Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 3 9 8 9
Số người đang truy cập
3 7 6
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Những sự kiện sức khỏe môi trường, biến đổi khí hậu tháng 3/2016 và chiến lược làm giảm gánh nặng bệnh tật do môi trường

Có thể nói tháng 3/2016 là tháng của những sự kiện sức khỏe môi trường và biến đổi khí hậu vì diễn ra nhiều sự kiện quốc tế liên quan đến lĩnh vực này như giờ trái đất (19/3), ngày nước thế giới (22/3), ngày khí tượng thế giới (23/3), ngày sinh vật hoang dã thế giới (3/3), ngày quốc tế về rừng (21/3)... Những sự kiện này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi Việt Nam cũng như thế giới đang phải gồng mình khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu (El Nino) gây hạn hán, xâm nhập mặn do nước biển dâng… nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Các sự kiện quốc tế lên quan đến môi trường và khí hậu tháng 3/2016

Giờ Trái đất 2016 (Earth Hour)

Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wildlife Fund_WWF), Giờ Trái đất (Earth Hour) là một sự kiện quốc tế diễn ra hằng năm nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng hướng tới một tương lai bền vững bằng cách tắt điện trong vòng 1 tiếng đồng hồ (từ 20h30 đến 21h30) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.

Năm 2007, WWF hợp tác với thành phố Sydney (Australia) tổ chức sự kiện đầu tiên về nhận thức biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới với số người tham gia 2,2 triệu người, đến năm 2008 có hơn 50 triệu người ở 35 quốc gia tham gia, năm 2009 hơn 1 tỷ người tham gia. Sự kiện này đã trở thành một phong trào phát triển bền vững toàn cầu và chỉ cần 9 năm sau đó, đến 2016 sự kiện này đã diễn ra ở 178 quốc gia và vùng lãnh thổ làm nó trở thành lễ hội lớn nhất cho hành tinh để mỗi cá nhân làm những gì có thể để cùng tiết kiệm năng lượng điện và chống biến đổi khí hậu do phá hủy môi trường.


Nhà hát Opera và cầu cảng Sydney (Australia) trước và sau khi tắt điện

Với chủ đề “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”, ngày 19/3/2016 Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2016 ở Hà Nội và nhiều thành phố lớn trong cả nước. Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 60 phút tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết đã tiết kiệm được 451MW, tương đương với 732 triệu đồng.


Hướng tới tương lai sử dụng 100% năng lượng tái tạo, Giờ Trái Đất năm 2016 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng khốc liệt ngay chính trên đất nước chúng ta nhưng để thực sự tiết kiệm năng lượng điện đem lại “môi trường sạch” cho trái đất các hành động này không chỉ mang tính phong trào trong một thời điểm nhất định mà cần có ý thức thực hiện mọi nơi, mọi lúc.


Ngày nước thế giới (World Water Day)

Theo Ủy ban Nướccủa Liên Hợp Quốc(UNWater), chủ đề ngày nước thế giới năm 2016 (World Water Day 2016)là “nước và việc làm” (Water and Jobs) và quy định 22 tháng 3 hàng năm là Ngày Nước thế giới nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt trong tương lai. Theo đó, mỗi năm ngày nước thế giới nhấn mạnh một chủ đề khác nhau và chủ đê năm 2016 là nước và việc làm nhưng hiểu làm sao cho đúng ý nghĩa ngày nước thế giới năm nay khi hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng! Với thông điệp “Better Water, Better Jobs”, tổ chức này muốn phát đi thông điệp để cộng đồng thế giới biết bảo vệ nguồn nước của mình.

UN World Water Day 2016: Better Water, Better Jobs

“Nước tốt hơn, công việc tốt hơn” (Better Water, Better Jobs)

Năm 2016, UNWater sẽ phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiến hành các hoạt động kỷ niệm tại Geneva, Switserland nhằm thúc đẩy các quyền tại nơi làm việc, khuyến khích các cơ hội làm việc bền vững, tăng cường bảo vệ và đối thoại về các vấn đề liên quan đến việc làm. Theo UN Water, hiện nay gần một nửa số người lao động trên thế giới (khoảng 1,5 tỷ người) đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và phụ thuộc vào nguồn nước nhưng hàng triệu người làm các công việc liên quan đến nguồn nước lại không được công nhận hoặc không được bảo vệ bởi các quyền lao động cơ bản, vì vậy chủ đề năm 2016 “Nước và Việc làm” có ý nghĩa hiển thị như thế nào đủ số lượng và chất lượng nước có thể thay đổi cuộc sống và sinh kế của người lao động, thậm chí biến đổi xã hội và nền kinh tế.Trong số các hoạt động khác, Báo cáo Phát triển thế giới nước UN năm 2016 (United Nations World Water Development Report 2016) sẽ được đưa ra trong lễ kỷ niệm, Ngày nước thế giới năm 2017 sẽ tập trung vào chủ đề nước thải và năm 2018 sẽ xoay quanh các giải pháp thiên nhiên dựa trên nước (World Water Day in 2017 will be around waste water and in 2018 around Nature-based solutions for water). Trong thông điệp cho Ngày Nước thế giới, ông Guy Ryder-Tổng Giám đốc ILO và Chủ tịch của UN-Water đã kêu gọi cải thiện điều kiện cho người lao động nước và nhấn mạnh rằng việc cải thiện tính sẵn sàng và quản lý của các nước liên kết trực tiếp đến việc tạo ra công ăn việc làm chất lượng.


Theo UN, mỗi năm khoảng nửa triệu trẻ sơ sinh chết vì thiếu nước sạch và dự báo đến năm 2025 có khoảng 2/3 dân số trên toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước, vì vậy phát triển nước bền vững ngày càng trở nên cấp bách và gay gắt hơn bao giờ hết đòi hỏi phải mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu, trong đó tài nguyên nước đóng một vai trò then chốt và không thể tách rời khỏi phát triển bền vững, nhất là vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Theo WHO, 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường, 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này. Theo Bộ Y tế (MOH), ở Việt Nam ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ, trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, cơ thể kém phát triển, có thể dẫn tới tử vong nhất là trẻ em. Báo cáo thống kê các bệnh truyền nhiễm của MOH cho biết 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém,10 trong số 26 bệnh truyền nhiễm gây đại dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất theo thứ tự là cúm gà, tiêu chảy, hội chứng lỵ, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amip, HIV/AIDS, viêm gan virus, thủy đậu, … Như vậy, khoảng một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cần phải tập trung hơn nữa cho việc cải thiện các điều kiện cấp nước và vệ sinh như là một trong các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước khống chế và giảm tỷ lệ mắc của các bệnh dịch này.

Từ đó hơn 20 năm qua, Ngày Nước thế giới được tổ chức trên toàn thế giới với những chủ đề khác nhau cho mỗi năm như Nước và việc làm (2016), Nước và phát triển bền vững (2015), Nước và năng lượng (2014), Hợp tác vì nước (2013), Nước và an ninh lương thực (2012), Nước cho phát triển đô thị (2011), Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh (2010), Chia sẻ nguồn nước và chia sẻ cơ hội (2009), Năm quốc tế về vệ sinh (2008), Đối phó với tình trạnh khan hiếm nước (2007), Nước và văn hóa (2006), Nước cho cuộc sống 2005-2015 (2005), Nước và thiên tai (2004), Nước cho tương lai (2003), Nước để phát triển (2002), Nước và sức khỏe (2001), Nước cho thế kỷ 21 (2000), Mọi người đều ở “hạ lưu” (1999), Nước ngầm - nguồn tài nguyên vô hình (1998), Nước trên thế giới liệu có đủ? (1997), Nước cho các thành phố đang khát (1996), Nước và phụ nữ (1995), Chăm sóc tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi người (1994).


Tình trạng khô hạn và thiếu nước ở Việt Nam đã đạt mức báo động

Việt Nam hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2016

Ngày nước thế giới năm nay diễn ra trong bối cảnh Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải hứng chịu những đợt hạn hán kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân khách quan là do khí hậu thời tiết bất thường (hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2015 đến nay) gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc thiếu hụt cùng nguyên nhân chủ quan do con người gây ra tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước; quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước lại bố trí xây dựng công trình lớn...


Rừng đầu nguồn bị chặt phá không thương tiếc là nguyên nhân chủ quan dẫn đến khô hạn nặng

TheoBộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Việt Nam hưởng ứng Ngày nước thế giới 2016 tại thành phố Thanh Hóa đúng vào ngày 22/3/2016 trong bối cảnhtình trạng khô hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra khốc liệt ở lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt nước ta nằm ở cuối các lưu vực sông lớn nên nguồn tài nguyên nước đứng trước rất nhiều thách thức do lệ thuộc vào thượng nguồn sông Mê Kông từ Trung Quốc, Myanmar, Lao PDR, Cambodia. Nhận thức rõ điều này, Việt Nam luôn nỗ lực trong đàm phán hợp tác quốc tế nhằm xây dựng cơ chế hợp tác quản lý hài hoà nguồn nước giữa các quốc gia, đồng thời kêu gọi các địa phương trong nước cam kết xây dựng những chính sách đảm bảo an ninh nước hướng tới phát triển xã hội bền vững; nhận thức sâu sắc yêu cầu cấp bách phải bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên nước; quán triệt tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm duy trì và phát triển nguồn nước, nguồn sinh thủy cho các dòng sông, hồ chứa để cấp nước, phòng chống lũ hiệu quả hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho cả các khu vực rộng lớn ở hạ du để bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.


Tranh cổ động mang thông điệp Ngày nước Thế giới năm 2016 của Việt Nam

Ngày khí tượng thế giới (World Meteorological Day)

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization_WMO), hàng năm thế giới cùng kỷ niệm ngày Khí tượng thế giới giới (World Meteorological Day)vào ngày 23 tháng 3, ngoài ý nghĩa kỷ niệm ngày bản Công ước thành lập có hiệu lực vào năm 1950 còn là dịp để tôn vinh những đóng góp của ngành khí tượng thủy văn trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Ngày nay trước thách thức biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên khó lường và không còn quy luật như các siêu bão, triều cường, mưa đá và băng tuyết, sự gia tăng nhiệt độ đang ngày càng lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn cùng với tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống kinh tế và sức khỏe của nhân dân.


Theo các kịch bản phân tích và dự báo về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiên tai có nhiều biểu hiện bất thường và phức tạp hơn, đa dạng về loại hình, gia tăng về cường độ và tần suất. Theo số liệu thống kê hơn 30 năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước gây nhiều tổn thất về người và tài sản, mỗi năm trung bình làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, WMO là dịp để đưa ra những cảnh báo, dự báo kịp thời để giảm nhẹ được rủi ro thiên tai, hạn hán.


Các sự kiện quốc tế liên quan đến môi trường khác

Ngoài những sự kiện nêu trên, một số sự kiện quốc tế liên quan đến tài nguyên môi trường trong tháng 3/2016 cũng cần được quan tâm như Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã (World Wildlife day) do WWF tổ chức vào 3/3 hàng năm nhằm bảo vệ động vật hoang dã trong khi một số loài động vật quý hiếm như voi, tê giác một sừng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì những hành vi săn bắn trái phép để lấy sừng, lấy ngà và môi trường sống của chúng bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc phá rừng bừa bãi.


Ngày quốc tế về rừng (International Day of Forest) diễn ra vào 21/3 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tất cả các loại rừng và cây cối bên ngoài hệ thống rừng. Theo WWF, khoảng 1,6 tỉ người cùng 2.000 văn hóa bản địa phụ thuộc vào rừng và 3/4 lượng nước ngọt của thế giới có nguồn gốc từ rừng. Cùng với đó, rừng có chức năng ngăn ngừa sạt lở, chống xói mòn và hạn chế thiệt hại do bão lũ, sóng thần gây ra do đó bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Rừng còn là nơi chứa các-bon lớn nhất sau các đại dương nhưng tệ nạn phá rừng đang ở mức báo động với 13 triệu héc-ta rừng bị phá hủy mỗi năm chiếm gần 20% lượng khí thải CO2 do con người tạo ra làm ảnh hưởng đến sự bền vững của trái đất và là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, việc bảo tồn và quản lý rừng một cách bền vững là vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Ngày Quốc tế bảo vệ rừng là cơ hội cam kết giảm nạn chặt phá rừng, duy trì rừng tự nhiên và hướng tới một tương lai phục hồi khí hậu toàn cầu.


Ô nhiễm không khí trong nhà cũng đóng góp làm cho môi trường sức khỏe không lành mạnh

Môi trường sức khỏe không lành mạnh và Chiến lược giảm gánh nặng bệnh tật do môi trường của WHO

Môi trường sức khỏe không lành mạnh (unhealthy environments)

Ngày 15/3/2016|GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính khoảng 12,6 triệu người đã chết do sống hay làm việc trong môi trường sức khỏe không lành mạnh (unhealthy environments) trong năm 2012, chiếm gần 1/4 (25%) tổng số tử vong toàn cầu. Các yếu tố nguy cơ về sức khỏe môi trường như ô nhiễm không khí, nước và đất (air, water and soil pollution); phơi nhiễm hóa chất (chemical exposures), biến đổi khí hậu (climate change) và bức xạ tia cực tím (ultraviolet radiation) đóng góp hơn 100 danh mục bệnh và các chấn thương.


Báo cáo của WHO “Ngăn ngừa bệnh tật thông qua môi trường lành mạnh: một đánh giá toàn cầu về gánh nặng bệnh tật từ rủi ro môi trường(Preventing disease through healthy environments: a global assessment of the burden of disease from environmental risks). Thông điệp chính nổi lên từ việc đánh giá toàn diện toàn cầu mới này là tử vong sớm và bệnh tật có thể được ngăn chặn thông qua môi trường lành mạnh hơn (premature death and disease can be prevented through healthier environments) đến một mức độ đáng kể, phân tích các dữ liệu mới nhất về mối liên hệ với môi trường bệnh và các tác động tàn phá của các mối nguy hiểm và rủi ro môi trường đến sức khỏe toàn cầu được hỗ trợ bởi ý kiến chuyên gia thì báo cáo này bao gồm hơn 100 danh mục bệnh và chấn thương. Các phân tích cho thấy 23% các ca tử vong trên toàn cầu và 26% các ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do các yếu tố môi trường sửa đổi, 68% các ca tử vong liên quan có thể được ước tính bằng các phương pháp đánh giá rủi ro so sánh dựa trên bằng chứng, những đánh giá của phơi nhiễm môi trường khác đã được hoàn thành thông qua ý kiến chuyên gia.


Đột quỵ, thiếu máu cục bộ tim bệnh, tiêu chảy và các bệnh ung thư đứng hàng đầu danh mục NCDs. Người dân ở các nước có thu nhập thấp chịu gánh nặng bệnh tật lớn nhất với ngoại lệ của NCDs, những đánh giá này nên thêm động lực để phối hợp các nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy môi trường lành mạnh-thường là thông qua thiết lập tốt, can thiệp hiệu quả. Phân tích này sẽ thông báo cho những người muốn hiểu rõ hơn về tinh thần chuyển đổi của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) đã được Thủ trưởng Chính phủ các quốc gia đồng ý thông qua vào tháng 9/2015, mà theo đó các kết quả phân tích nhấn mạnh tầm quan trọng cấp bách của hành động liên ngành mạnh mẽ hơn để tạo ra môi trường sức khỏe lành mạnh góp phần vào cải thiện bền vững cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.


Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) đóng góp lớn nhất số ca tử vong liên quan đến môi trường (Noncommunicable diseases contribute to largest share of environment-related deaths)

Ấn bản lần hai (The second edition) của Báo cáo "Phòng chống bệnh thông qua môi trường lành mạnh: một đánh giá toàn cầu về gánh nặng bệnh tật từ rủi ro môi trường" (Preventing disease through healthy environments: a global assessment of the burden of disease from environmental risks)cho biết từ khi báo cáo đầu tiên được ban hành cách đây một thập kỷ, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) chủ yếu do ô nhiễm không khí bao gồm cả phơi nhiễm khói thuốc lá thụ động (second-hand tobacco smoke) chiếm 8,2 triệu trong số ca tử vong này. Các NCDs như đột quỵ, tim, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính hiện chiếm lên tới gần 2/3 tổng số ca tử vong do môi trường sức khỏe không lành mạnh.Đồng thời, tử vong do các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy và sốt rét thường liên quan đến tình trạng nước và vệ sinh môi trường kém, xử lý chất thải giảm. Tăng khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường đã có đóng góp quan trọng cho sự sụt giảm này, bên cạnh đó việc tiếp cận tốt hơn đến việc tiêm chủng, màn tẩm hóa chất diệt côn trùng và các loại thuốc thiết yếu.


Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Môi trường lành mạnh hơn: con người sống khỏe hơn (Healthier environment: healthier people)

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO phát biểu: "Một môi trường lành mạnh là nền tảng cho một dân số khỏe mạnh, nếu các quốc gia không hành động làm cho môi trường nơi người dân sống và làm việc lành mạnh thì hàng triệu người sẽ tiếp tục bị bệnh và chết khi còn quá trẻ".Báo cáo nhấn mạnh về các biện pháp chi phí hiệu quả (cost-effective) mà các nước có thể làm để đảo ngược xu hướng đi lên về số ca tử vong và bệnh tật lên quan đến môi trường như giảm sử dụng nhiên liệu rắn để nấu ăn và tăng cường tiếp cận với các công nghệ năng lượng carbon thấp (low-carbon energy technologies).

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc cơ quan y tế công cộng, môi trường và các yếu tố quyết định xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) của WHO cho biết: "Có một nhu cầu cấp thiết về đầu tư với các chiến lược để giảm thiểu các nguy cơ về môi trường ở các thành phố, trong các ngôi nhà và nơi làm việc của chúng ta. Những sự đầu tư như vậy có thể làm giảm đáng kể gánh nặng đang gia tăng trên thế giới với các bệnh tim mạch và hô hấp, các thương tổn và ung thư và dẫn đến tiết kiệm ngay lập tức trong chi phí chăm sóc sức khỏe".


Những rủi ro về sức khỏe do ô nhiễm môi trường

Báo cáo cho thấy các rủi ro về môi trường sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ nhỏ và người lớn tuổi, với trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi từ 50-75 bị ảnh hưởng nhiều nhất, hàng năm số ca tử vong của 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 4,9 triệu người lớn tuổi từ 50-75 có thể được ngăn chặn thông qua xử lý môi trường tốt hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới và bệnh tiêu chảy chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, trong khi người già bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi NCDs.


Gánh nặng bệnh tật theo khu vực của WHO (Burden of disease in WHO Regions)

Theo các khu vực của WHO, Báo cáo cho thấy các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có gánh nặng bệnh tật liên quan đến môi trường lớn nhất trong năm 2012, với tổng số 7,3 triệu ca tử vong, hầu hết do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Theo thống kê trong báo cáo bao gồm 2,2 triệu người chết mỗi năm ở châu Phi; 847.000 người chết mỗi năm ở châu Mỹ; 854 000 người chết mỗi năm ở Đông Địa Trung Hải (Eastern Mediterranean Region); 1,4 triệu người chết mỗi năm tại châu Âu; 3,8 triệu người chết mỗi năm ở Đông Nam Á; 3,5 triệu người chết mỗi năm tại Tây Thái Bình Dương. Các nước thu nhập thấp và trung bình chịu gánh nặng môi trường lớn nhất trong tất cả các loại bệnh và chấn thương, tuy nhiên đối với một số NCDs như bệnh tim mạch và ung thư, gánh nặng bệnh bình quân đầu người cũng có thể là tương đối cao ở các nước có thu nhập cao.

Các nguyên nhân tử vong hàng đầu có liên quan đến môi trường (Top causes of environment-related deaths)

Qua hơn 100 loại bệnh tật và thương tích, báo cáo nhận thấy rằng phần lớn các trường hợp tử vong liên quan đến môi trường là do các bệnh tim mạch như đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ bao gồm đột quỵ 2,5 triệu người chết mỗi năm; bệnh tim thiếu máu cục bộ 2,3 triệu người chết mỗi năm; chấn thương không chủ ý (như tử vong giao thông đường bộ) 1,7 triệu người chết mỗi năm; ung thư 1,7 triệu người chết mỗi năm; các bệnh hô hấp mãn tính 1,4 triệu người chết mỗi năm; các bệnh tiêu chảy 846.000 người chết mỗi năm; nhiễm trùng hô hấp 567.000 người chết mỗi năm; các tình trạng bệnh lý ở trẻ sơ sinh 270.000 người chết mỗi năm; sốt rét259.000 người chết mỗi năm; chấn thương cố ý (như tự tử) 246 000 người chết mỗi năm.


Chương trình giám sát NCDs toàn cầu của WHO

Chiến lược làm giảm gánh nặng bệnh tật do môi trường (Strategies to reduce environmental disease burden)

Báo cáo nêu các chiến lược đã được chứng minh trong việc cải thiện môi trường và phòng ngừa bệnh tật như sử dụng nhiên liệu và công nghệ sạch để nấu ăn trong nhà, sưởi ấm và chiếu sáng sẽ làm giảm nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, bệnh đường hô hấp mãn tính, các bệnh tim mạch và bỏng; tăng cường tiếp cận với nước sạch, vệ sinh môi trường và thúc đẩy việc rửa tay sẽ tiếp tục làm giảm các bệnh tiêu chảy.Luật không khói thuốc làm giảm phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động và do đó cũng làm giảm bệnh tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, cải thiện môi trường đô thị và quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí và thúc đẩy hoạt động thể chất an toàn.

Nhiều thành phố trên thế giới đã thực hiện rất nhiều các biện pháp chi phí hiệu quả như ở Curitiba, Brazil đầu tư rất nhiều trong việc nâng cấp các khu ổ chuột, tái chế chất thải và một hệ thống "xe buýt vận chuyển nhanh " (bus rapid transit) phổ biến được lồng ghép với các không gian xanh và lối đi cho người đi bộ để khuyến khích việc đi bộ và đi xe đạp. Mặc dù có một sự gia tăng dân số gấp 5 lần trong vòng 50 năm qua nhưng mức độ ô nhiễm không khí là tương đối thấp hơn so với nhiều thành phố phát triển nhanh khác và tuổi thọ dài hơn bình quân cả nước là 2 năm.Thông qua kế hoạch an toàn nước (water safety plans) của WHO nhằm xác định và giải quyết các mối đe dọa đến an toàn nước uống, Amarapuri, Nepal xác định đại tiện ngoài trời như một mối nguy hiểm chất lượng nước đóng góp đến các bệnh trong khu vực, kết quả là ngôi làng được xây dựng nhà vệ sinh cho mỗi hộ gia đình và sau đó được tuyên bố là khu vực không có đi đại tiện ngoài trời bởi chính quyền địa phương.Hiện nay, WHO đang làm việc với các nước để thực hiện hành động trên cả 2 vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời (indoor and outdoor air pollution). Tại cuộc họp của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) vào tháng 5, WHO sẽ đề xuất một lộ trình cho sự gia tăng đáp ứng toàn cầu của ngành y tế nhằm làm giảm các tác động có hại cho sức khỏe do ô nhiễm không khí (road map for an enhanced global response by the health sector aimed at reducing the adverse health effects of air pollution).


Môi trường lành mạnh hơn: con người sống khỏe hơn

Chú ý của Ban biên tập (Note to editors)

Ấn bản lần hai về Phòng ngừa dịch bệnh thông qua môi trường lành mạnh (Preventing Disease through Healthy Environments) nhằmcập nhật ấn bản năm 2006 và trình bày các bằng chứng mới nhất về mối liên kết giữa bệnh tật với môi trường và tác động tàn phá của nó với sức khỏe toàn cầu.Phân tích và định lượng hệ thống cách thức mà các loại bệnh khác nhau bịtác động bởi các nguy cơ về môi trường, chi tiết các vùng và các nhóm dễ tổn thương nhất tới các thương tổn, bệnh tật và tử vong qua trung gian môi trường.Báo cáo cho biết thấu đáo về phạm vi bao phủ của vấn đề, xem xét các tác động sức khỏe do các nguy cơ về môi trường trên hơn 100 bệnh và chấn thương mà một số yếu tố môi trường này đã được biết rõ như vệ sinh môi trường và nước uống không hợp vệ sinh, ô nhiễm không khí và bếp lò trong nhà, những tác động khác ít hơn như biến đổi khí hậu và môi trường xây dựng.Nhấn mạnh những lĩnh vực hứa hẹn cần can thiệp ngay lập tức và những lổ hỏng (gaps) cần được nghiên cứu thêm là cần thiết để thiết lập các mối liên kết và định lượng các gánh nặng bệnh tật với các yếu tố nguy cơ môi trường khác nhau (burden of disease for various environmental risk factors).


Thông tin từ những sự kiện quốc tế liên quan đến sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu diễn ra trong tháng 3/2016 cùng những chiến lược về sức khỏe môi trường của WHO cho thấy lĩnh vực sức khỏe môi trường đang là hết sức quan trọng nhưng để bảo vệ nó cần có yếu tố bền vững cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng. Theo đó, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của con người là mục tiêu hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe môi trường, đặc biệt là tầng lớp người nghèo chịu thiệt thòi nhất trong xã hội do phải sống trong điều kiện nhà ở tồi tàn, môi trường ô nhiễm, làm việc trong môi trường độc hại và có ít cơ hội tiếp cận với thực phẩm an toàn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và điều kiện môi trường không an toàn. Tuy nhiên, giải quyết các vấn đề sức khỏe môi trường cần có sự tham gia của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng vì họ chính là đối tượng chịu sự ảnh hưởng nên chính họ phải có trách nhiệm quản lý và phát hiện vấn đề nhằm hạn chế dịch bệnh có khả năng lây lan diện rộng, trong đó phòng ngừa là cách tiếp cận có hiệu quả nhất để tránh các vấn đề xảy ra trong tương lai.

Ngày 23/03/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, WWF, UN Water, WMO, và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích