rộng rãi hoặc có sẵn một cách hợp pháp, ngay cả khi các biện pháp tránh thai phổ biến rộng rãi, các cô gái vị thành niên khi quan hệ tình dục ít có khả năng sử dụng chúng hơn người lớn. Bé gái có thể không thể từ chối quan hệ tình dục không mong muốn hoặc chống lại quan hệ tình dục bị ép buộc mà có xu hướng không được bảo vệ.
 

Các ảnh hưởng đối với sức khỏe (Health effects)

Các biến chứng khi mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em gái có độ tuổi từ 15 đến 19 trên toàn cầu. Tuy nhiên, có sự giảm đáng kể về số lượng các ca tử vong ở tất cả các vùngkể từ năm 2000, đáng chú ý nhất ở Đông Nam Á, nơi tỷ lệ tử vong giảm từ 21 xuống còn 9 trên 100 000 bé gái. Khoảng 3 triệu ca phá thai không an toàn ở các cô gái trong độ tuổi từ 15-19 diễn ra mỗi năm, góp phần vào tử vong mẹ và dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài. Mang thai sớm làm tăng nguy cơ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trẻ sinh ra từ các bà mẹ dưới 20 tuổi phải đối mặt với một nguy cơ cao hơn 50% khi được sinh ra hoặc chết trong vài tuần đầu tiên so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ở độ tuổi từ 20-29. Các bà mẹ càng trẻ thì nguy cơ càng lớn cho trẻ, trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ vị thành niên cũng có nhiều khả năng có cân nặng khi sinh thấp và có nguy cơ bị ảnh hưởng lâu dài.

Các hậu quả đối với kinh tế và xã hội (Economic and social consequences)

Mang thai vị thành niên cũng có thể có các tác động kinh tế và xã hội tiêu cực đến trẻ em gái, gia đình và cộng đồng nhiều trẻ em gái mang thai phải bỏ học, một bé gái có ít hoặc không có học vấn có ít cơ hội để tìm việc làm, điều này cũng có thể có một chi phí kinh tế với một đất nước mất đi thu nhập hàng năm của một người phụ nữ trẻ để kiếm được việc làm trong cả cuộc đời nếu bé gái không có thai sớm.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

WHO công bố các hướng dẫn trong năm 2011 với Quỹ Dân số LHQ (UN Population Fund_UNFPA) về việc ngăn ngừa mang thai sớm và giảm kết quả sinh sản kém. Những khuyến nghị cho hành động này giúp các quốc gia có thể thực hiện với 6 mục tiêu chính: giảm kết hôn trước tuổi 18 (reducing marriage before the age of 18); tạo sự hiểu biết và hỗ trợ để giảm mang thai trước tuổi 20 (creating understanding and support to reduce pregnancy before the age of 20); tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai với các trẻ vị thành niên có nguy cơ do mang thai ngoài ý muốn (increasing the use of contraception by adolescents at risk of unintended pregnancy); giảm tình dục ép buộc trong thanh thiếu niên (reducing coerced sex among adolescents); giảm nạo phá thai không an toàn trong thanh thiếu niên (reducing unsafe abortion among adolescents); tăng cường sử dụng sự chăm sóc trước, trong và sau khi sinh con ở các trẻ vị thành niên (increasing use of skilled antenatal, childbirth and postnatal care among adolescents).

Hướng dẫn biện pháp tránh thai cho trẻ em vị thành niên

WHO cũng tham gia vào một loạt các nỗ lực chung với các cơ quan liên quan và các chương trình như sang kiến "H4 +" ​​bao gồm UNAIDS, UNFPA, UNICEF, Phụ nữ Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới. H4 + nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ hướng tới việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ_MDG 4 (giảm tử vong trẻ em) và 5 (cải thiện sức khỏe bà mẹ) vào năm 2015. Sáng kiếnkhắc phục những nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh tật và tử vong của các bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, trong đó có bất bình đẳng giới, hôn nhân trẻ em và hạn chế tiếp cận đến giáo dục cho trẻ em gái. H4 + gắn kết chặt chẽ với các chương trình y tế quốc gia và cung cấp một số hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các chính phủ.

 

 

Ngày 03/10/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích