Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 18/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 8 1 8 9 8
Số người đang truy cập
3 1 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Phần 2: Bệnh do virus marburg có tỉ lệ tử vong cao nhưng không dễ lây kiểm dịch y tế người nhập cảnh từ vùng dịch trở về là quan trọng!

CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VI RÚT MARBURG

Virus Marburg có đường lây truyền đa dạng, theo các chuyên gia y tế, virus Marburg lây sang người từ dơi ăn quả châu Phi thông qua nhiều cơ chế khác nhau, cụ thể:

·Tiếp xúc lâu dài với phân hay chất tiết của dơi ăn trái Rousettus trong hầm mỏ.;

·Một khi người bị nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp (da trầy xước hay niêm mạc) với máu, chất tiết, tạng hay tiếp xúc gián tiếp dịch cơ thể ngay cả trên bề mặt hay dụng cụ (quần áo, tấm drap trải trên giường) bị lây nhiễm dịch tiết, hay tiếp xúc với thực phẩm nhiễm virus;

·Virus Marburg cũng có thể lây truyền qua đường tình dục (quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn) thông qua việc tiếp xúc với tinh dịch của người đã khỏi bệnh;

·Virus Marburg cũng được truyền cho thai nhi qua nhau thai. Ở phụ nữ mang thai, virus Marburg có thể tồn tại trong nhau thai và nước ối. Đối với phụ nữ đang cho con bú, nếu bị nhiễm Marburg, virus có thể tồn tại trong sữa mẹ;

·Đối tượng dễ mắc virus Marburg là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đặc biệt là các thành viên trong gia đình chăm sóc họ tại nhà hoặc nhân viên bệnh viện.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG NHIỄM VIRUS MARBURG

Bệnh do virus Marburg gây ra có biểu hiện ban đầu giống như sốt virus thông thường, Cơ thể sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ khớp, buồn nôn. Sau đó bệnh nặng lên, bệnh nhân có thể có rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, tử vong tương đối nhanh chóng trong vòng 7 ngày, tương tự virus Ebola.Tuy nhiên, người nhiễm virus Marburg thường có triệu chứng và được cách ly theo quy định. Vì vậy khả năng bị lây của người Việt Nam do tiếp xúc từ người cũng thấp.


Hình 5. Triệu chứng sớm và các triệu chứng khác khi bệnh nhân nhiễm virus Marburg

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), thời gian ủ bệnh do virus Marburg là từ 2 ngày đến 3 tuần. Các triệu chứng bắt đầu đột ngột với sốt dữ dội và đau đầu. Vài ngày sau khi khởi phát, nhiều bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng kéo dài tới một tuần.

Theo TCYTTG, các trường hợp nặng có kèm theo chảy máu trong tuần đầu tiên. Một số bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài (đại tiện) ra máu.Bệnh nhân cũng bị chảy máu nướu răng, ở mũi và cơ quan sinh dục. Bệnh có thể lan đến hệ thần kinh khiến người bệnh trở nên lú lẫn, dễ cáu gắt. Hầu hết các trường hợp tử vong sau hơn một tuần mắc bệnh, ngoài ra, TCYTTG cho biết thêm rằng các trường hợp tử vong thường đi kèm với sốc và mất máu nghiêm trọng.

US.CDC cho biết không có cách chữa trị hoặc điều trị cụ thể hay đặc hiệu nào cho bệnh nhận Marburg. Tuy nhiên, TCYTTG cho biết nếu chăm sóc hỗ trợ sớm với bù nước và điều trị triệu chứng giúp cải thiện khả năng sống sót.Đồng thời, TCYTTG cũng cho biết thêm rằng một loạt các liệu pháp điều trị bằng thuốc và liệu pháp máu điều trị bệnh đang được phát triển.Theo US.CDC, tỷ lệ tử vong do bệnh Marburg dao động từ 23-90%.


Hình 6. Virus Marburg ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể con người

Trong một đợt bùng phát năm 2004 ở Angola, virus Marburg đã gây tử vong 90% trong số 252 người mắc bệnh. Năm ngoái, có 2 trường hợp tử vong do virus Marburg ghi nhận ở Ghana.

Đặc điểm của virus Marburg khi lây bệnh thì có tỷ lệ tử vong cao, thậm chí lên tới hơn 90%. Năm 2004, virus này bùng phát ở Angola và lây nhiễm cho 252 người, 90% trong số họ đã tử vong. Ghana cũng đã báo có về một đợt bùng phát nhỏ trong năm 2022 với 2 trường hợp tử vong. Đối với cộng đồng, bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Do đó, căn bệnh nay khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.Virus này lây chủ yếu qua tiếp xúc và vùng dịch tễ, lưu hành ở châu Phi nhiều năm nay, lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác đều rất hiếm, ngoại trừ khi có các ca bệnh mắc ở châu Phi về thì quốc gia đó ghi nhận những ca xâm nhập.


Hình 7. Xét nghiệm virus Marburg nhiễm trùng ở người

Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus Marburg gây ra có biểu hiện ban đầu giống như sốt virus thông thường như: Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ khớp, buồn nôn… Sau đó bệnh nặng lên, có thể có rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, tử vong tương đối nhanh trong vòng 7 ngày, tương tự như virus Ebola.

Người nhiễm virus này thường có triệu chứng và được cách ly theo quy định, nên khả năng bị lây của người Việt Nam do tiếp xúc từ người bệnh cũng thấp.

Triệu chứng khi nhiễm virus Marburg

Virus Marburg được đánh giá là một trong những virus nguy hiểm thế giới. Vậy triệu chứng nhiễm vi rút Marburg là gì?

Theo các chuyên gia y tế, sau thời gian ủ bệnh trung bình 2-21 ngày, các triệu chứng khởi phát đột ngột, tùy thuộc vào lượng virus lây nhiễm và con đường lây nhiễm. Đặc biệt, vi rút Marburg không lây nhuyễn trong thời gian ủ bệnh.

Diễn biến triệu chứng khi nhiễm virus Marburg như sau:

·Sốt cao, đau đầu, đau họng, mệt mỏi dữ dội và đau cơ khởi phát đột ngột. Từ ngày thứ 3, tiêu chảy nước, đau bụng, nôn và buồn nôn có thể xuất hiện;

·Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài cả tuần. Triệu chứng nghiêm trọng hơn là vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan. Trong giai đoạn này người bệnh trông giống “thây ma” với gương mặt thất thần, vô cảm với mắt thâm quầng, trũng sâu.

·Trong vòng 7 ngày đầu, tình trạng xuất huyết có thể xảy ra. Đây là nguyên nhân gây tử vong với nguy cơ xuất huyết ở nhiều cơ quan khác nhau. Xuất huyết tiêu hóa bao gồm: ói ra máu tiêu ra ra máu tươi thường kèm chảy máu mũi, máu răng hay xuất huyết âm đạo;

·Xuất huyết tự nhiên hay chảy máu nơi tiêm chích nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh bao gồm: sốt cao, lú lẫn, kích thích, và kích động.

·Trong khoảng 15 ngày sau khởi phát bệnh nhân có thể có sẩn hồng ban, thường ở thân: ngực, lưng, bụng trên. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể xuất hiện ở giai đoạn này.

·Đáng lo ngại, bệnh Marburg có thể gây tử vong thường sau 7-8 ngày khởi phát bệnh do mất máu hay sốc. Các triệu chứng diễn tiến nặng bao gồm vàng da, viêm tụy, suy gan, suy đa cơ quan và xuất huyết nặng.


Hình 8. Dơi ăn quả Rousettus aegyptiacus là vật chủ tự nhiên của virus Marburg


Hình 9 . Cấu trúc virus và tổ chức bộ gen của virus Marburg

CHẨN ĐOÁN NHIỄM VIRUS MARBURG

Các triệu chứng của bệnh do virus Marburg thường rất đột ngột nên có thể khó phân biệt lâm sàng của bệnh do virus Marburg với các bệnh truyền nhiễm khác như: sốt rét, sốt thương hàn, bệnh nhiễm khuẩn Shigella, viêm màng não và các bệnh sốt xuất huyết do virus khác (như sốt Lassa hoặc Ebola).

Việc chậm trễ trong chẩn đoán có thể cản trở cơ hội sống sót của người bệnh và tạo ra thách thức trong việc kiểm soát sự lây truyền và bùng phát.

Nếu một người có các triệu chứng ban đầu của bệnh Marburg hoặc đã từng đến các khu vực có lưu hành virus Marburg cần được cách ly và thông báo cho các chuyên gia y tế công cộng để lấy mẫu và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Trong giai đoạn đầu nhiễm virus Marburg, việc phát hiện virus có thể được thực hiện qua mẫu ngoáy họng và mũi, mẫu dịch não tủy, mẫu nước tiểu và/hoặc mẫu máu.

Sau đó, các mẫu phẩm này có thể được phân tích bằng các phương pháp chẩn đoán như:

·Xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch enzyme liên kết);

·Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên;

·Xét nghiệm trung hòa huyết thanh;

·Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR);

·Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.


Hình 10. Cơ chế bệnh sinh trong
bệnh Marburg ở người


Hình 11. Tổn thương bệnh học trong
bệnh Marburg ở người

THÁI ĐỘ XỬ TRÍ VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM VIRUS MARBURG

Người có triệu chứng nghi nhiễm virus Marburg cần được chẩn đoán sớm để can thiệp điều trị triệu chứng kịp thời. Tuy nhiên, US.CDC cho biết hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh do virus Marburg. TCYTTG khuyến nghị việc chăm sóc hỗ trợ sớm, điều trị theo triệu chứng, bổ sung chất điện giải, duy trì tình trạng oxy và huyết áp, xử lý các yếu tố đông máu và xuất huyết là cách cải thiện tỷ lệ sống sót cho người bệnh.


Hình 12. Dơi và virus Marburg

PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VIRUS MARBURG

Virus Marburg (Marburg Virus Disease-MVD) là một virus RNA thuộc họ Filovirus, cùng họ với virus Ebola, đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong các ca bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên năm 1967 là 24%, song tăng lên 83% trong đợt dịch ở Congo năm 1998-2000, tiếp tục tăng lên 100% vào năm 2017 khi lây lan ở Uganda.

Theo đó, tỷ lệ tử vong dao động từ 23% đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus và cách giám sát và điều trị ca bệnh.Virus Marburg là tác nhân gây xuất huyết nguy hiểm, khả năng nhiễm tương tự Ebola với tỷ lệ tử vong 23-90%.

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hy vọng sẽ sớm tiến hành thử nghiệm vaccine Marburg ở Guinea Xích Đạo và đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để đánh giá một số ứng cử viên vaccine khả thi có thể được sử dụng trong đợt bùng phát virus Marburg ở Guinea Xích Đạo.Nếu không tiếp xúc với người bệnh thì không có khả năng lây bệnh.

Tuy nhiên, Công tác phòng bệnh như kiểm soát người từ châu Phi về. Nếu có ca xâm nhập từ châu Phi về, khi có triệu chứng cần phải báo ngay y tế địa phương, CSYT để có biện pháp cách ly ngay, tránh lây lan ra cộng đồng;


Hình 13. Chăm sóc bệnh nhân măc virus Marburf và hình thể virus Marburg

Virus Marburg hiện chưa có vaccine phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nặng là tử vong. Vì vậy, việc tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và vệ sinh bề mặt bị vấy bẩn là rất quan trọng, cũng như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay để phòng bệnh.

Tuy virus Marburg chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng người dân không nên chủ quan, cũng như không quá hoang mang, lo lắng, quan ngại. Mọi người cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành Y tế để chủ động phòng, chống căn bệnh. Nếu nhìn vào lịch sử các đợt bùng phát virus Marburg trong quá khứ, các ổ dịch này thường khá nhỏ và các biện pháp ngăn ngừa dịch đưa ra đã hạn chế quy mô dịch;

Hiện không có loại vaccine nào được phê duyệt sử dụng phòng ngừa bệnh do virus Marburg - căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện nay, có 5 ứng viên vaccine ngừa virus Marburg tiềm năng trong các nghiên cứu trên động vật. Ba nhà phát triển vaccine gồm Janssen Pharmaceuticals, Public Health Vaccines và Sabin Vaccine Institute) cho biết có thể cung cấp những liều vaccine thử nghiệm trong đợt bùng phát hiện tại ở Guinea Xích đạo.

Trong đó, vaccine của Janssen và Sabin đã trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vaccine của Public Health Vaccines đã được phát hiện có khả năng bảo vệ chống lại virus Marburg ở khỉ và Cơ quan US.FDA đã cho phép tiêm thử nghiệm trên người.


Hình 14. Cấp cứu các bệnh nhân nhiễm virus Marburg tại cơ sở y tế

Theo các chuyên gia y tế, cách phòng ngừa nhiễm virus Marburg tốt nhất ở thời điểm hiện tại là ngăn chặn sự lây truyền trực tiếp từ người sang người cũng như hạn chế sự lây lan virus từ vật chủ hoặc động vật bị nhiễm bệnh sang người. Các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo gồm:

·Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi cư trú của loài dơi ăn quả châu Phi, động vật hoang dã bị nhiễm virus như: khỉ, linh dương rừng, loài gặm nhấm…

·Không ăn/tiêu thụ thịt của động vật hoang dã.

·Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn, nhất là các loại thịt.

·Phát hiện sớm và cách ly nhanh chóng hệ thống các ca bệnh.

·Truy vết kịp thời những người có tiếp xúc với người nhiễm Marburg và giám sát chặt chẽ những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

·Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm virus Marburg.

·Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm, đặc biệt mặc áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, mắt kính, rửa tay thường xuyên,… nếu tiếp xúc với người bệnh.

·Thận trọng với các chất thải như máu, bãi nôn, nước bọt, nước tiểu, phân… hoặc bất cứ đồ vật nào của người bệnh.

Ở khía cạnh quan hệ tình dục, TCYTTG khuyến cáo, nam giới sau khi khỏi bệnh cần đợi ít nhất 12 tháng mới nên quan hệ tình dục an toàn, trừ khi xét nghiệm tinh dịch của người đã khỏi bệnh cho kết quả âm tính trong 2 lần khác nhau.Virus Marburg là một loại virus gây chết người nguy hiểm nhất, khả năng lây nhiễm nhanh với tỷ lệ tử vong lên đến 90%, do đó tuyệt đối không thể lơ là trong vấn đề phòng bệnh. Việc trang bị đầy đủ các kiến thức phòng ngừa, phát hiện sớm các triệu chứng, áp dụng các biện pháp cách ly và điều trị theo triệu chứng cho trẻ em và người lớn rất quan trọng.

Ngày 12/05/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang & CN. Nguyễn Thái Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích