Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 7 2 1
Số người đang truy cập
1 3 6
 
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra các hướng dẫn tránh thai mới

Ngày 6/3/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các quyền của con người phải được tôn trọng và bảo vệ khi phụ nữ tìm kiếm các dịch vụ tránh thai. WHO đưa ra các hướng dẫn mới cho những người làm chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế nhân ngày quốc tế phụ nữ (International Women’s Day) 8 tháng 3.

Hướng dẫn tránh thai mới của WHO

WHO ước tính có trên 220 triệu phụ nữ không thể đáp ứng nhu cầu với các biện pháp tránh thai hiện đại. Báo cáo của WHO cũng cho biết nhiều trong số này nằm trong số những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người nghèo, những người bị nhiễm HIV và những phụ nữ phải di dời chỗ ở bởi xung đột hoặc các nguyên nhân khác. Tiến sỹ Marleen Temmerman là một nhà sản khoa và là giám đốc về nghiên cứu và sức khoẻ sinh sản (Department of Reproductive Health and Research) của WHO nói: "Đây là lần đầu tiên có một hướng dẫn của WHO, nơi đó quyền con người thực sự nằm trong tiêu đề và trong nội dung của các hướng dẫn về sử dụng biện pháp tránh thai từ quan điểm y tế nhằm tìm kiếm sự an toàn là các tiêu chí đủ điều kiện y tế-những gì là chống chỉ định nhưng bây giờ chúng tôi hướng dẫn hoạt động theo hướng đảm bảo quyền con người trong các hướng dẫn biện pháp tránh thai". WHO đã phát triển các hướng dẫn trong năm qua: "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các nguyên tắc về quyền con người, chẳng hạn như sự chấp nhận, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, sự lựa chọn, sự đồng ý là cao trong các hướng dẫn" bà cho biết thêm. Hướng dẫn đề nghị cung cấp các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản (sexual and reproductive health services) cho phụ nữ và trẻ em gái, trong đó có thông tin về kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai (family planning information and contraceptive methods). Tiến sĩ Temmerman nói rằng việc tiếp cận tới các biện pháp tránh thai đã tăng lên trong chương trình nghị sự chính trị trong những năm gần đây: "Nếu bạn nhìn vào các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) thì mục tiêu thứ năm là giảm tử vong mẹ và tất nhiên điều đó không chỉ có liên quan đến chăm sóc tốt hơn, chăm sóc trước sinh tốt hơn, chăm sóc lúc đẻ tốt hơn, mà còn là các quyền của một người phụ nữ ra quyết định khi nào thì sẽ có thai và bao nhiêu con mà phụ nữ ấy muốn". Bà cho biết hàng triệu phụ nữ phải tìm kiếm sự cho phép của chồng khi sử dụng biện pháp tránh thai, trong khi các trẻ gái vị thành niên cần sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ, nhiều nam thanh niên cũng thiếu việc tiếp cận đến các biện pháp tránh thai hiện đại và trẻ em gái thường không có quyền trong việc quyết định có thai: "Nhiều phụ nữ bị ép trong quyết định của mình có thai hay không có thai bởi gia đình của họ: cha mẹ đẻ, chồng, mẹ chồng, xã hội, cộng đồng, những rào cản về văn hóa và tôn giáo nhưng đôi khi cũng do các chính phủ buộc họ thắt ống dẫn trứng, buộc triệt sản đối với một số phụ nữ và không cho phép tiếp cận với các biện pháp tránh thai khác". Bà nói thêm rằng các cô gái tuổi vị thành niên khi mang thai có thể phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng. WHO ước tính có khoảng 16 triệu cô gái tuổi từ 15 đến 19 sinh con mỗi năm, hầu hết tất cả các ca sinh đẻ này ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình: "Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều biến chứng khi mang thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân thực sự dẫn đến nhiều tử vong và mắc bệnh, điều đó tạo ra một gánh nặng sức khỏe rất lớn".

 

Bức ảnh được chụp ngày10/2/2014, người dân di cư tụ tập nhằm nâng cao nhận thức
và dịch vụ tại trại thuộc sứ mệnh y tế nông thôn quốc gia tại một ngôi làng Baralakhaiti
nằm rất xa trên bãi cát của sông Brahmaputra, khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc
Gauhati, Ấn Độ.
 

WHO báo cáo về một số vấn đề liên quan đến kết quả xấu cho trẻ vị thành niên khi mang thai bao gồm xuất huyết (hemorrhaging), lỗ dò trong sản khoa (obstetric fistula), HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infections) khác và rối loạn tâm thần (mental disorders) như trầm cảm (depression). Tiến sĩ Temmerman cho biết các quốc gia nơi mà phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với biện pháp tránh thai hiện đại về mặt tổng thế thường là tốt hơn so với các nước không có: "Tôi nghĩ những gì chúng ta phải làm là nhìn vào số liệu thống kê các quốc gia cung cấp giáo dục tình dục (sexuality education) và thông tin cho người dân và thanh niên trong các trường học, các quốc gia cung cấp dịch vụ thân thiện (friendly services) cho thanh thiếu niên và phụ nữ có những con số thấp nhất về mang thai ngoài ý muốn (unwanted pregnancies) cũng như tỷ lệ tử vong bà mẹ vì vậy họ làm tốt hơn nhiều để có sức khỏe tốt". Bà cho biết bên cạnh những lợi ích sức khỏe trong đầu tư vào các dịch vụ sinh sản, thì các quốc gia cũng được hưởng lợi về kinh tế bằng việc có một lực lượng lao động hiệu quả hơn.

Theo hướng dẫn mới của WHO các dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản sẽ giúp đảm bảo "cho người ra quyết định có đầy đủ thông tin và tôn trọng nhân phẩm, quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo mật và là điều nhạy cảm với nhu cầu cá nhân" (fully-informed decision-making and respect dignity, autonomy, privacy and confidentiality and be sensitive to individual needs).

Hướng dẫn mới về cách cung cấp thông tin và dịch vụ tránh thai của WHO

Ngày 6/3/2014. GENEVA-Trước ngày Quốc tế Phụ nữ (International Women’s Day) 8/3/2014, WHO đưa ra hướng dẫn mới nhằm giúp các nước bảo đảm các quyền con người được tôn trọng bằng việc cung cấp nhiều hơn cho các cô gái, phụ nữ và các cặp vợ chồng các thông tin và dịch vụ mà họ cần để tránh mang thai ngoài ý muốn. Ước tính có khoảng 222 triệu trẻ em gái và phụ nữ không muốn có thai, hoặc những người muốn trì hoãn việc mang thai tiếp theo, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Tiếp cận thông tin và dịch vụ tránh thai sẽ cho phép họ lập kế hoạch tốt hơn cho gia đình và cải thiện sức khỏe.

WHO hướng dẫn các khuyến cáo

Tiến sĩ Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng Giám đốc của WHO về sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em (WHO’s Assistant Director-General for Family, Women, and Children’s Health) cho biết: "Đảm bảo tính sẵn sàng và khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ mà họ cần là rất quan trọng, không chỉ để bảo vệ quyền lợimà còn là sức khỏe của họ". Hướng dẫn mới khuyến cáo rằng tất cả những người muốn tránh thai có thể có được thông tin chi tiết và chính xác và một loạt các dịch vụ như tư vấn cũng như các sản phẩm tránh thai. Hướng dẫn cũng nhấn mạnh sự cần thiết không được phân biệt đối xử, ép buộc hoặc bạo lực, đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo quyền tiếp cận ở những người hoàn cảnh khó khăn. Các biện pháp quan trọng khác là các chương trình giáo dục giới tính chính xác mang tính khoa học cho những người trẻ tuổi, trong đó có thông tin về cách sử dụng và có được các biện pháp tránh thai. Hướng dẫn nói rằng thanh thiếu niên có thể tìm kiếm các dịch vụ tránh thai mà không cần phải có được sự cho phép của cha mẹ hoặc người giám hộ. Nó cũng khuyến cáophụ nữ có thể yêu cầu đến các dịch vụ mà không cần phải có được sự cho phép của chồng. Hướng dẫn nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tôn trọng tính riêng tư của cá nhân, bao gồm bảo mật thông tin về y tế và các thông tin cá nhân khác. Theo Tiến sĩ Flavia Bustreo: "Thiếu biện pháp tránh thai đặt 6 trong số 10 phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, đảm bảo tính sẵn sàng và khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ mà họ cần là rất quan trọng, không chỉ để bảo vệ quyền lợi mà còn là sức khỏe của họ. Những trường hợp mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe với chính họ và và cuộc sống và sức khỏe của con cái họ".

Tiếp cận với các biện pháp tránh thai (Access to contraception)

Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, các biến chứng khi mang thai và sinh con là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi 15-19 tuổi. Thai chết lưu (Stillbirths) và chết trong tuần đầu tiên sau khi sinh là cao hơn 50% trong số những trẻ sinh ra từ các bà mẹ trẻ hơn 20 tuổi so với số trẻ sinh ra từ các bà mẹ có độ tuổi từ 20-29. Tiếp cận tới các biện pháp tránh thai cho phép các cặp vợ chồng khoảng cách có thai và cho phép những người muốn giới hạn kích thước của gia đình để làm như vậy. Bằng chứng cho thấy rằng những phụ nữ có nhiều hơn bốn đứa con có nguy cơ tử vong cao do biến chứng khi mang thai và sinh đẻ. Nhiều người hiện nay không thể tiếp cận với các dịch vụ tránh thai là người trẻ, người nghèo và người sống ở nông thôn và các khu ổ chuột ở đô thị. Những nỗ lực đang được tiến hành để giải quyết nhu cầu này, Hội nghị thượng đỉnh về Kế hoạch gia đình (The 2012 London Summit o­n Family Planning) năm 2012 ở London cam kết mở rộng các dịch vụ kế hoạch gia đình đến ít nhất 120 triệu người vào năm 2020.

"Mục tiêu toàn cầu đang tác động đến nhu cầu hành động cần thiết hơn nhằm tăng cường tiếp cận đến các biện pháp tránh thai hiện đại", Tiến sĩ Marleen Temmerman, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ sinh sản và nghiên cứu của WHO cho biết: "Nhưng chúng ta phải cẩn thận rằng những nỗ lực của chúng ta để đáp ứng những mục tiêu này không dẫn đến hành vi xâm phạm quyền con người, nó không chỉ làm gia tăng vể số lượng mà còn gia tăng về kiến thức, là quan trọng cho phụ nữ và nam giới để hiểu làm cách nào để tránh mang thai, được cung cấp một sự lựa chọn các phương pháp và hài lòng với phương pháp mà họ nhận được". Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (The International Conference o­n Population and Development) tổ chức tại Cairo vào năm 1994 nhấn mạnh tầm quan trọng của một cách tiếp cận dựa trên quyền con người đến kế hoạch hóa gia đình. 20 năm qua đã chứng kiến ​​một số lượng lớn các công việc đòi hỏi và xác định một cách tiếp cận dựa trên quyền con người đến các dịch vụ, bao gồm biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, đã có tương đối ít lời khuyên thực tế làm thế nào để làm như vậy, Hướng dẫnmới của WHO nhằm giải quyết lỗ hỏng đó. Hướng dẫn cũng cho thấy các cách để cải thiện chuỗi cung ứng và khả năng chi trả, đề nghị đào tạo bổ sung cho nhân viên y tế và vạch ra một loạt các bước để cải thiện việc tiếp cận ở các nơi bị khủng hoảng, tại các phòng khám HIV và trong quá trình chăm sóc trước và sau khi sinh. Hướng dẫn mới bổ sung các khuyến cáo hiện có của WHO về các chương trình sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản (sexual and reproductive health programmes), bao gồm hướng dẫn về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (maternal and newborn health), giáo dục giới tính (sexuality education), phòng chống nạo phá thai không an toàn (prevention of unsafe abortion) và năng lực cốt lõi trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary health care).

 

Ngày 25/03/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com và voanews.com
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích