Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 8 2 7
Số người đang truy cập
1 1 9
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Biến thể Delta đã có mặt ở ít nhất 98 quốc gia. (Ảnh minh họa: DW)
Một số thông tin về biến thể Delta của virus SARS-CoV-2

 Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ người này sang người khác trong vòng 15 giây đã có mặt ở ít nhất 98 quốc gia. WHO đã cảnh báo biến thể Delta đe dọa những thành tựu chống dịch của thế giới. Vậy biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?

Biến thể Delta đã có mặt ở ít nhất 98 quốc gia

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới đang trong "giai đoạn vô cùng nguy hiểm" của đại dịch COVID-19, do sự xuất hiện biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tại ít nhất 98 quốc gia.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới đang trong "giai đoạn vô cùng nguy hiểm" của đại dịch COVID-19, do sự xuất hiện biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Người đứng đầu WHO lưu ý biến thể Delta hiện đã có mặt ở ít nhất 98 quốc gia trên thế giới và biến thể này vô cùng nguy hiểm, do nó vẫn biến đổi và đang "thống trị" ở nhiều quốc gia.

 Theo ông Tedros, cần theo dõi các đột biến mới của virus SARS-CoV-2, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm lây nhiễm, phát hiện sớm, cách ly người nhiễm và điều trị, cũng như cần tuân thủ tất cả biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội. WHO cho biết hiện đã có 3 tỷ liều vaccine được phân phối trên thế giới, song chưa đầy 2% trong số này được đưa tới các nước nghèo. Mặc dù các nước giàu, trong đó có Anh, Canada, Mỹ, Pháp... cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, WHO ước tính thế giới vẫn cần tới 11 tỷ liều để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 5/7 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 184.536.696 ca, trong đó 3.992.812  ca tử vong và 168.882.546 ca đã được chữa khỏi.

Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm. Trong ngày hôm qua, Mỹ chỉ ghi nhận số ca nhiễm mới là  3.985 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 34.592.076 ca, trong đó 621.293 ca đã tử vong.  

Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Ấn Độ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi đại dịch cũng có dấu hiệu giảm, với 40.387 ca. Tổng số ca nhiễm tại nước này là 30.584.872 ca, trong đó 402.758 ca đã tử vong. Ngày hôm qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 743 ca tử vong vì dịch COVID-19.

Brazil vẫn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 18.769.808 ca và số ca tử vong là 524.417. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 27.783 ca nhiễm mới, 718 ca tử vong.  

Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (56.424.636 ca). Với 48.256.908  ca mắc, châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là Bắc Mỹ với 40.722.821 ca và Nam Mỹ với 33.341.320 ca. Châu Phi (5.713.910 ca) và châu Đại Dương (76.380 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới theo ngày cao nhất so với các nước trong khối. Quốc gia này đã ghi nhận thêm 27.233 ca mắc mới và 555 ca tử vong trong ngày 4/7, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 2.284.084 và 60.582 ca.

Chính phủ Lào ngày 4/7 cũng thông báo gia hạn chỉ thị 15/TTg, theo đó tiếp tục kéo dài thời gian phong tỏa đến hết ngày 19/7 nhằm ngăn ngừa và kiểm soát dịch COVID-19 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại các nước láng giềng đang có nhiều diễn biến phức tạp và biến chủng Delta nguy hiểm đã xuất hiện tại Lào. Đây là lần thứ 5 Chính phủ Lào gia hạn lệnh phong tỏa kể từ ngày 22/4 đến nay. Số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 2.244 ca.

Malaysia cũng ghi nhận 6.045 ca nhiễm mới, 63 ca tử vong trong ngày 4/7, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 778.652 ca. Thái Lan trong ngày 4/7 cũng ghi nhận 5.916 ca nhiễm mới và 44 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 283.067 ca.

 Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày tiếp tục ở mức trên 700 ca, khiến nhà chức trách phải tăng cường cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch, nhất là ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) sáng 4/7 cho biết đã phát hiện thêm 742 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 662 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc lên 160.084 ca. Trước đó, ngày 2/7 và ngày 3/7, số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc là 826 và 794 ca - mức cao nhất trong gần 6 tháng qua, do số ca mắc mới tăng đột biến ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận.

Đọc bài gốc tại đây
(https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/bien-the-delta-da-co-mat-o-it-nhat-98-quoc-gia-584608.html)

WHO: Biến thể Delta đe dọa những thành tựu chống dịch của thế giới

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu, các thành tựu khó khăn đang bị đe dọa hoặc đã bị mất, hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đang bị quá tải vì biến thể Delta.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/7 cảnh báo thế giới đang đối mặt với nguy cơ đánh mất những thành tựu rất khó khăn mới giành được trong cuộc chiến chống COVID-19 do sự lây lan của biến thể Delta, nhưng khẳng định các loại vaccine do WHO phê duyệt vẫn hiệu quả đối với dịch bệnh.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesu, số ca mắc COVID-19 đã tăng 80% trong 4 tuần qua tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Số ca tử vong tại châu Phi - nơi mới có 1,5% dân số được tiêm ngừa - đã tăng 80% trong cùng giai đoạn.

Ông Tedros nói: “Các thành tựu khó khăn đang bị đe dọa hoặc đã bị mất, hệ thống y tế tại nhiều quốc gia đang bị quá tải."

WHO cho biết biến thể Delta đã được phát hiện tại 132 quốc gia, trở thành chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, các vaccine được cơ quan này phê duyệt vẫn tạo ra “sự bảo vệ đáng kể đối với khả năng bệnh trở nặng hoặc phải nhập viện do tất cả các biến thể gây ra, kể cả biến thể Delta."

Chuyên gia của WHO về COVID-19, bà Maria van Kerkhove, cho biết biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% so với các biến thể đầu tiên của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019.

Chuyên gia này cũng lưu ý một số nước đã ghi nhận tỷ lệ nhập viện cao hơn nhưng chưa có số liệu cho thấy biến thể Delta gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn ở các ca nhiễm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo biến thể Delta dễ lây nhiễm như bệnh thủy đậu.

Trong khi đó, Viện sỹ Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, GS.TS. BS Alexander Chuchalin, Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp Đại học Nghiên cứu Y khoa Quốc gia Nga Pirogov (Đại học Y 2 Moskva) cho rằng như một quy luật sinh học, các chủng virus xuất hiện sau sẽ càng có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm hơn đối với sức khỏe và tính mạng con người.


Theo các nhà nghiên cứu một giải pháp giúp có thể kiểm soát được quá trình lây nhiễm là tiêm vaccine phòng ngừa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ông khẳng định hiện trên thế giới chỉ có một giải pháp giúp có thể kiểm soát được quá trình lây nhiễm là tiêm vaccine phòng ngừa.

GS. Chuchalin cho biết tiêm vaccine không hề đảm bảo 100% là người được tiêm sẽ không mắc bệnh nữa song những người đã được tiêm vaccine nếu có mắc thì bệnh cũng không phát triển đến mức trầm trọng, tức là hoàn toàn bảo vệ được tính mạng.

Theo GS. Chuchalin, trong bối cảnh virus corona liên lục phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều biến chủng mới, cần có ý tưởng vaccine mới để điều trị COVID-19.

GS. Chuchalin khẳng định hiện các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu để phát triển các thế hệ vaccine mới.

Theo ông, có nhiều dạng miễn dịch khác nhau ở con người, dạng thứ nhất là con người sinh ra kháng thể chống virus, dạng miễn dịch thứ hai là bản thân con người tự phát triển và tự có được khả năng miễn dịch, và dạng thứ 3 là miễn dịch niêm mạc, nghĩa là các niêm mạc sinh ra chất nhầy có thể chống virus.

GS. Chuchalin khẳng định hiện một số nhà khoa học trên thế giới đang đi theo phương thức miễn dịch thứ 3 này để điều chế ra vaccine mới.

Cũng theo GS. Chuchalin, cần có một biện pháp tổng thể để phục hồi cho những bệnh nhân sau mắc COVID-19 vì nhu cầu phục hồi sau COVID-19 sẽ ngày càng tăng lên trong bối cảnh các làn sóng dịch bệnh hiện nay.

Đọc bài gốc tại đây
(https://dangcongsan.vn/thoi-su/who-bien-the-delta-de-doa-nhung-thanh-tuu-chong-dich-cua-the-gioi-586857.html)

Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?

Khi biến thể Delta (B.1.617.2) xuất hiện, rất nhiều người lo lắng đặt câu hỏi về khả năng lây nhiễm, độc lực của chủng này, đặc biệt là mối quan tâm về hiệu quả của vắc xin với biến thể này…

Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước kia

Một trong những quan ngại lớn nhất về biến thể này là khả năng lây nhiễm bệnh hơn hẳn các biến thể trước. Công bố từ Úc cho thấy chỉ số lây nhiễm R0 của biến thể Delta là 5, so với 2-2.5 biến thể gốc từ Trung Quốc.

Chỉ số lây nhiễm R0 là cách tính của ngành dịch tễ học. Chỉ số này chỉ ra một người bị nhiễm có thể lây cho bao nhiêu người khác. Chỉ số 5 biến thể Delta gợi ý 1 người bị nhiễm có thể lây đến 5 người khác. Tức là gấp đôi so với các biến thể ban đầu.


Biến thể Delta lây lan nhanh so với các biến thể khác.

Nói cách khác, biến thể Delta có thể lây nhiều người bệnh hơn các biến thể trước kia. Tại Anh, biến thể này ước tính 99% gene của virus Sars-Cov-2 hiện nay là Delta và đã tăng đến 79% so với những tuần trước.

Biến thể Delta có độc hơn không?

Hiện nay chưa có bằng chứng người nhiễm biến thể Delta bệnh nặng hơn hay dễ tử vong hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra biến thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập viện hơn so với các biến thể trước. Tăng khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì.

Vắc xin có hiệu quả với biến thể Delta không?

Nghiên cứu từ Anh đăng trên BMJ cho thấy vắc xin vẫn hiệu quả với biến thể Delta, ước tính trên 90%.

Cụ thể, có khoảng 806 bệnh nhân đã nhập viện với biến thể Delta. Trong số bệnh nhân nhập viện này, chỉ có 86/804 nhập viện là đã tiêm vắc xin 2 liều, còn lại là bệnh nhân nhập viện chưa tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.

Tại Hoa Kỳ, thống kê từ Los Angeles chỉ ra 99.6% trong số 437.000 bệnh nhân nhập viện do COVID-19 là không tiêm vắc xin. Trong số 12.234 ca tử vong do COVID-19 từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2021, có đến 99.8% là không tiêm vắc xin.


Biến thể Delta nguy hiểm, vắc xin vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Moderna cũng công bố vắc xin hiệu quả với biến thể Delta khi các bệnh nhân có kháng thể đặc hiệu trung hòa với tất cả biến thể của Sars-Cov-2, bao gồm biến thể Detal. Vaccine J&J hiệu quả khoảng 60% với biến thể Delta. Như vậy có thể nói:

- Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thế trước kia, mặc dù chưa chắc có độc lực mạnh hơn.

- Vắc xin vẫn hiệu quả với biến thể Delta. Bệnh nhân cần phải tiêm đủ 2 liều để có hiệu quả cao nhất.

- Tiêm vắc xin là cách hữu hiệu nhất để giảm biến thể Delta phát triển.

- Biến thể Delta có thể là biến thể chính trong vài tháng tới trên toàn thế giới nếu chúng ta không tiêm vắc xin đầy đủ.

Đọc bài gốc tại đây
https://baothanhhoa.vn/covid-19/bien-the-delta-nguy-hiem-nhu-the-nao/142104.htm
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/

Ngày 17/08/2021
BBT Website
(Tổng hợp từ các nguồn tin)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích