Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 2 1 4 3
Số người đang truy cập
2 1 9
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Diễn biến dịch cúm gia cầm tại châu Âu

Theo Văn phòng EOC (Cục Y tế dự phòng) và các hãng tin quốc tế, trong tháng 11/2014, các cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan đã thông báo hai ổ dịch cúm A(H5N8) được ghi nhận tại hai trang trại gia cầm làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan của chủng vi rút cúm A(H5N8) tại các quốc gia châu Âu.

Thông tin cập nhật dịch cúm gia cầm ở châu Âu

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) kết quả xét nghiệm thấy vi rút cúm A(H5N8) tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như vi rút phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 1/2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các vi rút bao gồm cả vi rút cúm gia cầm A(H5N1) hiện vẫn đang lưu hành ở Châu Á. Vi rút cúm A(H5N8) gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng vi rút cúm A(H5N8) được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC) đến nay trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người, tuy nhiên chủng vi rút này có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Người có nguy cao nhiễm chủng vi rút này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người, tuy nhiên người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm vi rút trong quá trình làm việc.

 
EU khẩn cấp đối phó với dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A(H5N8) diễn biến tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A(H5N8) trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không giết mổ gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân, không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương; nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

 
Cúm gia cầm xuất hiện ở một trang trại vịt ở Anh

Gia cầm xuất hiện từ trang trại vịt

Ngày 17/11/2014. BBC News - Theo các quan chức dịch cúm gia cầm được xác nhận tại trang trại vịt Yorkshire (Bird flu confirmed at Yorkshire duck farm). Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Department for Environment, Food and Rural Affairs_DEFRA) cho biết một trường hợp cúm gia cầm đã được xác nhận tại một trang trại chăn nuôi vịt ở Đông Yorkshire, tuy nhiên nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng là rất thấp và không được cho là một vấn đề an toàn thực phẩm. Một số 6.000 loài chim sẽ được chọn lọc từ buổi sáng thứ ba và một khu vực 10 km (6 dặm ) loại trừ được đặt ra, sự căng thẳng chính xác vẫn chưa được xác nhận nhưng hình thức H5N1 nguy hiểm đối với con người đã được loại trừ bởi các quan chức DEFRA. Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Môi trường Liz Truss cho rằng đã được thử và thử nghiệm các phương pháp để đối phó với căn bệnh này đã được "làm việc" (working).

Ca tử vong do bệnh cúm gia cầm tại Ai Cập

Ngày 17/11/2014. VOA News. Ca tử vong do bệnh cúm gia cầm tại Ai Cập, dịch bệnh bùng nổ tại nông trại ở Hà Lan (Bird Flu Death in Egypt, outbreak Hits Dutch Farm). Một người phụ nữ thứ hai tại Ai Cập đã tử vong vì bệnh cúm. Người phụ nữ đã chết vì virus cúm H5N1 sau khi chăn nuôi đàn gà tại nhà, đây là ca tử vong thứ hai tại Ai Cập trong năm nay. Liên minh châu Âu dự kiến sẽ phác thảo kế hoạch nhằm ngăn chặn virus dễ lây lan này sau khi 2 trang trại gia cầm tại Anh và Hà Lan xác nhận các vụ dịch bệnh với các chủng virus khác nhau. Các quan chức Hà Lan đã tiêu hủy 150.000 con gà trong nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch bệnh tại nông trại ở Hekendorp, một ngôi làng ở miền Trung nước này. Đây là dịch bệnh thứ hai liên quan để chủng virus cúm H5N8 tại châu Âu sau khi nó được phát hiện tại một nông trại ở Đức hồi đầu tháng này.

Phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Hà Lan cho biết hôm Chủ nhật 16/11 rằng chủng virus này “khả năng gây bệnh cao” (highly pathogenic) ở các loại gia cầm và chính phủ thông báo lệnh cấm trong 72 giờ đối với việc vận chuyển gia cầm, trứng và phân bón. Ông Ricardo Cardoso, phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu phát biểu với hãng tin Reuters rằng ủy ban sẽ đưa ra “các biện pháp bảo vệ khẩn cấp tạm thời” (urgent interim protective measures) vào ngày thứ Hai 17/11/2014 liên quan đến các lệnh cấm tương tự đối với việc mua bán các sản phẩm và trứng gia cầm. Trong khi đó, các quan chức nước Anh xác nhận một ca mắc bệnh cúm gia cầm tại một nông trại nuôi vịt ở phía đông của Yorkshire, tại đây gia cầm đã bị giết và tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh khỏi lây lan, chủng virus này chưa được xác nhận nhưng các cơ quan chức năng nói rằng có nguy cơ thấp đối với cộng đồng hay chuỗi thức ăn. Các virus cúm gia cầm thông thường lây nhiễm cho gia cầm, không phải ở người, nhưng có một số loại virus như chủng H5N1 gây ra bệnh hô hấp cấp ở người.

 
Trứng gà-một trong những nguồn nhiễm cúm gia cầm

Các số liệu của WHO cho biết virus H5N1 đã giết chết khoảng 400 người trong 10 năm qua, trong khi đó xuất hiện một chủng virus mới nữa là H7N9 đã giết chết 175 người từ khi nó được phát hiện vào năm ngoái. Hầu hết những người bị nhiễm virus đều có tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh hay những thứ bị ô nhiễm phân của chúng.

Ngày 18/11/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Theo Bộ Y tế và các hãng tin quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích