Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 4 4 7
Số người đang truy cập
3 2 1
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Miễn dịch bệnh sốt rét-Thông tin cập nhật và những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu

Nhiều thập kỷ qua, dù các nhà khoa học đã có những đầu tư thích đáng vào nghiên cứu lĩnh vực miễn dịch trong bệnh sốt rét, đặc biệt vận dụng trong điều chế vaccine chống lại bệnh sốt rét nhưng tiếc thay các vaccine này có hiệu quả chưa đạt như mong đợi. Đồng thời các khía cạnh khác của miễn dịch vẫn còn là bí ẩn và đôi khi đa dạng phức tạp trong cơ chế bệnh sinh và cơ chế sốt rét ác tính vẫn còn nhiều bỏ ngỏ và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu trên cơ chế phối hợp đa ngành y sinh học cơ bản.

Trong suốt chu kỳ phát triển phức tạp của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) bao gồm nhiều giai đoạn, KSTSR không chỉ biểu hiện trình diện một loạt các protein ở các giai đoạn khác nhau, mà các protein này cũng liên tục thay đổi. Kết quả là, quá trình nhiễm KSTSR tự nhiên chỉ tạo ra một phần miễn dịch có thời gian tồn tại ngắn, nó không thể bảo vệ cơ thể chống lại một quá trình xâm nhiễm mới. Cho đến nay sự tương tác phức tạp của các protein ký sinh trùng với hệ thống miễn dịch của vật chủ đã làm nảy sinh những khó khăn hoặc thậm chí không thể phát triển một loại vaccin hữu hiệu chống lại bệnh sốt rét như mong đợi. Miễn dịch chống lại bệnh sốt rét có thể được phân thành Miễn dịch tự nhiên hay bẩm sinh; Miễn dịch thu được hay miễn dịch đáp ứng.


                        Nghiên cứu điều chế vaccine miễn dịch-vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm

Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch tư nhiên chống lại sốt rét là loại miễn dịch tồn tại sẵn có trong cơ thể vật chủ, có thể ngăn chặn sự hình thành một quá trình nhiễm trùng hay là đáp ứng ngay tức thì, ức chế sự trình diện của KSTSR. Miễn dịch này được hình thành một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào bất kỳ quá trình nhiễm trùng nào trước đó.

Sự thay đổi trong cấu trúc của hemoglobin (Hb) hoặc một số enzyme nhất định đã được chứng minh là có thể bảo vệ cơ thể vật chủ khỏi mắc sốt rét hay mắc sốt rét thể nặng và những đặc điểm này thường xuyên được tìm thấy trên những cá nhân đang sống ở những khu vực có lưu hành sốt rét cao. Điểm đặc biệt kháng nguyên Duffy (-) trên bề mặt của hồng cầu có khả năng ngăn chặn mắc SR do P. vivax. Kháng nguyên Duffy (-) được tìm thấy phổ biến rộng rãi ở trên quần thể dân châu Phi và điều này có thể đóng vai trò quan trọng trong chiến lược loại trừ P.vivax khỏi châu lục này.Một số bệnh thiếu máu huyết tán (Thalassemia), theo RichardCartervà cộng sự (2002)và DeniseL.Doolanvà cộng sự (2009) cho biết ở người bị bệnh Thalassemiacókhả năng giảm nhiễm KSTSR khoảng 50%, hemoglobin C (HbC) đồng hợp tử (làm giảm 90%), hemoglobin E (HbE) và vật chủ có bệnh lý hồng cầu dạng tế bào HC hình bầu dục (ovalocytosis) được chứng minh là có khả năng chống lại sốt rét do P. falciparum hay P. vivax. Thiếu men G6PD (Glucose-6-Phosphate Dehydrogienase) có khả năng bảo vệ cơ thể vật chủ là 50% và hồng cầu hình liềm (Hemoglobin S/C kháng 90% KSTSR) có thể bảo vệ cơ thể chống lại sốt rét thể nặng, liên quan đến tỷ lệ tử vong. Điều này cho thấy bản thây miễn dịch có thể theo quy luật “Bệnh chống Bệnh”.

Nhiễm KSTSR cấp tính cũng tạo đáp ứng miễn dịch tức thì, không đặc hiệu và có xu hướng hạn chế sự tiến triển của bệnh.Các cơ chế miễn dịch dịch thể và tế bào của hệ thống phòng ngừa "không đặc hiệu” không được xác định rõ ràng.Trong giai đoạn đầu tiên, tế bào ngoại tuyến ức T extrathymic (mang dấu ấn bề mặt tế bào giết tự nhiên natural killer (NK) 1.1, thụ thể trung gian của tế bào T-intermediate TCR hay TCRint) và tế bào B-1 sản xuất kháng thể đã được coi là yếu tố đầu tiên của đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Tế bào diệt tự nhiên (NK) được tìm thấy trong máu, trong các cơ quan lympho thứ cấp, cũng như trong các mô ngoại vi. 

Các loại tế bào có vai trò quan trọng trong miễn dịch sốt rét bẩm sinh là những tế bào NK, có ở những con chuột mang cả dấu ấn bề mặt NK1.1 và các thụ thể tế bào T (TCR). Số lượng tế bào NK tăng lên có thể dung giải các tế bào hồng cầu nhiễm KSTSRP.falciparum trong thử nghiệm in vitro.Tế bào NK ở máu ngoại vi sản xuất Interferon gamma (INL gamma) trong đáp ứng miễn dịch vớihồng cầu bị nhiễm KST Plasmodium spp., kích hoạt các đại thực bào nuốt ký sinh trùng sốt rét và vai trò này quan trọng hơn rất nhiều đối với miễn dịch sốt rét bẩm sinh so với khả năng ly giải các hồng cầu bị nhiễm của vật chủ. 


Hình 1. Miễn dịch sốt rét không phụ thuộc kháng thể (T cells).
 

Quá trình kích hoạt các tế bào T CD4+ bởi các tế bào tua gai trưởng thành dẫn đến hoạt hóa đại thực bào, quá trình thực bào của các hồng cầu nhiễm KSTSR (PRBC) và quá trình tiết ra cytokine, các phân tử tiền viêm (oxit nitric, oxy).
[Nguồn: Michael F. Good. Towards a blood-stage vaccine for malaria: are we following all the leads? Nature Reviews Immunology November 2001;1:117-125.


Những tế bào này cũng rất quan trọng trong việc kích thích và phát triển miễn dịch thích ứng.Tế bào NK sản xuất chemokine IL-8 (Interleukin-8), một sản phẩm của phản ứng tiền viêm, có nhiệm vụ kêu gọi, kích hoạt các tế bào khác trong quá trình nhiễm KSTSR.Tế bào tua gai hay tế bào hình cây (dendritic cells), đại thực bào, tế bào T gamma-delta và các tế bào NKT cũng nhận diện được sự xuất hiện của KSTSR và tham gia vào các phản ứng miễn dịch.Tế bào NKT ức chế mạnh mẽ quá trình phân chia của KSTSR trong giai đoạn phát triển trong gan ở những con chuột nuôi trong phòng thí nghiệm. 

Tế bào T mang CD4- NK1.1 chịu trách nhiệm điều hòa đáp ứng của kháng thể IgG đối với protein màng GPI (glycosylphosphatidyl inositol) của KST P. falciparum và điều này hết sức quan trọng để kiểm soát nhanh và đặc hiệu nhưng không hạn chế trình diện kháng nguyên theo con đường phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (MHC_major histocompatibility complex). Quá trình nhiễm sốt rét làm gia tăng mạnh nồng độ globulin miễn dịch không đặc hiệu với sốt rét trong máu, nhưng tầm quan trọng của việc hoạt hóa tế bào B đa dòng trong miễn dịch bẩm sinh vẫn chưa được làm rõ.


Hình 2. Cơ chế điều hòa đáp ứng miễn dịch SR ở giai đoạn ngoại hồng cầu (HC) chủ yếu là do các cytokine, được sản xuất bởi các tế bào đáp ứng miễn dịch bẩm sinh:
 

+ Trong đáp ứng miễn dịch này, các ligand (cầu nồi) của KSTSR được nhận diện bởi các thụ thể PRRS (pattern-recognition receptors), chẳng hạn như các thụ thể Toll-like (TLRs) và CD36, hoặc các cytokine viêm như interferon-γ (IFN-γ) sẽ hoạt hóa để giúp các tế bào tua gai (DCs dendritic cells) trưởng thành và di chuyển đến lách - vị trí đầu tiên của hệ miễn dịch phản ứng chống lại KSTSR Plasmodium ở giai đoạn ngoại HC.

+ Sự trưởng thành của các tế bào tua gai DCs liên quan đến việc tăng biểu hiện của các phân tử MHC lớp II, sự kết hợp giữa CD40, CD80, CD86 với các phân tử dính và kích thích tế bào sản xuất các cytokine như Interleukin-12 (IL-12).IL-12 sẽ kích hoạt các tế bào diệt tự nhiên (NK) sản xuất IFN-γ và dẫn đến quá trình biệt hóa của tế bào T helper 1 (TH1).Sản phẩm của các cytokine, đặc biệt là IFN-γ, được sản xuất bởi các tế bào NK dẫn đến kết quả là sự trưởng thành của các tế bào tua gai DC và làm tăng hiệu quả của quá trình kích thích sự trưởng thành KSTSR, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dòng hóa của tế bào TCD4+ naïve đặc hiệu với kháng nguyên.

+ IL-2 được sản xuất bởi các tế bào TH1 đặc hiệu với kháng nguyên, hoạt hóa các tế bào NK sản xuất IFN-γ, kết quả là tạo ra các tế bào DC trưởng thành và kích hoạt các đại thực bào, tiếp tục đẩy mạnh các đáp ứng miễn dịch. Các cytokines như IL-10 và yếu tố biến đổi tăng trưởng-β (TGF-β) không có chức năng trong điều hòa kể cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đáp ứng.NO: oxit nitric;TCR: thụ thể tế bào T;TNF: yếu tố hoại tử khối u
[Nguồn: Mary M. Stevenson, Eleanor M. Riley (2004). Innate immunity to malaria. Nature Reviews Immunology March 2004;4:169-180.


Hình 3. Một đáp ứng miễn dịch SR giai đoạn ngoại hồng cầu - hay đáp ứng miễn dịch bẩm sinh
 

+ Kiểm soát sự phát triển của KSTSR phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào chủ yếu dựa vào các cytokines tiền viêm là IL-12 và INF-γ.

+ Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh đối với thoi trùng giai đoạn ngoại HC xuất hiện chủ yếu là do sự kích hoạt thụ thể PPRs như TLR2 nhận diện GPI mảnh phân liệt hay TLR9 nhận diện dsDNA mảnh phân liệt.

+ Sự hoạt hóa các receptor này sản xuất ra các cytokine tiền viêm như IL-1, IL-6, TNF-α, là nguyên nhân gây sốt. IL-12 hoạt hóa TH1 và tế bào NK. Việc sản xuất Il-2 và INF-γ sẽ tập trung tế bào T helper CD4+ nhằm kích hoạt đáp ứng miễn dịch trung gian qua tế bào. Điều này hỗ trợ cho quá trình thực bào các hồng cầu nhiễm KST, các mảnh phân liệt và rất cần thiết cho tế bào T CD8+ đáp ứng với các tế bào gan nhiễm KST.


Miễn dịch thu được hay miễn dịch thích ứng

Miễn dịch đáp ứng chống lại sốt rét sẽ phát triển sau khi xảy ra quá trình nhiễm trùng và hiệu quả bảo vệ của nó thay đổi tùy thuộc vào các đặc tính của vật chủ, nơi lưu trú, số lượng tế bào bị nhiễm. Nó được xếp là loạimiễn dịch chống lại bệnh (có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh trong lâm sàng). Đây là loại miễn dịch chống lại KSTSR (ngăn chặn tình trạng mật độ KSTSR cao) và miễn dịch suốt đời? (ngăn chặn hình thành quá trình nhiễm trùng mới bằng cách duy trì một nồng độ KSTSR thấp, có tồn tại KSTSR nhưng không có triệu chứng, gọi là trạng thái phòng ngừa) với sự lặp đi lặp lại một cách đáng kể các yếu tố trên. 

Sau khi bị nhiễm KSTSR, thông thường nếu bệnh nhân không có miễn dịch, bệnh sẽ phát triển thành dạng cấp tính với mật độ KSTSR trong máu rất thấp và quá trình nhiễm trùng sẽ có thể tiến triển thành thể bệnh nặng và tử vong.Sau một vài lần mắc sốt rét, miễn dịch sẽ phát triển và gây ức chế các triệu chứng lâm sàng ngay cả trong trường hợp có mật độ KSTSR cao và đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc sốt rét thể nặng.Nhiễm trùng thường xuyên và nhiều lần dẫn đến sự phát triển dần của hệ miễn dịch chống lại KSTSR Plasmodium spp., mà kết quả là mật độ KSTSR rất thấp hoặc không thể phát hiện được.Miễn dịch “suốt đời”, mặc dù không bao giờ đạt được một cách đầy đủ, cho kết quả đáp ứng miễn dịch ở mức độ cao, với mật độ KSTSR thấp vàtạo ra một cá thể mang KSTSR nhưng không có triệu chứng lâm sàng.Trạng thái phòng ngừa cho thấy khả năng miễn dịch đạt được bởi sự tồn tại của KSTSR và số lượng ký sinh trùng không nhiều như lần nhiễm trùng trước đó.

Sự hiện diện của các chủng KSTSR khác nhau về mặt di truyền và về tính kháng nguyên tại một địa điểm cụ thể và việc xuất hiện sự biến đổi tính kháng nguyên trong quá trình hình thành nên nhiễm trùng, tác động mạnh đến các vật chủ tạo nên các đáp ứng miễn dịch chống lại các chủng KSTSR khác nhau và các biến đổi về kháng nguyên. Do đó, việc đạt được miễn dịch chống lại sốt rét diễn ra rất chậm và không thật sự hiệu quả và vẫn còn tính đặc hiệu loài và đặc hiệu theo từng chủng KSTSR. 


 

Tuy nhiên, ở những vùng thường xuyên có SRLH và lan truyền bệnh sốt rét mạnh, như khu vực cận sa mạc Sahara ở châu Phi và khu vực rừng ở các bang của Ấn Độ như Orissa, Chhattisgarh, Jharkhand, miền nam bang Madhya Pradesh và các bang Đông Bắc, miễn dịch thu được phát triển từ lứa tuổi rất nhỏ.Tại các khu vực này, trẻ em sinh ra từ người mẹ đã có miễn dịch sốt rét, nhận được sự bảo vệ của kháng thể người mẹ truyền sang lúc mới sinh qua nhau thai, trong suốt 6 tháng đầu đời. Tính nhạy cảm của miễn dịch thụ động này được tăng lên trong vòng 1 hoặc 2 năm trước khi đạt được miễn dịch chủ động. 

Nguy cơ mắc bệnh lâm sàng tăng lên từ lúc sơ sinh đến 6 tháng tuổi, tùy thuộc vào tỷ lệ truyền bệnh và bắt đầu từ khoảng 3 - 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh trở nên dễ bị mắc bệnh nặng và tử vong, nếu lần nhiễm ký sinh trùng ào ạt lại xảy ra ở khoảng thời gian kháng thể của mẹ đã cạn mà kháng thể của chính đứa bé chưa tạo kịp để ứng phó cơn nhiễm tiếp theo. 

Nguy cơ mắc bệnh sốt rét ác tính thể não (SRATTN) tăng theo tuổi ở trẻ em từ 2-4 tuổi.Vào khoảng 2-5 tuổi, quá trình nhiễm trùng lặp đi lặp lại và diễn ra một cách thường xuyên, tần số mắc bệnh lâm sàng bắt đầu giảm và nguy cơ tử vong giảm mạnh và ở tuổi trưởng thành, nhìn chung là hầu hết người dân có khả năng miễn dịch suốt đời.Mặt khác, người dân sống trong vùng không thường xuyên lưu hành sốt rét có xu hướng chỉ đạt được một phần miễn dịch. Như vậy, mức độ miễn dịch sốt rét sẽ ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán lâm sàng ở các địa phương khác nhau và ở các nhóm tuổi khác nhau.

Các cơ chế cơ bản và tính đặc hiệu kháng nguyên của miễn dịch sốt rét hiện vẫn chưa được làm rõ. Miễn dịch đáp ứng chống lại sốt rét đã được chứng minh là đặc hiệu với từng chủng KSTSR và ở từng giai đoạn cụ thể, có hiện tượng phản ứng chéo. 


Hình 4: Đáp ứng miễn dịch thu được với từng giai đoạn trong vòng đời P. falciparum(1)
  

Khi muỗi Anopheles cái mang thoa trùng đốt người, thoa trùng theo nuớc bọt được bơm vào máu. Kháng thể kháng sporozoite tăng cường quá trình thực bào và ngăn thoi trùng xâm nhập tế bào gan. (2)-(3). Một số thoa trùng không bị thực bào bởi tế bào tua thì khoảng một giờ sau, chúng sẽ xâm nhập tế bào gan, nơi dó chúng sẽ phát triển thành tiết trùng (Merozoite). Tế bào T gây độc CD8+ sẽ nhận biết tế bào gan nhiễm ký sinh sốt rét bằng con duờng MHC (Major histocompatibility complex) và phá hủy các tế bào gan nhiễm ký sinh trùng sốt rét dể giảm bớt số luợng tế bào gan nhiễm KSTSR.

(4) Tiết trùng lại xâm nhập vào HC khác. Kháng thể kháng merozoite (được tạo thành từ gan hoặc từ HC) sẽ tăng cường quá trình thực bào và ngăn chặn quá trình xâm nhiễm vào HC mới. Thêm vào đó, kháng thể của kháng nguyên nằm ở bề mặt HC nhiễm KSTSR tăng cường thực bào đặc biệt là tại lách.

(5) Đồng thời, một số tiết trùng phát triển thành giao bào đực và giao bào cái. Kháng thể đối với giao bào tăng cường thực bào và có thể ngăn chặn truyền bệnh qua muỗi.

(6-8) Muỗi cái chích máu người mang theo giao bào. Chu trình sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi tạo nên các thoa trùng mới.


Đáp ứng miễn dịch đã được ghi nhận là hiệu quả đối với các kháng nguyên KSTSR khác nhau trong giai đoạn tiền hồng cầu (thoa trùng), giai đoạn vô tính trong hồng cầu (merozoite- mảnh phân liệt) và giai đoạn hữu tính (giao bào). Việc tiếp xúc tự nhiên với các thoa trùng chưa đủ để tạo ra miễn dịch suốt đời chống lại KSTSR hay ngăn ngừa nhiễm bệnh, nhưng lại hạn chế mật độ KSTSR và do đó đã làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét.

Miễn dịch thu được chịu trách nhiệm chủ yếu ở giai đoạn hồng cầu vô tính với mục tiêu chính là các mảnh phân liệt - các tiết trùng (merozoites), tồn tại trong hệ tuần hoàn.Mặc dù giai đoạn tiền hồng cầu cũng là mục tiêu để bảo vệ của đáp ứng miễn dịch, nhưng nó không hiệu quả trong việc ngăn chặn thoa trùng xâm nhập hoặc KSTSR phát triển trong gan.

Quá trình nhiễm mắc sốt rét tạo ra các sản phẩm globulin miễn dịch (Ig) kể cả miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch chung, không những chủ yếu là IgM và IgG mà còn là các isotypes của globulin miễn dịch khác.Trong số này, có 5% hoặc nhiều hơn đại diện cho các kháng thể đặc hiệu loài cũng như đặc hiệu theo từng giai đoạn có thể đáp ứng với sự biến đổi kháng nguyên của KSTSR. Cá thể nào nhận kháng thể IgG một cách thụ động từ người đã được miễn dịch, sẽ được bảo vệ bằng cách giảm mật độ KSTSR và các triệu chứng lâm sàng.

Quá trình mắc sốt rét của cả người và động vật thí nghiệm đều liên quan đến sự gia tăng tổng số kháng thể IgE và IgE chống lại sốt rét, dẫn đến khởi động các hoạt động điều hòa tế bào T từ Th1 sang Th2 để lặp lại quá trình tiếp xúc của hệ thống miễn dịch với các KSTSR.Số lượng IgE ở những bệnh nhân sốt rét thể não (SRATTN) hoặc bệnh nhân sốt rét thể nặng tăng cao đáng kể so với những bệnh nhân sốt rét không có biến chứng và ảnh hưởng về mặt bệnh học của IgE gần như chắc chắn là do IgE có trong phức hợp miễn dịch sản xuất quá nhiều yếu tố hoại tử khối u (TNF) và oxit nitric (NO) tại các vi mạch máu.

Kháng thể có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sốt rét bởi một loạt gồm nhiều cơ chế.Chúng có thể ức chế merozoite xâm nhập vào hồng cầu và ức chế quá trình tăng trưởng trong hồng cầu hoặc tăng cường làm sạch các hồng cầu nhiễm KST khỏi hệ thống tuần hoàn bằng cách kháng thể sẽ gắn vào bề mặt của KSTSR, do đó ngăn cản quá trình thẩm thấu qua các mạch máu nhỏ và thúc đẩy quá trình loại bỏ KSTSR tại lách. Quá trình opsonil hóa của hồng cầu bị nhiễm KSTSR làm gia tăng đáng kể tính nhạy cảm của chúng với quá trình thực bào, gây độc tế bào và ức chế KSTSR bởi các tế bào như bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân/ đại thực bào.Tương tác của hồng cầu opsonil hóa với các tế bào này dẫn đến sự giải phóng các yếu tố như TNF có thể gây tổn thương mô, nhưng đồng thời cũng gây độc với các KSTSR.

Đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào do sốt rét có thể bảo vệ cơ thể chống lại cả hai giai đoạn phát triển của KSTSR là giai đoạn tiền hồng cầu và trong hồng cầu.Tế bào T CD4+ đóng vai trò rất cần thiết cho miễn dịch ở các giai đoạn KSTSR vô tính trong máu, ở cả chuột và người bị nhiễm sốt rét.Tuy nhiên, vai trò của các tế bào TCD8+, có chức năng quan trọng trong miễn dịch giai đoạn tiền hồng cầu và góp phần ngăn chặn SR thể nặng, ít được nghiên cứu một cách rõ ràng. Các tế bào T CD8+ được cho là có thể điều hòa ức chế miễn dịch ở bệnh sốt rét cấp tính và điều chỉnh các phản ứng viêm.Khi hồng cầu người không trình diện kháng nguyên MHC, việc ly giải hồng cầu bị nhiễm KSTSR bởi tế bào lympho T CD8+ gây độc không có vai trò trong việc bảo vệ chống lại KSTSR giai đoạn trong máu.

KSTSR không chỉ có khả năng thoát khỏi đáp ứng miễn dịch của vật chủ, nhờ tính đa dạng về kháng nguyên và sự biến đổi kháng nguyên, mà còn có thể điều chỉnh các phản ứng miễn dịch và tạo nên các ức chế miễn dịch.Các tế bào hồng cầu nhiễm KSTSR, có lắng các sắc tố bên trong, được cho là có thể ức chế sự trưởng thành của các tế bào tua gai trình diện kháng nguyên, do đó làm giảm sự tương tác của chúng với các tế bào T, dẫn đến ức chế miễn dịch. 

Ức chế miễn dịch trong sốt rét làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp (như vi khuẩn Salmonella nontyphoidal, virus Herpes zoster, virus viêm gan B, virus bệnh bạch cầu Moloney và nhiễm trùng một số giun tròn và quá trình tái hoạt động của virus Epstein-Barr) và cũng có thể làm giảm các đáp ứng miễn dịch với một số loại vaccine.


 

 Hình 5. Ức chế miễn dịch trung gian tế bào bệnh sốt rét giai đoạn ngoại hồng cầu


Interleukin 10 (IL-10) và yếu tố biến đổi tăng trưởng (TGF-β) ức chế quá trình hoạt hóa tế bào TH1 và quá trình tiết INF-γ. Các HC biểu hiện protein bề mặt PfEMP-1 bắt cặp với marker CD36 trên đại thực bào và tế bào tua, khởi động chuyển hóa IL12 thành IL-10. Bên cạnh đó, sắc tố (sản phẩm của quá trình chuyển hóa haemoglobin) tăng cường sự bắt cặp dsDNA của KST và thụ thể TLR9, dẫn đến hoạt hóa Tregs (CD4+ regulatory T lymphocyte) tạo nên các yếu tố ức chế miễn dịchlà TGF- β và IL-10 (đây là các yếu tố có khả năng ngăn chặn các tổn thương bởi nguyên nhân kích thích miễn dịch quá mức). TGF-β thường tồn tại ở dạng tiềm ẩn (hoạt hóa bằng quá trình phân giải protein do enzyme protease như thrombospondin hoặc calpain.

Miễn dịch thu được chống lại SR không thể đạt được trong thời gian kéo dài.Trong trường hợp không tái nhiễm trong vòng khoảng 6 tháng đến 1 năm, có thể xảy ra khi người dân rời khỏi vùng dịch tễ sốt rét, miễn dịch thu được sẽ không còn hiệu qủa và người đó trở nên dễ bị tác động một cách đầy đủ bởi quá trình nhiễm sốt rét một lần nữa.Hệ thống miễn dịch tỏ ra kém hiệu quả trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên và thứ hai, do sự ức chế miễn dịch về mặt sinh lý cũng như sự kết dính về mặt tế bào của hồng cầu, với sự có mặt của các các thụ thể Chondroitin Sulfate A mới có sẵn trên nhau thai.

Việc mất đi nhiều miễn dịch thu được làm cho người phụ nữ mang thai dễ bị sốt rét và có biến chứng. Ức chế miễn dịch ở bệnh nhân mắc HIV/AIDS cũng làm tăng nguy cơ mắc sốt rét lâm sàng, có biến chứng và có khả năng tử vong cao.

Tài liệu tham khảo

1.Richard Carter, Kamini N. Mendis. Evolutionary and historical aspects of the burden of malaria.Clinical Microbiology Reviews. October 2002;15(4):564-594.

2.Denise L. Doolan, Carlota Dobaño, J. Kevin Baird. Acquired Immunity to Malaria. Clinical Microbiology reviews. Jan 2009;22(1):13-36.

3.Mannoor MK, Weerasinghe A, Halder RC et al., Resistance to malarial infection is achieved by the cooperation of NK1.1(+) and NK1.1(-) subsets of intermediate TCR cells which are constituents of innate immunity. Cell immunol. 2001 Aug 1;211(2):96-104.

4.Peter Perlmann, Marita Troye-Blomberg. Malaria and the Immune System in Humans. In Perlmann P, Troye-Blomberg M (eds): Malaria Immunology. Chem Immunol. Basel, Karger, 2002, vol 80, pp 229-242.

5.Roetynck S, Baratin M, Vivier E, Ugolini S. NK cells and innate immunity to malaria. Med Sci (Paris). 2006 Aug-Sep;22(8-9):739-44.

6.Mary M. Stevenson, Eleanor M. Riley. Innate immunity to malaria. Nature Reviews Immunology March 2004;4:169-180.

7.Anoja Ariyasinghe, Sufi Reza M. Morshed, M. Kaiissar Mannoor et al. Protection against Malaria Due to Innate Immunity Enhanced by Low-Protein Diet. The Journal of Parasitology. Jun 2006;92(3):531-538

8.Ashwani Kumar, Neena Valecha, Tanu Jain, Aditya P. Dash. Burden of Malaria in India: Retrospective and Prospective View. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2007;77(6_Suppl):69-78.

9.Owain R Millington, Caterina Di Lorenzo et al., Suppression of adaptive immunity to heterologous antigens during Plasmodium infection through hemozoin-induced failure of dendritic cell function. Journal of Biology 2006;5-5.

10.Hajime Hisaedaa, Koji Yasutomob et al., Malaria: immune evasion by parasites. The International Journal of Biochemistry & Cell Biology. April 2005;37(4):700-706

11.Laith J. Abu-Raddad, Padmaja Patnaik, James G. Kublin. Dual Infection with HIV and Malaria Fuels the Spread of Both Diseases in Sub-Saharan AfricaScience 8 December 2006;314(5805):1603-1606 

Ngày 28/07/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và CN. Nguyễn Thị Liên Hạnh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích