Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 0 0 0 1
Số người đang truy cập
5 6 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Mực nước biển ‘tăng vọt’ ở New York và Chủ tịch IPCC của UN từ chức

Ngày 24/2/2015. VOA News - Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề “nóng”, không chỉ nóng vì sự kiện mực nước biển tăng vọt ở New York (Hoa Kỳ) mà còn nóng trên cả nghị trường khi Chủ tịch Ủy ban liên khí hậu (IPCC) Của Liên Hiệp Quốc (UN) Rajendra Pachauri từ chức.

Mực nước biển ‘tăng vọt’ ở New York

Mực nước biển phía bắc thành phố New York Hoa Kỳ ‘tăng vọt 128mm’ (US sea level north of New York City 'jumped by 128mm'). Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng mực nước biển dọc theo bờ biển phía đông bắc của Hoa Kỳ tăng kỷ lục trong giai đoạn 2009-2010, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications cho biết mực nước biển phía bắc thành phố New York đã tăng vọt 128mm trong vòng hai năm. Theo các nhà khoa học Hoa Kỳ, các khu vực duyên hải sẽ cần phải chuyển bị cho các hiện tượng mực nước biển ngắn hạn và cực đoan, các mô hình khí hậu cho thấy rằng sự gia tăng mực nước biển tột độ sẽ trở nên phổ biến hơn trong thế kỷ. Gs Jianjun Yin của Đại Học Arizona trả lời với BBC News rằng: “Hiện tượng gia tăng mực nước biển tột cùng trong suốt giai đoạn 2009-2010 dọc bãi biển đông bắc Bắc Mỹ là chưa từng có tiền lệ trong thế kỷ vừa qua, phân tích dữ liệu chỉ ra rằng đây là một hiện tượng xảy ra 850 năm một lần”.



 

Các ghi chép thủy triều
(Tidal records)

Các nhà khoa học tại Đại Học Arizona và Cục Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia (National Oceanic and Atmospheric Administration_NOAA) tại New Jersey đã nghiên cứu các dữ liệu ghi chép về mực thủy triều dọc bãi biển phía đông của Hoa Kỳ và Canada. Họ đã chia đường bờ biển ra thành ba khu vực: bắc thành phố New York, thành phố New York tới Mũi Hatteras trên bãi biển Bắc Carolina và nam Mũi Hatteras. Họ đã phát hiện ra điều gọi là gia tăng mực nước biển cực đoan trong giai đoạn 2009-2010, khi mực nước biển khu vực bãi biển phía bắc thành phố New York tăng vọt 128mm. GS Jianjun Yin-Đại Học Arizona cho rằng: “Khi các cơn bão duyên hải xảy ra, mực nước biển dâng tột cùng có thể dẫn đến gia tăng sóng lớn đánh vào đất liền, bên cạnh sự gia tăng mực nước biển dần dần và lâu dài, các cộng đồng duyên hải sẽ cần phải chuẩn bị cho các hiện tượng gia tăng mực nước biển ngắn hạn và cực đoan”.

Bình luận về nghiên cứu này, Gs Rowan Sutton, nhà khoa học khí hậu từ Trung tâm khoa học khí quyển Quốc gia (National Centre for Atmospheric Science), Đại Học Reading cho biết các mô hình khí hậu cho thấy những hiện tượng này sẽ gia tăng: “Nghiên cứu này phát hiện hiện tượng nước biển dâng cao phá kỷ lục xảy ra dọc theo khu vực bờ biển phía đông Hoa Kỳ trong giai đoạn 2009-2010, có bằng chứng rõ ràng rằng khả năng xảy ra những hiện tượng như vậy đã được gia tăng do biến đổi khí hậu và chúng ta nên chuẩn bị cho nhiều hơn những hiện tượng như vậy trong tương lai. Ví dụ này minh họa rằng làm thế nào mà các hiện tượng cực đoan riêng lẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố-trong trường hợp này là sự gia tăng mực nước biển toàn cầu, sự biến đổi dòng hải lưu đại dương khu vực và các loại gió”.

Theo TS. Dan Hodson, cũng từ Đại Học Reading thì phân tích này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ mối liên kết giữa sự dâng mực nước biển và các dòng hải lưu đại dương: “Sự thay đổi mực nước biển là một hiện tượng phức tạp, đặc biệt trên phạm vi khu vực nơi mà những biển đổi đối với sự lưu thông dòng hải lưu đại dương toàn cầu có thể đóng một vai trò chính. Vùng bờ biển phía đông của Bắc Mỹ khá gần với một khu vực các dòng hải lưu đại dương nhanh, năng động, vì vậy khá nhạy cảm đối với sự thay đổi của sự lưu thông dòng hải lưu toàn cầu”. Ông cho biết dòng hải lưu AMOC (Atlantic Meridional Overturning Circulation), một dòng hải lưu chính trên biển Đại Tây Dương có tác động tới châu Âu và châu Mỹ cũng như là Hoa Kỳ.

Nghiên cứu tại Đại Học Reading đã chỉ ra làm thế nào mà nó có thể khiến mùa hè ở Anh ẩm ướt hơn và có thể ảnh hưởng tới các cơn mưa ở một số khu vực châu Phi.

Chủ tịch IPCC của UN từ chức

Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc (UN) Rajendra Pachauri từ chức (UN climate head Rajendra Pachauri resigns) đã từ chức từ những cáo buộc quấy rối tình dục (sexual harassment allegations).Trong một bức thư gửi tới Tổng thư ký UN Ban Ki-moon, ông Pachauri cho biết ông không thể làm tròn bổn phận của mình.Cảnh sát Ấn Độ đang điều tra đơn kiện từ một phụ nữ 29 tuổi làm việc trong văn phòng của ông tại Delhi.Các luật sư của người phụ nữ này cho biết những quấy rối bao gồm những bức thư phiền phức cũng như là những tin nhắn điện thoại và văn bản, tuy nhiên ông Pachauri đã bác bỏ những cáo buộc này.

 
Rajendra Pachauri từ chức vào lúc này sau 13 năm lãnh đạo IPCC

Ông Pachauri, người đã lãnh đạo IPCC từ năm 2002 và nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ kết thúc vào tháng 10 năm nay, đã phủ nhật bất kỳ hành vi sai trái nào và lý giải rằng tài khoản email và điện thoại của ông đã bị tin tặc xâm nhập. Văn phòng của ông tại Viện năng lượng và tài nguyên ở Delhi (Energy and Resources Institute_TERI) cho biết ông đã xin nghỉ “dài hạn” (long leave) khỏi tổ chức. Một phát ngôn viên của IPCC cho biết, vào hôm thứ hai vị chủ tịch 74 tuổi này đã rời khỏi một cuộc họp IPCC cấp cao ở Kenya bắt đầu vào hôm thứ ba vì “các vấn đề đòi hỏi sự chú ý của ông tại Ấn Độ” (issues demanding his attention in India).

 
Những người nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 2007:

Rajendra Pachauri thay mặt IPCC (trái) và cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Al Gore (phải)


Trong bức thư gửi đến tổng thư ký UN, ông Pachauri cho biết việc không thể đi tới Kenya đã cho thấy ông không thể làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình được giao phó bởi ủy ban. Ông viết: “Do đó tôi xin nhận trách nhiệm từ chức khỏi vị trí của mình là chủ tịch của IPCC sớm vài tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông”.

Phân tích: Roger Harrabin-nhà phân tích môi trường BBC (Analysis: Roger Harrabin BBC Environment Analyst)

Sự từ chức của ông Pachauri là một cú sốc nhưng nó không hẳn tạo ra tổn thất lâu dài đối với IPCC vì ông cũng sắp nghỉ hưu và những người thay thế tiềm năng đã tuyên bố tham gia vào cuộc đua. Chúc may mắn cho họ: chủ tịch IPCC là một trong những công việc làm kiệt sức và tranh cãi nhất trên vũ đài quốc tế. Người làm chủ tịch phải dành nhiều thời gian trong đời trên những chuyến bay, di chuyển giữa những thủ đô, trong khi chịu đựng những đợt tấn công không ngớt từ các nhà chiến lược thách thức khoa học khí hậu. Được bạn bè biết tới biệt danh “chắp vá” (Patchy), nhiệm kỳ của Ts Pachauri cũng là vấn đề gây tranh cãi. Ông đã được bổ nhiệm sau khi Hoa Kỳ cho biết vị chủ tịch trước đó đã quá nhát gan. Họ cho rằng Ts Pachauri, một nhà kinh tế học vận tải Ấn Độ, có thể đảm nhiệm đường lối phát triển hơn.

Sau khi đắm chìm vào nghiên cứu khoa học ông cũng bị thuyết phục rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa thực sự và phải được can thiệp nhiều hơn bởi các lãnh đạo chính trị và ông ta đã nói như vậy qua những ngôn từ thẳng thắn. Hoa Kỳ sau đó ngăn cản nỗ lực của ông lên ghế chủ tịch vào nhiệm kỳ thứ hai nhưng Ts Pachauri đã được ủng hộ mạnh mẽ bởi các nước đang phát triển, những nước đã đánh giá cao sự sẵn lòng của ông để chọc thẳng vào những kẻ gây ra biến đổi khí hậu.

IPCC đã xác nhận rằng phó chủ tịch Ismail El Gizoui sẽ đảm nhiệm cuộc họp 4 ngày tại thủ đô của Kenya có dự định mở đường cho một thỏa thuận quốc tế vào tháng 12 về cắt giảm khí thải các-bon. Achim Stiner, giám đốc điều hành của Chương trình môi trường UN (UN Environment Programme_UNEP) cho biết động thái này sẽ “đảm bảo rằng nhiệm vụ của IPCC trong việc ấn định liệu biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục mà không bị can thiệp” (ensure that the IPCC's mission to assess climate change continues without interruption).

Trong năm 2007, ông Pachauri đã thay mặt tổ chức của mình nhận giải Nobel Hòa bình (Nobel Peace Prize) vì những công tác trong việc đánh giá khoa học những nguy cơ và nguyên nhân gây biến đổikhí hậu. Tổ chức này cùng là đồng sở hữu giải Nobel Hòa bình với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ và là nhà chiến lược môi trường, Al Gore. Trong năm 2010, ông Pachauri đã bác bỏ những áp lực phải từ chức khi báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC bị phát hiện có một số lỗi.

Ngày 04/03/2015
PGS,TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo VOA News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích