Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 9 7 9 2
Số người đang truy cập
3 7 0
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Một số thông tin về biến thể SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron

Biến thể Omicron (hay B.1.1.529) lần đầu tiên được phát hiện tại Botswana vào ngày 11/11/2021 vừa qua. Cho đến nay, biến thể Omicron đã được ghi nhận ở Nam Phi, Hồng Kông (Trung Quốc), Botswana, Pháp, Hà Lan, Isarel, Canada và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho biến thể B.1.1.529 là Omicron.Omicron là biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. WHO xếp Omicron vào nhóm biến thể "đáng lo ngại" cần nghiên cứu về mức độ gia tăng lây nhiễm hoặc kháng vaccine, tránh né miễn dịch.Omicron có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai (spike protein), gấp đôi số đột biến ở Delta -loại biến thể đang chiếm đa sô trên toàn cầu hiện nay.


Ngày 26
/11, WHO đặt tên cho biến thể B.1.1.529 là Omicron.Ảnh minh họa

Biến thể B.1.1.529 của SARS-CoV-2 chứa 32 đột biến nguy hiểm thế nào?

Theo thông tin đăng tải trên báo Guardian ngày 24/11/2021, biến thể B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai -phần mà hầu hết các loại vắc xin sử dụng để hướng dẫn hệ miễn dịch chống virus SARS-CoV-2.Đột biến trong protein gai có thể ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập vào tế bào và lây lan của virus, cũng như khiến tế bào miễn dịch khó tấn công mầm bệnh hơn.

Ngày 27/11/2021, bệnh viện Bambino Gesu của Ýđã công bố hình ảnh minh họa và chỉ ra rằng sự khác biệt giữa biến thể Omicron và biến thể Delta, một trong những biến thể của virus SARS-CoV-2 dễ lây lan nhất hiện nay.Omicron có nhiều đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tiếp xúc của nó cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn biến thể Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18.


Hình ảnh so sánh biến
thể Delta và Omicron (Ảnh: RT).
Hình ảnh khoa học cho thấy biến thể Omicron có nhiều đột biến hơn đáng kể so với biến thể Delta, đặc biệt là ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
Các "điểm nóng" của đột biến được đánh dấu bằng màu đỏ trong hình ảnh được các nhà khoa học công bố.

"Đây là một "bức ảnh" theo nghĩa rất rộng, đó là một mô hình được thực hiện trong phòng thí nghiệm", hãng tin RIA Novosti dẫn lời bệnh viện cho biết.

Theo các nhà khoa học, những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến biến thể Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến thể trước đó hay không.

Tiến sĩ Eric Feigl-Ding, một nhà dịch tễ học và là thành viên cấp cao tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) đã đăng tải trên Tweet, giải thích về lợi thế cạnh tranh tiềm năng của biến thể mới so với biến thể cũ:“Biến thể B.1.1.529 có khả năng lây nhiễm cao hơn 500% so với biến thể Delta - một chỉ số đáng kinh ngạc nhất từ trước đến nay. Sự xuất hiện của biến thể mới này gây ra sự chấn động trên toàn thế giới. Nó thực sự tồi tệ” - tác giả Feigl-Ding viết trên Twitter, đồng thời đăng tải biểu đồ thể hiện lợi thế của B.1.1.529.

Theo ông Ravi Gupta, Giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambridge(Anh) cho biết nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông phát hiện hai đột biến của B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và lan truyền của virus, đồng thời giảm khả năng nhận biết của kháng thể."Điều này chắc chắn đáng lo ngại nếu dựa trên những đột biến hiện nay. Tuy nhiên, một đặc tính quan trọng của virus mà chúng ta chưa biết là khả năng lây nhiễm của nó. Lẩn tránh miễn dịch chỉ là một phần của bức tranh về những gì có thể xảy ra", ông Gupta nhận định.

Tiến sĩ Tom Peacock - nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) - đã công bố thông tin chi tiết về biến thể mới trên một trang web chia sẻ bộ gene. "Thật sự đáng lo ngại và nên theo dõi khi nó có lượng đột biến cao như vậy", ông Peacock nói.Tuy nhiên, ông Tom Peacock cho biết biến thể mới có thể là một "cụm dịch kỳ lạ" không lây lan nhiều và ông hy vọng đây sẽ là trường hợp của B.1.1.529.


Biến thể virus SARS-CoV-2 mới - B.1.1.529 - có tới 32 đột biến - Ảnh: ALAMY

Cơ quan An ninh y tế Anh đang hợp tác với các cơ quan khoa học trên thế giới để theo dõi tình trạng của các biến thể virus SARS-CoV-2 khi chúng xuất hiện và phát triển trên toàn cầu.

Tiến sĩ Meera Chand - Giám đốc phụ trách COVID-19 của Cơ quan An ninh Y tế Anh trấn an "Bản chất của virus là đột biến thường xuyên và ngẫu nhiên, không có gì bất thường khi phát hiện một số lượng nhỏ các trường hợp mang tập hợp các đột biến mới. Bất kỳ biến thể nào cho thấy bằng chứng của sự lây lan đều được đánh giá nhanh chóng".

"Rất khó để dự đoán nó có thể lây nhiễm như thế nào trong giai đoạn này. Hiện tại nó cần được theo dõi sát và phân tích, nhưng không có lý do để lo lắng quá mức trừ khi nó bắt đầu tăng tần suất trong tương lai gần" - Giáo sư Francois Balloux, giám đốc Viện Di truyền học UCL (Anh) cho biết.


Biến thể mới mang tên B.1.1.529 có tới 32 đột biến trong protein gai, bộ phận giúp virus SARS-CoV-2
xâm nhập tế bào con người.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn

WHO: Biến thể Omicron lây nhiễm cỡ nào?

Bình luận về biến thể mới Omicron, ngày 28/11/2021, WHO cho biết vẫn chưa rõ liệu biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2 hay không và cũng không rõ liệu biến thể mới có gây ra bệnh nặng hơn không, theo Hãng tin Reuters.

"Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỉ lệ nhập viện ngày càng tăng lên ở Nam Phi. Tuy nhiên, điều này có thể là do tổng số người mắc COVID-19 ngày càng tăng, chứ chưa phải do mắc biến thể Omicron" - WHO nói.Tuy nhiên, trong một tuyên bố, cơ quan này cũng nhắc lại bằng chứng sơ bộ cho thấy có thể nguy cơ tái nhiễm với biến thể mới sẽ cao hơn.WHO cho biết họ đang làm việc với các chuyên gia để tìm hiểu tác động tiềm ẩn của biến thể mới đối với các biện pháp đối phó COVID-19 hiện có, trong đó có vắc xin.Hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến biến thể Omicron khác với các triệu chứng khi mắc các biến thể khác. Để hiểu được mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron, sẽ mất từ vài ngày cho đến vài tuần.

Người nhiễm biến thể Omicron có dấu hiệu như thế nào?

BS. Angelique Coetzee ở Pretoria và là chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi (SAMA), nói với The Telegraph rằng cho đến nay các trường hợp nhiễm biến thể Omicron dường như xuất hiện với các triệu chứng kỳ lạ nhưng nhẹ. "Các triệu chứng của họ rất khác và rất nhẹ so với những người tôi đã điều trị trước đây" cô nói.Mặt khác, không có bệnh nhân nào trong số này bị mất vị giác hoặc khứu giác, đây là một trong những triệu chứng COVID-19 đáng chú ý cho đến thời điểm này.

Vào ngày 18/11/2021, khi 4 thành viên trong một gia đình đều có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hoàn toàn kiệt sức, bà đã thông báo cho y ban Tư vấn vaccine của Nam Phi.

Khoảng hai chục bệnh nhân của bác sĩ Coetzee đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 với các triệu chứng của biến thể Omicron. Họ hầu hết là những người đang khỏe mạnh bỗng "cảm thấy rất mệt mỏi". Khoảng một nửa trong số họ chưa được tiêm chủng.

 Về các triệu chứng đáng ngạc nhiên khác, Coetzee nói với The Telegraph"Chúng tôi có một trường hợp rất thú vị, một đứa trẻ khoảng 6 tuổi có nhiệt độ và nhịp tim rất cao và tôi tự hỏi liệu mình có nên thừa nhận là cô bé nhiễm bệnh không, nhưng khi tôi theo dõi hai ngày sau, cô ấy đã tốt hơn rất nhiều".

Trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, BS Coetzee nhấn mạnh rằng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán lớn hơn nào về ý nghĩa của làn sóng Omicron đối với thế giới. "Tất cả chỉ là suy đoán ở giai đoạn này. Có thể nó rất dễ lây lan, nhưng cho đến nay các trường hợp chúng ta đang thấy là cực kỳ nhẹ nhàng. Có thể hai tuần nữa tôi sẽ có ý kiến khác, nhưng đây là những gì chúng ta đang thấy. Vậy chúng ta có cần quá lo lắng không? Không, chúng tôi theo dõi những gì đang xảy ra và bây giờ chúng tôi xin nói rằng mọi thứ vẫn ổn", cô nói.

Đối mặt với biến thể mới B.1.1.529 của SARS-CoV-2: Tiếp cận khoa học và cân nhắc rủi ro khi thực hiện du lịch & đi lại tự do?

Phải mất thêm ít nhất 2 tuần nữa các nhà khoa học mới có thể công bố về khả năng lây nhiễm và tác động của biến thể B.1.1.529 trên cộng đồng, cũng như liệu pháp điều trị và hiệu lực của vaccine với biến thể này! Và trong khi chờ đợi như thế, các quốc gia có nên mở rộng và thúc đẩy thương mại du lịch khi đối mặt với rủi ro như thế không?

Không riêng gì toàn cầu mà tại Việt Nam cũng nên thận trọng bởi nhiều chuyến bay quốc tế nối chuyến và quá cảnh tại các nước hay vùng lãnh thổ có biến thể B.1.1.529 mới này lưu hành và đang tạo ra các chùm/chuỗi lây nhiễm, nên khả năng lây nhiễm là có thể xảy ra. Đức, Ý, Anh, Pháp, Bỉ, Singapoe, Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch siết chặt, thận trọng khi du khách và công dân đi/đến từ các nước Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia hoặc Swaziland.

Qua các cuộc họp khẩn cấp của WHO, đã nhận định và phân loại biến thể mới nhất B1.1.529 của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi B.1.1.529 vào dạng biến thể đáng quan ngại (Variant of Concern-VOC), nghĩa là loại biến thể bản thân nó dẫn đến một trong những thay đổi lớn ở cấp độ y tế công cộng toàn cầu như:

(i) Biến thể làm tăng khả năng lây lan dẫn tới thay đổi bất lợi về dịch tễ học COVID-19;

(ii) Gia tăng độc lực virus hoặc thay đổi về tình trạng lâm sàng;

(iii) Biến thể gây giảm hiệu quả trong phòng ngừa như chẩn đoán, vaccine và các liệu pháp điều trị.

Biến thể B.1.1.529 có số lượng lớn đột biến gen khác nhau, một vài đột biến gen virus xếp vào hàng đáng quan ngại và làm tăng nguy cơ tái nhiễm khi so sánh với các biến thể khác, bởi số lượng ca nhiễm mắc biến thể Omicron B.1.1.529 đang tăng lên ở hầu hết các địa phương của Nam Phi.Do vậy, phương án hiện nay chỉ yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát, giải trình tự gen biến thể virusmới này, tiếp cận dữ liệu khoa học và tính toán rủi ro khi đưa ra các phương thức phòng chống. Đồng thời, yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp tích cực như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội, thông gió, mở cửa trong nhà, tránh nơi đông người và tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Bà Maria Van Kerkhove, Giám đốc kỹ thuật chương trình ứng phó khẩn cấp COVID-19 của WHO thông báo các chuyên gia của tổ chức này đã nhóm họp trong ngày 26/11/2021 để thảo luận về biến thể mới. Mục đích của phiên họp khẩn cấp lần này không phải là cảnh báo “gây hoảng loạn” mà cần tập hợp các nhà khoa học để cùng thảo luận nhằm xác định chính xác điều gì thực sự đang diễn ra. Hiện nay, mới chỉ có khoảng 100 mẫu giải trình gen để các nhà khoa học xem xét, đánh giá. WHO cũng đề nghị các nước nộp bản kết quả giải trình tự gen đầy đủ và dữ liệu liên quan lên hệ thống cơ sở dữ liệu công và báo cáo các ca mắc, hoặc ổ dịch của biến thể Omicron đầu tiên lên WHO.

Tại Việt Nam

Sáng ngày 30/11/2021, tại Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với ông Kidong Park, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông John MacArthur – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại khu vực Đông Nam Á và ông Matthew Moore – Giám đốc chương trình An ninh Y tế toàn cầu CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến thể Omicron.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nêu 3 vấn đề cần trao đổi và muốn nghe ý kiến của WHO, CDC Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam là: Các giải pháp ứng phó trong phòng, chống dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron; Công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó có tiêm cho trẻ em; Vấn đề điều trị, giảm tử vong ở bệnh nhân COVID-19.

Đối với biến chủng Omicron, Bộ Y tế và WHO, CDC đã cùng bàn bạc việc tăng cường đẩy mạnh việc giám sát.


Bộ Y tế cho biết đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống biến
thể mới của COVID-19 Omicron

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến sáng ngày 30/11/2021, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 với biến thể này. Ngay sau khi có thông tin về biến thể Omicron, để chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể mới Omicron vào Việt Nam từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, ngày 28/11/2021, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.

Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.

Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.


Tài liệu tham khảo:

1.https://www.cdc.gov/media/releases/2021/s1126-B11-529-omicron.html?fbclid=IwAR3gPLq6g5PZIXDonNyQTgCnhYRFGXJksyZXfnIabAeBK7eZliJNy7NkxDM

2.https://www.newscientist.com/article/2299194-omicron-how-dangerous-is-the-new-variant-first-found-in-south-africa/

3.https://www.sciencemediacentre.org/expert-reaction-to-b-1-1-529-variant-situation-in-south-africa-and-news-that-travellers-arriving-in-the-uk-from-several-southern-african-countries-will-have-to-quarantine-and-from-1200-uk-time-on-t/

4.https://moh.gov.vn/

5.https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-tang-cuong-giam-sat-dich-te-ngan-bien-chung-moi-omicron-169211128174941001.htm

6.Một số báo như: Báo Lao động o­nline, Báo Tuổi trẻ o­nline,...

Ngày 01/12/2021
TS.BS.Huỳnh Hồng Quang và Minh Hiền
(Biên soạn và Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích