Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 6 1 7
Số người đang truy cập
3 1 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
10 sự kiện về nang sán thần kinh

Cập nhật tháng 11/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - 10 sự kiện về nang sán thần kinh (10 facts about neurocysticercosis). Nhiễm sán dây (tapeworm infection) của hệ thống thần kinh trung ương là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh (epilepsy) trên toàn thế giới, tập tin thực tế này có các thông tin quan trọng về nang sán thần kinh.

Nang sán thần kinh (Neurocysticercosis) là một nhiễm ký sinh trùng có thể phòng ngừa của hệ thống thần kinh trung ương và được gây ra bởi sán dây lợn (Taenia solium), con người bị nhiễm bệnh sau khi ăn thực phẩm chưa nấu chín, đặc biệt là thịt lợn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây hoặc thông qua thực hành vệ sinh kém.

Bệnh sán dây (Taeniasis) là nhiễm trùng đường ruột của sán dây trưởng thành (adult tapeworm), khi không được điều trị một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn được gọi là nang sán phát triển như T. solium ấu trùng xâm nhập các mô cơ thể, khi ấu trùng (larvae) thiết lập trong hệ thống thần kinh trung ương, cơ bắp, da và mắt, nó dẫn đến nang sán thần kinh-thể nghiêm trọng nhất của bệnh và là nguyên nhân phổ biến của động kinh trên toàn thế giới.

 

1. Lợn bị nhiễm sán dây khi chúng tiếp xúc với chất thải phân của con người (Pigs become infected withT. soliumwhen they come into contact with human faecal waste)

Hàng triệu trứng sán dây được thải vào môi trường qua phân của người bị nhiễm bệnh, khi lợn ăn những trứng này hoặc trứng từ môi trường thì các nang nhỏ phát triểnkhắp cơ thể của động vật. Con người bị nhiễm bệnh bằng cách tiêu thụ thực phẩm như thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín, hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây hoặc thông qua thực hành vệ sinh kém.

 

2. Nang sán thần kinh và bệnh sán dây là hai bệnh khác nhau gây ra bởi cùng một ký sinh trùng (Neurocysticercosis and taeniasis are two different diseases caused by the same parasite)

Khi ký sinh trùng sán dây lợn (T. solium) được truyền cho con người, nó gây ra một nhiễm trùng đường ruột của sán dây trưởng thành được gọi là bệnh sán dây, nếu không chữa trị, sán dây có thể tồn tại bên trong cơ thể trong nhiều năm dẫn đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bệnh nang sán phát triển khi ấu trùng của T. solium xâm nhập cơ thể và phát triển trong các cơ bắp, da và mắt. Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương thì nhiễm trùng dẫn đến nang sán thần kinh.

 

3. 50 triệu người bị ảnh hưởng bởi chứng động kinh. Hơn 80% sống ở các nước đang phát triển (50 million people are affected by epilepsy. More than 80% live in the developing world)

Nang sán thần kinh là nguyên nhân gây ra động kinh có thể phòng ngừa thường gặp nhất ở các nước đang phát triển, Đó là một nhiễm trùng thông thường của hệ thống thần kinh của con người và một mối quan tâm sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng. Các triệu chứng của nang sán thần kinh có thể bao gồm đau đầu mãn tính, mù lòa, động kinh, viêm màng não và chứng mất trí.

 

WHO/Nhóm nghiên cứu về nang sán ở Peru

4. T. solium gần đây được đặt tên là ký sinh trùng truyền qua thực phẩm của "mối quan tâm lớn nhất trên toàn cầu" (T.soliumwas recently named the food-borne parasite of “greatest global concern”)

WHO cùng với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) gần đây đã đưa ra các cảnh báo nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của sự hợp tác liên ngành trong việc giải quyết sự lây lan của căn bệnh này; những nỗ lực kết hợp của các lĩnh vực như y tế, dịch vụ thú y và giáo dục có thể giúp khống chế việc lây nhiễm sán dây lợn; những nỗ lực thay đổi hành vi cũng có thể được lồng ghép với các chương trìnhvà các can thiệp với các bệnh khác ở những nơi mà nguồn lực có nhiều hạn chế.

 

5. Nang sán thần kinh chủ yếu phổ biến ở các nước đang phát triển
(Neurocysticercosis is prevalent mainly in developing countries

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ Latinh đã có một vấn đề nghiêm trọng với bệnh giun sán và nang sán thần kinh. Bệnh lưu hành ở Nam và Đông Nam Á và đang nổi lên trong các nơi của vùng cận Saharan châu Phi, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi có tập quán chăn nuôi lợn cho phép lợn tiếp xúc với phân người. Ở nhiều nước, một sự thiếu nhận thức và hiểu biết về tình trạng này có nghĩa là nó là một bệnh bị lãng quên.

 

6. Nang sán thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến cộng đồng nông nghiệp nông thôn (Neurocysticercosis mainly affects rural farming communities)

Bệnh xảy ra ở những nước nơi mà các gia đình tham gia vào các hoạt động canh tác cộng đồng và chăn nuôi lợn thả rông, nó cũng phổ biến ở các khu vực nơi mà động vật được giết mổ bên ngoài lò mổ đã được phê duyệt và không có nhân viên thanh tra thú y, nhiễm sán dây ở lợn ảnh hưởng đến đời sống của nhiều cộng đồng bởi vì lợn mất giá trị thị trường của nó.

 

7. Người chế biến thực phẩm cũng có thể truyền T. solium(Food handlers can also transmitT. solium)

Nang sán thần kinh không chỉ giới hạn cho các khu vực nông thôn hoặc các cộng đồng thiệt thòi thiếu vệ sinh cơ bản, một mối quan tâm ngày càng tăng là thiếu thực hành vệ sinh trong chế biến thực phẩm, nơi mà việc thực hành rửa tay thường xuyên (regular hand-washing) là rất quan trọng. An toàn thực phẩm, cải thiện vệ sinh môi trường đều rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây truyền của T. solium, nấu chín thịt lợn cũng giết chết ký sinh trùng.

 

8. Chẩn đoán nang sán thần kinh là khó khăn ở các vùng nông thôn
(Diagnosis of neurocysticercosis is difficult in rural regions)

Chẩn đoán ca nghi ngờ về nang sán hiện nay đòi hỏi chụp cắt lớp vi tính (CT scans), các cơ sở này thường không có sẵn trong khu vực nông thôn, nơi mà căn bệnh này là phổ biến nhất, làm cho nó khó khăn để xác định và điều trị bệnh nhân. Điều quan trọng là để kiểm soát ký sinh trùng bằng cách tìm và điều trị những người bị tình trạng bệnh lý này và do đó tránh nguy cơ lây nhiễm.

 

9. Điều trị nang sán thần kinh có thể lâu dài, phức tạp và tốn kém (Treatment for neurocysticercosis can be long, complicated and costly)

Nang sán thần kinh tạo ra gánh nặng kinh tế to lớn với hệ thống y tế khi phương pháp điều trị cần phải được thiết kế theo nhu cầu cá nhân. Liệu trình dài với thuốc praziquantel và/hoặc albendazole cũng như điều trị hỗ trợ động kinh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. May mắn thay, lợn bây giờ có thể được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng và tiêm phòng vaccine sán dây lợn, điều này ngăn cản ký sinh trùng lây truyền cho con người.

 

10. Loại bỏ nang sán thần kinh đòi hỏi phải phá vỡ vòng đời của sán dây lợn
(Eliminating neurocysticercosis requires breaking the life cycle ofT. solium)

Thông qua phát hiện ca bệnh, chẩn đoán và điều trị tốt hơn và các chiến dịch thông tin y tế công cộng là rất quan trọng để kiểm soát và phá vỡ vòng đời của ký sinh trùng có hiệu quả, nhiều lĩnh vực cần phải được bao gồm với các hoạt động mà có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm.

WHO đang làm việc với các nước để điều chỉnh các chiến lược kiểm soát mạnh mẽ với sán dây lợn và cải thiện việc điều trị cho bệnh nhân bị nang sán thần kinh. Các đối tác bao gồm FAO, Tổ chức Thú y thế giới, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các viện học thuật.

Ngày 17/11/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích