Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 4 3 8 0
Số người đang truy cập
3 0 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Ebola-những bài học “đắt giá” từ đại dịch

Ngày 14/4/2015. CNN Health - Ebola 1 năm sau, những bài học đã đạt được (Ebola 1 year later, lessons learned). Năm 2014 được xem như “một năm đen tối của dịch bệnh”, khi Ebola không chỉ reo rắc nỗi kinh hoàng cho 3 quốc gia Tây Phi mà cho cả thế giới. Hiện nay dịch bệnh này cơ bản được khống chế nhưng vẫn chưa chấm dứt ở Guinea, Sierra Leone và còn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn.  

Nhiều bài học “đắt giá” được rút ra từ đại dịch này, khi đã không kịp thời kiểm soát ngay từ khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện, để rồi sau đó nó lây lan nhanh chóng cho 6 quốc gia châu Phi, châu Âu và châu Mỹ.

Ebola-Những con số biết nói

Trong vòng hơn một năm qua hơn 26.000 người, số lượng tương đương với số dân của thành phố Key West, Florida, đã phải đấu tranh với căn bệnh Ebola. Hơn 11.000 người đã không qua khỏi nhưng đối với những người đã sống sót, cuộc sống của họ sẽ không bao giờ như trước nữa. Và dù đối với những người chưa được trải nghiệm Ebola, tình trạng khẩn cấp y tế công cộng nghiêm trọng nhất trong thời hiện đại đã cho thấy thế giới đầy yếu ớt trước căn bệnh này. Nó cho thấy những lỗ hổng trong các hệ thống chính phủ được giao nhiệm vụ bảo vệ chúng ta, trong khi cường độ của dịch bệnh Ebola lớn nhất trong lịch sử đã giảm xuống, và các dự báo thảm khốc ban đầu rằng thế giới sẽ có khoảng hơn 1 triệu ca nhiễm trước tháng 1 không bao giờ thành sự thật, thì hàng chục người vẫn bị nhiễm mới hàng tuần.


Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận tổng cộng 30 ca mới được xác nhận trong tuần ngày 5 tháng 4. Đây là con số ca bệnh hàng tuần thấp nhất từ tháng 5/2014. Tuy nhiên các báo cáo thì lại hỗn tạp về việc ngăn chặn vi-rút hoàn toàn: tại Liberai và Sierra Leone, số ca bệnh đã giảm rất nhiều, có nhiều hơn các cơ sở điều trị hơn so với yêu cầu. WHO tại Libeira đang trong quá trình giải tán một số cơ sở dư thừa nhưng tại Guinea, trong 19 ca tử vong được xác nhận từ ngày 5 tháng 4, 7 trong số đó chỉ được xác định là mắc Ebola sau khi chết và đã có những báo cáo về 21 trường hợp chôn cất không an toàn. Báo cáo này của WHO cho biết: “Khi gộp các dữ liệu lại, chúng cho thấy rằng dù sự giám sát đang cải thiện, những mắt xích lan truyền chưa được biết đến có thể là nguồn nhiễm mới trong những tuần tới”.

Ebola 1 năm sau: Hiện họ đang ở đâu? (Ebola 1 year later: Where they are now? 

Các tổ chức phi lợi nhuận thường phải lấp chỗ trống ở Tây Phi, nơi mà hệ thống y tế cực kỳ yếu kém ngay cả trước khi xảy ra dịch bệnh.

Vào tháng 10/2014, một nhân viên y tế của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) bế một đứa trẻ nghi ngờ nhiễm Ebola tại Liberia. Vì nội chiến và nạn đói cao độ, không có đủ bác sĩ: Liberia có 0,014 bác sĩ trên 1.000 người, Sierra Leone có 0,022 và Guinea có 0,1. Ngược lại, Hoa Kỳ có 2,5 bác sĩ trên 1.000 người.

 

Bức hình từ hồi tháng 8/2014 này cho thấy một y tá đang khử trùng cho bộ đồ bảo hộ của một bác sĩ tại bệnh viện Ebola tại Monrovia, Liberia Các hệ thống y tế công cộng yếu ớt ở trung tâm của dịch bệnh tại Liberia, Sierra Leone và Guinea đã trở thành những nơi cấp cứu tập trung đầu tiên của Ebola. Chúng đổ sụp vì hàng trăm nhân viên y tế với trang thiết bị bảo hộ thiếu thốn bị mắc bệnh. Tính đến ngày 29/3/2015 đã có 861 ca và 495 ca tử vong trong số những nhân viên y tế ở ba nước Tây Phi.

Một cậu bé ở Monrovia đẩy chiếc xe lăn chở người phụ nữ qua một bức tường có thông tin về Ebola vào tháng 9/2014, một số ngôi làng đã mất đi toàn bộ nhóm dân ở độ tuổi lao động, khiến cho không biết bao nhiêu trẻ em rơi vào cảnh mồ côi. Một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động liên quan đến với những trẻ em mồ côi tin rằng hơn 12.000 trẻ em đã mất đi người chăm sóc chính của mình. Các trường học bị đóng cửa trong gần một năm và chỉ mới mở lại gần đây.

 

Vào tháng 9/2014, một khu vực chợ địa phương vắng tanh vì chính phủ Sierra Leone áp đặt luật giới nghiêm 3 ngày. Theo WB, những nền kinh tế của Sierra Leone, GuineaLiberia sẽ mất ít nhất 1,6 tỷ đô la trong tăng trưởng kinh tế vào 201. Cùng với nạn đói trở thành căn bệnh mãn tính và thiếu dinh dưỡng, những vấn đề này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân.

Các nhân viên y tế ở Liberia đặt một người dân bị nghi ngờ tử vong do Ebola vào một túi thi thể vào tháng 9/2014. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tất cả sự tập trung của quốc tế hướng về khu vực này đã cải thiện y tế công cộng ở những nước này: tiến hành chôn cất an toàn hơn, kiểm soát bệnh tốt hơn, có nhiều cơ sở y tế hơn và sự nhận thức công chúng về Ebola tốt hơn. Hoa Kỳ đã cam kết hơn 750 triệu để đấu tranh với căn bệnh này. Họ cũng gửi binh lính, vật tư và các hàng cứu trợ thêm cho Tây Phi nhưng quốc gia này cũng nhanh chóng có những lo ngại chính tại nước mình.

 

Vào tháng 10/2014, y tá người Texas Nina Pham được giúp ra khỏi đằng sau xe cứu thương. Cô đã mắc Ebola khi điều trị cho Thomas Eric Duncan Duncan, một người Liberia và là bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán mắc vi-rút tại Hoa Kỳ, đã tử vong vào ngày 8 tháng 10. Ca bệnh này cho thấy an ninh và kế hoạch phòng chống lây nhiễm của Hoa Kỳ cũng có những điểm yếu. Duncan đã mắc bệnh nhưng không hề biết, ông vẫn có thể đi về nước mà không bị kiểm tra chặt chẽ. Sau khi hai y tá chăm sóc cho ông tại bệnh viện Dallas bị mắc bệnh, trường hợp của ông đã khiến cho Hoa Kỳ phải thay đổi.
 

Các sân bay của Hoa Kỳ có những chuyến bay từ các khu vực bị ảnh hưởng của Ebola đã bắt đầu giám sát y tế đối với các hành khách vào tháng 10. Các hành khách đến từ Liberia, Sierra LeoneGuinea được đo thân nhiệt và được đánh giá các dấu hiệu của bệnh và hỏi về các tiền sử sức khỏe của họ.
 

Một y tá tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York đang giới thiệu kỹ thuật phù hợp để mặc và cởi bỏ bộ đồ bảo hộ. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ đã cập nhật các trang thiết bị bảo hộ và các quy trình quản lý dịch bệnh. Cơ quan này cũng gửi đi các hướng dẫn để giúp những người Mỹ hoảng sợ hiểu rõ hơn rằng vi-rút không thể nhiễm vào họ ở chính trong nhà họ.

 

Mọi người đang ngó vào một phòng ngủ ở Monrovia xem một thi thể đang chờ một nhóm chôn cất Ebola tới đưa đi vào tháng 10. Trên bình diện quốc tế, các lãnh đạo y tế thế giới đã phải nhìn lại hệ thống y tế của chính mình. Đơn vị y tế của Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận đã hành động quá chậm. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF), một tổ chức đã hiện hữu từ lâu tại khu vực cho biết hàng nghìn mạng sống đã bị cướp đi vì chính tình trạng ì ạch này. Các tổ chức phi lợi nhuận với nguồn kinh phí hạn hẹp đã phải cố lấp chỗ trống, và họ tiếp tục phát đi cảnh báo.
 

Một đứa trẻ sống sót khỏi Ebola được một người sống sót khác cho ăn tại một trung tâm điều trị ở Hastings, Sierra Leone, vào tháng 11. Dịch Ebola đã bắt đầu với một trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh tại một ngôi làng hẻo lánh vào tháng 12 năm 2013, nhưng mãi cho tới tháng 4 năm 2014 thì các lãnh đạo WHO mới thừa nhận dịch bệnh là một “mối lo ngại”. Mãi đến tháng 8/2014 họ mới tuyên bố nó là một Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế. Họ ban đầu mâu thuẫn với các tổ chức cứu trợ quốc tế đã cho rằng dịch bệnh này “chưa từng có”. Vào tháng 1/2015, tổ chức phi lợi nhuận Oxfam đã kêu gọi một kế hoạch kiểu Marshall (chương trình viện trợ hậu chiến của Hoa Kỳ) để đưa 3 nước Tây Phi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng trở lại trên đôi chân của mình. Cơ quan này cho biết rằng thế giới “không thể chần chừ” đối với việc đặt nền kinh tế các nước này vào một kế hoạch tăng trưởng chung đồng đều.

 

Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan đã yêu cầu các quốc gia giàu hơn tiến tới gần và giúp đỡ các hệ thống y tế mỏng manh của các nước nghèo, gợi ý rằng các hệ thống đang hoạt động cũng không phải là một “thứ xa xỉ” và rằng chúng “gắn kết các xã hội lại với nhau”.
 

Một nhân viên y tế đang cho một nạn nhân Ebola ăn tại một cơ sở của tổ chức MSF ở Kailahun, Sierra Leone. Đã có hàng trăm tình nguyện viên trên toàn thế giới đã đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ người dân tại trung tâm của dịch bệnh.
 

David và Nancy Writebol đã ở Liberia cùng với nhóm truyền giáo Serving in Mission. Cặp đôi đến từ North Carolina này đã làm việc hàng thập kỷ chăm sóc cho trẻ mồ côi và những đứa trẻ bất hạnh khác ở châu Phi và Ecuador. Vào tháng 8 năm 2013, nhóm truyền giáo này đã thuê cặp đôi này làm việc cho những dự án của họ tại Monrovia. Nancy đã làm việc như là điều phối viên nhân sự và là một trợ lý y tá, đảm bảo cho các bác sĩ và các y tá được trang bị các bộ đồ bảo hộ phù hợp và theo đúng các quy trình khử nhiễm.
 

Nancy Writebol đã được chẩn đoán mắc Ebola vào ngày 25 tháng 7 năm 2014. Cô đã được đưa trở lại Hoa Kỳ và đã được đưa tới điều trị tại đơn vị cách ly Đại học Emory tại Atlanta.
 

Nancy Writebol cho biết: “Khi còn là một cô gái trẻ tôi đã luôn luôn được dạy là tôi không tốt hơn hoặc không xứng đáng hơn khi là một người Mỹ. Ebola đã khiến cho tôi đau đớn nhận thức về số mạng sống đã lặng lẽ đi vào vĩnh hằng. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn sự chăm sóc y tế và thuốc thử nghiệm tôi nhận được cả ở Liberia và Hoa Kỳ. Cô nói thêm, “lời cầu nguyện của chúng tôi đó là sự nhận thức do khủng hoảng Ebola mang lại sẽ cải thiện các hệ thống y tế đã hư hại và giúp đào tạo các bác sĩ và y tá cho Liberia”.
 

Chỉ 8 tháng trước, một phụ nữ trẻ có tên Fatu Kekula đã một tay cố gắng cứu gia đình bị Ebola tấn công của mình tại Liberia, mặc những túi đựng rác thải để bảo vệ chính cô khỏi vi-rút chết người này.
 

Kekula đã chăm sóc cho 4 thành viên gia đình cô bị nhiễm Ebola, giữ cho 3 người sống sót mà không làm cho mình bị mắc bệnh. Biện pháp dùng túi đựng rác của cô đang được dạy cho những người khác ở Tây Phi không thể mua được thiết bị bảo hộ cá nhân. Tất cả thành viên gia đình đã sống sót ngoại trừ người em họ của cô-một tỷ lệ thành công cao so với khoảng 70% bệnh nhân Ebola đã chết ở Liberia vào thời gian đó. Cô đang học về điều dưỡng thì việc học của cô bị gián đoạn khi các trường học bị đóng cửa trong suốt dịch bệnh.

 

Ngày hôm nay, do một câu chuyện trên báo CNN và sự hào phóng của các nhà tài trợ từ trên khắp thế giới, Kekula mang đồng phục y tá biểu tượng của trường Y Nell Hodgson Woodruff Đại học Emory ở thành phố Atlanta, nơi cô đang học các kỹ năng để có thể mang về nhà chăm sóc cho người dân Liberia. Cô nói: “Đó là một sự bất ngờ - một đứa trẻ như tôi từ một nước rất nghèo được đến Hoa Kỳ. Những thứ mà tôi được học ở đây tôi sẽ đưa về chia sẻ cho các đồng nghiệp của tôi. Tôi yêu thích việc chăm sóc cho mọi người. Tôi yêu thích việc cứu sống mọi người”.
 

Tim Callaghan làm việc với tư cách là Trưởng Nhóm cùng với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Thông thường anh điều hành văn phòng Mỹ La tinh, nhưng anh thường được bố trí khi có một cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn như động đất Haiti vào năm 2010. USAID gửi anh tới Liberia với vai trò trưởng nhóm để phối hợp với nhiều cơ quan phản ứng. Anh ta đã ở lại đến hết tháng 10. Anh cho biết: “Khi tôi tới Liberia, tôi biết từ Ngày thứ 1 rằng chúng tôi phải tập trung vào việc thay đổi quan niệm. Tôi đã nhìn thấy hiệu quả của việc huy động xã hội như thế nào. Đó là một nhiệm vụ to lớn. Tôi thật tự hào vì công việc chúng tôi đã làm, đặc biệt là lần đầu tiên này trong bối cảnh thành thị. Nó nảy sinh rất nhiều vấn đề, khiến cho việc theo dấu người tiếp xúc rất khó khăn. Nó khác với động đất ở Haiti, dù khá kinh khủng nhưng lại là khủng hoảng diễn biến nhanh và có thể quản lý được. Ebola thì khác. Chúng tôi không có nhiều người muốn chạy vào trong tình thế này và giúp đỡ. Mọi người rất sợ. Đó là một loại vi-rút chết người.
 

Callaghan đã nhận ra trong suốt khủng hoảng Ebola rằng sân bay đã thiếu an toàn như thế nào. “Chẳng ai ở sân bay hỏi tôi là tôi đã ở đâu. Ở New York, họ hỏi tôi ba câu hỏi, bao gồm tôi đã ở đâu và tôi cảm thấy như thế nào. Sau đó họ nói tôi di chuyển qua. Tất nhiên là sau khi xảy ra trường hợp của ông Duncan, mọi thứ đã thay đổi”. Callaghan cho biết gia đình anh đã “lo lắng” về việc tiếp xúc với anh khi anh về nhà, nhưng anh đã tự theo dõi mình và đo thân nhiệt trong 21 ngày và đều ổn.
 

Ibrahim Fambulle ốm yếu cố gắng đứng dậy khi một thi thể nằm gần đó trong một khu vực Ebola ở Liberia vào tháng Tám. Callaghan cho biết điều rút ra từ dịch bệnh đó là “việc can thiệp nhanh chóng là rất quan trọng. Ông cho biết: “Chúng ta càng can thiệp nhanh với các phòng thí nghiệm di động và các phương tiện bảo hộ cho các nhân viên y tế, thì chúng ta càng chuyển hướng tốt hơn. Tôi cũng hy vọng rằng những gì chúng ta rút ra được từ bài học kinh nghiệm này là chúng ta cần phải hành động nhanh chóng và chúng ta cần phải biết một quốc gia sẽ phản ứng như thế nào. Chúng ta cần biết lỗ hổng ở đâu. Và đó là một thách thức thực sự khi mà bạn phải gấp rút ứng phó mà không có thời gian chuẩn bị trước. Tôi luôn luôn nói rằng thời gian để trao đổi danh thiếp không phải là 3 ngày trước cơn bão. Hãy chuẩn bị nền móng ngay bây giờ. Dĩ nhiên, ngân sách hạn chế khiến điều này trở thành một thách thức”.
 

Daniel F.K. James làm việc với Hội Chữ Thập Đỏ Sierra Leone như là một giám sát viên cho chương trình chôn cất an toàn và trang nghiêm quốc gia. Ông nói: “Tôi không còn tích cực tham gia việc chôn cất nữa. Tôi có không chỉ có vai trò kiểm định chất lượng và giám sát. Công việc của tôi trong năm qua đã thay đổi to lớn từ việc tiến hành chôn cất tích cực cho tới theo dõi, đào tạo và giám sát các nhóm SDB Chữ Thập Đỏ có vai trò to lớn trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Ông tin rằng công việc của ông là thiết yếu để giúp nước mình cải thiện tỷ lệ nhiễm, và ông giúp cho nhóm của mình được an toàn trong khi làm nhiệm vụ.

 

Các nhân viên y tế từ Đội chôn cất Hội Chữ thập đỏ của Sierra Leone khiêng một xác chết ra khỏi một ngôi nhà. "Chúng tôi nhận được phản hồi rất tích cực từ các cộng đồng," James nói. " Trong nhóm chôn cất của chúng tôi không có ai bị nhiễm bệnh cả,, điều đó thực sự cho thấy các tiêu chuẩn của quy trình thực hiện của chúng tôi và mức độ nghiêm ngặt mà các đội đã làm theo các nguyên tắc mặc và cởi đồ bảo hộ như thế nào. Quan trọng nhất, các đội đều tuân theo việc thực hành không đụng chạm và tránh những nơi đông đúc. Chúng tôi liên tục đào tạo các đội chôn cất của chúng tôi để họ duy trì cảnh giác. Dù số các ca mắc đang giảm bớt nhưng chúng ta không thể trở nên tự mãn.” 
 

James tin rằng chương trình sẽ cần phải tiếp tục cho tới khi không còn ca bệnh nào nữa. Ông nói: “Chúng ta phải tiếp tục gõ cửa các nhà dân và thuyết phục các lãnh đạo cộng đồng tuyên truyền các kiến thức, đấu tranh chống lại các thông tin sai sự thật và xua tan các lời đồn. Phần lớn mọi người chấp nhận rằng Ebola là có thật, nhưng có những lỗ hổng kiến thức về cách thức lây nhiễm Ebola. Và tính tự mãn cũng không phù hợp vào lúc này. “Dù các ca bệnh đang giảm xuống, chúng tôi vẫn cần các phương tiện hậu cần và sức người để đáp ứng với tình hình và tiếp tục các công việc chôn cất an toàn và trang nghiêm.”

 

Katie Meyler là một trong những người được tạp chí Time lựa chọnlà một nhân vật của năm, cô là một trong những người đã cảm thấy phải kêu gọi chiến đấu chống lại Ebola ở Liberia. Cô không phải là một nhân viên y tế, hay là một người dân khu vực này. Thay vào đó, cô đã trãi qua 9 năm cuối cuộc đời mình ở Liberia thành lập Học viện More Than Me, một ngôi trường miễn học phí dành cho các cô gái Liberia gặp rủi ro. Khi dịch bệnh đang ở đỉnh điểm, cô đã đang đi thăm gia đình cô ở Hoa Kỳ. Thay vì ở lại và tận hưởng kỳ nghỉ hè, cô đã quay trở lại Liberia để giúp đỡ. Meyler cho biết: “Tôi nghĩ bất kỳ ai có bất kỳ cảm xúc nào dành cho các nước ở Tây Phi bị ảnh hưởng đều cảm thấy bất lực”. Cô đã dùng các mối quan hệ của mình với cộng đồng địa phương, làm việc như là một cầu nối giữa các tổ chức cứu trợ quốc tế đến với cuộc khủng hoảng và những người cần giúp đỡ. Meyler cho biết: “Mọi người đã biết điều gì là cần thiết. Họ đã biết phải làm gì. Họ chỉ không có các nguồn lực”.

 

Meyler nhờ các ông bố của các học sinh của cô tình nguyện lái những chiếc xe cứu thương mà cô đã tìm được. Cô đã phối hợp một nhóm các tình nguyện viên đi từ nhà này sang nhà khác để tìm kiếm người bị ốm. Cô đã mở ra một tòa nhà ở trường của cô để giúp cách ly trẻ em có thể bị ốm. Tất cả những điều đó đã thay đổi cô. Cô nói “Tôi không giống với con người tôi trước khi Ebola tấn công”. Trong thời gian đó cô đã giữ cho thế giới, hoặc ít nhất là gần 100.000 người theo dõi cô trên Instagram, được biết về cuộc chiến của cô để tiếp tục dạy cho các bé gái. Và giờ đây cô có thêm một nhiệm vụ là giúp đỡ những người sống sót khỏi Ebola và những đứa trẻ bị mồ côi vì bệnh này. Và cô rất ngưỡng mộ những người sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi trợ giúp. Cô cho biết: “Những người ở tiền tuyến đang mạo hiểm cuộc sống của họ là những người đang đấu tranh cho chính mạng sống của họ, đấu tranh cho chính mạng sống của con cái họ”.

 

Rebecca “Bex” Levine làm việc như là một nhân viên cơ quan thông tin dịch bệnh tại Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ.Cô đã được bố trí tới khu vực nóng Ebola không chỉ một mà ba lần, và cô đã được giao nhiệm vụ quan trọng là lần theo dấu người tiếp xúc. Điều đó có nghĩa là tìm ra mọi người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đang mắc Ebola. Hy vọng là nhằm cách ly những người bị bệnh nhanh chóng hơn. Trong suốt quá trình triển khai nhiệm vụ đầu tiên vào tháng Tám, cô đã làm việc tại Freetown, Sierra Leone, với tư cách là một thành viên của nhóm dịch tễ học. Cô là người đầu tiên được chỉ định tới quận Khu vực phía Tây. Cô nói: “Chúng tôi có ít người, và tình hình thì có vẻ đang tiến triển thành một điểm nóng tiềm tàng. Điều cốt yếu là phải lần theo những ca Ebola tiềm tàng, trước khi Freetown chật ních người. Đã có những thách thức giám sát thực sự, vì Ebola chưa được biết rõ hay hiểu rõ”.

 

Đối với lần triển khai thứ hai của Levine vào tháng 12 và tháng 1, cô đã làm việc ở một khu vực nông thôn hơn nơi mà Ebola mới chỉ bắt đầu bùng phát. Cô nói: “Như lần trước, chúng tôi đã đối mặt với một số thách thức quan trọng, vì đây là một khu vực rất hẻo lánh của nước này. Và do đó, các ca bệnh không được báo cáo đầy đủ vì sự bất lực của nhóm y tế không thể nhanh chóng tiếp cận và giáo dục cho các cộng đồng”. Cô nói, tại huyện Kambia của Sierra Leone, còn có những rào cản văn hóa đối với việc phòng ngừa Ebola vì các tín ngưỡng truyền thống được gìn giữ mạnh mẽ, nhưng họ đã bố trí nhân lực nhanh chóng và bắt đầu thu thập dữ liệu.

Levine cho biết: “Mọi thứ đang cải thiện trên khắp Sierra Leone, đây là một tín hiệu cho niềm hy vọng lớn lao”. Dù, Kambia vẫn còn là một trong số vài huyện chưa đưa số ca bệnh về không. Đó là nơi cô tiến hành triển khai lần thứ 3. Cô ghi lại một video nhật ký vào mỗi chuyến đi. Cô nói: “Chúng tôi rất hy vọng rằng các nỗ lực tăng cường của một nhóm lớn và tận tụy sẽ nhanh chóng giúp thay đổi tình hình. Về trải nghiệm của mình, cô gọi nó “thực sự khó tin khi theo dõi phản ứng thay đổi trong tám tháng qua, đi từ tình hình nản chí và kinh hãi hồi tháng Tám cho tới hiện tại này chính là việc đạt tới số ca bệnh về không thì hiện đang là mục tiêu đang đạt tới”. Cô nói đó chính là nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức. “Tôi cảm thấy vinh dự được trở thành một phần của phản ứng lịch sử này và cũng cảm thấy cực kỳ kính trọng và ngưỡng mộ người dân Sierra Leone đang làm việc rất chăm chỉ để đưa số ca bệnh về không”.

 

Bs. Richard Sacra chăm sóc cho một bệnh nhân tại phòng khám của ông tại Liberia. Trong tháng Tám, Sacra làm việc với tư cách là nhà truyền giáo của SIM và là một bác sĩ gia đình chăm sóc sản phụ tại Bệnh viện ELWA. Tuy nhiên, Ebola luôn cận kề, và ông đã không may bị nhiễm bệnh từ một bệnh nhân. Tổ chức truyền giáo của ông cho ông quay trở lại Hoa Kỳ để điều trị ở Nebraska. Ông đã hoàn toàn bình phục và quay trở lại Liberia vào tháng 1 để giúp đỡ. Ông nói: “Tôi rất biết ơn những người đã quan tâm, yêu thương tôi khi tôi cần. Tôi đã cảm thấy cực kỳ xấu hổ khi mắc Ebola. Tôi biết ơn Chúa vì cho phép tôi sống, tiếp tục tạo ra những khác biệt nhỏ trong cuộc sống mọi người”.

 

Sacra cho biết: “Tôi không khác biệt, chắc chắn là không tốt hơn so với những người đã mất đi mạng sống chỉ vì đang cố gắng giúp chăm sóc những người dân ở Tây Phi – và những người khác ngay giờ đây đang tiếp tục phục vụ trên tiền tuyến của dịch bệnh”.

 

Sacra bế một đứa trẻ có tên Noah vào buổi sáng ông ra về. Sacra cho biết, vì tương lai, “vì những bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm dũng cảm và những người phụ tá tiếp tục đối mặt với nguy cơ giống như tôi đã đối mặt, cộng đồng quốc tế cần phải đẩy mạnh nhiệm vụ cải thiện các quy trình phòng chống Ebola tại các bệnh viện, phòng khám và cộng đồng. Chúng ta cần phải tiếp tục tài trợ mạnh mẽ các cho thử nghiệm vắc-xin và các biện pháp điều trị để một số nền khoa học tốt được hỗ trợ từ dữ liệu có thể lấy đó làm nền tảng và hiểu rõ những hoạt động của chúng ta. Chúng ta nên làm hết sức có thể để chiêu nạp mọi lực lượng nhân viên y tế ở Sierra Leone, GuineaLiberia trong một cuộc thử nghiệm vắc-xin. Và dù chúng ta đạt được mục tiêu đưa số ca bệnh về không, chúng ta cần phải chuyển sang tập trung đào tạo cho hàng nghìn bác sĩ và y tá để tạo nên một lực lượng cán bộ y tế mạnh mẽ hơn cho các nước này, vì vậy họ sẽ có thể sẵn sàng để nhanh chóng khống chế đợt dịch tiếp theo của Ebola hoặc những căn bệnh lây nhiễm cao khác. Ông quả quyết, điều đó là thiết yếu. “Nếu chúng ta nghĩ về nó, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không đủ khả năng làm khác đi”.

 

Ngày 19/05/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Theo CNN Health)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích