Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 1 0 3
Số người đang truy cập
2 2 9
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Bệnh đậu mùa khỉ ở người- MONKEYPOX

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca đậu mùa khỉ ở người ngoài khu vực châu Phi hiện hơn 1.000 trường hợp,trong vùng lưu hành (châu Phi) là 1.400. Tính từ đầu năm đến nay, đã có hơn 60 người đã tử vong do bệnh này.  

Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ phát hiện ban đầu về monkeypox virus trên khỉ ở Viện Huyết thanh Statens, Copenhagen Đan Mạch vào năm 1958, trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu xuất hiện một căn bệnh giống như thủy đậu, do đó có tên là 'bệnh đậu mùa khỉ - monkeypox'. Trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người đã được báo cáo ở các nước Trung và Tây Phi như: Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cote d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo và Sierra Leone.

Bệnh đậu mùa khỉ người là bệnh đặc hữu được lưu hành khu vực châu Phi, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy ca bệnh đậu mùa ở người đã xuất hiện bên ngoài châu Phi liên quan đến du lịch quốc tế hoặc động vật nhập khẩu, bao gồm các ca bệnh ở Hoa Kỳ, cũng như Israel, Singapore và Vương quốc Anh.

Các ổ chứa tự nhiên của bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm châu Phi và các loài linh trưởng (như khỉ) có thể chứa virus và lây nhiễm sang người.

Theo WHO kể từ ngày 13/5/2022, bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo có mặt tại 23 quốc gia không phải là vùng lưu hành của vi rút đậu mùa khỉ. Tính đến ngày 26/5, tổng cộng tích lũy có 257 trường hợp được xác nhận và khoảng 120 trường hợp nghi ngờ đã được báo cáo và chưa có trường hợp tử vong nào. Dịch tễ học các trường hợp ban đầu được các quốc gia thông báo cho thấy các trường hợp mắc bệnh chủ yếu được báo cáo ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở một quốc gia không có dịch bệnh được coi là một ổ dịch.


Hình 1

Tác nhân gây bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ ở người trước đây là một bệnh hiếm gặp do nhiễm monkeypox virus, monkeypox virus thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae.

Phương thức lây truyền

Lây từ động vật sang người

Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người, khi một người tiếp xúc với động vật bị nhiễmmonkeypox virus, ngoài ra có thể lây lan qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, hoặc khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh. Hiện tại người ta vẫn chưa biết loài động vật nào duy trì virus trong tự nhiên, mặc dù loài gặm nhấm châu Phi bị nghi ngờ đóng một vai trò trong việc truyền bệnh đậu mùa ở khỉ cho người.

Lây từ người sang người

Monkeypox virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể, vết loét trên người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật liệu đã chạm vào dịch cơ thể hoặc vết loét, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn trải giường. Ngoài ra monkeypox virus cũng có thể truyền qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi

Bệnh đậu mùa ở khỉ lây lan giữa người với người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với vết loét, vảy hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm. Nó cũng có thể lây lan quađường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp kéo dài. Bệnh đậu mùa ở khỉ có thể lây lan khi tiếp xúc thân mật giữa người với người, kể cả khi quan hệ tình dục, cũng như các hoạt động như hôn, ôm ấp, chạm vào các bộ phận của cơ thể bị nhiễm bệnh. Tại thời điểm này, người ta không biết liệu bệnh đậu khỉ có thể lây lan qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo hay không.


Hình 2

Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 7−14 ngày nhưng có thể từ 5−21 ngày. Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ ở người tương tự như bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn. Bệnh đậu mùa khỉ ở người bắt đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, mệt lử và các hạch bạch huyết sưng lên (nổi hạch). Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ ở người và bệnh đậu mùa là các hạch bạch huyết sưng lên.

Trong vòng 1 đến 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi xuất hiện sốt, bệnh nhân phát ban, thường bắt đầu ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Tổn thương tai chổ tiến triển qua các giai đoạn theo thứ tự như sau trước khi tự khỏi: (dát) Macules, sẩn (Papules), mụn nước (Vesicula), mụn mủ (Pustule), sau cùng đóng vẩy (Scabs). Bệnh thường kéo dài trong 2-4 tuần. Tỷ lệ tử vong bệnh đậu mùa khỉ ở người tại Châu Phi, đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 1/10 số người mắc bệnh.

Xét nghiệm:

Bất kỳ các trường hợp nào nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ nên được xét nghiệm bởi nhân viên được đào tạo về các quy trình kỹ thuật và an toàn, các bệnh phẩm phải được thực hiện tại các phòng thí nghiệm được trang bị đủ khả năng, an toàn không để phát tán lây nhiễm.

Có thể sử dụng phương pháp real-time hoặc PCI xác nhận nhiễm vi rút đậu mùa khỉ dựa trên khuếch đại axit nucleic (NAAT- nucleic acid amplification testing) là cách duy nhất phát hiện chuỗi ADN của virus, PCR có thể được sử dụng một mình, hoặc kết hợp với giải trình tự. Mẫu vật xét nghiệm có thể bao gồm gạc có tiếp xúc với vết thương, dịch tiết, vảy, da tại các vị trí tổn thương, quá trình lấy mẫu phải đảm bảo an toàn không lây nhiễm.

Phòng bệnh:

Có một số biện pháp có thể được thực hiện để ngăn ngừa nhiễm vi rút đậu mùa khỉ:

Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa vi-rút, bao gồm động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ. Tránh tiếp xúc với bất kỳ vật liệu nào đã tiếp xúc với động vật bị bệnh. Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh hạn chế tiếp xúc vớinhững người khác có thể có nguy cơ nhiễm bệnh. Rửa tay đúng cáchsau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn. Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE- personal protective equipment) khi chăm sóc bệnh nhân

Hiện đã có một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người mang lại khả năng bảo vệ, một ứng cử viên tiềm năng được khuyến nghị điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm là JYNNEOSTM (Imvamune hoặc Imvanex) là một loại vaccinevi rút sống giảm độc lực đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để phòng chống bệnh đậu mùa ở khỉ vào ngày 03/11/2021.

Theo khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường; che miệng khi ho hắt hơi. Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.


Hình 3

Chẩn đoán:

Trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh (Suspected case):

Bệnh nhân phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, dù sống ở quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, mà có một hoặc nhiều dấu hiệu hoặc triệu chứng sau, kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022: đau đầu, sốt khởi phát cấp tính (>38,5oC), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ (đau cơ/đau nhức cơ thể) đau lưng, suy nhược.Nếu đã được loại trừ các nguyên nhân sau: Thủy đậu, zona, sởi, herpes simplex, viêm da do vi khuẩn, lậu cầu, giang mai, ulympho sinh dục, u hạt ở bẹn, u mềm lây, phản ứng dị ứng và bất kỳ nguyên nhân phát ban sẩn hoặc mụn nước phổ biến có liên quan tại địa phương.

Trường hợp có thể thể nhiễm bệnh (Probable case)

Bệnh nhân phải đáp ứng định nghĩa trường hợp cho một trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh và có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

 Có mối liên hệ dịch tễ học tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày bao gồm tiếp xúc trực tiếp, với da, với vết thương hoặc tiếp xúc với các vật liệu bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng, quan hệ tình dục, nhân viên Y tế tiếp xúc không có PPE

 Tiền sử cóđến một quốc gia lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi có triệu chứng.

 Đã từng có nhiều bạn tình hoặc không rõ trong vòng 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng.

 Có kết quảhuyết thanh dương tính với orthopoxvirus, trong trường hợp chưa chủng ngừa bệnh đậu mùa hoặc với orthopoxvirus khác.

 Nhập viện vì bệnh



Hình 4

Trường hợp bệnh (Confirmed case)

Một trường hợp bệnh đáp ứng định nghĩa của một trường hợp nghi ngờ hoặc có thể xảy ra. Được phòng thí nghiệm xác nhận đối với vi rút đậu mùa khỉ bằng cách phát hiện các chuỗi DNA bằng PT- PCR hoăc giải trình tự.

Trường hợp loại trừ (Discarded case)

Một trường hợp nghi ngờ hoặc có thể xảy ra mà xét nghiệm dịch tổn thương, mẫu da hoặc lớp vảy bằng PCRhoặc giải trình tự cho kết quả âm tính với virus MPX. Một trường hợp hồi cứu khi đã lui bệnh vết thương tại chỗ đã khỏi khôngthể lấy làm xét nghiệm vẫn được phân loại là một trường hợp có thể xảy ra.



Hình 5.Các mẫu bệnh phẩm đậu mùa khỉ. REUTERS

Điều trị:

WHO đã có hướng dẫn điều trị theo các thể nhẹ trung bình, nặng toàn thân và tại chỗ, triệu chứng, thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus chonhững bệnh nhân bị MPX cũng được niêu ra, nên sử dụng thuốc kháng vi-rút đã được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) với việc thu thập dữ liệu lâm sàng và kết quả được tiêu chuẩn hóa, cóbằng chứng về hiệu lực và độ an toàn. Do nguồn cung cấp thuốc hạn chế, nên điều trị cho những bệnh nhân thể nặng hoặc có thể tiến triển nặng. Có thể sư dụng một số thuốc sau:

Tecovirimat: đã được cấp phép bởi Cơ quan Thuốc Châu Âu (EMA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)để điều trị bệnh đậu mùa, MPX, bệnh đậu bò và các biến chứng do chủng ngừa bằng vaccin, Bộ Y tế Canada cấp phép điều trị bệnh đậu mùa. Được đóngdạng viên nang đường uống và dạng ống đường tiêm, Tecovirimat ngăn chặn sự lây lan virus trên khắp cơ thể. Thuốc này ức chế protein có tên p37, tương tác với các thành phần vận chuyển nội bào cần thiết cho việc sản xuất võ virus, FDAphê duyệt vào ngày 19/5/2022, các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật cho thấy hiệu quả điều trị. Cần có thêm các nghiên cứutính an toàn và hiệu lực điều trị trên bệnh nhân MPX

Cidofovir sử dụng đường tĩnh mạch, đã được FDA chấp thuận để điều trị MPX, nó ức chế sự nhân lên của vi rút MPX, bằng cách ức chế tổng hợp DNA, các nghiên cứu cho thấy hoạt động chống lại poxvirus trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã được báo cáo.

NIOCH-14 là một hợp chất tổng hợp hóa học đang được phát triển từ năm 2001, NIOCH-14 là một chất tương tự của tecovirimat với hoạt tính tương đương chống lại virut orthopoxvirus. Nghiên cứu thử nghiệmtrên động vật với MPX so sánh NIOCH-14 và tecovirimat cho thấy giảm đáng kể việc sản xuất virus trongphổi và động vật bị nhiễm bệnhsau 7 ngày sử dụng, khi so sánh với đối chứng,do cỡ mẩu nhỏ, hiêu lực điều trị cho MPX là không chắc chắn

Huyết thanh miễn dịch (Immune globulin- VIG), bao gồm các kháng thể từ các cá thể được tiêm vắc xin đậu mùa. Cần có thêm các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng.


Hình 6


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2022), Dịch đậu mùa khỉ lây lan nhanh ở hơn 20 quốc gia, Việt Nam làm gì để ứng phó?,14/05/2022, từ https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/dich-au-mua-khi-lay-lan-nhanh-o-hon-20-quoc-gia-viet-nam-lam-gi-e-ung-pho-

2. Lê Phương (2022), TP HCM xử trí thế nào nếu có ca nghi mắc đậu mùa khỉ, 14/05/2022, từhttps://vnexpress.net/tp-hcm-xu-tri-the-nao-neu-co-ca-nghi-mac-dau-mua-khi-4475021.html

3. CDC (2022), Monkeypox, 14/05/2022, từhttps://www.cdc.gov/poxvirus/monkeypox/index.html

4. WHO (2022), Multi-country monkeypox outbreak in non-endemic countries, 14/05/2022, từhttps://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2022-DON388

5. WHO (2022), Clinical management and infection prevention and control for monkeypox, 16/05/2022, https://www.who.int/publications/i/item/WHO-MPX-Clinical-and-IPC-2022.1 

Ngày 20/06/2022
BS.Nguyên Đức Hồng
(Dịch nguồn WHO & CDC)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích