Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 6 1 2
Số người đang truy cập
2 8 9
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Ebola: Cuộc chiến vẫn tiếp diễn cùng những bất đồng nội bộ

Ngày 24/11/2014. Theo các hãng tin quốc tế thời gian gần đây dường như dịch bệnh do virus Ebola ở khu vực châu Phi có vẻ “tạm lắng” nhưng cuộc chiến với nó vẫn tiếp diễn cùng những bất đồng nội bộ ở Liberia, sự ủng hộ thiếu tích cực từ một số quốc gia châu Âu và châu Á, thậm chí cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng bị chỉ trích nặng nề do chậm đáp ứng với đại dịch này.

Cuộc chiến với dịch bệnh Ebola vẫn tiếp diễn

Tìm kiếm trang phục bảo hộ tốt hơn cho nhân viên y tế

-Tìm kiếm trang phục bảo hộ tốt hơn cho nhân viên chăm sóc Ebola (Better Protective Suit Sought for Ebola Caregivers). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một nhóm nghiên cứu từ đại học Maryland đang làm việc để cải thiện trang phục bảo hộ cho các chuyên gia y tế đang đối phó với đại dịch Ebola-329 người trong số họ đã chết vì căn bệnh này cho tới nay. Vi-rút Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, để tự bảo vệ mình các bác sĩ và y tá phải mặc các bộ đồ bảo hộ đặc biệt cách ly họ khỏi vi-rút. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Rich Lamporte-Phó chủ tịch Tổ chức y tế toàn cầu Jhpiego (global health organization Jhpiego) cho biết sự phù hợp là một phần của vấn đề: “Chúng tôi thấy nó còn có nguy cơ cao nhiều so với họ cần làm, chủ yếu là do quá trình cởi bỏ bộ đồ bảo hộ đẩy các nhân viên y tế vào tình thế nguy hiểm”, theo Lamporte việc cởi bỏ an toàn bảo hộ hiện nay phải trải qua 20 bước tạo cơ hội xảy ra các sai sót cùng với khí hậu nóng và ẩm ướt của Tây Phi làm cho các nhân viên y tế cảm thấy rất khó chịu khi phải mặc bộ đồ kín hơn 40 phút.

An toàn, tiện lợi (Safety, comfort)

Vì vậy Jhpiego và Đại học Johns Hopkins kêu gọi một thiết kế tốt hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn. Hơn 70 người tham gia vào Thử thách thiết kế Ebola (Ebola Design Challenge) bao gồm các sinh viên, các chuyên gia y tế, thậm chí là các nhà thiết kế váy cưới. Jill Andrews, chuyên gia thời trang áo cưới cho biết: “Chiếc váy cưới và bộ đồ bảo hộ Ebola có nhiều điểm chung hơn là bạn nghĩ, cả hai đều là hàng may mặc nhiều lớp đòi hỏi nhiều cẩn thận khi cởi bỏ, là một nhà sản xuất mẫu và biết trang phục được thiết kế và lắp ráp thế nào nên tôi có thể góp sức”. Youseph Yazdi, giám đốc điều hành Trung tâm sáng tạo công nghệ sinh học (Bioengineering Innovation Center) Johns Hopkins ở Baltimore cho biết đó là ý tưởng đằng sau thử thách: “Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tất cả các góc nhìn khác nhau tại bàn, nếu chúng ta chỉ chú trọng vào một góc độ kỹ thuật thì thiết kế sẽ là một thất bại”. Nhóm Hopkins đưa ra một thiết kế dựa trên những ý tưởng trong cuộc thi thiết kế trang phục Ebola khác do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, gần đây nó đã được lựa chọn vào bán kết (semifinalist), một trong những cải tiến của nhóm đó là bộ trùm đầu có tai nghe (headset) mà hiện nay đòi hỏi phải có kính bảo hộ và hai mặt nạ phẫu thuật.

Ít chạm mặt hơn (Less face touching)

Tim Campbell, một nhà nghiên cứu của Hopkins cho biết nhóm “muốn giảm thiểu số lần chạm vào mặt trong quá trình cởi bỏ hay tháo gỡ, vì vậy chúng tôi chuyển sang phiên bản này với một hệ thống trùm đầu bao gồm việc lắp đặt các lỗ thông hơi ở phía bên của mặt nạ”. Sinh viên công nghệ sinh học của Hopkins, Erin Reisfeld cho biết cô rất phấn khích được ở trong nhóm tình nguyện viên: “Chương trình của chúng tôi cũng đã có một khía cạnh y tế toàn cầu, vì vậy nhiều người trong số chúng tôi rất nhiệt tình trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển”. Mục tiêu tham vọng của nhóm Hopkins là tạo ra một trang phục bảo hộ Ebola mới có chi phí thấp trong vòng vài tháng nữa chứ không phải vài năm.

 

Phát triển thời gian thực giám sát (Real-Time Monitoring) dịch bệnh Ebola

Ngày 20/11/2014. VOA News - Các nhà nghiên cứu phát triển thời gian thực giám sát bùng phát dịch bệnh Ebola (Researchers Develop Real-Time Monitoring for Ebola Outbreaks). Nắm được vị trí điểm nóng Ebola ở một quốc gia là rất quan trọng để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, nhiều người đã chỉ trích phản ứng chập chạp ban đầu với dịch bệnh Ebola tại Tây Phi cho rằng đó là lý do chính làm vi-rút lây lan nhanh chóng. Hiện giờ, một trung tâm nghiên cứu của Đức đang phát triển một dự án giám sát đại dịch Ebola và các dịch bệnh khác bùng phát trong thời gian thực (developing a project to monitor Ebola and other outbreaks in real time).

 
Nhân viên y tế phun khử trùng gần một thánh đường Hồi giáo sau khi thi thể một người đàn ông

nghi ngờ tử vong do Ebola được tắm bên trong trước khi chôn cất tại Bamako, Mali ngày 14-11-2014


GS. Gérard Krause-người đứng đầu khoa Dịch tễ học (Department of Epidemiology) tại Trung tâm nghiên cứu nhiễm khuẩn (Center for Infection Research) Helmholtz và là Trưởng dự án EBOKON của Trung tâm nghiên cứu nhiễm khuẩn Đức (German Center for Infection Research) cho biết dự án mới có tên gọi là EBOKON sử dụng thời gian thực giám sát để quản lý tốt hơn một ổ dịch: “Tại thời điểm này chúng ta chưa có phương pháp điều trị có sẵn cũng như vắc-xin sẵn có và ngay cả khi đã có 2 thứ này thì chúng ta vẫn sẽ cần phải giám sát nhanh mỗi ca mắc mới xảy ra để hướng dẫn bệnh nhân mới này tới điểm cách ly và điều trị thích hợp”. Theo ông điều quan trọng hơn là phát hiện tất cả những người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân-một quy trình gọi là “theo dấu người tiếp xúc” (contract tracing): “Tạm giữ những người từng tiếp xúc và theo dõi họ trong vòng 21 ngày để xem họ có bị sốt hay không, nếu bạn có một số ca bệnh thì điều này sẽ rất phức tạp, rất khẩn cấp và sẽ nhanh chóng làm kiệt sức các nhân viên tại thực địa vì lý do đó chúng tôi đang phát triển một công cụ quản lý sẽ tạo thuận lợi cho công việc này”. Ông nói: “Đây là một công cụ công nghệ thông tin mà chúng tôi đang phát triển cùng với các đồng nghiệp từ Nigeria sẽ chăm sóc (take care of) tất cả những khía cạnh quản lý này”.

Dự án EBOKON kêu gọi thành lập một trung tâm chỉ huy tại thủ đô của các nước bị ảnh hưởng, sau đó các nhân viên y tế sẽ sử dụng điện thoại để chuyển tiếp các thông tin thời gian thực về các trường hợp bị nghi ngờ trong cả nước (health workers would use cellphones to relay in real time information o­n suspected cases around the country). “Từ những tin đồn ban đầu lan tới dịch vụ y tế công cộng, họ sẽ cử người tới để xác minh thông tin các trường hợp, đến khi các trường hợp này được xác nhận thì sẽ có chẩn đoán ban đầu (diagnostic initiated). Khi chẩn đoán xác nhận (diagnostic is confirmed) thì những người nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được theo dõi trong vòng 21 ngày, nếu bị sốt họ sẽ được điều trị như người bị nghi ngờ nhiễm bệnh vì vậy tình hình trở nên phức tạp rất nhanh, chúng ta cần có một công cụ để quản lý chăm sóc đó”, Krause nói. Các nhân viên y tế sẽ được liên lạc bằng điện thoại di động với các hướng dẫn về cách xử lý tình huống của họ, ông cho biết: “Trung tâm điều hành khẩn cấp tại trung tâm thành phố sẽ có cái nhìn toàn diện về những gì đang xảy ra do đó có thể điều động lại các nguồn lực, tại thời điểm này chúng tôi đang làm việc tại Nigeria về điều này vì một lý do đơn giản là họ đã trải qua các kinh nghiệm trong kiểm soát dịch bệnh và đây là kinh nghiệm rất có giá trị và nếu thành công ở đây thì tất nhiên nó sẽ được áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào khác”.

Dự án EBOKON của Nigeria đang được triển khai ở LagosPort Harcourt, nhân viên đủ điều kiện sẽ được vay mượn từ các nhóm khác để giúp kiểm tra hệ thống. Khoảng 500 điện thoại sẽ được phân phối, Bộ Giáo dục và nghiên cứu Đức (German Ministry of Education and Research) đang cung cấp 3 triệu đô-la tài trợ dự án. Trong tất cả 10 dự án EBOKON còn nằm trên bản vẽ trong 14 tháng nữa, bên cạnh Ebola họ sẽ quản lý những thông tin mới nhất về nghiên cứu vắc-xin và phân tích quá trình nhiễm bệnh.

Những bất đồng nội bộ

Đáp ứng của WHO với dịch Ebola bị chỉ trích

Ngày 20/11/2014. - Đáp ứng của WHO với dịch Ebola bị chỉ trích (World Health Organization's Ebola Response Draws Criticism). Người đứng đầu của WHO đã thừa nhận rằng có những vấn đề trong việc đáp ứng của tổ chức này với đại dịch Ebola ở Tây Phi nhưng nói rằng lịch sử sẽ là người phán xét kết quả cuối cùng. Một thông báo nội bộ của WHO bị rò rỉ vào tháng trước cho rằng đội ngũ nhân viên không đủ năng lực và thiếu thông tin đã cản trở các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khi được hỏi về vấn đề này hôm thứ tư 19/11/2014 Tổng giám đốc WHO Margaret Chan thừa nhận đã có những vấn đề xảy ra: "Sẽ có thời gian cho lịch sử và chúng tôi sẽ tiết lộ việc toàn thế giới và đặc biệt là WHO đã giải quyết đại dịch Ebola như thế nào nhưng tại thời điểm này điều quan trọng đối với chúng tôi là tập trung toàn bộ sức lực và mọi chú ý để giúp các quốc gia đang bị ảnh hưởng chống lại đại dịch này".

 
Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Margaret Chan

Chuyên gia chính sách y tế toàn cầu Sophie Harman của Đại học Queen Mary ở London cho biết đại dịch Ebola đã phơi bày một tổ chức trong cơn khủng hoảng: "WHO nên có một vai trò lãnh đạo rõ ràng trong việc ứng phó Ebola nhưng càng ngày chúng ta càng thấy các tổ chức song phương như Bộ phát triển quốc tế Anh hoặc Chính phủ Hoa Kỳ đóng vai trò đi đầu, còn về đa phương vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) đã thực sự được đẩy mạnh trong vấn đề này". WB cam kết viện trợ thêm $100 triệu vào tháng trước cho cuộc chiến chống Ebola, một số cơ quan của Liên hiệp quốc (UN) cũng đã tham gia, "Chúng ta có nhiều tổ chức nhưng không ai thực sự chỉ đạo cho các nguồn lực này nên đi theo hướng nào", Harman nói.

 
Thực tế phũ phàng đằng sau dịch bệnh Ebola

Các nỗ lực của Hoa Kỳ(U.S. efforts)

Hoa Kỳ đang đảm nhận gánh nặng lớn nhất về kinh phí và nhân lực, nhóm phục vụ công tác Ebola đầu tiên của Hoa Kỳ đã trở về Texas hôm thứ ba 18/11/2014, các quốc gia khác bao gồm cả Trung Quốc và liên minh các nước châu Âu (EU) đã bị chỉ trích vì những đóng góp của họ. "Chúng ta vẫn nhìn thấy một số các nhà tài trợ chính toàn cầu nhưng EU chưa đẩy mạnh vai trò của mình", Barry Johnston-người đứng đầu cuộc vận động ở ActionAid-một tổ chức từ thiện hoạt động trong khu vực cho biết: "và nó chỉ thực sự được đẩy mạnh khi dịch bệnh đang gây lo lắng cho họ, khi nó bắt đầu đe dọa cánh cửa riêng của họ và đến khi đó họ mới chuẩn bị để ứng phó". Ủy viên y tế của EU Vytenis Andriukaitis đã đi thăm Sierra Leone trong tuần này và kêu gọi các quốc gia EU phải làm nhiều hơn: "Tôi kêu gọi các quốc gia thành viên EU khuyến khích các nhân viên y tế và tình nguyện viên, đặc biệt là các nhà dịch tễ học hãy đặt do dự và sợ hãi sang một bên và đi đến Tây Phi để giúp chống lại Ebola bây giờ".

Lợi nhuận chuyển hướng(Profits rerouted)

Mặc dù hàng trăm triệu được cam kết viện trợ nhưng các nhà vận động cho rằng những nỗ lực toàn cầu nhằm gây quỹ cho cuộc chiến chống lại Ebola đang bị suy yếu vì các công ty đa quốc gia đang chuyển lợi nhuận ra khỏi Tây Phi và làm suy yếu nền kinh tế địa phương. "ActionAid quan sát 3 nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Ebola-Sierra Leone, Guinea và Liberia thấy rằng trong năm 2011-năm cuối cùng của các số liệu đã có sẵn, những nước thực tế bị mất nhiều tiền hơn để tránh thuế hơn khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế của mình", Johnson nói. Theo các nhà phân tích việc xây dựng lại các hệ thống y tế sẽ là bước quan trọng tiếp theo đối với cộng đồng quốc tế để bây giờ mọi nỗ lực đều hướng vào khống chế dịch bệnh.

 
Nhân viên y tế xử lý mẫu máu của một nạn nhân Ebola 9 tuổi tử vong

nằm trong một chiếc khăn choàng tại thủ đô Monrovia, Liberia


Cuộc chiến với dịch bệnh Ebola tại Liberia bị cản trở vì bất đồng trong nội bộ

Ngày 19/11/2014. The New York Times. Cuộc chiến với dịch bệnh Ebola tại Liberia bị cản trở vì bất đồng trong nội bộ (Ebola Response in Liberia Is Hampered by Infighting). Theo biên bản các cuộc họp cấp cao và các cuộc phỏng vấn với những người tham dự, cuộc chiến toàn cầu với virus Ebola tại Liberia đang bị cản trở bởi điều kiện kinh tế nghèo nàn và sự bất đồng nghiêm trọng giữa các quan chức Liberia với các tổ chức viện trợ và các cơ quan y tế chống lại dịch bệnh. Ngay cả hiện nay, ba tháng sau khi các tổ chức viện trợ dồn các nguồn lực vào Liberia, nhiều ca xác nhận vẫn chưa được báo cáo, các quốc gia từ chối thay đổi các kế hoạch xây dựng bệnh viện dã chiến tại những nơi bất ổn, các gia đình không thể biết được liệu người thân của họ đang được điều trị còn sống hay đã chết, các nhân viên y tế được gửi sang đôi khi thiếu dụng cụ đo nhiệt kế và thi thể được hỏa táng vì nghĩa trang lớn hơn vẫn chưa được mở cửa.

 

Các thông tin chi tiết của các cuộc họp cấp cao do tờ The New York Times thu được gần đây nhất từ hôm thứ Hai 17/11/2014 vén bức màn về tình trạng lộn xộn và bất đồng trong công tác ứng phó ngổn ngang với dịch bệnh Ebola tại Liberia, dịch bệnh giờ đây liên quan đến hơn 100 cơ quan chính phủ, các tổ chức từ thiện và các nhà tài trợ trên khắp thế giới. Mặc dù các vấn đề này, với sự giúp đỡ của các tổ chức viện trợ, Liberia, một trong 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh và là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất đã có số ca mắc mới giảm từ 100 ca/ngày cách đây 2 tháng xuống còn khoảng 20 ca/ngày. Các chuyên gia cho là do người Liberia sợ hãi nên ít tiếp xúc với người khác hơn, công tác chôn cất an toàn hơn và do cung cấp thiết bị bảo hộ cho các nhân viên y tế nhưng họ cũng cảnh báo số ca mắc hiện nay đang ổn định và có thể bùng phát trở lại.

Các thành viên trong cuộc họp của Hệ thống quản lý sự cố (Incident management system) mà thay thế lực lượng phòng chống Ebola Quốc gia (National Ebola Task Force) nói rằng bầu không khí tại các cuộc họp ở thủ đô Monrovia (Liberia) không nên được coi là hỗn loạn (chaotic) hay sa lầy trong cãi vã (bogged down in bickering) thay vì nên gọi là “bình đẳng về quyền hạn” (collegial) và “hiệu quả” (effective), mặc dù ai đó giấu tên miêu tả là “phô trương và ra vẻ chính trị” (showmanship and political posturing). Các quan chức cấp cao của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người có mặt tại cuộc họp này-TS. Frank J. Mahoney và TS. Kevin M. De Cock đã bày tỏ trong một thư điện tử rằng đó là “những sự khác nhau về quan điểm-cùng với các thảo luận nhiệt tình” (differences of opinion-accompanied by passionate discussions). Tại cuộc họp vào ngày thứ hai 17/11/2014, TS. De Cock trích dẫn các vấn đề hậu cần nghiêm trọng bao gồm cả các bệnh viện thường xuyên không thể cách ly các bệnh nhân Ebola, các huyện không có xe cứu thương và những người kiểm tra nhiệt độ không có nhiệt kế.

Vào ngày 12/11/2014, đại diện của Tổng thư ký UN phàn nàn rằng “hàng trăm” (hundreds) phương tiện xe cộ đã được chuẩn bị sẵn nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt, khi được hỏi chúng ở đâu thì ông nói thêm rằng: “người nhận cũng phải có trách nhiệm như nhà tài trợ”. Ngoài ra, các tài liệu hỗ trợ biên bản chỉ ra rằng không có kế hoạch quốc gia đối với người sống sót sai khi mắc Ebola hoặc là cho họ đoàn tụ với gia đình hoặc cho họ làm nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân bởi vì họ được cho là miễn dịch với virus. Một báo cáo về vấn đề này như sau: “Công tác có kế hoạch hiện tại mà các đối tác và chính phủ thực hiện đối với những người sống sót khỏi dịch bệnh có thể được mô tả như là rời rạc (fragmented) và thiếu trong phạm vi (scope), quy mô (scale), tính toàn diện (comprehensiveness), cơ sở bằng chứng (evidence base) và chương trình đối với người sống sót (survivor-driven programming)”.

 
Nhiều cuộc họp liên minh quốc tế chống Ebola nhưng ít đạt được thỏa thuận

Trực thăng quân đội Mỹ chở các bác sĩ đến các khu vực xa xôi bị cấm không được mang theo bệnh nhân kể cả các mẫu máu quay trở lại, gần đây các mẫu máu lấy từ một ngôi làng phải mất 4 tiếng đồng hồ đi bộ để được mang đến nơi xét nghiệm. Theo biên bản cuộc họp vào ngày thứ hai 17/11, TS. De Cock gọi sự việc này “không thể chấp nhận được” (unacceptable) và nói thêm “điều này phải thay đổi trong tuần này” (his has to change this week). TS. Hans Rosling, nhà dịch tễ học Thụy Điển và cố vấn cho Bộ Y tế Liberia cho biết rằng việc sắp xếp cho máy bay trực thăng đến “từ một nơi nào đó tại Mỹ” (from somewhere in America). Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã trích dẫn các vấn đề không được liệt kê trong biên bản: một quốc gia viện trợ ở châu Á và hai quốc gia viện trợ ở châu Âu cứ khăng khăng về việc xây dựng các bệnh viện dã chiến mới chống dịch Ebola tại Monrovia, nơi các bệnh viện vẫn còn giường trống chứ không chịu xây dựng bệnh viện dã chiến ở những quận xa xôi đang thiếu giường bệnh đến tuyệt vọng vì cho rằng họ đã thông báo các kế hoạch này cách đây 2 tháng. Số ca mắc tại quốc gia này không được báo cáo trong 2 ngày gần đây vì các nhân viên chính phủ thực hiện công việc báo cáo này không được trả lương và đã ngừng làm việc, biên bản của Hệ thống quản lý sự cố cùng với các tài liệu PowerPoint và những tài liệu khác đã được một chuyên gia thực hiện, người nói rằng sự vô tổ chức trong nỗ lực chiến đấu dịch bệnh Ebola nên được công khai.

Các cuộc họp này thường do Tolbert Nyenswah, Thứ trưởng Bộ Y tế đứng đầu và gồm các đại biểu đến từ CDC, WHO, WB, Phái bộ UN về ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh Ebola (United Nations Mission for Ebola Emergency Response_UNMEER), nhiều cơ quan UN, Quân đội Mỹ, tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) và đại diện về y tế, viện trợ hoặc quân đội từ nhiều quốc gia khác. TS. Nyenswah và các quan chức cấp bộ khác không thể đạt được thỏa thuận, TS. Rosling đã làm việc với Bộ Y tế từ tháng 10/2014, biên bản cho thấy rõ ràng rằng tính chính xác của số ca mắc là không vững chắc.

Ngày 24/11/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang,
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích