Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 5 0 4 2
Số người đang truy cập
3 7 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát

Ô nhiễm không khí, luôn là “vấn đề nóng” toàn cầu liên tục được các phương tiện thông tin cập nhật, đặc biệt là thường xuyên được các nhà lãnh đạo thế giới quan tâm bàn thảo ở các hội nghị thượng đỉnh cũng như hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu (COP) nhưng dường như vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng và ngoài tầm kiểm soát.


Ô nhiễm khhong khí và khói bụi đã trở thành vấn nạn toàn cầu

Ô nhiễm không khí có thể giết chết 6,6 triệu người mỗi năm đến 2050

Ngày 16/9/2015. LONDON-Ô nhiễm không khí có thể giết chết 6,6 triệu người mỗi năm đến 2050 (Air Pollution Could Kill 6.6 Million People a Year by 2050). Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học cảnh báo không khí bị ô nhiễm bởi các chất như ô-zôn và các hạt phân tử siêu nhỏ có thể gây ra cái chết sớm cho khoảng 6,6 triệu người mỗi năm đến 2050 nếu không có biện pháp nào được thực hiện để cải thiện chất lượng không khí. Trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature, họ đã phát hiện ô nhiễm không khí ngoài trời cướp đi sinh mạng khoảng 3,3 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, đa số các ca tử vong này là ở châu Á chịu một tác động to lớn do lượng khí thải năng lượng ở các khu dân cư từ việc đốt, sưởi và nấu ăn. Các nhà nghiên cứu cảnh báo con số này có thể tăng gấp đôi trong vòng 35 năm tới, trừ khi các biện pháp làm sạch được tiến hành.


Sơ đồ các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu trên toàn cầu

Jos Lelieveld từ Viện Hóa Học Max Planck ở Đức, người đã lãnh đạo nghiên cứu này cho biết: “Đây là một con số đáng kinh ngạc, tại một số quốc gia ô nhiễm không khí thực sự là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và tại nhiều nước khác nó là một vấn đề lớn”. Tử vong do ô nhiễm không khí phổ biến nhất là do các bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh phổi gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease_COPD), nó cũng liên quan đến các ca tử vong do ung thư phổi và các bệnh hô hấp cấp.


Người dân mang khẩu trang đang đi giữa đám khói dày đặc trong buổi sáng tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 26/2/ 2014

Thiếu sự giám sát (Lack of monitoring)

Việc tính toán các tác động đến sinh mạng và sức khỏe của ô nhiễm không khí ngoài trời trên phạm vi toàn cầu không hề dễ dàng, phần nào đó là vì chất lượng không khí không được giám sát tại mọi khu vực và độc tố của các hạt phân tử khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng vì vậy đối với nghiên cứu này, nhóm của Lelieveld đã kết hợp một mô hình hóa học khí quyển toàn cầu với dữ liệu ô nhiễm và các thống kê y tế để ước tính vai trò đóng góp tương đối của các loại ô nhiễm không khí khác nhau chủ yếu là từ cái được gọi vật chất dạng hạt loại nhỏ (đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn) tới các ca tử vong sớm. Các kết quả của họ cho thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc khí thải từ việc sưởi ấm và nấu nướng gây tử vong lớn nhất, trong khi đa số ở Hoa Kỳ và một vài nước khác, khí thải từ giao thông và các nhà máy năng lượng lại là vấn đề cốt lõi.


Những người bán hàng rong dạo bên cạnh các phương tiện gần đài tưởng niệm Inda Gate trong một ngày sương mù tại New Delhi, ngày 01/02/2013

 Tại phía đông Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Đông Á, khí thải nông nghiệp là nguồn lớn nhất các vật chất dạng hạt loại nhỏ đi vào trong phổi con người gây ra bệnh tật, ốm yếu và tử vong. Oliver Wild, một nhà khoa học khí quyển tại Đại Học Lancaster của Anh cho biết nghiên cứu này “thực sự thuyết phục về sự cần thiết của những biện pháp quản lý chất lượng không khí”, chủ yếu là ở các khu vực dân cư đông đúc ở châu Á.

Biện pháp giám sát ô nhiễm giá rẻ

Ngày 9/9/2015. NAIROBI-Biện pháp giám sát ô nhiễm giá rẻ cho các thành phố trên thế giới (Cheap Pollution Monitor Aims to Help World’s Cities). Một công cụ giá rẻ mới đã được hỗ trợ bởi Liên Hiệp Quốc (UN) có thể giúp các thành phố ở các nước đang phát triển kiểm soát ô nhiễm đang giết chết hàng triệu người mỗi năm, khói bụi độc hại đã bao phủ bầu trời Nairobi, những chiếc xe buýt thải ra những đám khói xăng dầu ở mỗi lần dừng đèn đỏ, tình trạng kẹt xe khét tiếng của thành phố này thải vào bầu không khí những chất khí và các hạt phân tử nguy hiểm.Ô nhiễm là một mối đe dọa trực tiếp đối với sức khỏe của Tabitha Wangeci cô đang phải vật lộn với bệnh hen suyễn trong những “khu dân cư tùy tiện”, một từ lịch sự hơn của khu ổ chuột. Với số tiền ít ỏi kiếm được từ việc bán than củi cô luôn luôn không thể chi trả thuốc hen của cô, cô nói: “Ngực tôi luôn luôn bị chặn lại, giống như những chiếc xương sườn bị quắt lại. Tôi cảm thấy thiếu ô-xi, sau đó tôi bắt đầu thở một cách nặng nề”.

Vấn đề ô nhiễm (Pollution problem)

Không chỉ riêng cô gái này, Bộ trưởng môi trường Kenya Judi Wakhungu phát biểu trong một cuộc họp báo gần đây của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc ( U.N. Environment Program_UNEP): “Nhiều công dân của Nairobi đang đối mặt với ô nhiễm không khí ở mức cơ bản với các tác động lâu dài nghiêm trọng tiềm tàng”. Trong một phần tư thế kỷ, chuyên gia phổi BS. Ndambuki Mboloi đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện Quốc gia Kenyatta, có cả một thư cảm ơn Ngày hen suyễn thế giới treo trên tường trong văn phòng chật hẹp của ông. Mboloi cho biết đám khói bụi độc hại bao phủ Nairobi đã làm gia tăng tỷ lệ hen suyễn, đau tim, bệnh phổi và các bệnh lây qua đường không khí. Ông cho biết: “Việc xét đến số lượng bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận bị các vấn đề hô hấp, thì tình hình có thể còn tồi tệ hơn”.


Những chiếc xe buýt và các phương tiện khác là những tác nhân ô nhiễm hàng đầu ở Nairobi (Amos Wangwa/VOA News)

Lỗ hổng thông tin (Information gap)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí ngoài trời cướp đi sinh mạng khoảng 3,7 triệu người mỗi năn trên toàn thế giới nhưng tại Nairobi cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển, có rất ít thông tin chính xác về việc vấn đề này tồi tệ như thế nào-điều thực sự tạo ra vấn đề của chính nó.Chuyên gia hóa học khí quyển UNEP George Mwaniki cho biết như luật ô nhiễm không khi của Nairobi “nhấn mạnh vào việc giới hạn khí thải từ các ngành công nghiệp, trong khi nguyên nhân gây ô nhiễm số một lại là các phương tiện, việc đốt rác và ô nhiễm không khí trong nhà”, ông cho biết thêm: “Việc thiếu hụt dữ liệu góp phần làm cho các chính sách thực sự thiếu đề cập đến vấn đề này”.

Công cụ mới (New tool)

Tuy nhiên, UNEP hy vọng sẽ thay đổi điều này với sự giúp đỡ của một công cụ giám sát chất lượng không khí mới đo các mức chất gây ô nhiễm chính có giá khoảng bằng một phần một trăm giá của trang thiết bị tiêu chuẩn, nhà khoa học lãnh đạo UNEP Jacqueline McGlade nói: “Công nghệ mà chúng tôi đang triển khai … là một biện pháp đo đạc rất chính xác và rất rẻ”. McGlade cho rằng các thành phố có thể xây dựng một mạng lưới giám sát hiệu quả với giá cả phải chăng, các nhà hoạch định chính sách có thể xác định những nguồn gây ô nhiễm và do đó đưa ra các chính sách đánh trúng vào đó. Bản phác thảo kế hoạch các công cụ giám sát này sẽ được công khai miễn phí. Bộ trưởng môi trường Wakhungu cho biết công cụ này sẽ được sản xuất trong nước, giúp Kenya phát triển ngành công nghiệp công nghệ của nước này, McGlade cho biết: “Thông tin vẫn chưa đủ, nhưng nó đủ để giúp mọi người hành động”.


Nạn cháy rừng ở Indonesia là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cho các quốc gia đảo quốc Đông Nam Á

Ô nhiễm khói bụi nặng nề ở các đảo quốc Indonesia, Malaysia và Singapore

Nguồn gốc ô nhiễm khói bụi

Các đảo quốc Đông Nam Á này dường như phải thường xuyên hứng chịu tình trạng ô nhiễm khói bụi xuất phát từ nạn cháy rừng phổ biến trong mùa khô, mà trong đó hai quốc gia Malaysia và Singapore phải chịu tình trạng khói bụi nghiêm trọng trong hơn 2 tuần qua bắt nguồn từ nạn cháy rừng hoành hành ở Sumatra và đảo Borneo của Indonesia do người dân đốt nương rẫy để lấy đất phục vụ cho sản xuất. Trong đó tỉnh Riau của Indonesia cũng đang ở trong tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí lên đến mức nguy hiểm, ảnh hưởng tới 25.000 người dân. Không chỉ riêng năm nay mà hàng năm các nước láng giềng với IndonesiaSingapore và Malaysia đều phải hứng chịu ảnh hưởng do cháy rừng như vậy tại Indonesia đặc biệt vào mùa khô nhưng chính phủ nước này chưa có giải pháp xử lý hiệu quả nào.

Khói bụi đầy trời ở Singapore

Ngày 10/9/2015. SINGAPORE-Khói bụi đầy trời gây khó chịu cho các du khách khi Singapore đang chuẩn bị cho cuộc Bầu cử (Hazy Skyline Irks Tourists as Singapore Readies for Polls). Ô nhiễm không khí tại Singapore đã đạt tới mức cao nhất trong một năm vào hôm thứ năm khi mà khói bụi từ các đám cháy rừng từ Indonesia đã bao phủ quốc đảo này trong một bầu trời xám xịt, làm khó chịu các du khách và làm hoảng sợ các nhà chức trách với chỉ vài giờ nữa là bắt đầu tổng tuyển cử. Theo Cơ quan môi trường Quốc gia Singaporechỉ số tiêu chuẩn chất gây ô nhiễm là phép đo ô nhiễm không khí chính của Singapore, đã đạt tới mức 160 vào cuối buổi chiều vượt qua ngưỡng “độc hại” chính thức là 100. Khi vượt quá mức 200 được coi là “rất độc hại” đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh tim và phổi. Trong năm 2013, chỉ số trong 3 giờ tương tự đã đạt mức cao kỷ lục là 401, vượt qua mức “nguy hiểm” là 300. Tài xế xe tải Ken Ridden, người mới tới đây từ Queensland, Australia trong một chuyến đi 5 ngày cùng với vợ, con gái và con trai của anh cho biết: “Thật là có chút thất vọng, chúng tôi đều không biết sẽ xảy ra chuyện này”. Anh chỉ vào bầu trời mà tầm nhìn hầu như bị che khuất và nói rằng: “Bạn thấy tất cả những hình ảnh đẹp trong sách quảng cáo du lịch và chúng nhìn đẹp đấy với khói bụi xung quanh”.


Một công nhân mang khẩu trang trong khi đang giúp một người khác đẩy một xe đồ nghề trong một ngày khói bụi tại Singapore, ngày 10/9/2015

Trong tuần này, mức ô nhiễm không khí đã gia tăng đều đặn làm cản trở việc vận động bầu cử quốc hội vào thứ sáu, tuy nhiên người dân Singapore không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi bầu cử vì việc bầu cử là bắt buộc đối với người dân từ 21 tuổi trở lên phải đi bỏ phiếu. Thủ Tướng Lý Hiển Long trả lời trước công chúng tại một cuộc tập hợp đông đảo nhân dân vào giờ ăn trưa vào hôm thứ 3 rằng: “Họ đang đốt rừng và khói bụi đã bay sang đây. Chúng ta có thể làm gì được về điều này?”, ông cho biết chính quyền nước này đang làm việc với quốc gia láng giềng Indonesia về việc sửa chữa sai sót này nhưng chính họ đã phải giải quyết nó: “Dù có những quan điểm khác nhau trong cộng đồng, chính phủ cũng sẵn sàng giúp đỡ một vấn đề nào đó khác”. Vào tháng 1/2015, Indonesia đã thông qua một thỏa thuận khu vực đã được mong đợi từ lâu về ô nhiễm khói bụi có tính bắt buộc đối với 10 thành viên của Liên minh các nước Đông Nam Á nhằm kêu gọi Indonesia tiến hành các bước đi để giảm bớt vấn đề này thông qua các nỗ lực của chính họ và hợp tác quốc tế, nếu không nước này có thể chịu trách nhiệm vì tác động khói bụi gây ra cho các nước láng giềng”. Sinh viên người Đài Loan Chang Chun Wei, người đã cảm thấy khói bụi đã làm ảnh hưởng tới trải nghiệm về sự thu hút của khu vực này của anh cho biết: “Thật là có chút kinh tởm, lần trước tôi đến đây thì rất sạch sẽ nhưng không giống như lần này”.


Trung tâm thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đang bị khói bụi bao vây

Malaysia làm sạch không khí bằng mưa nhân tạo

Ngày 15/9/2015. KUALA LUMPUR, MALAYSIA-Malaysia sẽ bắt đầu làm sạch không khí bằng mưa nhân tạo (Malaysia to Begin Cloud-Seeding to Help Clear Air). Một lớp khói bụi dày đặc buộc các nhà chức trách Malaysia phải đóng cửa trường học vào hôm thứ ba trong 3 bang và 2 thành phố chính trong khi các máy bay bắt đầu các chiến dịch mưa nhân tạo để mang lại những cơnmưa giúp làm sạch không khí. Những đám khói bụi trắng, bẩn và dày này đã bao phủ nhiều khu vực của Malaysia-một hiện tượng xảy ra hàng năm chủ yếu gây ra bởi việc đốt rừng tại Indonesia để lấy đất trồng trọt, 34 trong số 52 trạm chất lượng không khí đã ghi nhận mức không khí độc hại lúc sáng sớm hôm thứ ba.


Một người đàn ông Malaysia đi bộ qua Palace of Justice (Tòa nhà Công Lý) bị bao phủ bởi khói bụi tại Putrajaya, Malaysia, ngày 11/9/2015

Maznorizan Mohamad, một quan chức kỳ cựu của bộ khí tượng học cho rằng một chiếc máy bay được trang bị các chất hóa học mà nó sẽ thả vào trong không khí và sẽ giúp các đám mây tạo ra mưa sẽ cất cánh vào cuối ngày thứ ba để bao phủ Kuala Lumpur và các khu vực xung quanh, một chiếc thứ hai được lên kế hoạch bay qua Kuching tại bang Sarawak trên đảo Borneo. Việc tạo mưa nhân tạo được dự định trong 3 ngày nhưng sẽ phụ thuộc vào lượng mây có sẵn và các điều kiện thời tiết, mùa chuyển tiếp gió mùa được dự báo sẽ bắt đầu vào cuối tháng 9 mang lại nhiều mưa hơn trên bán đảo Malaysia để làm sạch đám khói bụi, bà nói: “Việc này sẽ làm dịu bớt tạm thời nhưng dù nó là gì đi nữa, chúng tôi phải xử lý gốc rễ của vấn đề”. Bộ Giáo Dục Malaysia trước đó đã ra quyết định cho các trường học ở Kuala Lumpur, thủ phủ hành chính chính phủ Putrajaya cũng như là các bang Selangor, Negeri Sembilan và Malacca đóng cửa vào hôm thứ ba.

Tỉnh Riau của Indonesia đã tuyên bố một tình trạng khẩn cấp và đã đóng cửa trường học và thành lập các điểm y tế để điều trị cho những người bị các vấn đề hô hấp sau khi chỉ số các chất gây ô nhiễm không khí của tỉnh này lên tới mức cực kỳ nguy hiểm. Tại Singapore, ô nhiễm không khí đã đạt tới mức rất độc hại. Các nhà tổ chức của cuộc đua ban đêm Công Thức 1 hàng năm cuối tuần này đang phải theo dõi sát sao tình hình để quyết định xem việc tổ chức đua có an toàn hay không, cuộc đua quán quân thế giới tại Singapore này luôn luôn được tổ chức vào thời điểm này trong năm và trong khi đã có nhiều khói bụi trong những năm qua do cháy rừng, nó chưa bao giờ gây cản trở cuộc đua này. Chính phủ Indonesia đã điều các máy bay và máy bay trực thăng để tạo mưa nhân tạo và phun nước, cùng với hơn 1.000 binh lính được gửi tới đảo Sumatra để giúp dập tắt các ngọn lửa.

Ngày 25/09/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Nguyễn Thái Hoàng và CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo VOA News và BBC news)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích