Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 1 6 0
Số người đang truy cập
3 6 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/1/2015. Tổ chức Y tế thế giới Tây Thái Bình Dương (WPRO) - Bệnh lây truyền từ động vật sang người (Zoonoses). Theo WPRO đã có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người được mô tả và có thể được phân loại theo dạng, tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm hay các tác nhân truyền nhiễm khác.

 

WPRO cho biết những bệnh này là mối đe dọa đối với y tế công cộng mặc dù phần lớn bệnh từ động vật có thể phòng tránh được, vẫn có nhiều bệnh chưa được hệ thống y tế quốc gia và quốc tế ưu tiên giải quyết được gọi là “những căn bệnh bị lãng quên” (neglected diseases). Nguy cơ các bệnh lây truyền từ động vật sang người xảy ra khi có sự tiếp xúc của con người với động vật, qua sự phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật, sản phầm từ động vật và/hoặc môi trường sống của chúng qua qua vết cắn (bệnh dại), môi trường bị nhiễm (bệnh than) và thực phẩm (bệnh campylobacteriosis) hay gián tiếp qua vector truyền bệnh như muỗi hay bọ ve (bệnh sốt Tây sông Nile, sốt xuất huyết, sốt rét và bệnh Lyme).

Cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể là ổ chứa tác nhân gây bệnh của những bệnh này bao gồm từ bệnh ở thể nhẹ và tự giới hạn như phần lớn các ca bệnh campylobacteriosis đến gây tử vong như Ebola và bệnh dại. Bệnh lây truyền từ động vật sang người gây quan ngại ngày càng tăng cho sức khỏe con người, khoảng 60% các bệnh ở người được tin là có nguồn gốc từ động vật và có tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi có thể có nguồn gốc từ động vật, nhiều tác nhân gây bệnh lây truyền từ động vật sang người gây ra bệnh ở người nhưng không gây triệu chứng lâm sàng rõ ràng ở vật chủ là động vật chứng tỏ những bệnh lây truyền từ động vật sang người chưa được xác định có thể đe dọa sức khỏe con người. Các bệnh lây truyền từ động vật sang người mới nổi trong vài thập niên gần đây bao gồm bệnh cúm gia cầm A/H5N1, bệnh sốt Tây sông Nile, Ebola, hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) và đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009.

Bên cạnh đó còn có một số zoonosis đã được biết từ lâu và có thể phòng tránh vẫn tiếp tục xảy ra ở các nước đang phát triển ảnh hưởng chủ yếu tới những người nghèo nhất. Sự xuất hiện của zoonosis rất phức tạp và do nhiều yếu tố như sự tiến hóa của hệ sinh thái, sự thích nghi của vi khuẩn, nhân khẩu học và hành vi, du lịch và thương mại quốc tế, thực hành nông nghiệp, công nghệ và công nghiệp. Không chỉ là một vấn đề y tế công cộng, nhiều trong số những zoonosis còn gây cản trở ngành sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật và trở ngại cho buôn bán thương mại quốc tế các sản phẩm từ động vật. Giải quyết vấn đề bệnh lây truyền từ động vật đòi hỏi sự phối hợp đa ngành và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các hệ thống giám sát và ứng phó bệnh ở người và thú y.
 

Một số bệnh có nguồn gốc từ động vật tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước được coi là "điểm nóng" (hotspot) về các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó có những bệnh có thể gây đại dịch. Năm 2003, sự gắn kết mạnh mẽ giữa Đông Nam Á với các quốc gia châu Á khác cùng các mối quan hệ toàn cầu của khu vực này đã tạo thuận lợi cho sự lây lan của tác nhân gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS)-coronavirus SARS trong khu vực và trên toàn cầu. Khách du lịch bị nhiễm bệnh ở một khách sạn tại Hồng Kông đã vô tình mang vi-rút sang nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Văn phòng WHO tại Việt Nam đã có 63 người bị nhiễm bệnh SARS, trong đó có 5 người tử vong.

 
 

Cùng năm bệnh SARS lan tràn khắp Đông Nam Á, khu vực này cũng bắt đầu có các vụ bùng phát một loại bệnh truyền nhiễm mới nổi khác có nguồn gốc từ động vật, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 thường gọi là “cúm gà”( bird flu). Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ghi nhận trường hợp cúm có độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza_HPAI) ở gia cầm và là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch cúm gia cầm. Dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội, đặc biệt đối với nhiều triệu hộ nông dân Việt Nam, tác động đó không đồng đều vì thu nhập từ gia cầm và trứng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những nhóm dân cư nghèo nhất. Tính từ ca mắc cúm gia cầm đầu tiên ở người được phát hiện tháng 12/2003 tới 2/2010 số ca mắc cúm gia cầm được xác nhận ở Việt Nam là 119 ca, trong đó 59 ca tử vong (tỷ lệ 50%), đứng thứ hai trên thế giới (sau In-đô-nê-xi-a). Mặc dù vi-rút cúm gia cầm vẫn tiếp tục lưu hành, gây nhiều đợt bùng phát dịch ở gia cầm, từ tháng 4/2010 đến tháng 1/2012 không có ca tử vong do cúm gia cầm nào được ghi nhận ở Việt Nam, tuy nhiên đầu năm 2012 đã có 4 ca mắc và hai trường hợp tử vong được báo cáo. Theo báo cáo của Việt Nam cho WHO tính tới tháng 7/2012 tổng số đã có 123 ca nhiễm cúm gia cầm ở người được xác nhận, trong đó 61 tử vong.
 

Năm 2009, những trường hợp nhiễm một chủng vi-rút cúm mới được phân lập, đầu tiên là ở Mê-hi-cô, sau đó là ở Bắc Mỹ, trước khi lây lan nhanh chóng sang các khu vực khác của thế giới, gây ra đại dịch cúm đầu tiên của thế kỷ 21. Chủng vi-rút này là sự kết hợp duy nhất giữa các gien vi-rút cúm chưa từng được phân lập ở động vật hay người. Các gien vi-rút này dường như xuất hiện là do sự tái tổ hợp gien của 3 chủng vi-rút: cúm người, cúm heo, cúm gia cầm, sau đó kết hợp với chủng vi-rút H1N1 có nguồn gốc từ cúm lợn Âu-Á, do đó lúc đầu đại dịch này được gọi là “cúm lợn” (swine flu). Tính đến 10/2/2010, Bộ Y tế Việt Nam đã nhận được báo cáo về 11.186 ca mắc cúm A/H1N1 được chẩn đoán xác nhận, trong đó có 58 ca tử vong. Ngày 10 /8/ 2012, Tổng giám đốc WHO chính thức tuyên bố đại dịch cúm đã chấm dứt và thế giới bước sang giai đoạn ‘hậu đại dịch” (post-pandemic) và virút cúm A/H1N1 có thể sẽ xuất hiện trở lại dưới dạng cúm mùa.
 

Mặc dù các bệnh lây truyền từ động vật sang người có thể không đe dọa an ninh y tế toàn cầu nhưng chúng vẫn có những mối nguy khác tác động lớn đối với sức khỏe và sinh kế của các cộng đồng nghèo ở nông thôn Việt Nam, những bệnh quan trọng nhất trong các bệnh lây truyền từ động vật gồm bệnh dại (rabies), bệnh liên cầu khuẩn ở lợn (streptcoccus suis), các bệnh lây truyền qua thực phẩm (foodborne diseases), bệnh than (anthrax) và bệnh xoắn khuẩn (leptospirosis).
 

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

WHO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam một số lĩnh vực liên quan đến zoonosis bao gồm đánh giá năng lực quốc gia, những thiếu hụt và nhu cầu; xây dựng năng lực thông qua các khóa đào tạo cho nhân viên y tế về dịch tễ học bệnh lây truyền từ động vật sang người, sẵn sàng ứng phó, truyền thông nguy cơ, giám sát, đánh giá nguy cơ và đáp ứng dịch; khuyến khích thường xuyên nâng cấp kỹ năng, kiến thức và công cụ để hỗ trợ chẩn đoán phòng thí nghiệm nhanh và chính xác; thiết lập tiêu chuẩn cho thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó có an toàn sinh học phòng xét nghiệm; hỗ trợ các can thiệp thiết thực để giảm bớt gánh nặng bệnh tật như xây dựng và phổ biến thông tin tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng; hỗ trợ xây dựng các chiến lược và chương trình kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người bao gồm giám sát và đánh giá các hoạt động; xây dựng một cơ chế củng cố liên kết và ứng phó chung giữa y tế và thú y với các sự kiện; vận động cam kết chính trị, chia sẻ thông tin và hợp tác đa ngành; tăng cường năng lực quốc gia và kỹ năng nghiên cứu, và thúc đẩy nghiên cứu để hỗ trợ xây dựng chính sách. Trao đổi thông tin hiệu quả và điều phối giữa y tế và thú y được công nhận là thiết yếu để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Trên phạm vi toàn cầu, WHO đã hợp tác với Tổ chức Nông lương của UN (Food and Agricultural Organization of the United Nations_FAO) và Tổ chức thú y thế giới (World Organization for Animal Health_OIE) xây dựng hướng dẫn cho hoạt động liên ngành.

Tại Việt Nam, WHO đang làm việc với Bộ Y tế (Ministry of Health), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ministry of Agriculture and Rural Development), FAO và các bên chủ chốt khác để tạo thuận lợi cho hợp tác liên ngành. Điều lệ Y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR 2005) được bắt đầu triển khai thực hiện tháng 6/2007 tạo thuận lợi cho việc củng cố năng lực của các quốc gia để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm mới nổi, cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Kết quả của sự cần thiết phải triển khai thực hiện Điều lệ IHR là xây dựng Chiến lược khu vực châu Á Thái Bình Dương cho các bệnh mới nổi (Asia Pacific Strategy for Emerging Diseases_APSED) cung cấp một khung chiến lược hỗ trợ cho việc củng cố năng lực chung của các nước trong công tác kiểm soát và phòng chống các bệnh mới nổi và tái nổi (emerging and re-emerging diseases). Kiểm soát và phòng chống zoonosis là một thành phần quan trọng của APSED. Trong khi tập trung kiểm soát bệnh cúm gia cầm là bệnh lây truyền từ động vật sang người ưu tiên ở Việt Nam, WHO đồng thời cũng cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho công tác kiểm soát các zoonosis khác như bệnh dại, bệnh than và liên cầu khuẩn ở lợn.

 

Ngày 27/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WPRO)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích