Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 7 3 9 5
Số người đang truy cập
1 3 8 0
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
WHO: tiêm không an toàn là nguyên nhân chính của tử vong do bệnh viêm gan

Ngày 23/07/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Tiêm không an toàn là nguyên nhân chính của tử vong do bệnh viêm gan (WHO: Unsafe Injections Major Cause of Hepatitis Death). Trước Ngày Viêm gan thế giới (WHD) vào 28/07/2015, WHO kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn hàng triệu ca mắc và tử vong do bệnh viêm gan mà theo tổ chức này tiêm không an toàn (Unsafe Injections) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm viêm gan virus, HIV…


Viêm gan là một căn bệnh do vi-rút tấn công vào gan có thể gây bệnh cấp tính và mãn tính, thường được gọi là “sát thủ thầm lặng” vì tác hại của nó gây ra khó nhận thấy. Tuy nhiên, WHO cảnh báo bệnh viêm gan là nguyên nhân tử vong đứng thứ 7 trong số các loại bệnh với ước tính 240 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan B mãn tính và 150 triệu người nhiễm vi-rút viêm gan C, nếu tính cả nhiễm virus viêm gan B và C có khoảng 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Theo đó WHO ước tính mỗi năm ở các các nước phát triển và các nước đang phát triển sử dụng khoảng 16 tỉ mũi tiêm nhưng có đến 90% trong số đó là không cần thiết thậm chí dẫn đến sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm qua đường máu do tiêm truyền.


Thuốc tiêm được chụp lại trong một phòng tiêm tại một bệnh viện ở Thượng Hải, ngày 04/05/2014

Như vậy hiểm họa từ các mũi tiêm nhiễm trùng là rất lớn bao gồm cả HBV,HCV và HIV trong khi các bệnh nhiễm trùng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu kiểm soát tiêm truyền chặt chẽ. WHO cho biết việc tiêm không an toàn hiện nay đang gặp một sốthách thức lớn đó là việc tái sử dụng dụng cụ tiêm mặc dù đã được đề cập đến tiêu hủy tự động dụng cụ tiêm truyền nhưng do chưa được đào tạo đầy đủ và hạn chế kinh phí đã dẫn đến thực trạng tái sử dụng các ống tiêm một cách rộng rãi, nhất là ở các nước đang phát triển. Sức ép trong quan hệ người dân và nhân viên y tế cũng làm tăng số lượng các loại tiêm chủng không cần thiết khi bệnh nhân có nhu cầu tiêm truyền vì tin rằng đó là biện pháp làm nhanh khỏi bệnh hơn đường uống, trong khi nhân viên y tế vì lợi ích kinh tế hoàn toàn “hết mình phục vụ” theo yêu cầu người bệnh. Bên cạnh đó, việc quản lý vật sắc nhọn không được quan tâm chú ý, thiếu chính sách và tài trợ quốc gia đã khiến việc thu gom và tiêu hủy vật sắc nhọn trở thành một nguyên nhân chính gây bệnh truyền nhiễm theo đường máu.

Ngăn ngừa nhiễm bệnh (Preventing infection)

Lãnh đạo Chương trình Viêm gan toàn cầu (Global Hepatitis Program) của WHO, Stefan Wiktor cho biết tất cả các biện pháp cần đề ngăn ngừa mắc và tử vong là có sẵn, theo ông có một loại văc-xin ngừa viêm gan B tốt, các xét nghiệm tại labo tốt có thể sàng lọc nhiễm bệnh trong việc cung cấp máu, và dụng cụ tiêm an toàn: “Để ngăn ngừa tử vong có biện pháp điều trị, có liệu pháp điều trị viêm gan B-căn bệnh có thể phòng chống hay ngăn ngừa virus, không phải chữa trị. Ngược lại đối với viêm gan C, hiện nay có thuốc có thể điều trị hầu hết mọi người nhiễm viêm gan C, đó là sự phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây mà những loại thuốc mới này thực sự thay đổi chúng ta nghĩ như thế nào về bệnh viêm gan và nó đang đưa mọi người bắt đầu bàn về việc loại trừ. Việc loại trừ bệnh viêm gan là một vấn đề y tế công cộng trong tương lai”.
 

Chi phí cho cho loại thuốc được gọi là thần kỳ để điều trị viêm gan C ngoài tầm với của hầu hết mọi người trên thế giới, một đợt điều trị 12 tuần có chi phí là 84.000 đôla tại các quốc gia giàu có nhưng Ai Cập đã đàm phán thành công cho giá thuốc giảm xuống 900 đôla và WHO tin rằng giá sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Viêm gan B được lây truyền qua máu hay các chất dịch cơ thể, hầu hết ca nhiễm là từ mẹ sang con và tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất tại châu Phi cận Sahara và Đông Á. Vi-rút viêm gan C là một loại vi-rút truyền qua máu được lây truyền phổ biến nhất là thông qua việc sử dụng thuốc tiêm. Giám đốc Cơ quan An toàn và chuyển giao dịch vụ của WHO (WHO Service Delivery and Safety Department), bà Edward Kelley cho biết ngăn ngừa tiêm chủng không an toàn là quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh: “Phương pháp tiêm không an toàn chiếm 32% nhiễm viêm gan B, khoảng 40% viêm gan C, quy trình y tế thường xuyên nhất trên thế giới hiện nay là tiêm truyền, 16 tỷ một năm và tỷ lệ tiêm không an toàn ước tính là khoảng 40% trong 16 tỷ đó”. WHO đang phát động chiến dịch loại trừ phương pháp tiêm không an toàn bằng cách đẩy mạnh việc sử dụng ống tiêm vô trùng mà được thiết kế riêng để ngăn ngừa việc tái sử dụng.
 

Ống tiêm “thông minh” ngăn chặn lây lan các bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Ngày 23/02/2015. -Ống tiêm “thông minh” ngăn chặn lây lan các bệnh nguy hiểm đến tính mạng ('Smart' Syringes Stop Spread of Life-Threatening Infections). WHO đang phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm ngăn chặn việc sử dụng ống tiêm và kim tiêm bẩn gây ra hàng triệu ca bệnh đe dọa đến tính mạng hàng năm, Chương trình hành động mới của WHO nhằm ngăn chặn việc tiêm truyền không an toàn bằng cách xúc tiến các ống tiêm “thông minh” không thể sử dụng quá một lần. Tiêm truyền là việc cần thiết để chữa bệnh và cứu sống con người và trong phần lớn các trường hợp chúng đều phát huy tác dụng nhưng WHO đã cảnh báo nhiều trường hợp trong số 16 triệu ca tiêm truyền hàng năm làm lây lan các căn bệnh, thậm chí tử vong do tái sử dụng những ống tiêm và kim tiêm nhiễm khuẩn.


Một y tá lấy mẫu máu để xét nghiệm HIV miễn phí trong một chiến dịch thử máu
ngăn chặn lây nhiễm HIV, ngày 20/9/2014

WHO báo cáo khoảng 10% việc tiêm truyền sử dụng cho việc tiêm chủng và các quy trình như là truyền máu và tiêm ngừa thai thường là an toàn, vấn đề còn lại với 90% kia tiêm truyền thuốc qua cơ hoặc da. WHO cho biết rất nhiều trong số này không thực sự cần thiết và có thể thay thế bằng thuốc uống, thậm chí tệ hơn. Ông Gundo Aurel Weiler, điều phối viên Ban HIV/AIDS của WHO đã cảnh báo những trường hợp tiêm truyền này thường không an toàn và đang khiến cho lây lan các bệnh truyền nhiễm chết người trên toàn cầu. Ông Weiler giải thích rằng: “Chúng ta biết rằng 1,7 triệu ca bệnh Viêm gan B có lẽ là do tiêm không an toàn và hơn 300.000 ca Viêm gan C hàng năm vì vậy đây là một nguyên nhân chính dẫn đến các dịch bệnh viêm gan vi-rút. Trong năm 2000, ước tính khoảng 10% những ca HIV mới là do tiêm truyền không an toàn, giờ thì đến năm 2010 đã giảm xuống ít hơn 1%... Như vậy đã có sự suy giảm rõ rệt lây lan HIV do tiêm truyền không an toàn và cũng do sự tuyên truyền các chính sách tiêm truyền an toàn. Mặc dù có những tiến bộ này, Ts. Weiler cũng chỉ ra ước tính một năm có 33.800 người vẫn bị nhiễm HIV qua tiêm chích không an toàn, ông cho biết sự lây nhiễm chết người được lây lan khi một ống tiêm hoặc kim tiêm bẩn được sử dụng cho nhiều hơn một người, những nguy cơ này chủ yếu tồn tại ở các nước đang phát triển nhưng việc tiêm không an toàn xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.

Theo WHOgiải pháp cho hàng triệu người ở các nước giàu và nghèo là như nhau và hàng triệu người có thể được bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm bằng cách chuyển sang dùng các bơm tiêm “thông minh” có thể được sử dụng một lần duy nhất, một vài mẫu hiện đã có sẵn, một loại khiến cho pít-tông bị vỡ sau khi tiêm, những mẫu khác có một cái ghim bằng kim loại chặn pít-tông không rút về được hoặc một kim tiêm thụt vào trong ống tiêm sau khi tiêm chích. Lisa Hedman từ Cơ quan thuốc và các sản phẩm sức khỏe thiết yếu (Department of Essential Medicines and Health Products) của WHO cho rằng tổ chức này không khuyến khích bất kỳ thiết bị cụ thể nào vì không phải các hình thức tiêm truyền là giống nhau và các thiết bị khác nhau cần thiết cho các ứng dụng khác nhau. Bà Hedman nói: “Có nhiều công nghệ ngoài kia và lý do của điều này là thực tế rằng thực sự không có một giải pháp phù hợp với mọi vấn đề nhưng thực sự có một nhóm lớn nói rằng hãy để chúng tôi mang lại sự an toàn cho tất cả các thiết bị ngoài kia để đảm bảo rằng chúng không thể được tái sử dụng và chúng chỉ thích hợp cho mục đích được dự định trước”. Các chiến dịch tiêm truyền do WHO chỉ đạo trước đó giữa năm 2000 và 2010 đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận giúp làm giảm 7 lần việc tái sử dụng các thiết bị tiêm truyền tại các nước đang phát triển, mục tiêu của chương trình hành động mới này nhằm giúp các nước sử dụng chọn lọc những ống tiêm “thông minh” mới trước năm 2020, ngoại trừ trong một số tình huống đặc biệt. WHO đang kêu gọi các nhà sản xuất tăng cường sản xuất các thiết bị này. Các ống tiêm không có các chức năng an toàn có giá từ 3 đến 4 xu mỗi chiếc tại các nước đang phát triển, các ống tiêm “thông minh” mới có giá ít nhất gấp đôi giá đó. Tuy nhiên, WHO tin rằng giá sẽ giảm xuống khi nhu cầu tăng lên.

Tìm ra liệu pháp điều trị bệnh viêm gan hiệu quả và giá thành rẻ

Ngày 08/04/2015. Các nhà nghiên cứu tìm ra liệu pháp điều trị bệnh viêm gan hiệu quả và giá thành rẻ (Researchers Find Cheap, Effective Hepatitis Treatment), nghiên cứu này đã được xuất bản trênTtạp chí Science Translational Medicine. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại thuốc dị ứng giá rẻ có thể điều trị viêm gan C, một căn bệnh viêm gan nguy hiểm. Loại thuốc này là chlorcyclizine HCL-một loại thuốc trị dị ứng đã được sử dụng trong nửa thế kỷ qua. Các nhà nghiên cứu tại Viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health) đã phát hiện chlorcyclizine và các loại thuốc “thay đổi mục đích sử dụng” (repurposed) tương tự có thể điều trị viêm gan C bằng cách ngăn chặn vi-rút không thể nhiễm vào các tế bào gan, khám phá này được thực hiện bằng việc sử dụng một biện pháp hệ thống sàng lọc tự động (high-throughput screening) dựa trên tế bào được sử dụng để phân tích hàng nghìn hợp chất nhanh chóng đã được phê duyệt bởi chính phủ để đo hiệu lực đối với các bệnh vi khuẩn và vi-rút.


Một bệnh nhân viêm gan được điều trị tại một bệnh viện tại làng El Sereif, Bắc Darfur, Sudan

Jake Liang, Trưởng Chi nhánh các bệnh gan (Liver Diseases Branch) tại Viện tiểu đường và các bệnh thận và tiêu hóa quốc gia (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) của NIH gần Washington, nơi phát hiện này đã được tiến hành cho biết vi-rút viêm gan “tiếp tục nhiễm vào các tế vào mới trong khi bệnh tiến triển, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng nếu có thể ngăn chặn hoặc phá hủy tiến trình tái nhiễm thì các tế bào bị nhiễm cuối cùng sẽ chết, vì vậy bạn sẽ không còn tế bào nhiễm bệnh nữa”. Viêm gan C lây lan qua tiếp xúc tình dục hoặc các mẫu máu nhiễm bệnh có thể dẫn đến suy gan, ung thư và xơ hoặc cứng gan. Hàng triệu người trên toàn thế giới có vi-rút viêm gan C hoặc bị đau ốm do nhiễm ri-rút này, Liang giải thích rằng các liệu pháp điều trị hiệu quả hiện đã có sẵn: “nhưng các loại thuốc hiện tại rất đắt đỏ, có các tác dụng phụ có liên quan đến kháng thuốc, bên cạnh đó những thuốc này chỉ có tác dụng đối với các chủng viêm gan đã biết, vì vậy vẫn cần một loại thuốc điều trị viêm gan”.

Giá ghi trên nhãn của các loại thuốc viên gan C hiện tại xấp xỉ 84.000 đô-la đối với một đợt điều trị 12 tuần, ngược lại chlorcyclizine có giá khoảng 50 xu một viên. Các bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là xác định liều dùng điều trị của loại thuốc chữa dị ứng này trong việc điều trị viêm gan C.

Quy định về tiêm an toàn của Bộ Y tế (MoH)

Ở Việt Nam Bộ Y tế đã ban hành quy định tiêm an toàn nhằm đảm bảo cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng không bị mắc các bệnh lây nhiễm và tránh được các biến chứng do các dịch vụ tiêm truyền gây nên theo nguyên tắc dùng bơm kim tiêm vô khuẩn riêng cho mỗi lần tiêm truyền; tuân thủ tuyệt đối các quy trình kỹ thuật tiêm và chuẩn mực về vô khuẩn; đảm bảo an toàn không có tai biến, nhầm lẫn khi tiêm thuốc cho người bệnh; không nên lạm dụng dùng thuốc bằng phương pháp tiêm truyền; phân loại và cô lập ra các vật sắc nhọn sau khi tiêm theo quy chế xử lý chất thải.


Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trước khi tiêm

Các chỉ số tiêm an toàn bao gồm rửa tay trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm truyền, kể cả khi thay dây dịch truyền hoặc mỗi khi bơm thuốc cho cho mỗi người bệnh; tiêm thuốc đúng theo y lệnh; thực hiện 3 kiểm tra (họ tên người bệnh-tên thuốc-liều dùng), 5 đối chiếu (số giường, số phòng bệnh-đường dùng-nhãn thuốc-chất lượng-thời gian) và 5 đúng (đúng người bệnh-tên thuốc-liều dùng-đường tiêm-thời gian khi tiêm truyền; sử dụng bơm kim tiêm mới, vô khuẩn cho mỗi lần tiêm; sát khuẩn nắp lọ thuốc trước khi lấy thuốc; không dùng kim rút thuốc lọ để tiêm; kim tiêm không bị chạm vào tay và dụng cụ bẩn trước khi tiêm, không mở nắp bảo vệ kim cho đến khi bắt đầu tiêm cho người bệnh; xác định đúng vị trí tiêm, góc kim và độ sâu của kim, tuân thủ vô khuẩn tuyệt đối khi thực hiện kỹ thuật.; sát khuẩn da vùng tiêm bằng cồn iode 0.1% hay betadine 10% theo hình xoáy chôn ốc, từ trong ra ngoài; không được đâm kim qua vùng sát khuẩn còn ướt cồn cũng như không được dùng gòn tẩm ướt quá nhiều cồn che lên vị trí tiêm truyền hay ấn trước khi rút kim ra; đảm bảo đúng kỹ thuật tiêm truyền (2 nhanh-1 chậm: đâm kim nhanh, rút kim nhanh, bơm thuốc chậm); quan sát người bệnh trong khi tiêm; băng gạc vô khuẩn nơi tiêm truyền tĩnh mạch, thay băng mỗi 24h hay thay ngay khi ẩm ướt, dơ, có dấu hiệu nhiễm trùng; dây dịch truyền, chai dịch truyền thay mỗi 24h; không đặt kim Catheter quá 72h, sát khuẩn Catheter (xung quanh nơi bơm thuốc) trước khi bơm qua dây dịch truyền; thay ngay lập tức hệ thống dây truyền sau khi truyền máu hay lipid nếu tiếp tục truyền các dịch khác; mang theo hộp thuốc chống shock khi đi tiêm truyền. (thuộc phác đồ chống shock và biết cách sử trí).


Cần mang găng tay khi thực hành tiêm truyền

Biện pháp đề phòng chung cho người chăm sóc bao gồm rửa tay thường quy sau khi tiêm truyền; mang găng tay khi tiếp xúc với máu; không vội vàng thao tác liên quan đến vật sắc nhọn: kim tiêm, ống thuốc thủy tinh…; không đậy nắp kim sau khi sử dụng xong; không được uốn cong, bẻ gãy kim trước khi vứt bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn; không được dùng kìm hay tay không để bẻ ống thuốc; đảm bảo thu gom, xử lý an toàn bơm kim tiêm, vật sắc nhọn vào thùng chứa không chọc thủng, để gần khu vực thuận tiện như xe tiêm, buồng tiêm theo quy định; mang găng dầy khi rửa vật sắc nhọn; ngay lập tức sau khi phơi nhiễm với máu do kim đâm: rửa tay dưới vòi nước và dung dịch rửa tay, sau đó sát khuẩn lại bằng cồn iode 0.1%.
 

Không để vật thải sắc nhọn gây nguy hại cho người khác, ap dụng đề phòng chung ở mọi lúc, mọi nơi, hiểu nguy cơ cao do kim tiêm, vật sắc nhọn không sử lý an toàn. Thực hiện nghiêm ngặt từ việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải đúng theo quy định là trách nhiệm của mọi người.

Ngày 29/07/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích