Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 7 6 2
Số người đang truy cập
3 4 8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu: Chiến thắng quan trọng trong lịch sử bảo vệ sức khỏe con người

Ngày 18/12/2015. GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu là một chiến thắng quan trọng trong lịch sử bảo vệ sức khỏe con người (New climate change agreement a historic win for human health).

 
 

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sức khỏe 2015 (Climate and Health Summit 2015)

Cập nhật tháng 12/2015, Paris, Pháp. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sức khỏe (The 2015 Climate and Health Summit) sẽ diễn ra bên cạnh Hội nghị thượng đỉnh Công ước khung biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (UNFCCC), Hội nghị các bên lần thứ 21 về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris vào tháng 12/2015. Chủ đề của hội nghị là “Cam kết về sức khỏe cho một thế giới hậu 2015” (Engaging with Health in a Post-2015 World) và hội nghị này sẽ là sự gặp gỡ giữa các chuyên gia y tế, các nhà hoạch định chính sách, các học giả và các thành viên của cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra và giúp trả lời những câu hỏi bao quát toàn bộ: “Làm thế nào y tế công cộng có thể thay đổi cuộc đàm phán về khí hậu cho một thế giới hậu 2015?” (How can public health change the conversation o­n climate change in a post-2015 world?). Hội nghị cũng sẽ thảo luận làm thế nào là tốt nhất để phối hợp ngành y tế, các ban ngành công cộng và ban ngành khác bao gồm lương thực, năng lượng và giao thông trong những thách thức đa chiều của biến đổi khí hậu và y tế tạo ra một nền tảng cho sự chia sẻ các ý tưởng, các khám phá nghiên cứu và các câu chuyện thành công.

 
Tổng quan các ảnh hưởng sức khỏe con người từ các tình trạng ô nhiễm

Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức bởi Liên minh y tế và khí hậu toàn cầu (Global Climate and Health Alliance) cộng tác với WHO, Ministère des Affaires sociales, de la Santé et des Droits des femmes français, the Société Française de Santé et Environnement (SFSE) và Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ), tài trợ bởi Bộ hợp tác kinh tế và phát triển liên bang (Federal Ministry for Economic Cooperation and Development_BMZ) và đối tác thực hiện địa phương của chúng ta, Liên minh môi trường và y tế (Health and Environment Alliance_HEAL). Cùng với Hội nghị thượng đỉnh UNFCCC hoặc COP21 tại Paris tuần trước, Liên minh y tế và khí hậu toàn cầu đã tổ chức hội nghị của riêng họ có sự góp mặt các chuyên gia y tế, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đàm phán, các học giả và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế để trả lời một câu hỏi: “Làm thế nào y tế công cộng có thể thay đổi cuộc đàm phán về khí hậu cho một thế giới hậu 2015?” (How can public health change the conversation o­n climate change in a post-2015 world?).
  
Hình ảnh áo phông y tế và biến đổi khí hậu (climate change and health T-shirts)

Được hợp tác bởi Liên minh y tế và khí hậu toàn cầu bao gồm WHO, Giám đốc điều hành RBM TS. Fatoumata Nafo Traoré đã được mời tới phân tích kỹ hơn về những hiểm họa y tế công cộng của sự gia tăng lây nhiễm sốt rét do nhiệt độ gia tăng, áo phông y tế và biến đổi khí hậu (climate change and health T-shirts) mang một thông điệp mạnh mẽ và được tuyên truyền bởi hơn 300 đại biểu tham gia.

 
 

Quan điểm về sức khỏe và biến đổi khí hậu của các quan chức WHO

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO (Dr. Margaret Chan, Director-General of WHO)

 
WHO

Ngày 4/12/2015. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO. Hội nghị biến đổi khí hậu UN (COP 21) tại Paris đưa ra một cơ hội để cứu hành tinh khỏi tổn thất nghiêm trọng, lan tỏa khắp và không thể thay đổi được. Mặc dù thường bỏ qua trong các cuộc tranh luận nhưng cứu hành tinh cũng có nghĩa là cứu các điều kiện duy trì sự sống của con người với sức khỏe tốt, nếu tham vọng thỏa đáng và hiệu quả thỏa thuận khí hậu không chỉ là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường mà còn tiến tới một hiệp ước xa hơn nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nguy cơ rất cao (The stakes are high), nếu thỏa thuận không được giải quyết để giữ mức tăng nhiệt độ trong khoảng 20C thì các hậu quả sẽ rất khốc liệt, nhiều lựa chọn năng lượng không hiệu quả và ô nhiễm gây ra biến đổi khí hậu cũng gây hại đến sức khỏe con người, biến đổi khí hậu làm giảm chất lượng không khí, giảm an toàn thực phẩm và giảm nguồn cung cấp nước và vệ sinh môi trường.

 
Minh chứng rõ ràng nhất cho biến đổi khí hậu và sức khỏe

Biến đổi khí hậu và sức khỏe (Climate change and heatlh)

WHO ước tính mỗi năm hơn 7 triệu ca tử vong trên thế giới có thể là do ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu cũng gây ra hàng chục ngàn ca tử vong hàng năm do các nguyên nhân khác nhau. Các kỷ lục của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, bão, các đợt nắng nóng và cháy rừng đang phá vỡ số lần kỷ lục, gây tử vong cho con người và tổn hại đến cuộc sống. Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization_WMO) cho biết năm 2015 là năm nóng nhất kế từ khi các kỷ lục bắt đầu vào năm 1880, năm tới (2016) được dự đoán sẽ còn nóng hơn. Các đợt hạn hán, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo nơi mà nền nông nghiệp tự cung tự cấp nhờ vào lượng mưa đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm, bùng phát bệnh dịch tả phát triển do các điều kiện quá nhiều hay quá ít nguồn nước; côn trùng và các vật mang bệnh khác khá nhạy với sự biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa; biến đổi khí hậu gây ra bệnh sốt xuất huyết trên phạm vi rộng và có thể xảy ra giống với bệnh sốt rét. Các chuyên gia dự đoán đến năm 2030 biến đổi khí hậu sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét, tiêu chảy, căng thẳng do nhiệt độ nóng và suy dinh dưỡng.

 
Mỗi quốc gia hãy tạo ra “môi trường xanh” để ứng phó với biến đổi khí hậu

Đầu tư cho sức khỏe tốt hơn (Investing in better health)

Ngành y tế có bằng chứng cụ thể và các tranh luận tích cực nhằm đi đến cuộc đàm phán khí hậu, các chiến lược hiện nay thực hiện tốt nhằm chống lại biến đổi khí hậu cũng mang lại các lợi ích sức khỏe quan trọng; các đầu tư vào phát triển cac-bon thấp, năng lượng tái tạo sạch và khả năng phục hồi của khí hậu tốt hơn là việc đầu tư vào sức khỏe tốt hơn. Thực hiện và áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn đối với khí thải xe cộ và hiệu suất động cơ có thể giảm lượng khí thải của ô nhiễm khí hậu thời gian ngắn như cac-bon đen và mê-tan có thể cứu sống ít nhất 2,4 triệu người một năm đến năm 2030 và giảm sự ấm lên toàn cầu khoảng 0,50C đến năm 2050. Các ước tính mới có thể tăng đến 3,5 triệu người được cứu sống hàng năm đến 2030 và khoảng 3 đến 5 triệu người mỗi năm đến 2050, các chính sách thúc đẩy đi bộ và đạp xe được bổ sung các lợi ích cho sức khỏe. Để chuẩn bị cho hội nghị COP 21, các quốc gia đã thực hiện các cam kết quan trọng nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và tăng thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng nhiều việc hơn cần thực hiện, nếu các cam kết đúng được thực hiện các nỗ lực nhằm chống lại biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một môi trường với không khí sạch hơn, nước uống và thực phẩm nhiều hơn và sạch hơn, các hệ thống hiệu quả cà công bằng hơn để bảo vệ xã hội, con người khỏe mạnh hơn-nguồn nhân lực quan trọng nhất trên thế giới sẽ được bổ sung. Đầu năm nay, các quốc gia thành viên của UN đã đồng ý một loạt các mục tiêu đầy tham vọng và các mục tiêu về sự phát triển bền vững để không bỏ lại bất kỳ ai phía sau, nếu không có thỏa thuận khí hậu mạnh mẽ, hầu hết 17 mục tiêu sẽ là không tưởng. Quá trình tiến bộ to lớn được thực hiện vào đầu thế kỷ này nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trong quá trình sinh đẻ và biến đổi các bệnh dịch AIDS, sốt rét và bệnh lao cũng tương tự như vậy. Tất cả các mục tiêu khó chiến thắng này có thể dễ dàng bị cuốn trôi bởi các mối đe dọa sức khỏe gây ra bởi biến đổi khí hậu, chúng ta cuối cùng phải hành động một cách liều lĩnh và không được thất bại, một hành tinh đổ nát không thể duy trì cuộc sống con người khỏe mạnh.

 
Người dân trên khắp địa cầu mong mỏi đạt được thỏa thuận Pari về khí hậu và sức khỏe


Các quan chức Ban y tế công cộng, các vấn đề môi trường và xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) của WHO

TS. Maria Neira, Giám đốc WHO (WHO Director), Ban y tế công cộng, các vấn đề môi trường và xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health).

TS Diarmid Campbell-Lendrum, Lãnh đạo về biến đổi khí hậu của WHO (WHO Climate Change Lead), Ban y tế công cộng, các vấn đề môi trường và xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health).

 
 

Lần đầu tiên trong lịch sử, hầu như mọi quốc gia toàn cầu đã đồng ý hành động để đấu tranh với vấn đề được xác định của thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, “Thỏa thuận Paris” (The Paris Agreement) đã được thông qua vào ngày 11/12/2015 đánh dấu sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong phản ứng toàn cầu đối với mối đe dọa này. Hiện nay thế giới có một hiệp ước khí hậu sẽ trở thành một hiệp ước y tế công cộng khi các nước hành động, như được nêu rõ trong thỏa thuận, “quyền lợi đối với sức khỏe” (the right to health) sẽ là trung tâm của các hành động mà các nước tiến hành là một cơ hội quan trọng trong lịch sử cho WHO và toàn bộ cộng đồng y tế thế giới. Gần một thập kỷ trong quá trình thực hiện, “Thỏa thuận Paris” không chỉ đặt ra các mục tiêu tham vọng để cắt giảm lượng khí thải nhà kính nhằm giữ mức nhiệt độ ấm lên toàn cầu dưới 2oC mà còn thúc đẩy các quốc gia phát triển những kế hoạch thích nghi sẽ bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu như hạn hán, các đợt nắng nóng và lũ lụt.

Các hành động không thể thực hiện nếu không có các nguồn lực, khi làm việc cùng nhau các nước phát triển đã cam kết tài trợ cho tương lai sạch và khả năng mau hồi phục ở những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thông qua việc giám sát và kiểm tra các cam kết các quốc gia mỗi 5 năm một lần, thế giới sẽ bắt đầu chứng kiến những chuyển biến đi lên không chỉ trong môi trường mà còn ở y tế như việc giảm bớt số người tử vong trong số hơn 7 triệu người tử vong hàng năm trên toàn cầu do ô nhiễm không khí. Trong khi thế giới đã chậm chân trong việc hành động chống lại biến đổi khí hậu, giờ đây chúng ta đã có nền tảng cơ bản để bảo vệ an toàn cho các điều kiện môi trường và xã hội mà sức khỏe phụ thuộc vào bao gồm không khí sạch, năng lượng và nước. Hiện nay, WHO và hơn 13 triệu chuyên gia y tế đã góp tiếng nói của họ vào lời kêu gọi vì một tương lai an toàn và khỏe mạnh hơn tại hội nghị COP21, cần phải cải thiện hơn nữa nền tảng này, thật may mắn vì chúng ta cũng vừa mới bắt đầu.

 
Hệ thống y tế đàn hồi ứng phó với thảm họa thiên nhiên

Xây dựng hệ thống y tế đàn hồi (Building resilient health systems)

Trong khuôn khổ hợp tác với Văn phòng Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), chúng tôi đã giới thiệu 15 Mô tả sơ lược quốc gia đầu tiên về biến đổi khí hậu và sức khỏe (Climate Change and Health Country Profiles) trước thềm hội nghị COP21 để cung cấp cho các nước thông tin cập nhật mới nhất về các tác động hiện tại và trong tương lai của biến đổi khí hậu lên sức khỏe con người và các đáp ứng chính sách hiện tại. Giờ đây, chúng tôi đang làm việc để tạo ra một mô tả sơ lược cho mọi quốc gia để họ có thể sử dụng chúng để theo dõi tiến trình hoạt động đi lên trong năm năm của họ, chúng tôi biết rằng điều gì được cân nhắc cẩn thận thì sẽ được hoàn thành vì vậy cần phải cung cấp cho các quốc gia các công cụ để giúp họ đạt được các thỏa thuận Paris của họ và tăng cường sự tham vọng của họ thêm xa hơn.

Tiếp theo, WHO đang cộng tác với các quốc gia để xây dựng “hệ thống y tế đàn hồi” (climate resilient health systems) nghĩa là khi có các thảm họa liên quan đến khí hậu tấn công hoặc các điều kiện môi trường bị suy thoái dần dần, các hệ thống y tế có thể đối mặt trực tiếp với những thách thức. Ví dụ, hiện nay WHO đã làm việc để cho các hệ thống cảnh báo nắng nóng-sức khỏe (heat-health warning systems) để cứu giúp người dân trong các đợt nắng nóng và thí điểm các kế hoạch an toàn nước khí hậu đàn hồi (piloting climate-resilient water-safety plans), để khi lũ lụt và hạn hán xảy ra, nó sẽ không dẫn đến các dịch bệnh tả và các bệnh truyền qua nguồn nước khác.

Dựa trên việc xây dựng các cơ sở y tế đàn hồi với khí hậu (Beyond making health facilities climate resilient), chúng tôi cũng đảm bảo tất cả các cơ sở được tiếp cận tới năng lượng sạch (clean energy). Còn nhiều cơ sở y tế trên thế giới vẫn thiếu điện đồng nghĩa với việc những khu vực dân số dễ bị ảnh hưởng không được tiếp cận tới các công nghệ y học cứu sống (to life-saving medical technologies), được hỗ trợ bởi thỏa thuận mới này chúng tôi sẽ có thể mở rộng vai trò của mình trong “Sáng kiến năng lượng bền vững cho tất cả của Liên Hiệp Quốc” (UN’s Sustainable Energy for All initiative) nhằm đạt được tiếp cận toàn cầu tới năng lượng tính đến 2030.

 
Thế giới đang hướng đến hiệu quả biện pháp xử lý tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí

Trong Hội đồng Y tế thế giới (WHA) năm nay các nước đã đồng ý một giải pháp để xử lý các tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí, cùng chung mục đích với thỏa thuận này Văn phòng WHO đang mở rộng khả năng giúp đỡ các quốc gia tiến hành hướng dẫn chất lượng không khí trong và ngoài trời của WHO. Tổ chức này cũng phát động chương trình sức khỏe đô thị tại 4 thành phố vào năm sau để thử nghiệm các chiến lược giảm thiểu các chất gây ô nhiễm ngắn hạn như cac-bon đen và mê-tan (black carbon and methane). Đây mới chỉ là mở đầu biện pháp tiếp cận toàn diện tới y tế đô thị, điều sẽ kết nối WHO với các cơ quan UN đối tác của chúng tôi trong một chương trình hành động toàn diện nhằm đấu tranh với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững tại các thành phố trên toàn thế giới.

Đó là những bước đi đầu tiên của chúng tôi, con đường phía trước còn đầy chông gai nhưng chúng tôi rất vui mừng vì toàn bộ thế giới đã chú tâm vào các hành động nhằm tạo ra một hành tinh và những con người khỏe mạnh hơn.

 
Ô nhiễm không khíhàng ngày đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người

WHO kêu gọi một thỏa thuận mạnh mẽ giảm lượng khí thải toàn cầu

Tình trạng ô nhiễm đang đe dọa thế giới

Ô nhiễm không khí

WHO cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí lớn hơn rất nhiều so với những báo cáo trước đó, đồng thời kêu gọi thế giới nhanh chóng hành động để giảm bớt một trong những mối nguy hiểm nhất với sức khỏe con người tại Hội nghị Liên minh khí hậu và không khí sạch (Climate and Clean Air Coalition_CCAC) thuộc Chương trình môi trường UN (UNEP) tổ chức tại Pari (Pháp) vào năm 2013. Theo các nhà môi trường, ô nhiễm không khí trong nhà đã trở thành nhân tố rủi ro hàng đầu với gánh nặng bệnh tật ở Nam Á; thứ hai là ở khu vực Đông, Trung và Tây Phi; thứ ba ở Đông Nam Á. Giám đốc Ban y tế công cộng, các vấn đề môi trường và xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) của WHO, Maria Neira ước tínhkhoảng 3,5 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà và 3,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời, tình trạng ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất mà con người phải đối mặt vào thời điểm hiện tại. CCAC nhấn mạnh các chất gây ô nhiễm khí hậu phát sinh từ động cơ diesel, khói và muội từ các bếp lò hoặc rò rỉ từ các cơ sở sản xuất dầu khí và chất thải rắn là kẻ thù đối với sức khỏe con người, đồng thời là nguyên nhân gây mất mùa và biến đổi khí hậu.

 
Bản đồ chỉ số dân mỗi quốc gia tiếp cận được với nước sạch theo tỷ lệ phần trăm

Ô nhiễm nước

Cùng với đó, ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng quốc tế, nhiều nước kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, kinh tế đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về nước càng cao trong khi nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nhiều, mà theo đó sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm đảo lộn  nguồn cung cấp nước tự nhiên. Theo WHO, thiếu điều kiện vệ sinh môi trường là một rủi ro sức khỏe nghiêm trọng và là một sự xấu hổ đối với nhân phẩm con người, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém ảnh hưởng tới hàng triệu người trên toàn thế giới, nhất là ở những người nghèo và những người chịu thiệt thòi trong xã hội, nếu như xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra như dự đoán hiện nay thì đến năm 2020 khoảng 3 tỷ người sẽ không tiếp cận được với điều kiện vệ sinh môi trường tối thiểu.

 
 

Theo thống kê toàn cầu về nước và sức khỏe của WHO mỗi năm có 4 tỷ ca mắc bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới; 1,5 triệu ca tử vong do bệnh tiêu chảy mỗi năm vì nước không an toàn, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém; 10% dân số ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi giun sán; 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, một bệnh phổ biến ở các cộng đồng nông thôn nghèo thiếu phương tiện vệ sinh cá nhân cơ bản, thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường; 200 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng do bệnh sán máng, một căn bệnh cũng phổ biến do điều kiện vệ sinh thấp kém gây ra; gần 1/10 gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới có thể được ngăn ngừa bằng cách cải thiện cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và quản lý nguồn nước.

 
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường thấp kém gắn liền với dịch bệnh đường tiêu hóa

Theo báo cáo của WHO/UNICEF về “Tiến độ nước sạch và vệ sinh môi trường-cập nhật năm 2012” (Progress o­n Drinking Water and Sanitation-2012 update), 95% dân số Việt Nam có thể tiếp cận nước được cải thiện nhưng chỉ 23% dân số được hưởng nước máy tại hộ gia đình, khoảng 76% dân số có thể tiếp cận các phương tiện vệ sinh môi trường được cải thiện, trong khi đó, 4% vẫn còn phóng uế bừa bãi. Theo Viện nước Quốc tế Stockholm (Stockholm International Water Institute_SIWI), tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở khắp nơi trên trái đất với trung bình mỗi ngày khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển; đặc biệt là tại các nước đang phát triển có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước làm cho nguồn nước  sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng, tại một số quốc gia khoảng 50% số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện do thiếu nước, không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp, thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân chính gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em trên thế giới mỗi năm. Theo nghiên cứu của Tổ chức nông-lương quốc tế (FAO), 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị vừa giúp tránh được chi phí khai thác nước ngầm, còn nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón như ở Tây Ban Nha và Mexico. Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) nhấn mạnh các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng với khoảng 1/6 dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và gần 1/3 không tiếp cận được với các điều kiện vệ sinh cơ bản do đó các nước cần có thông tin tốt hơn về các nguồn nước ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.

 
 

Giảm ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe con người

Giảm ô nhiễm không khí

Ngày 13/12/2015. WHO. Hội nghị khí hậu các bên lần thứ 21 (COP21) tại Pari đã kết thúc với một thỏa thuận đạt được nhằm kiềm chế nhiệt độ trái đất ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mục tiêu này phù hợp với lời kêu gọi của WHO làm giảm ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe con người. Ngày 8/12/2015. Dưới tiêu đề bài viết “WHO Calls for Public Health Agenda at Paris Climate Talks”, WHO kêu gọi cộng đồng quốc tế đi đến một thỏa thuận mạnh mẽ nhằm hạn chế lượng khí thải toàn cầu tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UN) và cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra cho hàng chục ngàn trường hợp tử vong mỗi năm do thay đổi mô hình và cơ cấu bệnh tật mà theo đó các sự kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã làm xấu đi chất lượng không khí, nước và vệ sinh môi trường. Tổ chức y tế này của UN cũng cảnh báo vào năm 2030, sự thay đổi khí hậu sẽ gây ra thêm ít nhất 250.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới, WHO cho biết vấn đề sức khỏe liên quan đến khí hậu tại COP21 đã được đề cập đến việc giảm ô nhiễm không khí cùng với sự nóng lên toàn cầu sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi xử lý ô nhiễm không khí ở các nước nghèo hơn bằng cách xây dựng các thành phố xanh, giảm các phương tiện giao thông và áp dụng chế độ ăn hợp lý hơn nhằm kiềm chế tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe. Bà Maria Neira, Giám đốc y tế môi trường và công cộng của WHO cho biết: "Kết hợp xử lý ô nhiễm với giải quyết biến đổi khí hậu rất có ý nghĩa quan trọng và logic vì các giải pháp là giống nhau, hiện nay ô nhiễm không khí đang gây nguy cơ lớn với sức khỏe nếu giải quyết được vấn đề này sẽ làm giảm được tác động do biến đổi khí hậu với sức khỏe con người". WHO ước tính ô nhiễm không khí là một trong những “sát thủ” lớn nhất thế giới gây tử vong sớm cho khoảng 7 triệu người mỗi năm, chủ yếu là bệnh tim, đột quỵ, bệnh đường hô hấp và ung thư. Hầu hết các ca tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước đang phát triển thuộc châu Á và châu Phi thuộc khu vực nông thôn-nơi người dân đốt than củi sinh hoạt và khu vực đô thị-nơi phương tiện giao thông dày đặc.

 
Để có một môi trường sạch cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ trẻ thơ

WHO cho rằng phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí độc hại nhất cũng đồng thời ảnh hưởng đến khí hậu được coi là những chất gây ô nhiễm tồn tại trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến khí hậu (Short-Lived Climate Pollutants_SLCPs) bao gồm các hạt các bon đen mịn hoặc bồ hóng (bụi muội) thải ra từ động cơ diesel và đốt rừng hay ôzôn. Tại COP21, các chuyên gia y tế cộng đồng kêu gọi giải quyết đồng thời cùng lúc cả 2 vấn lớn trên toàn cầu theo Liên minh khí hậu và không khí sạch (Climate and Clean Air Coalition_CCAC): "Nếu các quốc gia xử lý ô nhiễm không khí và các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến khí hậu tồn tại trong thời gian ngắn thì họ không chỉ làm sạch không khí mà còn bảo vệ chính cuộc sống của họ và kìm hãm biến đổi khí hậu gia tăng". CCAC ước tính bằng cách áp dụng phương tiện giao thông sạch hơn và các biện pháp khác có thể giảm con số tử vong do ô nhiễm không khí trên thế giới xuống 3,5 triệu người/năm và giảm sự nóng lên toàn cầu xuống khoảng 20% hoặc 0,5 độ C vào năm 2030. CCAC cho biết: “SLCPs gây ra hiệu ứng nóng lên mạnh mẽ nhưng vẫn tồn tại trong không khí khoảng thời gian từ vài ngày đến vài thập kỷ nên việc giảm phát thải SLCPs có thể mang lại những lợi ích sức khỏe trực tiếp từ hạn chế ô nhiễm không khí và các vấn đề có liên quan đến sức khỏe kém, mang lại lợi ích gián tiếp từ việc giảm ôzôn và các hiệu ứng từ các bon đen trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sản xuất nông nghiệp (ảnh hưởng đến an ninh lương thực), cuối cùng là những lợi ích không liên quan đến ô nhiễm không khí nhưng có thể tích luỹ như kết quả của một số biện pháp giảm thiểu SLCPs như cải thiện chế độ ăn hoặc tăng cường hoạt động thể chất”. Trong một nghiên cứu năm 2014, WHO đã xem xét các tác động của biến đổi khí hậu gây tử vong và đưa ra kết luận mỗi năm có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do biến đổi khí hậu từ năm 2030-2050: "Nếu biến đổi khí hậu không xảy ra trong tương lai thì các trường hợp tử vong sau đây được dự đoán vào năm 2030: 38.000 người cao tuổi chết do tiếp xúc với nhiệt, 48.000 người chết do tiêu chảy, 60.000 người chết do sốt rét và 95.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng. Cần lưu ý rằng tổng số trường hợp tử vong trên không đại diện cho dự đoán về những tác động tổng thể của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe”.

 
 

Giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường

WHO cho rằng cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường là vấn đề cốt lõi làm giảm nguy cơ dịch bệnh, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, bão lụt, hạn hán và lốc xoáy làm hàng tỷ người trên trái đất thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la (USD). Tại một cuộc thảo luận về quản lý nguồn nước và giảm bớt nguy cơ dịch bệnh ngày nhân “Ngày vệ sinh và nước sạch năm 2015” 18-20/11/2015 tại trụ sở UN ở New York (Mỹ) trước khi khai mạc COP21 12 ngày, Tổng Thư ký UN Ban Ki-moon nhấn mạnh các vấn đề về nước và khắc phục thiên tai có mối liên quan sâu sắc, đầu tư vào quản lý nguồn nước và giảm nguy cơ dịch bệnh góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hạ tầng cơ sở thiết yếu trước sự tàn phá của thiên tai và mạng sống cho con người; mang lại lợi ích sống còn nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tăng khả năng tiếp cận năng lượng, đối phó những thách thức nảy sinh từ đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, tài nguyên nước hiện nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức và việc quản lý  còn lỏng lẻo, hầu hết các quốc gia chưa có hệ thống giám sát thích hợp cho cả số lượng lẫn chất lượng nước và sử dụng nước lãng phí, chưa có hoạt động quản lý rủi ro nguồn nước trong kế hoạch phát triển quốc gia mặc dù phải thường xuyên đối mặt với dịch bệnh khẩn cấp liên quan đến nguồn nước. WHO cho rằng để có thể tiếp cận nguồn nước sạch, các chính phủ cần nỗ lực tăng cường mở rộng các dịch vụ nước uống, đẩy nhanh các cuộc cải cách thể chế, đề ra những chính sách chống lãng phí nước, quan tâm hơn tới việc bảo vệ nguồn nước, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nước, ngoài ra cần tổ chức và tăng cường các hệ thống giám sát chất lượng nước uống trên quy mô quốc gia cũng như toàn cầu.   

Ngày 14/01/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO, UNICEF và UNFCCC)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích