Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Finance & Retail Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Đảng
Công đoàn-Nữ công
Đoàn thanh niên
Thể thao-Văn nghệ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 9 4 2 8
Số người đang truy cập
1 2 8
 Hoạt động Đảng & Đoàn thể Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh sưu tầm)
Hồ Chí Minh nói về Đảng và vấn đề đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bản thảo Di chúc (ngày 15/5/1965) của mình nhân dịp mừng 75 tuổi, Người đặc biệt nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư - Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người. Vì vậy Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng.

Đối với mọi người, phẩm chất này có hay không, có nhiều hay ít đều được thể hiện qua hoạt động thực tiễn, trong đời công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công việc người đó làm, những cương vị người đó đảm nhiệm. Trong cuộc sống, nếu sự dối trá vẫn còn tìm được nhiều chỗ ẩn náu, thì những thói lười biếng, xa phí, bất liêm, bất chính, hủ bại, sa đọa, thu vén lợi ích riêng tư, làm hại lợi ích chung… thì khó che giấu được con mắt của những người bình thường.

 

 Bác Hồ nêu tấm gương lớn về lối sống cần, kiệm, liêm, chính
(nguồn ảnh: w.w.w.qdnd.vn)

Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam. Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới, do sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra.

Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đối với mọi người. Nếu phẩm chất này đã cần thiết đối với con người Việt Nam khi đất nước còn phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược rất tàn bạo do chủ nghĩa thực dân đế quốc gây ra, thì lại càng cần thiết khi đất nước phát triển trong xây dựng hòa bình. Đây không phải chỉ là yêu cầu về đạo đức, mà còn là yêu cầu của chính sự phát triển kinh tế.

Theo Hồ Chí Minh thì:

 
 

Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có, và tìm mọi cách sửa chữa những khuyết điểm đó, như thế mới là một đảng mạnh dạn, chắc chắn, và chân chính.

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam", "không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ".

Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm, như:

" … Cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư…".

"Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm).

Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lạo.

Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử".

Người đã nhắc lại một số ý hay của Khổng, Mạnh:

Cụ Khổng tử nói: "Người mà không Liêm, không bằng súc vật".

Cụ Mạnh tử nói: "Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy".

Chính "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn".

Đối với mình - không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiên bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.

Đối với người - không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc - để công việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm; việc thiện thì việc nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân.

Về Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).

Đối lập với "chí công vô tư" là "dĩ công vi tư"; đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại.

 

Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" (ảnh sưu tầm) 

Chí công vô tư, về thực chất là nối tiếp Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Người giải thích:

"Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư".

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau. Có khi Hồ Chí Minh coi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi với nhau. Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào "gió vào nhà trống", "nước đổ vào chiếc thùng không đáy", "làm chừng nào xào chừng ấy", rốt cuộc "không lại hoàn không". Còn kiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển. Có khi Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người, thiếu một đức thì không thành người; cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một hướng thì không thành đất.

Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công vô tư, một lòng yêu nước, vì dân, vì Đảng, thì nhất định sẽ thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, và có được nhiều tính tốt khác. "Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm.

Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm".

Bồi dưỡng phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách: "Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục", và có thể "Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng".

Nhưng đây lại là vấn đề phức tạp, nói dễ làm khó, và trong cuộc sống vẫn thường hay vi phạm. Bởi vì nó đụng chạm đến nhiều mặt lợi ích cá nhân, tập trung nhất là chức, quyền, danh, lợi, mà nếu không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân thì bất cứ ai cũng có thể sa vào những hành vi vô đạo đức.

Ngày 15/05/2009
Ban Biên tập Website
(Theo Baobinhdinh.com.vn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích