Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 2 9 2 3
Số người đang truy cập
8 3 5
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Thông tin tổng hợp mới nhất về bệnh sốt rét và sốt xuất huyết đầu năm 2014

Sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium spp, lây truyền theo đường máu nhờ trung gian mang bệnh là muỗi SR Anopheles. Bệnh SR phổ biến ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hàng năm có khoảng trên 500 triệu người mắc bệnh và có tới 3 triệu người tử vong, chủ yếu ở những vùng kinh tế khó khăn như sa mạc cận Sahara, châu Phi (chiếm trên 90%).

Giải pháp xóa sổ sốt rét và sốt xuất huyết qua tiêm vaccin cho muỗi

Gần đây, tạp chí Khoa học phổ thông của Mỹ đã đăng tải một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia ở ĐH John Hopkin (UJH) cho thấy, hiện nay con người đang tiến gần đến mục tiêu thanh toán bệnh sốt rét bằng quy trình 4 bước “chủng ngừa” vaccin cho mui để chúng không còn khả năng lan truyền bệnh sang cho con người nữa. Sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium spp, lây truyền theo đường máu nhờ trung gian mang bệnh là muỗi SR Anopheles. Bệnh SR phổ biến ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hàng năm có khoảng trên 500 triệu người mắc bệnh và có tới 3 triệu người tử vong, chủ yếu ở những vùng kinh tế khó khăn như sa mạc cận Sahara, châu Phi (chiếm trên 90%).

Thủ phạm chính gây bệnh SR là KSTSR, gồm có ít nhất 5 loài gây bệnh ở người đều có thể gây bệnh là Plasmodium falciparum (P. falciparum), Plasmodium vivax (P. vivax), Plasmodium ovale (P. ovale), Plasmodium malariae (P. malariae)Plasmodium knowlesi (P. knowlesi). Hai loài đầu có mức độ nguy hiểm cao nhất, hai loài sau cũng nguy hiểm nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn, loài cuối cùng vốn dĩ là loài gây bệnh SR ở các linh trưởng, gần đây đã chuyển sang gây bệnh ở người. Người mắc bệnh có đặc điểm lâm sàng như nóng rét, vã mồ hôi, sốt theo chu kỳ. Thời gian mắc bệnh và tái diễn, chồng cơn liên tục trong nhiều năm thì các tạng có xu hướng xơ hóa, nhất là tạng lách. Ngoài ra còn có thể gặp một số triệu chứng khác như ở các cơ quan, tiêu hóa, gan mật, thận tiết niệu, thần kinh, tim mạch,….và bệnh nhân có thể rơi vào tử vong.

Tiêm vaccin mui, giải pháp xóa sổ sốt rét?

Theo chuyên gia sinh học Rhoel Dinglasan, trưởng nhóm nghiên cứu ở UJH thì bản thân muỗi không có lỗi mà thủ phạm gây bệnh chính là KSTSR Plasmodium được muỗi vô tình mang theo sau khi đốt người có thoi trùng, sau đó đưa vào cơ thể con người qua vết muỗi đốt. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện KSTSR Plasmodium spp. vào thời điểm nhất định cần phải liên kết với một protein trong ruột muỗi có tên là AnAPN1. Nếu con người phong bế được loại protein nói trên thì quá trình truyền bệnh của muỗi sẽ bị vô hiệu hóa, song muỗi có kích thước nhỏ, nên việc can thiệp không phải là dễ dàng.

 

Để khắc phục nhược điểm trên, các chuyên gia ở UJH đã nghĩ ra một giải pháp thông minh, đó là tiêm vaccin chống AnAPN1 cho người, biến cơ thể con người thành “trung tâm” trị muỗi sống gây bệnh với thời gian hiệu lực kéo dài nhiều năm. Vaccin hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể con người sản xuất kháng thể tấn công lại AnAPN1. Khi muỗi đốt người đã được chủng ngừa vaccin thì nó sẽ tiếp nhận luôn cả kháng thể nói trên và phong bế được protein AnAPN1 nên dù có bị muỗi đốt cũng không còn gây bệnh nữa. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, các chất kháng thể thực sự vô hại đối với muỗi. Như vậy, quy trình phòng ngừa SR kiểu này có thể tóm tắt theo 4 bước chính sau:

(1) Tiêm vaccin cho người, hay còn gọi là vaccin kháng lại protein AnAPN1;

(2) Quy trình “sản xuất” chất kháng thể của cơ thể sau khi tiêm vaccin để chống lại AnAPN1 và lưu lại trong máu;

(3) Khi muỗi đốt người đã tiêm vaccin và “ăn” các chất kháng thể, nó sẽ liên kết AnAPN1 và phong bế KSTSR Plasmodium truyền bệnh;

(4) Sau khi 3 công đoạn nói trên diễn ra, Plasmodium sẽ tự biến mất, không thể sống được trong ruột của muỗi, vì vậy không còn khả năng lan truyền bệnh cho con người.

Bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ bị xóa sổ?

Dựa trên phương pháp tiêm phòng vaccin ngừa SR nói trên sẽ được cải tiến, nâng cấp để giúp con người phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết (SXH), giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho những người dân ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới tránh xa căn bệnh nguy hiểm này. Trung tuần tháng 6/2013 vừa qua, GS. Scott O’neill, Trưởng khoa Sinh học, Đại học Monash (Australia), người được mệnh danh là cha đẻ của Dự án chủng ngừa vaccin cho muỗi để ngăn chặn sự lây lan của dịch SXH đã đến Việt Nam và trình bày ý tưởng của ông với các nhà khoa học Việt Nam. Trong dự án này, Scott O’neill sẽ đưa vi khuẩn Wolbachia vào cơ thể muỗi gây bệnh SXH Aedes aegypti, để nó đóng vai trò giống như vaccin, làm giảm khả năng lan truyền SXH sang cho người. Sau đó, muỗi mang khuẩn Wolbachia được nhân giống và đưa trở lại môi trường tự nhiên để chúng phát tán khuẩn Wolbachia cho đồng loại, làm cho “hậu duệ” của muỗi không còn khả năng gây lan truyền SXH nữa, giống như cách tiêm vaccin của Đại học Hopkin nói trên, vì vậy hy vọng trong tương lai không xa, con người sẽ đồng thời thanh toán được hai căn bệnh này.

Phát hiện thuốc mới điều trị ký sinh trùng sốt rét “thể ngủ”

Một loại thuốc mới thuộc thế hệ thứ nhất nhằm tiêu diệt KSTSR khi chúng ẩn cư trong cơ thể người, đây là một kết quả đáng mừng trong nửa thế kỷ qua. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra thuốc thuộc nhóm 8 – aminoquinolein, giống như primaquine, chính là Tafenoquine đã qua các giai đoạn thử nghiệm giai đoạn Iia và IIb và sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm giai đoạn III trên người - bước cuối cùng trước khi đệ trình các cơ quan quản lý thuốc phê duyệt.

 

Một số nghiên cứu gần đây về thuốc mới điều trị sốt rét Tafenoquine có những uư điểm và nhược điểm nhất định, thuốc được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, song ở Việt Nam, số liệu nghiên cứu chưa nhiều. Nhân đây, chúng tôi trình bày một số thông tin công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thuốc sốt rét này và triển vọng thời gian đến. Tafenoquine điều trị sốt rét tái phát do Plasmodium vivax là một đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả Scott Kitchener, Peter Nasveld và Michael D.Edstein ở Viện Sốt rét quân đội Úc và Đại học Queensland cùng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy Tafenoquine được sử dụng để điều trị cho trường hợp sốt rét do Plasmodium vivax, những ca mà đã được điều trị bằng phác đồ chloroquine kinh điển kết hợp với primaquine bị thất bại. Tiếp đó, các ca này sau khi điều trị bằng liều chloroquine, sẽ được điều trị bằng liều tải Tafenoquine (200mg base/ ngày trong 3 ngày) và 200mg / mỗi tuần trong 8 tuần. ! trong số 27 bệnh nhân được sử dụng phác đồ chloroquine đã tái (RELAPSE) sau đó 6 tháng. Số liệu này cho thấy [Phác đồ chloroquine chuẩn + liệu trình 8 tuần Tafenoquine] có hiệu quả cao hơn [Phác đồ chloroquine + primaquine liều 22.5mg/ ngày trong 14 ngày] trong việc ngăn ngừa tái phát do sốt rét P.vivax. Nghiên cứu tiếp theo cũng đề nghị quy mô lớn hơn để chuẩn hóa liều tối ưu trong phối hợp [Chloroquine + Tafenoquine]. Dẫu sao, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy hiệu quả Tafenoquine rất lớn trong việc ngăn tái phát của các chủng tăng dung nạp thuốc primaquine (primaquine-tolerant strains) ở bệnh nhân dùng phác đồ cổ điển.

 

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Michael D. Edsstein và cộng sự tại Trung tâm nghiên cứu dược lực học thuốc nhi khoa, đại học dược Queensland, Viện Sốt rét quân đội Úc (AMI) và Viên nghiên cứu khoa học y học của quân đội (AFRIMS) tại Bangkok, Thái Lan cùng thực hiện đề tài “Đánh giá nồng độ của Tafenoquine trong huyết tương-một thuốc sốt rét có tác dụng kéo dài trên những người lính được điều trị dự phòng hàng tháng”. Phương pháp trong nghiên cứu này là họ đo nồng độ thuốc Tafenoquine trên những người lính Thái Lan được cho uống thuốc dự phòng hàng tháng để xác định xem liệu nồng độ thuốc Tafenoquine này có đủ để ngăn ngừa cho những người lính nàynhiễm sốt rét tại biên giới Thái Lan-Cambodia hay không ?

 

               Sau khi nhận liệu trình điều trị bằng thuốc Astesunate kết hợp Doxycycline, 104 người lính nam được nhận liều điều trị bằng Tafenoquine (400mg/ ngày trong 3 ngày) và sau đó 400mg mỗi 4 tuần/ 1 lần trong 5 tháng. Kết quả cho biết trị số trung bình về nồng độ hàng thángtrong huyết tương giữa hai đợt cho liên tục là 223 ± 41; 127 ± 29; 157 ± 51; 120 ± 24; 88 ± 20ng/mL. Chỉ có 1 người lính bị sốt rét trong suốt quá trình theo dõi và lúc anh ta được chẩn đoán sốt rét thì nồng độ Tafenoquine trong huyết tương là 40ng/mL, ngưỡng này thấp hơn 3 lần so với ngưỡng cho phép để khống chế. Kết quảnghiên cứu cho thấy mối liên quan và hiệu quả của thuốc Tafenoquine trong việc chống lại và kiềm hãm quá trình phát bệnh sốt rét.

Tafenoquine tiêu diệt KSTSR khi nó ẩn hay ngủ trong các tế bào gan, còn được gọi là thể hypnozoite, hoặc “thể ngủ”. Các thể ngủ này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và cũng không thể phát hiện với các xét nghiệm máu thông thường. Nhưng khi được kích hoạt bởi những tín hiệu (cơ chế này chưa được hiểu biết một cách đầy đủ), chúng sẽ hoạt động lại để gây ra cơn SR, sau đó có thể được muỗi đốt và truyền qua các người mới.

Trong 5 loài Plasmodium gây bệnh SR ở người đến này có thể gây ra bệnh sốt rét ở người, có 2 loài (P.vivax, phổ biến rộng rãi và ít gặp hơn là P. ovale) có thể hình thành thể ngủ. Khả năng ẩn náu của các loài KSTSR này là một trong những thách thức để loại trừ  SR do P. vivax P. ovale trong khu vực, nhất là những nơi mà chúng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu KSTSR ở vùng đó.

Ngày nay, điều trị tiệt căn thể ngủ của P. vivax chỉ có thể dùng primaquine, liệu trình 14 ngày (WHO, 2001; WHO, 2011). Nó có hiệu quả tốt, nhưng rất khó để thực hiện bởi thời gian quá dài, người bệnh khó thực hiện đầy đủ phác đồ kéo dài 2 tuần. Theo JP Kleim, giám đốc phát triển lâm sàng cho các công ty dược phẩm GlaxoSmithKline (GSK) thì việc tuân thủ phác đồ hiện tại thực sự là một vấn đề khó khăn. “Các triệu chứng sốt rét cấp tính đã biến mất sau một vài ngày điều trị”, vì vậy động lực để bệnh nhân tiếp tục uống thuốc là rất thấp. Đó là lý do tại sao GSK liên doanh với công ty sản xuất thuốc điều trị SR, một công ty phi lợi nhuận tại Geneva, Thụy Sĩ để nghiên cứu Tafenoquine. Họ đã tiến hành thử nghiệm trong năm 2011 để xem một liều duy nhất Tafenoquine có hiệu quả tốt như tác dụng trong 2 tuần của primaquine.

 

Theo những số liệu được trình bày tại Hội nghị thường niên Vệ sinh và Y học nhiệt đới của Mỹ ở Washington, D.C., một liều duy nhất Tafenoquine hoạt động rất tốt. Thử nghiệm này được thực hiện trên 329 bệnh nhân ở Brazil, Ấn Độ, Thái Lan và Peru. Những bệnh nhân được điều trị ở liều 300 mg hoặc 600 mg, có đến 90% không xuất hiện tái phát sau 4 tháng theo dõi. Theo tiến sỹ Heitor Vieira Dourado (ở Manaus, Brazil), người cùng phối hợp nghiên cứu và trình bày kết quả tại cuộc họp, sẽ hướng đến thử nghiệm giai đoạn III, kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của liều 300 mg ở 600 bệnh nhân. Một loại thuốc đơn liều sẽ là một lợi thế rất lớn để điều trị P. vivax trong cuộc chiến chống SR, theo Ric Price, người làm việc tại trường nghiên cứu y tế Menzies ở Darwin, Australia, và Đại học Oxford ở Anh, “Một trong những thách thức lớn nhất chúng ta phải đối mặt là làm thế nào có thể điều trị một cách chắc chắn và hoàn toàn giai đoạn ngủ”.

Đề phòng sốt rét “ngoại nhập”

Chỉ trong vài tháng qua, số trường hợp mắc bệnh SR ở nhóm người từng đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia châu Phi trở về (chủ yếu ở Angola và Cameroon) đã gia tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 130 ca mắc bệnh, trong đó 1 trường hợp đã tử vong. Điều nguy hiểm là  loại SR này không có biểu hiện bệnh lý rõ ràng và đang có dấu hiệu kháng thuốc, kể cả những loại thuốc thế hệ mới.

Sốt rét “ngoại nhập” kháng thuốc

Loại SR mới vào Việt Nam từ nước ngoài chủ yếu thông qua con đường du lịch, công tác, xuất khẩu lao động đang trở thành mối đe dọa cho toàn xã hội. PGS.TS. Trần Đắc Phu, phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định: “Dịch bệnh SR ở nước ta đang có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Nhiều loại SR ngoại lai đang xâm nhập vào nước ta qua con đường du lịch, xuất khẩu lao động. Trong số đó, nhiều BNSR mắc phải có biểu hiện kháng thuốc”. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, trong số gần 40 BNSR được bệnh viện cấp cứu và điều trị thời gian gần đây có tới 8 bệnh nhân bị sốt rét ác tính (SRAT), có những ca bị biến chứng nặng, khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

 

Đáng chú ý, tất cả BNSR đều là nam giới, đến từ nhiều tỉnh, thành, nhưng hầu hết là những người lao động trở về từ châu Phi và Lào. Đặc biệt, có trường hợp biểu hiện kháng thuốc. Như bệnh nhân Trần Quốc T. (58 tuổi, ở Nam Định), nhập viện Bạch Mai khi trở về từ Angola trong tình trạng bị SRAT, biến chứng vào não, suy đa tạng, hôn mê, rối loạn ý thức, viêm phổi và phải thở máy. Các y bác sỹ bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng thuốc đặc trị sốt rét artesunate, liên tục thở máy 19 ngày, truyền máu, truyền khối tiểu cầu và thở ô xy, nhưng số lượng KSTSR giảm rất chậm. Các bác sĩ BV Bạch Mai đã quyết định cho bệnh nhân sử dụng thuốc quinine – một loại thuốc đang được dùng tại Angola, từng được dùng để chữa bệnh SR tại Việt Nam trước năm 1994. Số thuốc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được lấy từ kho của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương. Sau 36 ngày điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện với chi phí điều trị lên tới 240 triệu đồng.

Những mối đe dọa mới

Không được may mắn như trường hợp Trần Quốc T. tháng 7-2013, một bệnh nhân nam 39 tuổi ở huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đã tử vong do SRAT. Bệnh nhân này có biểu bệnh sốt chỉ 4 ngày sau khi trở về từ Cameroon. Tuy nhiên, bệnh nhân tự điều trị ở nhà, đến ngày thứ 3 rơi vào tình trạng hôn mê, co giật và được chuyển đến BVĐK Vân Đình (Hà Nội) trong tình trạng ngừng tim. Khi được chuyển tiếp đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân đã bị chết não, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu. Dù được điều trị tích cực nhưng sau 3 ngày tình trạng bệnh xấu dần, người thân đã xin đưa bệnh nhân về nhà. 

Theo các bác sĩ, không chỉ trường hợp nêu trên, phần lớn những người mắc SR tại châu Phi (Angola và Cameroon) đều chủ quan do thấy những biểu hiện bệnh lý chỉ giống như cảm cúm thông thường mà không biết mình đã mắc bệnh. Bên cạnh đó, nhiều địa phương lâu nay không ghi nhận có BNSR nên khi xuất hiện ca mắc SR sau khi đi lao động, công tác ở nước ngoài về, việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn, nhất là ở y tế tuyến cơ sở. Chỉ đến khi bệnh chuyển nặng sang SRAT mới phát hiện thì nguy cơ tử vong rất cao.

 

Thêm vào đó, SR “ngoại nhập” có dấu hiệu kháng thuốc chống rét ở trong nước, bao gồm cả những loại thuốc thế hệ mới; khiến bệnh sốt rét ngày càng nguy hiểm hơn với những biểu hiện, biến chứng khó lường. Cá biệt như bệnh nhân Trần Quốc Thái phải điều trị bằng thuốc thế hệ cũ không còn được sản xuất, sử dụng ở Việt Nam từ cách đây 20 năm. Không ít chuyên gia dịch tễ lo ngại rằng sốt rét “ngoại nhập” kháng thuốc cùng những loại muỗi truyền bệnh kháng hóa chất sẽ khiến bệnh sốt rét ở Việt Nam ngày càng nguy hiểm, khó kiểm soát. 

Không nên tự chữa trị sốt rét!

Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo, những người từ châu Phi (đặc biệt là AngolaCameroon) về nước cần chú ý đến những biểu hiện của bệnh. SR tại AngolaCameroon có biểu hiện bệnh lý khác biệt. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, không sốt, không thấy rét run, đôi khi chỉ có triệu chứng giống như bị viêm họng, sổ mũi, nhức đầu… Thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến hàng tháng. Khi đã chuyển thành SRAT thì nguy cơ tử vong rất cao.

Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo: “Do biểu hiện bệnh lý của bệnh SR tại AngolaCameroon không rõ rệt nên BNSR thường chủ quan, không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời dẫn đến hậu quả khôn lường. Với những người đi xuất khẩu lao động hay du lịch ở các nước có dịch SR đang lưu hành, khi trở về nước, nếu trong thời gian khoảng 2 tuần đến 1 tháng thấy có hiện tượng lạ như ốm, sốt có kèm theo rét run… nên đến ngay cơ sở y tế, đặc biệt là các trung tâm phòng chống sốt rét chuyên khoa để được khám sàng lọc sốt rét và điều trị kịp thời” tránh diễn biến thành SRAT. Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương cũng khẳng định, nếu được phát hiện sớm, những loại thuốc sẵn có ở Việt Nam vẫn đạt hiệu quả cao trong điều trị. Trong trường hợp bệnh đã chuyển nặng thành SRAT, Viện sẽ chủ động tìm nguồn thuốc để kịp thời điều trị.

 

Hiện nay, trên nhiều diễn đàn mạng của cộng đồng người Việt tại Angola đã có những khuyến cáo dành cho người trở về Việt Nam, dù có tiền sử bệnh sốt rét Angola hay không đều mang theo các loại thuốc đặc trị theo. Thậm chí, nhiều lao động từ Angola về nước còn giới thiệu nhau đến những địa chỉ khám chữa bệnh tư nhân để điều trị sốt rét. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, không thể dùng thuốc sốt rét tùy tiện. Bởi bệnh sốt rét nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ biến chứng thành sốt rét ác tính. Trong khi đó, chỉ có các bệnh viện tuyến trên mới có đủ phương tiện và khả năng để điều trị sốt rét ác tính hiệu quả. 

Tìm thấy gen liên quan kháng thuốc sốt rét

Các chuyên gia ĐH Y Harvard (Mỹ) vừa hoàn thành một nghiên cứu sử dụng thành tựu Dự án giải mã gen người, phát hiện ra một nhóm gen gây kháng thuốc SR, đặc biệt là của KSTSR gây sốt rét có tên là Plasmodium falciparum. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đa tiến hành phân tích ADN của các loại KST khác nhau có mặt phổ biến tại 3 châu lục và kiểm tra 17.000 biến thể, phát hiện thấy các loại KSTSR này đa kháng lại 13 loại thuốc SR khác nhau, sau đó nghiên cứu tiếp, xác định các biến thể di truyền có liên quan đến tình trạng kháng thuốc và cuối cùng, tìm ra 11 gen cụ thể liên quan đến kháng thuốc SR, trong số này có một gen đã được phát hiện ra trước đây.

 

Kháng thuốc là vấn đề nan giải trong lĩnh vực y học của nhân loại, nó làm cho công cuộc phòng chống dịch bệnh trở nên khó khăn thêm, trong đó có bệnh SR, căn bệnh cướp đi gần 1 triệu sinh mạng mỗi năm, tập trung chủ yếu vùng cận Sahara, châu Phi. Việc phát hiện ra những gen mới này sẽ giúp khoa học hiểu sâu thêm về cơ chế kháng thuốc và sau nữa là cho ra đời các loại thuốc có công năng tác dụng hiệu quả hơn.

Vaccine mới có hiệu quả phòng sốt rét gần 100%

Các nhà khoa học Mỹ đã tuyên bố đạt được một bước tiến đột phá trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, sau khi một loại vaccine mới được thử nghiệm cho thấy hiệu quả chống lại bệnh SR lên tới gần 100%. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Sức khỏe quốc gia (NIH), Hải quân và các tổ chức khác ở Mỹ đã tiến hành thử nghiệm loại vaccine phòng SR mới có tên PfSPZ trên 57 người tình nguyện. Vaccine này được tạo từ các KSTSR Plasmodium falciparum, nhưng đã được làm suy yếu không còn khả năng gây bệnh. Trong tổng số 57 người tham gia cuộc thử nghiệm, có 40 người được tiêm vaccine PfSPZ với những liều lượng khác nhau. Tất cả những người này sau đó được cho đốt bởi những con muỗi mang KSTSR gây bệnh. Sáu đó 1 tuần, các nhà nghiên cứu xem xét phát triển bệnh SR trên các bệnh nhân này hay không.

 

Kết quả, 6 người được tiêm 5 liều vaccine PfSPZ miễn dịch hoàn toàn với bệnh SR khi không có ca nào phát bệnh sau khi bị muỗi mang KSTSR đốt. Những trường hợp khác cũng cho thấy kết quả khả quan, nhưng chưa đạt hiệu quả 100%. Trong số 9 người được tiêm 4 liều vaccine, thì 3 người bị nhiễm bệnh. Trong số 12 người không được tiêm vaccine PfSPZ, có 11 người được kiểm tra dương tính với KSTSR. Không trường hợp nào tham gia cuộc thử nghiệm bị phản ứng phụ từ loại vaccine mới này. Những người bị bệnh SR, sau đó đã được điều trị bằng một loại thuốc chống SR. Mặc dù các kết quả của cuộc thử nghiệm rất khả quan, nhưng cần tiến hành thử nghiệm trên quy mô rộng hơn. Nếu thử nghiệm trên quy mô lớn thành công, vaccine PfSPZ vẫn cần thêm vài năm nữa trước khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Tiến sĩ William Schaffner, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết đây là “một tiến bộ khoa học”, nhưng có thế thể phải mất 10 năm trước khi loại vaccine này được chứng mình bằng khoa học, cấp phép và phân phối. Vaccine PfSPZ được phát triển bởi công ty Sanaria ở Maryland (Mỹ) và được thử nghiệm bởi Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia, Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed cùng Trung tâm nghiên cứu y tế Hải quân.

Thử nghiệm mới phát hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

Sự phát triển kháng thuốc được xem là xảy ra theo 2 pha. Trong pha thứ nhất, các dữ liệu di truyền ban đầu sinh ra một đột biến kháng. Đặc điểm di truyền mới cho KST sống sót kháng lại thuốc. Trong giai đoạn 2, KST kháng chọn lọc và bắt đầu nhân lên, hình thành quần thể KST không còn nhạy với thuốc nữa và các tiến trình này xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, độc lập với thuốc. Các điểm này đặc trưng bởi sự đột biến gen hoặc thay đổi số lượng bản sao khi xác định đích bên trong cơ thể KST (Valderramos và cs., 2010).

Tại châu Phi, tình hình kháng CQ không liên quan đến sự xuất hiện của đột biến mới như ký sinh trùng kháng CQ lan rộng chậm và từ từ từ Đông Nam Á, cuối cùng đến Đông Phi vào năm 1978 (Sá và cs., 2009). Ngược lại, kháng với thuốc antifolate và atovaquone tăng nhanh hơn (Vinayak và cs., 2010), nghiên cứu về khóa cạnh phân tử cho thấy P. falciparum kháng CQ hoặc kháng cao với pyrimethamine đều bắt đầu từ Đông Nam Á rồi tiếp đến châu Phi (Roper và cs., 2004). Sự xuất hiện kháng với mefloquine tăng nhanh ở biên giới Campuchia-Thái Lan vào những năm 1980.

Vì tính nghiêm trọng do P. falciparum kháng thuốc tăng đối với CQ, quinine và mefloquine, nên các thuốc mới đã ra đời. Về mặt lịch sử, SR được điều trị bằng đơn trị liệu, nhất là CQ như liệu trình chuẩn hơn 60 năm qua và kháng đã xuất hiện và giờ đây đã lan rộng khắp các vùng. Kháng thuốc đã được báo cáo với tất cả loại thuốc SR, ngoại trừ ACTs và TCYTTG đã khuyến cáo sử dụng các ACTs như “liệu pháp chuẩn” trong điều trị sốt rét do P. falciparum. Các liệu pháp ACTs ra đời nhằm đạt được diệt thể vô tính trong mô nhanh nhờ hoạt chất artemisinin cùng với thuốc khác có cơ chế tác dụng khác và thời gian bán hủy dài hơn trì hoãn kháng.

CQ là liệu pháp ưu tiên điều trị P. vivax từ năm 1946 và mãi đến năm 1989 xuất hiện kháng đầu tiên tại Papua New Guinea, tiếp đó, nhiều nghiên cứu xác nhận có kháng CQ do P. vivax tại Indonesia, Myanmar, Ấn Độ,Guyan, Nam Mỹ, Thái Lan, Philippine,…. Nên nếu chủng P. vivax kháng CQ cũng đe dọa sức khỏe hàng triệu người “phơi nhiễm” với nó.

 

Các nhà nghiên cứu đã phát triển hai thử nghiệm có thể phân biệt bệnh nhân nhiễm KSTSR kháng hay còn nhạy với artemisinin trong vòng 3 ngày. Đây là loại thuốc chính để điều trị SR. Các thử nghiệm đã được các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu quốc gia các bệnh dị ứng và truyền nhiễm, một đươn vị của Viện Sức khỏe quốc gia, làm việc với các đồng nghiệp Pháp và Campuchia tại Campuchia thực hiện. Họ cung cấp một lợi thế nhanh hơn và ít tốn kém hơn các thử nghiệm đáp ứng thuốc hiện tại, điều này đòi hỏi BNSR phải nhập viện để lấy lam máu mỗi 6 giờ 1 lần trong giai đoạn theo dõi điều trị các ngày đầu cho đến khi lam máu âm tính.

Trong cả 2 thử nghiệm, KSTSR non phơi nhiễm với thành phần atermisinin liều cao trong thời gian ngắn, giống như cách mà KST tiếp xúc với thuốc trên các BNSR đã được điều trị, sự tồn tại của chúng được đếm sau 72 giờ cũng được ghi nhận như mộtchỉ số quan trọng trong đánh giá kháng thuốc.

 

Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành lấy máu trên BNSR cùng thời điểm với việc quản lý điều trị thuốc ACTs trong liều đầu tiên. Thử nghiệm trả kết quả trong vòng 72 giờ và có thể dự đoán chính xác BNSR  hay KSTSR kháng thuốc. Các nhà nghiên cứu lưu ý  rằng xét nghiệm mới có thể dùng trong nghiên cứu giám sát để quản lý và thiết lập bản đồ về sự xuất hiện hoặc lây lan của KSTSR kháng artemisinin. Trong những nghiên cứu hiện tại, các nhà nghiên cứu đang sử dụng thử nghiệm này phát hiện KSTSR kháng artemisinin ở thực địa của khu vực bắc và phía tây Campuchia (nhất là các vùng có giao lưu biên giới Thái Lan và Myanmar trong lần đầu tiên.

Thử nghiệm thứ hai được tiến hành trên quần thể KSTSR nuôi cấy, thử nghiệm này yêu cầu kỹ thuật viên được đào tạo để đáp ứng được việc nuôi cấy KSTSR thu thập trên BNSR trong phòng thí nghiệm, thể phân liệt giai đoạn sống của KSTSR và sau đó ứng dụng thuốc vào giai đoạn KST ba giờ hoặc sớm hơn. Thử nghiệm này hầu hết sẽ ứng dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ bằng kỹ thuật sinh học phân tử của kháng artemisinin và thử nghiệm các thuốc SR mới.

Trước đó, các nhà khao học đã phát hiện hai biến thể gen kháng lại SR. Kết quả nghiên cứu các nhà khoa học Đức và châuPhi công bố cho biết họ đã phát hiện ra hai biến thể gen có khả năng kháng lại bệnh SR. Phát hiện này là cơ sở khoa học giải thích tại sao một số người ít khi mắc hoặc không bao giờ mắc SRAT. Các biến thể mới được phát hiện sau khi các nhà khoa học tiến hành so sánh cấu trúc gen của 1.325 BNSR do P. falciparum và 828 người đối chứng khỏe mạnh khác tại Ghana.Biến thể gene thứ nhất được phát hiện trong gene có tên ATP2B4. Gen này có chức năng vận chuyển canxi qua màng tế bào hồng cầu, giúp ngăn chặn sự lây nhiễm của KSTSR. Trong khi đó, biến thể gen thứ 2 nằm cạnh gen MARVELD3, giúp kiểm soát protein lớp ngoài mạch máu. Gen này đóng vai trò quan trọng giúp giảm nhẹ tổn thương mạch máu khi tế bào hồng cầu bị ẩn cư tại các mạch máu nhỏ. Kết quả nghiên cứu trên đã mở ra liệu pháp mới điều trị SRAT ở người, dựa trên sự so sánh kèm các phân tích mã gen, tìm kiếm những thay đổi nhỏ ở người bệnh, chẩn đoán chính xác những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Từ đó giúp tìm ra các loại thuốc đặc trị mới chống lại SRAT do P. falciparum. Các nghiên cứu trước đó cũng đã chỉ ra rằng những người thuộc nhóm máu O, có khả năng kháng lại SR do P. falciparum rất tốt. Trong khi những người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, có các tế bào máu hình dạng giống lưỡi liềm, cũng có khả năng kháng bệnh tương tự.

Ngày 14/04/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích