Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 6 5 6
Số người đang truy cập
5 8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Dịch cúm gia cầm bùng phát ở châu Âu và những biện pháp mới của EU

Ngày 17/11/2014. BBC News - Dịch cúm gia cầm được ghi nhận tại trang trại vịt Yorkshire (Bird flu confirmed at Yorkshire duck farm). Ngày 17/11/2014. BBC News - Cúm gia cầm: Những biện pháp mới của EU sau các trường hợp ở Hà Lan và Anh (Bird flu: New EU measures after Dutch and UK cases).

Dịch cúm gia cầm bùng phát ở châu Âu

Ngày 17/11/2014. BBC News - Dịch cúm gia cầm được ghi nhận tại trang trại vịt Yorkshire (Bird flu confirmed at Yorkshire duck farm). Theo các quan chức một trường hợp nhiễm cúm gia cầm đã được ghi nhận tại một trang trại chăn nuôi vịt ở miền Đông Yorkshire. Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Department for Environment, Food and Rural Affairs_DEFRA) cho biết nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng là rất thấp và không được cho là một vấn đề an toàn thực phẩm. Có khoảng 6.000 loài chim sẽ được tiêu hủy từ sáng thứ Ba 18/11 và một khu vực cấm bán kính 10 km (khoảng 6 dặm) được lập ra, vẫn chưa xác nhận được chủng vi rút chính xác nhưng chủng vi rút H5N1-chủng vi rút cúm nguy hiểm đối với con người đã được các quan chức DEFRA loại trừ. Trong một phát biểu trước Hạ nghị viện, Bộ trưởng Môi trường Liz Truss cho rằng đã có các phương pháp thử và xét nghiệm để đối phó với căn bệnh này và hiện đang được "triển khai" (working). Bà cho biết sẽ có tiền bồi thường cho nông dân do ảnh hưởng bất lợi của dịch bệnh bùng phát, virus này lây lan giữa các loài gia cầm và trường hợp hiếm hoi có thể ảnh hưởng đến con người. Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận ở Anh kể từ năm 2008, khi số gà ở một trang trại ở Banbury, Oxfordshire được kiểm tra dương tính với virus.

 
Người nông dân nhận thấy số vịt chết trong trang trại của mình ngày càng nhiềuđã liên lạc với các nhà chức trách.

Vào hôm Chủ nhật 16/11, người ta phát hiện một đợt bùng phát chủng vi rút cúm gia cầm dễ lây lan tại một trang trại chăn nuôi gia cầm ở Hà Lan, Chính phủ Hà Lan đã áp đặt lệnh cấm toàn quốc ba ngày đối với việc vận chuyển gia cầm và trứng. Các quan chức nói rằng chủng vi rút H5N8 rất nguy hiểm đối với gia cầm và khả năng có thể ảnh hưởng đến con người, mặc dù người dân chỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc rất gần với những gia cầm bị bệnh. Các quan chức EU trong cuộc họp tại Brussels cho biết trường hợp của Anh là "có khả năng nhất" (most likely) liên quan đến sự bùng phát dịch hiện nay ở Hà Lan và một vụ dịch gần đây ở Đức, họ cũng tin rằng những loài chim di cư về phía nam để trú đông chính là nguyên nhân. Khu vực cấm xung quanh trang trại ở làng Nafferton ở miền Đông Yorkshire ngăn tất cả gia cầm và chất thải gia cầm đi vào hoặc ra khỏi khu vực này, có thể thấy các nhân viên trang trại mặc trang phục bảo hộ màu xanh và đeo mặt nạ ở khu trang trại đang ra vào sáu chuồng vịt thấp.

Gary Lavis, chủ tịch hội đồng giáo xứ Nafferton cho biết người ta nhận thấy vấn đề đầu tiên cách đây khoảng một tuần khi tình hình sản xuất trứng bắt đầu giảm sút và số vịt chết ngày càng nhiều, ông đặc biệt lo ngại về ảnh hưởng có thể xảy đến đối với quần thể chim hoang dã địa phương vì chỉ có một cái hồ trong làng và lại có một khu bảo tồn của Hội Hoàng gia bảo vệ loài chim (Royal Society for the Protection of Birds-RSPB) ở gần đó. Theo DEFRA chủng cúm đã được xác định là vi rút H5 và nhấn mạnh rằng nó không phải là chủng H5N1, một phát ngôn viên tuyên bố: "Chúng tôi đã ghi nhận một trường hợp cúm gia cầm tại một trang trại chăn nuôi vịt ở Yorkshire-nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng là rất thấp và không có nguy cơ đối với chuỗi thức ăn. Chúng tôi đang hành động mạnh mẽ và tức thời như thiết lập một khu vực hạn chế và tiêu hủy tất cả gia cầm trong trang trại để ngăn chặn bất kỳ sự lây lan dịch bệnh có thể xảy ra". Ngành Y tế công cộng Anh cho biết họ đang hỗ trợ DEFRA trong việc điều tra, theo niên tập viên y tế của BBC News Hugh Pym thì chưa bao giờ xảy ra một trường hợp cúm gia cầm ở người ở Bắc Âu.

Phân tích của Paul Murphy, phóng viên về các vấn đề môi trường và nông thôn, BBC News
 
Cảnh tượng các quan chức của DEFRA mặc đồ bảo hộ và lên kế hoạch tiêu hủy 6.000 con vịt là điều mà không người nông dân nào muốn chứng kiến nhưng cộng đồng người dân nơi đây muốn ngăn chặn virus này ngay tại nông trại nuôi vịt ở Nafferton. Riêng tại miền Đông Yorkshire có 2,5 triệu gia cầm được chăn nuôi trên khắp 50 nông trại bao gồm 500.000 con vịt và hơn 1 triệu con gà mái, tất cả đều dễ bị tấn công bởi chủng virus cúm gia cầm có khả năng gây nhiễm cao này. Khu vực cấm bán kính 6 dặm xung quanh các nông trại bị nhiễm bệnh được thiết lập từ rạng sáng và có thể kéo dài trong nhiều tuần, trong khu vực này việc vận chuyển tất cả các loại gia cầm đều bị cấm-đây là một biện pháp an ninh sinh học (biosecurity) mà bản thân nó sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tại địa phương nhưng có lẽ điều làm các nông dân lo lắng nhất chính là nguồn gốc còn hoài nghi của dịch bệnh. Họ không cho chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp gia cầm là nguyên nhân mà không khác hơn chính là do phân của các loài chim hoang dã di cư hàng ngàn con trên khắp châu Âu, điều đó không liên quan gì đến các khu vực cấm và hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của bất cứ ai.
Trưởng Cục Thú y của Anh phát biểu trên BBC rằng sẽ mất vài ngày để khẳng định chính xác chủng virus này, Nigel Bibbens cho rằng dịch bệnh có thể lây lan khi gia cầm được vận chuyển, thông qua các chuồng gia súc dùng để vận chuyển chúng và những người tiếp xúc với gia cầm: “Nó cũng có thể bị lây lan bởi quần thể các loài chim hoang dã và điều đó xảy ra khá phổ biến, có một số hướng giải quyết và chúng tôi đang tìm cách thực hiện càng nhiều có thể để tìm ra nguồn bệnh và loại trừ bất kỳ nguy cơ xa hơn”. Công tác an ninh sinh học của trang trại này được thực hiện tốt, họ đang kiểm tra các nông trại gia cầm khác trong khu vực cấm nhưng ông cảnh báo có thể xảy ra thêm nhiều trường hợp khác: “Bởi vì nguy cơ của loài chim hoang dã là có cho nên chúng ta cần các nông dân và các bác sĩ thú y trên khắp đất nước cảnh giác đối với dịch bệnh có thể xảy ra tại nông trại của họ mà họ không thể giải thích được, đồng thời lôi kéo sự quan tâm của chúng ta để chúng ta có thể điều tra một cách nhanh chóng”.

Chris Dickinson, cố vấn Hội Nông dân Quốc gia của hạt Yorkshire cho biết các nông dân cần duy trì các biện pháp vệ sinh tốt và kiểm tra chuồng trại để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh: “Rõ ràng đó là mối lo lắng cho các nông dân chăn nuôi gia cầm nhưng tôi chỉ yêu cầu các nông dân tiếp tục giữ mức độ an toàn sinh học cao và DEFRA sẽ thông báo cho chúng ta những phát hiện của họ trong những ngày tới”. Phóng viên về kinh doanh trên BBC, Chris Johnston nói rằng công nghiệp gia cầm tại Anh là ngành kinh doanh lớn chiếm 14% tổng sản phẩm của EU-đứng thứ hai chỉ sau Pháp. Gà chiếm 93% tổng số gia cầm chăn nuôi tại các nông trại ở Anh, trong đó khoảng 4% là gà tây và vịt chỉ chiếm 3%. Giám đốc Hội đồng gia cầm Anh Andrew Large nhắc lại thông điệp của các nhà khoa học là nguy cơ dịch cúm gia cầm đối với công chúng là không đáng kể: “Người tiêu dùng nên tiếp tục ủng hộ thịt gia cầm của Anh, đảm bảo rằng không có nguy cơ khi ăn thịt gia cầm đã được nấu chín và đó là thông điệp được lặp lại bởi Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm (Food Standards Agency) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”.

 

Phân tích của Michelle Roberts, biên tập viên y tế trên trang BBC News

Có nhiều loại cúm gia cầm và phần lớn đều vô hại đối với con người, một số chủng như H5N1 và H7N9, có khả năng lây lan từ chim sang người nếu có sự tiếp xúc gần kéo dài. Mặc dù như thế vi-rút không có khả năng lây từ người sang người và chưa có bằng chứng cho thấy gia cầm được nấu chín có thể gây nhiễm cho người. Mối lo ngại cuối cùng là vi-rút cúm gia cầm một ngày nào đó sẽ đột biến và có khả năng lây nhiễm sang con người. Đại dịch khét tiếng nhất trong lịch sử– dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã cướp đi sinh mạng hàng triệu người có lẽ là do loài chim gây ra.

GS. Wendy Barclay, từ Đại học Imperial London cho rằng những vi-rút cúm gia cầm có thể “tàn phá” (devastating) nền công nhiệp gia cầm: “Hai trong số những thể phụ của cúm gia cầm, H5 và H7 đặc biệt đáng sợ vì chúng có thể mang các trình tự motif (sequence motifs) bất thường khiến chúng có khả năng nhiễm bệnh cao ở loài chim, giết chết hầu hết các con chim bị bệnh trong vòng vài ngày, đôi khi vi-rút cúm gia cầm có thể gây nhiễm cho con người vì vậy điều quan trọng là những người trực tiếp xử lý xác chim bị nhiễm bệnh nên mang các trang thiết bị bảo hộ thích hợp. Tuy nhiên, chỉ một tập nhỏ các vi-rút cúm gia cầm có thể gây nhiễm cho người, nếu không có những đột biến nào xa hơn thì sự lây nhiễm không thể truyền từ người sang người”.

Hai chủng cúm gia cầm, H5N1 và H7N9 đang gây ra mối lo ngại nghiêm trọng trong những năm gần đây. Theo WHO H5N1 gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 60% trong số những người bị nhiễm, cơ quan y tế công cộng của UN đã ghi nhận được 377 ca tử vong do H5N1 tại 15 quốc gia tính đến tháng 7 năm ngoái, H7N9 đã được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2013 và đã gây ra hàng chục ca tử vong.

Những biện pháp mới của EU

Ngày 17/11/2014. BBC News - Cúm gia cầm: Những biện pháp mới của EU sau các trường hợp ở Hà Lan và Anh (Bird flu: New EU measures after Dutch and UK cases). Ủy ban châu Âu đã thông qua các biện pháp bảo vệ nhằm khống chế một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm sau khi những ca nhiễm mới được báo cáo tại Anh và Hà Lan. Các biện pháp này bao gồm tiêu hủy những động vật tại các khu vực lây nhiễm và cấm buôn bán các sản phẩm gia cầm từ những khu vực đó. Chính phủ Hà Lan đã báo cáo về chủng vi-rút H5N8 “khả năng lây nhiễm cao” (highly contagious) tại một trang trại gia cầm ở đó. Anh đã báo cáo về một trường hợp tại một nông trại nuôi vịt ở miền Đông Yorkshire, và Ủy ban cho rằng nó “có thể giống nhau” (probably identical). H5N8 có khả năng ảnh hưởng đến con người, theo giới chức EU các vụ dịch này có thể có liên quan tới dịch cúm gia cầm phát hiện gần đây tại Đức và nó có thể đã được lây lan bởi những loài chim hoang dã di cư về phía nam để trú đông nhưng hiện đang tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để khẳng định bất kì sự liên quan nào giữa 3 ca bệnh này.

Lệnh cấm 3 ngày (Three-day ban)

Trong một phát ngôn Ủy ban châu Âu cho biết Anh và Hà Lan đã áp dụng các chỉ thị về tiêu hủy gia cầm nhiễm bệnh, cấm buôn bán các sản phẩm gia cầm bị bệnh và gia cầm sống, và thiết lập các khu vực bảo vệ: “Các biện pháp nhằm mục đích nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm cao ở các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng sang các nước thành viên khác và các nước thứ ba”.

Tại hiện trường: Phóng viên Anna Holligan của BBC tại Hekendorp

Đó là một ngày căng thẳng và buồn bã tại trang trại, hình ảnh Hà Lan bình dị đã bị phá tan bởi tiếng xe tải vang rền đang chở một bình khí nén công nghiệp và sự xuất hiện của những người đàn ông mặc quần áo bảo hộ màu cam. Các đội an toàn và sức khỏe tới Kekendorp để thả hơi ngạt 150.000 con gà mái, mối quan tâm chính của họ là khống chế dịch bệnh, còn các nông dân chăn nuôi gia cầm dù hoạt động bên ngoài khu vực cấm có bán kính 10 km lại có thêm mối quan tâm khác, nhiều người đang lo lắng về khả năng thiệt hại đối với danh tiếng của các sản phẩm gia cầm Hà Lan. Ngành công nghiệp chăn nuôi nước này đang bị dồn vào bế tắc, một lệnh cấm vận chuyển trên toàn quốc sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới ít nhất thứ Ba 18/11. Hà Lan là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn thứ hai thế giới, nước này xuất khẩu hơn sáu tỷ quả trứng gia cầm hàng năm. Chúng tôi đứng quan sát từ phía sau hàng rào chống cháy trong khi người ta đổ hàng trăm còn gà chết vào trong các xe tải, những người hàng xóm sống quanh trang trại bị nhiễm bệnh cảm thấy việc tiêu hủy chúng quả thật là một sự hy sinh không mấy dễ chịu nhưng là cần thiết.

 
Trứng và gà được đổ vào một công-te-nơ ở Hekendorp.

Các nhà chức trách Hà Lan đã bắt đầu tiêu hủy 150.000 con gà mái trong trang trại bị nhiễm bệnh tại làng Hekendorp, trong một thông báo (bằng tiếng Hà Lan) chính phủ nước này cho biết: “Biến thể vi-rút có nguy cơ lây nhiễm cao này rất nguy hiểm đối với các loài chim, dịch bệnh có thể lây nhiễm từ động vật sang người” (This highly pathogenic variant of avian influenza is very dangerous for bird life, the disease can be transmitted from animals to humans). Theo Bộ Kinh tế Hà Lan con người chỉ có thể bị lây nhiễm thông qua tiếp xúc rất gần với gia cầm nhiễm bệnh.

 
Các chuyên gia mặc trang phục bảo hộ trước khi xem xét trang trại Kekendorp.

Các nhà chức trách đã áp đặt lệnh cấm vận chuyển các sản phẩm gia cầm và trứng trên toàn quốc trong ba ngày, hồi đầu tháng này một nông trại tại đông bắc nước Đức đã phát hiện các ca H5N8 mà trước đó chưa được báo cáo tại châu Âu. Chủng vi-rút này chưa từng được phát hiện trên người nhưng một vụ dịch tại Hàn Quốc đã khiến hàng triệu gia cầm nông trại bị tiêu hủy để kiểm soát dịch bệnh. Vào hôm thứ Hai 17/11, các quan chức y tế Ai Cập cho biết một phụ nữ đã tử vong do chủng vi-rút nguy hiểm nhất- H5N1 sau khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh ở phía nam nước này.

Các chủng nguy hiểm (Dangerous strains)

Trong khi đó, các quan chức tại Anh đã xác nhận ít nhất một trường hợp cúm gia cầm tại Yorkshire, nhưng khẳng định rằng nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng là “rất thấp” (very low), một đợt tiêu hủy gia cầm đã được tiến hành tại khu vực này và một khu vực cấm cũng đã được thiết lập, Ủy ban nói rằng: “Thông tin hiện có cho thấy rằng vi-rút H5 tại Anh có lẽ giống với vi-rút H5N8 tìm thấy tại Hà Lan và Đức”

 
Lãnh đạo Tổ chức Thú y thế giới (World Animal Health Organisation) Bernard Vallat cho rằng thức ăn cho gia cầm tại các trang trại có thể đã bị nhiễm bẩn bởi các loài chim di cư hoang dã: “Nếu thức ăn không được bảo vệ và một con chim hoang dã bay tới ăn chỗ thức ăn này thì cũng đủ để làm chỗ thức ăn đó nhiễm bẩn và làm cho gia cầm ăn chỗ thức ăn đó bị nhiễm bệnh theo”. Theo WHO phần lớn các dạng cúm gia cầm không lây sang người nhưng H5N1 và H7N9 lại lây nhiễm bệnh trầm trọng cho con người, đa phần những người bị nhiễm bệnh đã tiếp xúc gần với gia cầm sống hoặc chết. Đến nay WHO chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 và H7N9 có thể truyền sang người qua gia cầm hoặc trứng đã được chế biến kỹ, theo các số liệu của WHO H5N1 gây tỷ lệ tử vong khoảng 60% ở người và đã làm 384 người tử vong từ 2003 tới tháng 12/2013 với các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao và ho.

Ngày 19/11/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Huỳnh Thị An Khang
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo BBC news)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích