Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 0 6 6 7
Số người đang truy cập
5 6 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Châu Phi tiến bộ hướng tới một châu lục không còn bệnh bại liệt

Ngày 11/8/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Châu Phi tiến bộ hướng tới một châu lục không còn bệnh bại liệt (Africa advances toward a polio-free continent). Ngày này (11/8/2014) ghi dấu một năm kể từ ngày ca bệnh bại liệt cuối cùng được phát hiện trên lãnh thổ châu Phi, một châu Phi không còn bệnh bại liệt chỉ còn lại 2 quốc gia nơi mà bệnh bại liệt lan truyền chưa được ngăn chặn: Pakistan và Afghanistan.

 
Vừa tiêm chủng vừa uống vaccine ngừa bệnh bại liệt ở châu Phi

Một năm không có ca bại liệt được báo cáo

Khu vực Sừng châu Phi (Horn of Africa) không có ca bệnh bại liệt nào được báo cáo từ ca bệnh cuối cùng tại trung tâm Somalia vào ngày 11/8/2014, mặc dù nó chưa phải là cột mốc quan trọng trên con đường xác nhận không còn bệnh bại liệt, ngày nay để ghi dấu một năm kể từ ngày ca bệnh bại liệt hoang dại cuối cùng được phát hiện trên lãnh thổ châu Phi, báo hiệu quá trình tiến bộ quan trọng hướng tới việc loại trừ. Nigeria, quốc gia có bệnh lưu hành cuối cùng tại khu vực châu Phi đã ghi dấu một năm không còn ca bệnh bại liệt hoang dại vào ngày 24/7/2015, nếu các kết quả tại phòng thí nghiệm được tiếp tục trong các tuần tới xác nhận không còn ca mắc mới tại Nigeria và nếu khu vực châu Phi của WHO tiếp tục 2 năm tới không có ca bệnh bại liệt hoang dại trong tình hình giám sát chặt chẽ, quốc gia này có thể được xác nhận không còn bệnh bại liệt bởi Ủy ban Chứng nhận Châu Phi (Africa Regional Certification Commission).

 
Khu vực sừng châu Phi được WHO chứng nhận không còn ca bại liệt

Tại khu vực Sừng châu Phi việc đánh giá dịch bệnh đã hoàn tất vào tháng 6/2015, nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc lan truyền của dịch bệnh tại Kenya và Ethiopia cũng tạm thời, sự lan truyền ở mức độ thấp không được phát hiện tại Somalia không thể loại bỏ và các hoạt động đối phó với dịch bệnh đang tiếp tục tại quốc gia này. Một châu Phi không còn bệnh bại liệt sẽ chỉ còn 2 quốc gia nơi mà sự lan truyền của bệnh bại liệt chưa được ngăn chặn: PakistanAfghanistan.

 
Các phụ nữ tại một sự kiện tham gia cộng đồng tại Tharaka Nithi, Kenya hát để nhắc nhở các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của tiêm vắc-xin cho trẻ để bảo vệ chúng khỏi mắc bệnh bại liệt. Trong một năm không có ca bệnh bại liệt hoang dại nào được phát hiện tại châu Phi là một thành tích đáng kể nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. WHO/Ldore

Châu Phi không còn bệnh bại liệt? (Is Africa polio-free?)

Một năm kể từ ngày ca bệnh bại liệt cuối cùng tại châu Phi, chúng ta nhìn vào những gì cần được làm để chuyển bước nhỏ này thành một chiến thắng đối với bệnh bại liệt. Ngày 11/8/2915 ghi dấu một năm không còn ca bệnh bại liệt hoang dại nào được xác nhận tại châu Phi lần đâu tiên trong lịch sử. Các vụ dịch gần đây tại khu vực Sừng châu Phi và Trung Phi xuất hiện đã được ngăn chặn, và vào ngày 24/7, quốc gia có bệnh bại liệt lưu hành cuối cùng của châu Phi, Nigeria đã đạt một năm mà không có ca bệnh nào được báo cáo. Tuy nhiên, bác sĩ Hamid Jafari, Giám đốc Sáng kiến Loại trừ bệnh Bại liệt Toàn cầu của WHO (Global Polio Eradication Initiative) cảnh báo rằng không có sự kỳ diệu nào trong một năm ghi dấu: “Việc giám sát virus bại liệt được cải thiện đáng kể, tuy nhiên trước đây chúng ta mất thời gian dài khi nghĩ rằng virus bại liệt đã đi khỏi khu vực Sừng châu Phi và Trung Phi, chỉ phát hiện rằng đơn giản chúng ta bỏ qua sự lan truyền dịch bệnh bởi vì hệ thống giám sát của chúng ta không đủ mạnh để phát hiện các ca bệnh. Tôi rất tôn kính các chính quyền, các đối tác, cộng đồng và các nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhân viên y tế và các tình nguyện viên những người đã đưa chúng ta đến ngày hôm nay và yêu cầu họ giữ cam kết đối với khó khăn này mà chúng ta sẽ phải vượt qua tại châu Phi”. Để chấm dứt bệnh bại liệt mãi mãi tại các quốc gia trên toàn thế giới, có một vài nhiệm vụ cần được cam kết thực hiện trong chương trình:

Tăng cường giám sát chứng liệt cấp tính (Strengthening Acute Flaccid Paralysis Surveillance)

Các hệ thống giám sát cần đủ mạnh để phục hồi mỗi ca bệnh liệt cấp tính (acute flaccid paralysis_AFP) và đảm bảo họ được kiểm tra đối với virus bại liệt để chắc chắn 100% rằng nó được gây ra bởi nhân tố khác, mặt khác mối đe dọa về bệnh bại liệt không thể bị bỏ qua đó là lý do tại sao việc tăng cường giám sát phóng vai trò quan trọng trong ngăn chặn dịch bệnh bại liệt. Tại khu vực Sừng châu Phi, nơi mà dịch bệnh trong năm 2013 và 2014 gây liệt 223 trẻ em, không có virus bại liệt hoang dại được phát hiện kể từ tháng 8 năm 2014. Tuy nhiên vẫn còn một vài khu vực nơi mà sự lan truyền dịch bệnh ở mức độ thấp không thể loại trừ, bác sĩ Hemant Shukla, người đã hỗ trợ việc loại trừ bệnh bại liệt tại khu vực Sừng châu Phi của WHO đã nói. Ông cảnh báo: “Một năm không có ca bệnh bại liệt được báo cáo là một tin tốt, nhưng quá trình tiến triển cần thực hiện nhiều hơn nữa trước khi chúng ta có thể hoàn toàn tự tin rằng bệnh bại liệt đã biến mất khỏi khu vực Sừng châu Phi”.

 
Trẻ em vùng Sừng châu Phi luôn được tiếp cận để không bị bỏ sót chủng ngừa bại liệt

Tiếp cận trẻ em bị bỏ sót (Reaching missed children)

Trong khi việc giám sát mạnh mẽ đảm bảo rằng chúng ta tìm thấy virus cuối cùng, chiến dịch tiêm chủng cần thiết để đến với mỗi đứa trẻ. Danh sách trẻ em được tiêm chủng và chưa tiêm chủng tồn tại khắp châu Phi, đặc biệt nơi mà bất ổn an ninh làm cho chiến dịch là một thách thức đáng kể, ví dụ như tại Yemen, Somalia, Nam Sudan và nhiều quốc gia khác. Từ năm 2013 dịch bệnh tại trung Phi và khu vực Sừng châu Phi, các sáng kiến về chương trình tiếp cận đến trẻ em nhiều hơn bao giờ hết. “Các chiến lược như đưa tiêm chủng đến thực hiện tại các khu vực an ninh bất ổn, vì vậy các gia đình rời khỏi các khu vực nhận được tiêm chủng mà họ cần, giúp tiếp cận những đứa trẻ bị bỏ sót chưa được tiêm văc-xin”, Bác sĩ Shukla cho biết. Mặc dù sự tiến bộ này, nhưng vẫn còn những đứa trẻ bị bỏ sót; và trong khi bệnh bại liệt tiếp tục còn tồn tại ở Afghanistan và Pakistan, bất kỳ đứa trẻ nào chưa được tiêm văc-xin có thể bị nhiễm virus, vì virus lây lan. Tiếp tục gia tăng số trẻ em được tiếp cận thông qua các chiến dịch là ưu tiên hàng đầu.

 
Chiến dịch tiêm chủng bại liệt trên khắp châu Phi

Tiêm chủng thông thường (Routine Immunization)

Các nỗ lực nhằm chấm dứt bệnh bại liệt trên khắp châu Phi tạo ra một nền tảng vững chắn để tiếp cận tất cả trẻ em với vắc-xin phòng ngừa và hỗ trợ các vấn đề ưu tiên về sức khỏe quan trọng khác-một nền tảng mà phải được xây dựng ngay cả sau khi bệnh bại liệt được xóa bỏ. Vì chúng ta đang tiến gần đến một thế giới không còn bệnh bại liệt, người dân trên toàn cầu có cơ hội và nghĩa vụ để xây dựng một tương lai tốt hơn bằng cách áp dụng những bài học đã trải qua và nền tảng từ việc xóa bỏ bệnh bại liệt đến các vấn đề ưu tiên về sức khỏe khác trên toàn cầu, bao gồm tiêm chủng thông thường. Nhóm Sáng kiến Loại trừ Bệnh Bại liệt Toàn cầu đang tập trung vào hỗ trợ tăng cường đặc biệt tại quốc gia ưu tiên, 7 quốc gia trong đó là ở châu Phi: Angola, Chad, Cộng hòa dân chủ Congo, Ethiopia, Nigeria, Somalia và Nam Sudan, bằng cách hợp tác với các tổ chức như Gavi, Liên minh Văc-xin (Vaccine Alliance). Tăng cường tiêm chủng thông thường tại các quốc gia này sẽ giúp tiếp cận đến các đứa trẻ chưa được tiêm văc-xin, virus bại liệt ít có cơ hội lưu hành hơn.

 
Lãnh đạo châu Phi đã có công trong đạt thành tích một năm qua không có bệnh bại liệt tại châu Phi

Sự Lãnh đạo mạnh mẽ (Strong Leadership)

Lãnh đạo châu Phi đã có công trong đạt thành tích một năm qua không có bệnh bại liệt tại châu Phi. Trong 20 năm, chiến dịch “Tiêu diệt bệnh bại liệt khỏi châu Phi” của Liên minh châu Phi (African Union) thúc đẩy quá trình tiến triển chống lại căn bệnh này, các tuyên bố gần đây về hỗ trợ việc xóa bỏ bệnh bại liệt từ Hội nghị Cấp cao Lãnh đạo của Liên minh châu Phi và Hội nghị của Các Bộ trưởng Ngoại giao của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Organization of Islamic Cooperation Foreign Ministers’ Conference công nhận sự cam kết bền vững cần thực hiện để hoàn tất công việc này. Đọc Bản tuyên bố của Liên minh châu Phi về Xóa bỏ bệnh bại liệt (African Union Declaration o­n Polio Eradication)và Nghị quyết của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo về các Vấn đề sức khỏe (Organization of Islamic Cooperation’s Resolution o­n Health Matters). Những đóng góp của Canada, Ủy ban châu Âu, đức, Ả rập Xê-út, tiểu vương quốc A-rập và vương quốc Anh rất quan trọng và sự hỗ trợ tiếp tục của quốc tế sẽ cần thiết để đạt được một châu Phi không còn bệnh bại liệt. Vẫn còn công việc quan trọng phía trước là cải thiện chất lượng tiêm văc-xin và sự giám sát, đặc biệt tại khu vực Sừng châu Phu và Trung Phi.

Ngày 13/08/2015
CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Biên dịch theo Website của WHO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích