Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 7 7 2
Số người đang truy cập
1 4
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Tác động biến đổi khí hậu tới sức khỏe-vấn đề nan giải và thích ứng

Biến đổi khí hậu là vấn đề nan giải không dễ giải quyết một sớm một chiều, mặc dù 21 lần hội nghị các bên (Conference of the Parties_COP) do Ủy ban chống biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc (UNFCCC) dẫn đầu đã nát nước tìm phương cách giải quyết nhưng kết quả vẫn“chờ ở tương lai”, đồng nghĩa với con người phải chấp nhận sống chung và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại do nó gây ra.

Theo Wikipedia, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn thập kỷ hay hàng triệu năm làm thay đổi thời tiết bình quân hay phân bố các sự kiện thời tiết quanh ở mức trung bình. Biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một phạm vi nhất định hay toàn cầu mà những năm gần đây được cho là hiện tượng trái đất nóng lên bởi gia tăng hoạt động phát thải khí nhà kính hay khai thác quá mức các bề mặt hấp phụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua môi trường xung quanh làm thay đổi sinh lý, tập quán, khả năng thích ứng và phản ứng của cơ thể với các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thần kinh, dị ứng; tác động gián tiếp đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền bệnh dịch như cúm gia cầm A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9, tả, tiêu chảy là điều kiện thuận lợi phát sinh một số bệnh nhiệt đới do véc tơ truyền (vector born diseases) như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, viêm não Nhật Bản và các bệnh lây truyền từ động vật sang người (Zoonoses).


H1

Biến đổi khí hậu tác động tới sức khoẻ-vấn đề nan giải

Theo WHO (Reviewed June 2016), biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội và môi trường, sức khỏe như không khí sạch, nước uống an toàn, đủ lương thực (sufficient food) và nơi trú ẩn an toàn (secure shelter). Tổ chức này ước tínhbiến đổikhí hậutoàn cầulàm hàng chục ngàn trường hợp tử vong mỗi nămphát sinh từcácdịch bệnh thường xuyên nbệnh tả, sự phân bố địa lý rộng hơn như sốt xuất huyết và các sự kiện thời tiếtcực đoannhư sóng nhiệtvà lũ lụt. WHO cho biết gần 7 triệu người mỗi năm chết vì các bệnh do ô nhiễm không khí (diseases caused by air pollution) như ung thư phổi, đột quỵ và dự đoán từ năm 2030 đến 2050 biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm khoảng 250.000 người chết mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng do nắng nóng. Gánh nặng dịch bệnh lớn nhất sẽ rơi vào trẻ em, phụ nữ, người già và người nghèo, tiếp tục mở rộng sự bất bình đẳng y tế hiện có giữa và trong các quần thể dân cư. Các chi phí thiệt hại trực tiếp cho sức khỏe (không bao gồm chi phí trong các lĩnh vực y tế xác định như nông nghiệp, nước và vệ sinh môi trường) được ước tính vào khoảng US$ 2-4 tỷ/năm vào năm 2030, những khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém chủ yếu là ở các nước đang phát triển có khả năng thấp nhất có thể để đối phó nếu không cần sự trợ giúp để chuẩn bị và đáp ứng. WHO cho rằng giảm lượng khí thải nhà kính thông qua vận chuyển, thực phẩm và năng lượng sử dụng lựa chọn tốt hơn có thể cải thiện sức khỏe, nhất là thông qua việc làm giảm ô nhiễm không khí.


H2

Biến đổi khí hậu(Climate change)

Hơn 5 thập kỷ (50 năm) qua hoạt động của con người, nhất là đốt nhiên liệu hóa thạch đã phát thải dư thừa số lượng carbon dioxide và các khí nhà kính khác làm tăng nhiệt khí quyển và ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Trong 100 năm qua thế giới nóng lên khoảng 0.750 C, mỗi thập kỷ trong 3 thập kỷ qua nhiệt độ trái đất liên tục nóng lên so với bất kỳ thập kỷ trước năm 1850. Mực nước biển dâng đang tăng lên, các sông băng đang tan chảy và lượng nước mưa đang thay đổi, các sự kiện thời tiết cực đoan (extreme weather events) đang trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn. Các nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát trở lại như hiện nay là do hiện tượng El Nino trong vòng 3 năm gần đây (2014-2016) mạnh nhất so với nhiều năm qua gây khô hạn làm tăng tích trữ nước và tăng nhiệt độ trung bình, chu kỳ phát triển (vòng đời) của muỗi ngắn hơn, tuổi thọ của muỗi kéo dài hơn và gia tăng mật độ muỗi

Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe là gì? (What is the impact of climate change o­n health?)

Mặc dù hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể mang lại một số lợi ích cục bộ như số ca tử vong mùa đông ít hơn ở vùng khí hậu ôn đới và tăng sản xuất lương thực trong khu vực nhất định nhưng về tổng thể những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sức khỏe có thể sẽ chiếm ưu thế áp đảo ảnh hưởng đến các yếu tố xã hội và môi trường của sức khỏe-không khí sạch, nước uống an toàn, đủ lương thực và nơi trú ẩn an toàn. Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình và cơ cấu bệnh tật đe dọa sức khỏe con người, nhất là với những người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương. Theo đó, hậu quả lớn nhất là làm thay đổi tập tính hoạt động của các vectơ truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt zika, sốt vàng và một số dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp làm hàng chục ngàn người mắc bệnh mỗi năm.

Nhiệt độ cực đoan (Extreme heat)

Nhiệt độ không khí tăng cao là nguyên nhân trực tiếp cho tử vong do tim mạch và hô hấp, nhất là 70.000 người tại châu Âu tử vong trong đợt nắng nóng mùa hè năm 2003; nhiệt độ cao cũng làm tăng nồng độ ozone và các chất ô nhiễm khác trong không khí mà làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch và hô hấp. Phấn hoa và mức độ dị ứng khác cũng cao hơn ở nhiệt độ cao có thể kích hoạt hen suyễn, ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người và nhiệt độ tăng liên tục sẽ làm gia tăng gánh nặng này. Ứng phó với nhiệt độ cực đoan, thỏa thuận Pa-ri (COP 21) năm 2015 về biến đổi khí hậu đã thống nhất hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2ºC (vào năm 2100) và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp (những năm 1850s). Các quốc gia thành viên đến năm 2018 phải có đánh giá về tác động toàn diện ngăn chặn nhiệt độ trái đất tăng lên và đệ trình kế hoạch cụ thể về cắt giảm khí CO2, theo đó nhóm nước phát triển không chỉ tiên phong trong cắt giảm khí phát thải mà còn phải dành tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2020. Sau đó, cứ mỗi 5 năm một lần mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ được xem xét lại để các nước phát triển sẽ phải đóng góp nhiều hơn từ năm 2025.

Như vậy đến năm 2020, thỏa thuận Paris mới bắt đầu có hiệu lực, trong khi Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho rằng những cam kết mà các quốc gia đưa ra sẽ không thể hạn chế được mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 2ºC chứ chưa nói là thấp hơn trong dài hạn. Đến thời điểm hiện nay, hoạt động gây ô nhiễm của con người đã làm nhiệt độ bề mặt trái đất tăng 1ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp, để có 2/3 cơ hội đạt được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 2ºC, lượng khí thải phải giảm từ 40-70% vào giữa thế kỷ này, còn nếu muốn đạt mục tiêu 1,5ºC các nước phải cắt giảm từ 70-95% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Thiên tai và thay đổi lượng mưa (Natural disasters and variable rainfall patterns)

Trên thế giới số lượng báo cáo thiên tai liên quan đến thời tiết tăng gấp 3 lần từ năm 1960, mỗi năm thiên tai làm hơn 60.000 trường hợp tử vong, chủ yếu là ở các nước đang phát triển. Mực nước biển dâng và các sự kiện thời tiết ngày càng cực đoan (rising sea levels and increasingly extreme weather events) sẽ phá hủy nhà cửa, cơ sở y tế và các dịch vụ thiết yếu khác. Hơn một nửa dân số thế giới sống trong phạm vi 60 km bờ biển có thể bị buộc phải di chuyển do đó làm tăng một loạt nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, rối loạn tâm thần và các bệnh truyền nhiễm. Càng ngày sự thay đổi lượng mưa càng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt, thiếu nước an toàn cùng vấn đề vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, mỗi năm giết chết gần 760.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trường hợp cực đoan hơn, thiếu nước dẫn đến hạn hán và nạn đói. Vào cuối thế kỷ 21, thay đổi khí hậu có thể có thể làm tăng tần suất và cường độ của hạn hán ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Lũ lụt cũng đang gia tăng về tần suất và cường độ gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt, tăng nguy cơ dịch bệnh từ nước (water-borne diseases) và tạo ra khu vực sinh sản cho các loài véc tơ truyền bệnh (vector-born diseases); đồng thời gây ra đuối nước và chấn thương thể chất, thiệt hại nhà cửa, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ y tế và sức khỏe (drownings and physical injuries, damage homes and disrupt the supply of medical and health services). Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể sẽ làm giảm sản xuất lương thực ở nhiều khu vực nghèo nhất làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng (malnutrition and undernutrition) mà hiện nay gây ra 3,1 triệu ca tử vong mỗi năm.


Tác động biến đổi khí hậu đến mô hình bệnh tật toàn cầu

Mô hình bệnh tật (Patterns of infection)

 Điều kiện khí hậu ảnh hưởng lớn đến các bệnh lây truyền từ nước (water-borne diseases), các bệnh lây truyền qua véc tơ (vector-born diseases), ốc sên (snails) và động vật máu lạnh (cold blooded animals) khác. Biến đổi khí hậu có thể sẽ kéo dài mùa truyền bệnh do sinh vật quan trọng và thay đổi phạm vi địa lý của chúng (changes in climate are likely to lengthen the transmission seasons of important vector-borne diseases and to alter their geographic range). Sốt rét bị ảnh hưởng mạnh bởi khí hậu (malaria is strongly influenced by climate), lan truyền bởi muỗi Anopheles giết chết gần 600.000 người mỗi năm, chủ yếu trẻ em châu Phi dưới 5 tuổi. Véc tơ muỗi Aedes sốt xuất huyết cũng rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, nghiên cứu cho rằng biến đổi khí hậu có thể tiếp tục gia tăng tiếp xúc với sốt xuất huyết trên phạm vi toàn cầu, nhất là ở các quốc gia có lưu hành bệnh. . Theo cảnh báo của UNFCCC, trong vòng 50 năm tới (những thập kỷ cuối thế kỷ này) sẽ có khoảng 3,5 tỷ dân toàn cầu phải đối mặt với nguy cơ sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và thay đổi khí hậu, sốt xuất huyết dengue sẽ gia tăng ở các nước đang phát triển. Theo WHO dịch bệnh nguy hiểm hầu như đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới, những vùng xưa kia thuộc khí hậu lạnh bây giờ cũng xuất hiện các bệnh nhiệt đới (tropical diseases). Cùng với đó, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân ấm lên toàn cầu và tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.


Ngày càng phổ biến các dịch bệnh truyền qua véc tơ hoặc từ động vật truyền sang người

Đo lường những tác động tới sức khoẻ (Measuring the health effects)

Đo lường những tác động tới sức khoẻ do biến đổi khí hậu chỉ có thể là ước lượng, tuy nhiên đánh giá của WHO giả định rằng tăng trưởng kinh tế và cải thiện y tế vẫn được tiếp tục thì thay đổi khí hậu sẽ gây ra thêm khoảng 250.000 người chết mỗi năm từ năm 2030 đến năm 2050; 38.000 người cao tuổi chết vì nhiệt độ cực đoan, 48.000 do tiêu chảy, 60.000 do sốt rét và 95.000 do suy dinh dưỡng ở trẻ em.


Đối tượng nguy cơ với biến đổi khí hậu thường là người nghèo và dễ bị tổn thương

Ai có nguy cơ? (Who is at risk?)

Tất cả người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhưng một số người sẽ dễ tổn thương hơn một số người khác. Người dân sống ở các đảo quốc đang phát triển và các vùng ven biển khác, các thành phố lớn và các khu vực miền núi và vùng cực là đặc biệt dễ bị tổn thương. Trẻ em,đặc biệt là trẻ em sống ở các nước nghèo là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương về sức khoẻ nhất. Những ảnh hưởng sức khỏe cũng được dự kiến sẽ nghiêm trọng hơn cho người cao tuổi và người khuyết tật bệnh, những khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém-chủ yếu là ở các nước đang phát triển sẽ ít có khả năng thích nghi nhất nếu không có sự chuẩn bị và thích ứng.


H4

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Đáp ứng của WHO (WHO response)

Thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe con người, WHO đã đưa ra nhiều chính sách và lựa chọn cá nhân có khả năng làm giảm lượng phát thải khí nhà kính, tạo ra sức khỏe đồng lợi ích (health co-benefits) lớn như hệ thống năng lượng sạch hơn (cleaner energy systems), thúc đẩy việc sử dụng an toàn giao thông công cộng và các phong trào hoạt động (promoting the safe use of public transportation and active movement) như đi xe đạp hoặc đi bộ là giải pháp thay thế cho việc sử dụng phương tiện cá nhân có thể làm giảm lượng khí thải carbon, đồng thời cắt giảm gánh nặng ô nhiễm không khí trong nhà (household air pollution) là nguyên nhân gây ra 4.300.000 ca tử vong mỗi năm và ô nhiễm không khí môi trường (ambient air pollution) gây ra khoảng 3,7 triệu ca tử vong mỗi năm.Trong năm 2015, WHO xác nhận kế hoạch hành động mới về biến đổi khí hậu và sức khỏe (Executive Board endorsed a new work plan o­n climate change and health) bao gôm hợp tác (partnerships): phối hợp với các cơ quan đối tác trong hệ thống Liên Hợp Quốc (UN) và đảm bảo sức khỏe được đại diện đúng đắn trong các chương trình nghị sự biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức (awareness raising): cung cấp và phổ biến thông tin về các mối đe dọa mà biến đổi khí hậu quà cho sức khỏe con người và cơ hội để tăng cường sức khỏe trong khi cắt giảm lượng khí thải carbon; khoa học và bằng chứng (science and evidence): để phối hợp các ý kiến ​​của các bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe, phát triển một chương trình nghiên cứu toàn cầu; hỗ trợ cho việc thực hiện các phản ứng y tế công cộng với sự thay đổi khí hậu (support for implementation of the public health response to climate change): hỗ trợ các nước xây dựng năng lực làm giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho biến đổi khí hậu và tăng cường sức khỏe trong khi giảm lượng khí thải carbon.


Tổng Giám đốc WHO-TS. Margaret Chan tại Hội nghị toàn cầu lần thứ hai về sức khỏe và khí hậu

Tại Hội nghị toàn cầu lần thứ hai về sức khỏe và khí hậu (Second Global Conference o­n Health and Climate) do Chính phủ Pháp-quốc gia chủ trì hội nghị các bên lần thứ 21 (COP21) năm 2015 đề xuất các hành động quan trọng đối với việc thực hiện các Hiệp định Paris để giảm nguy cơ sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu. Hội nghị nhấn mạnh lợi ích chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn nhằm làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm khí hậu và không khí cũng như cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ sở y tế ở các nước có thu nhập thấp, trong đó ngành y tế cố gắng thúc đẩy các công nghệ và cơ sở y tế có nồng độ các-bon thấp có thể đồng thời cải thiện việc cung cấp dịch vụ và giảm chi phí cũng như tác động do khí hậu và môi trường. Hội nghị kêu gọicác nước phải áp dụng một cách tiếp cận mới để liên kết đánh giá kinh tế y tế và biến đổi khí hậu bằng cách tính toán các chi phí chăm sóc sức khỏe tránh được, khi các quốc gia đầu tư vào giảm thiểu phát thải khí hậu và bảo vệ trước các rủi ro khí hậu. Để đáp ứng yêu cầu này, WHO công bố một nhóm làm việc mới (new working group) có nhiệm vụ làm rõ cách tiếp cận mới để gắn kết kinh tế y tế và biến đổi khí hậu. đồng thời khuyến cáo rằng các nước đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ sức khỏe trước các rủi ro liên quan đến khí hậu như các sự kiện thời tiết cực đoan, sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm và các nguồn năng lượng sạch, hệ thống giao thông bền vững hơn và quy hoạch đô thị mà còn làm giảm nguy cơ lớn về sức khỏe, ô nhiễm không khí ở các thành phố và trong nhà. Hội nghị khuyến nghị tập trung mở rộng quy mô tài chính về biến đổi khí hậu và sức khỏe thông qua các nguồn bổ sung và các cơ chế hiện có và các nguồn lực dành cho thích ứng biến đổi khí hậu.


WHO ban hành nhiều ấn phẩm và hướng dẫn phòng chống bệnh tật do sức khỏe môi trường

Hợp tác của WHO và WMO về sức khỏe và khí hậu

Tổng thư ký Petteri Taalas của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ hai về sức khỏe và khí hậu: "Xây dựng xã hội lành mạnh thông qua việc thực hiện các Hiệp định Paris" (Building Healthier Societies through implementation of the Paris Agreement) cho rằng thực hiện Hiệp định Paris sẽ có tác động lớn về chính sách y tế công cộng như các quốc gia hành động và "quyền sức khỏe" (the right to health) sẽ là trung tâm của hành động bao gồm cắt giảm tỷ lệ tử vong trong hơn 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới mỗi năm. Ông Taalas cho biết: "Hiệp định Paris là một thỏa thuận tuyệt vời nhưng chúng ta cần phải thực hiện điều đó để thay đổi hành vi, nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì về biến đổi khí hậu thì sự tăng nhiệt độ 8-90C sẽ tồn tại hàng ngàn năm và tôi không muốn đó là di sản mà hành tinh này để lại cho các thế hệ con cháu chúng ta". Theo ông, hành động khẩn cấp cần được nhấn mạnh về các tình trạng tăng nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ kỷ lục, băng tan ở biển Bắc Cực và sông băng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và lũ lụt.


Thông điệp chống biến đổi khí hậu của WMO nhân ngày khí tượng thế giới năm 2016

WMO và WHO thiết lập một văn phòng chung cho khí hậu và sức khỏe theo khung toàn cầu về dịch vụ khí hậu trong năm 2014 để tăng cường sự phối hợp hoạt động để đáp ứng những thách thức ngày càng tăng, các văn phòng đã không ngừng cộng tác chặt chẽ giữa các ngành khí hậu và sức khỏe trong một số quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ cũng như các sáng kiến​​hỗ trợ như “Mạng toàn cầu nhiệt thông tin y tế” (Global Heat Health Information Network) gần đây đưa ra để thúc đẩy việc sử dụng nhiệt hướng dẫn về sức khỏe và kế hoạch hành động, đặc biệt là ở Nam Á. Theo đó, WMO sẽ làm việc với WHO để tăng cường hợp tác giữa các cộng đồng khí hậu và sức khỏe trong các lĩnh vực như quan sát chất lượng không khí để tăng cường giám sát về tác động của các chất ô nhiễm đối với sức khỏe con người (air quality observations to improve the monitoring of the impact of pollutants o­n human health); các dịch vụ thời tiết tốt hơn dự báo và giúp đỡ trong việc quản lý sức khỏe của đợt nóng, bão nhiệt đới và bão ven biển (better weather services to forecast and help in the health management of heatwaves, tropical cyclones and coastal storms); nhiều dịch vụ khí hậu hơn như triển vọng theo mùa có thể giúp dự đoán các bệnh sốt rét, viêm màng não và sốt xuất huyết cũng như sự bùng phát của các bệnh khí hậu nhạy cảm khác (more climate services such as seasonal outlooks which can help predict the malaria, meningitis and dengue fever season as well as outbreaks of other climate-sensitive diseases).


H6

Tổng Thư ký WMOcho rằng sự hợp tác là rất quan trọng cho sự thành công của Hiệp định Paris và chương trình nghị sự phát triển bền vững khi đặt mục tiêu đầy tham vọng nhằm kiềm chế phát thải khí nhà kính để giữ sự nóng lên toàn cầu dưới 2°C và cam kết quốc gia để tăng cường thích ứng bao gồm một chiến lược toàn cầu đầu tư cho khả năng phục hồi sức khỏe (a global strategy for health resilience investments); hướng dẫn về vai trò của ngành y tế trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu (Guidance o­n the role of the health sector in climate change mitigation); một cách tiếp cận kinh tế để đánh giá giá trị và sức khỏe "đồng lợi ích" của các biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như tiết kiệm từ việc đầu tư vào hệ thống y tế khí hậu đàn hồi (an economic approach to assess and value the health “co-benefits” of climate change mitigation measures, as well as savings from investments in climate resilient health systems); một kế hoạch phối hợp nhằm giám sát quốc tế về sự tiến bộ trong việc thích ứng và giảm nhẹ sức khỏe ở cấp quốc gia (a co-ordinated plan for international monitoring of progress in health adaptation and mitigation at country level); một nền tảng toàn cầu để tham gia với xã hội dân sự, các nhà khoa học và cộng đồng y tế toàn cầu rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy hành động ở sức khỏe và khí hậu (a global platform to engage with civil society, scientists, and the wider global health community to promote action at the health and climate nexus).


Việt Nam là 1 trong số 5 quốc gia thế giới chịu tác động nặng nhất của biến đổi khí hậu

Ứng phó của ngành y tế Việt Nam

Theo Bộ Y tế (MOH), ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành y tế đã nước ta đã xây dựng kế hoạch tổng thể giảm nhẹ các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe người dân tập trung vào các khu vực dễ bị ảnh hưởng; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để giám sát bệnh dịch mới nổi và tái nổi; xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức nhân dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe và nguy cơ phát sinh dịch bệnh và các biện pháp ngăn chặn. Đặc biệt để ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Y tế đã hợp tác quốc tế “Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)” bao gồm Việt Nam, Lào và Camphuchia.


Hội thảo ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS)

Nội dung ứng phó tập trung vào các nội dung đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sức khỏe như đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới mô hình bệnh tật, tới sức khỏe người dân, tập trung vào các bệnh do nhiệt độ cao, sóng nhiệt, bệnh truyền qua nước, truyền qua vật chủ trung gian, dinh dưỡng cộng đồng; đánh giá khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đến sức khỏe.


Diễn tập ứng phó với thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu

Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành y tế như xây dựng hệ thống cảnh báo tình hình dịch bệnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai các hoạt động cấp cứu ứng phó với các thảm họa, thiên tai (tai nạn, chấn thương, dịch bệnh…), xây dựng và lựa chọn các mô hình cung cấp dịch vụ y tế đáp ứng với thiên tai, thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên; xây dựng và triển khai các mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các vùng bị ảnh hưởng; tổ chức các cuộc diễn tập của ngành y tế thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.


Chống biến đổi khí hậu trước hết phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ y tế

Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe và thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu như phổ biến, quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành y tế về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho tất cả các đơn vị trong ngành y tế. Tổ chức các hoạt động truyền thông cho cán bộ, nhân viên ngành y tế và cộng đồng về biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó; đa dạng hóa các nội dung và hình thức tuyên truyền nhằm chuyển tải hiệu quả các thông điệp bảo vệ sức khỏe thông quan giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tới cộng đồng. Hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực bao gồm lồng ghép, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của ngành, sửa đổi bổ sung và ban hành các văn bản về ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành trong việc biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, phát hiện, dự phòng và điều trị các bệnh tật do biến đổi khí hậu gây ra. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý trên cơ sở hệ thống mạng lưới cán bộ sẵn có từ trung ương đến địa phương thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế; xây dựng, biên soạn và in ấn các tài liệu đào tạo, tập huấn về ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên môn trong ngành y tế về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe người dân và các hoạt động của ngành y tế.

 

Ngày 08/08/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, WMO, MOH và Wikipedia)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích