Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 6 7 0
Số người đang truy cập
4 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Một số điểm chính trong Báo cáo Sốt rét Thế giới 2020 (Phần 2)

Trong Báo cáo Sốt rét thế giới năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một sốđiểm chính về xu hướng gánh nặng sốt rét, loại trừ sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại, chương trình gánh nặng lớn dẫn đến tác động lớn, tiến trình hướng đến các cột mốc GTS của năm 2020, đầu tư vào nghiên cứu và các chương trình sốt rét, phân bổ và bao phủ các biện pháp phòng ngừa sốt rét, mối đe dọa sinh học, đáp ứng sốt rét trong đại dịch Covid-19.Sau đây là phần tóm lược các nội dung trên.

ĐẦU TƯ VÀO NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỐT RÉT

■ GTS đưa ra các ước tính cho việc tài trợ cần thiết để đạt được các cột mốc cho năm 2020, 2025 và 2030. Tổng nguồn lực cần thiết hàng năm được ước tính là 4,1tỷ đô-la Mỹtrong năm 2016, tăng lên 6,8 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2020. Bên cạnh đó hàng năm cần có 0,72 tỷ đô-la Mỹ để dùng cho việc nghiên cứu và phát triển sốt rét trên toàn cầu.

■ Tổng số tiền tài trợ cần có để phòng chống và loại trừ sốt rét cho năm 2019 được ước tính là 3,0 tỷ đô-la Mỹ, so với 2,7 tỷ đô trong năm 2018 và 3,2 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2017. Nguồn tài trợ được đầu tư cho năm 2019không đủ mục tiêu 5,6 tỷ đô-la Mỹ được ước tính cần thiết để thế giới đi đúng quỹ đạo tới các cột mốc GTS.

■ Khoảng trống giữa nguồn tài trợ được đầu tư và nguồn lực cần thiết ngày một lớn trong những năm qua,gia tăng từ 1,3 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2017 tới 2,3 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2018, và lên tới 2,6 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019.

■ Trong giai đoạn 2010-2019, nguồn lực quốc tế đã cung cấp 70% tổng nguồn kinh phí dùng cho phòng chống và loại trừ sốt rét, dẫn đầu là Hoa Kỳ (USA), Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom) và Pháp.

■ Trong số 3,0 tỷ đô-la Mỹ được tài trợ trong năm 2019, 2,1 tỷ đô-la Mỹ đến từ các nhà tài trợ quốc tế. Quốc gia đóng góp nhiều nhất trong năm 2019 là chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ này đã đóng tổng cộng 1,1 tỷ đô-la Mỹ thông qua tài trợ song phương theo kế hoạch và đóng góp cho các cơ quan tài trợ đa phương.

■ Tiếp theo là các khoản giải ngân song phương và đa phương từ Vương quốcAnh với 0,2 tỷ đô-la Mỹ, các khoản đóng góp hơn 0,1 tỷ đô-la Mỹ mỗi nước từ Pháp, Đức và Nhật Bản (tổng cộng 0,4 tỷ đô-la Mỹ),và tổng cộng 0,4 tỷ đô la Mỹ từ các nước khác là thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee) và từ các nhà đóng góp khối tư nhân.

■ Chính phủ các quốc gia lưu hành sốt rét đã tiếp tục đóng góp khoảng 30% tổng nguồn tài trợ, với con số gần 0,9 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019. Trong số này, ước tính 0,2 tỷ đô-la Mỹ đã được sử dụng cho quản lý ca bệnh sốt réttrong khu vực côngvà 0,7 tỷ đô-la Mỹ sử dụng cho các hoạt động phòng chống sốt rét khác.

■ Trong số 3,0 tỷ đô-la Mỹ được tài trợ năm 2019, gần 1,2 tỷ đô-la Mỹ (39%) đã được rót vào Quỹ Toàn Cầu Phòng chống AIDS, Lao phổi và Sốt (Global Fund). So với năm 2018, các khoản giải ngân của Quỹ Toàn Cầu cho các nước sốt rét lưu hành đã gia tăng khoảng 0,2 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019.

■ Trong số 3,0 tỷ đô-la Mỹ được tài trợ trong năm 2019, khoảng 73% đã được dùng cho Khu vực châu Phi của WHO, 9% cho Khu vực Đông Nam Á của WHO, 5% cho mỗi Khu vực châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương của WHO, và 4% cho Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO.

■ Giữa năm 2007 và 2018, gần 7,3 tỷ đô-lađã được tài trợ cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cơ bản trong lĩnh vực sốt rét.

■ Nguồn tài trợ cho nghiên cứu và phát triển sốt rét được sử dụng nhiều nhất để đầu tư vào các loại thuốc (2,6 tỷ đô-la Mỹ, 36% nguồn tài trợ cho sốt rét trong giai đoạn 2007 và 2018), khoản chi lớn thứ hai được sử dụng cho nghiên cứu cơ bản (1,9 tỷ đô-la Mỹ, 26%) vànghiên cứu và phát triển vắc-xin (1,8 tỷ đô-la Mỹ, 25%). Các khoản tài trợ cho các sản phẩm phòng chống véc-tơ và chẩn đoán thì thấp hơn đáng kể, lần lượt là khoảng 453 triệu đô-la mỹ (6,2%)và 185 triệu đô-la Mỹ (2,5%).

■ Trong giai đoạn 2007 và 2018, khu vực công đóng vai trò hàng đầu trong việc tài trợ cho nghiên cứu và phát triển sốt rét, gia tăng từ 246 triệu đô-la Mỹ trong năm 2007 lên đỉnh điểm 365 triệu đô-la Mỹ trong năm 2017. Trong khu vực công và trong số tất cả các nhà tài trợ cho nghiên cứu và phát triển sốt rét, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ là nhà đóng góp lớn nhất, tập trung hơn một nửa nguồn tài trợ 1,9 tỷ đô-la Mỹ của cơ quan này vào nghiên cứu cơ bản (US$ 1,02 tỷ đô-la Mỹ, 54% của tổng ngân sách tài trợ cho sốt rét của cơ quan nàytrong giai đoạn 2007 và 2018).

■ Quỹ Bill & Melinda Gates cũng là một nhà tài trợ quan trọng khác, đầu tư 1,8 tỷ đô-la Mỹ(25% tất cả nguồn ngân sách nghiên cứu và phát triển sốt rét) trong giai đoạn 2007 và 2018, và hỗ trợ việc phát triển lâm sàng các cải tiến quan trọng mới như là vắc-xin RTS,S.

PHÂN BỔ VÀ BAO PHỦ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỐT RÉT

■ Theo dữ liệu phân phối của các nhà sản xuất, trong giai đoạn 2004–2019 gần 2,2 tỷ màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi (insecticide-treated mosquito nets_ITNs) đã được cung cấp toàn cầu trong giai đoạn này, trong đó 1,9 tỷ (86%) được cung cấp cho vùng Châu Phi Hạ Sahara.

■ Các nhà sản xuất đã phân phối khoảng 253 triệu mànITNs cho các quốc gia lưu hành sốt rét trong năm 2019,tăng 56 triệumàn ITNs so với năm 2018. Khoảng 84% số màn ITN này đã được phân phối cho các quốc gia ở vùng Châu Phi Hạ Sahara.

■ Tính đến năm 2019, 68% hộ gia đình ở vùng Châu Phi Hạ Sahara đã có ít nhất một màn ITN, tăng từ tỉ lệ khoảng 5%hồi năm 2000. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ít nhất một màn ITN/2 người(mộtmàn ITN chomỗi hai người)gia tăng từ 1% trong năm 2000 lên 36% trong năm 2019. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ dân số được tiếp cận với mộtmàn ITN trong hộ gia đình họ gia tăng từ 3% lên 52%.

■ Tỷ lệ dân số ngủ trong màn ITN cũng gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2000 và 2019, đối với toàn bộ dân số (từ 2% lên 46%), đối với trẻ em dưới 5 tuổi (từ3% đến 52%) và phụ nữ mang thai (từ 3% lên 52%).

■ Dữ liệu khảo sát hộ gia đình mới nhất từ các khảo sát y tế và nhân khẩu học (demographic and health surveys_DHS) và các khảo sát chỉ số sốt rét (malaria indicator surveys MIS) từ 24 quốc gia từ vùng Cận hoang mạc Sahara châu Phitrong giai đoạn 2015 đến 2019 đã được sử dụng để phân tích tính công bằng kinh tế xã hội trong việc sử dụng mànITNs. Tại hầu hết các nước Tây Phi, màn ITN nhìn chung được sử dụng cho người nghèo hoặc gần như bình đẳng tuyệt đối (perfect equality). Ngược lại, màn ITN được sử dụng nhiều hơn ở những hộ gia đình giàu có tại nhiều khu vực của Trung và Đông Phi.

■ Trên toàn cầu, tỷ lệ dân số có nguy cơ được bảo vệ bởi biện pháp phun tồn lưu trong nhà (indoor residual spraying_IRS) tại các quốc gia sốt rét lưu hành đã giảm từ 5% trong năm 2010 xuống còn 2% trong năm 2019. Tỷ lệ dân số được bảo vệ bởi IRS cũng giảm ở tất cả các khu vực của WHO.

■ Số lượng người được bảo vệ trên toàn cầu giảm từ 180 triệu trong năm 2010 xuống còn 115 triệu trong năm 2015, nhưng đã giảm xuống 97 triệu trong năm 2019.

■ Số lượng trẻ em có được ít nhất một liều hóa học dự phòng sốt rét theo mùa (seasonal malaria chemoprevention_SMC) đã gia tăng ổn định, từ khoảng 0,2 triệu trong năm 2012 lên khoảng 21,5 triệu trong năm 2019.

■ Tại 13 quốc gia đã tiến hành SMC, tổng cộng khoảng 2.177 triệu trẻ em đã được tiếp cận trong năm 2019. Trung bình có khoảng 21,5 triệu trẻ em đã nhận được thuốc điều trị.

■ Sử dụng dữ liệu từ 33 quốc gia châu Phi, người ta đã tính ratỷ lệ liều điều trị dự phòng trong thai kỳ cho phụ nữ mang thai(IPTp). Trong năm 2019,80% phụ nữ mang thai đã sử dụng các dịch vụ chăm sóc tiền sản (antenatal care_ANC)ít nhất một lần trong thai kỳ của họ. Khoảng 62% phụ nữ mang thai nhận được IPTp1 và 49% nhận được IPTp2. Đã có sự gia tăng nhẹ trong độ bao phủ IPTp3, từ 31% trong năm 2018 lên 34% trong năm 2019.

PHÂN BỔ VÀ BAO PHỦ CÔNG CỤ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT

■ Trên toàn cầu, 2,7 tỷ test chẩn đoán nhanh (RDTs) sốt rét đã được các nhà sản xuất bán ra trong năm 2010-2019, với gần 80% số này được đưa tới các nước khu vực châu Phi HạSahara. Trong cùng giai đoạn này, các chương trình sốt rét quốc gia (NMPs) đã phân phối 1,9 tỷ RDTs – 84% ở khu vực châu Phi Hạ Sahara.

■ Trong năm 2019, 348 triệu RDTs đã được các nhà sản xuất bán ra và 267 triệu đã được các chương trình NMPs phân phối. Số lượng RDTs bán ra và phân phối trong năm 2019 thấp hơn so với số lượng được báo cáo năm 2018, đó là ít hơn 63 triệu test được bán ra và ít hơn 24 triệu test được phân phối, và số lượng giảm nhiều nhất là ở vùng châu Phi Hạ Sahara.

■ Hơn 3,1 tỷ liệu trình điều trị của liệu pháp kết hợp dựa trên artemisinin (ACT) đã được các nhà sản xuất bán trên toàn cầu trong năm 2010–2019. Khoảng 2,1 tỷ trong số này được bán cho khu vực công ở các nước lưu hành bệnh sốt rét, và phần còn lại được bán thông qua đồng thanh toán của khu vực công hoặc tư nhân (hoặc cả hai), hoặc bán riêng cho khu vực bán lẻ tư nhân.

■ Dữ liệu quốc gia từ các NMPs cho thấy rằng, trong cùng thời gian này, 1,9 tỷ liều ACTs đã được phân phối tới các nhà cung cấp dịch vụ y tế để điều trị cho các bệnh nhân sốt rét trong khối y tế công.

■ Trong năm 2019, khoảng 190 triệu liều ACTs đã được các nhà sản xuất bán ra để sử dụng trong khối y tế công, trong cùng năm này, 183 triệu liều ACTs đã được các NMPs phân phối cho khối này, trong đó 90% được phân phối tới vùng châu Phi Hạ Sahara.

■ Dữ liệu tổng hợp từ các cuộc điều tra hộ gia đình được thực hiện ở khu vực châu Phi hạ Sahara từ năm 2005 đến 2019 tại 21 quốc gia với ít nhất hai cuộc điều tra (điều traban đầu 2005–2011 và gần đây nhất 2015–2019) trong giai đoạn này được sử dụng để phân tích mức độ bao phủ của việc tìm kiếm điều trị, chẩn đoán, và sử dụng ACTs ở trẻ em dưới 5 tuổi.

■ So sánh giữa điều tra ban đầu và điều tra gần nhất cho thấy có rất ít thay đổi trong tỷ lệ bị sốt trong vòng 2 tuần trước điều tra (số trung vị 24% so với 21%) và hành vi tìm kiếm trợ giúp y tế khi bị sốt (số trung vị 64% so với 69%).

■ So sánh nguồn điều trị giữa điều tra ban đầu và điều tra gần đây hơn cho thấy giá trị trung vị là 63% so với 71% được chăm sóc y tế từ các cơ sở y tế công, và giá trị trung vị 39% so với 30%nhận được sự chăm sóc y tế từ khu vực tư nhân. Sử dụng nhân viên y tế cộng đồng ở mức thấp ở cả hai giai đoạn, giá trị trung vị dưới 2%.

■ Tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi được tìm kiếm trợ giúp y tế đã gia tăng đáng kể, từ giá trị trung vị 15% ở điều tra ban đầu lên tới 38% trong các cuộc điều tra hộ gia đình gần đây nhất.

■ Việc sử dụng ACTs cũng gia tăng hơn 3 lần, từ 39% ở điều tra ban đầu lên tới 81% trong các cuộc điều tra mới nhất khi khám cho tất cả trẻ em bị sốt được tìm kiếm trợ giúp y tế.

■ Trong số những người đã được chích máu đầu ngón tay hoặc gót chân, 42% sử dụng ACTstrong cuộc điều tragần đây nhất,cho thấy rằng nhiều trẻ em đã nhận được ACTs mà không có chẩn đoán ký sinh trùng.

■ Phân tích công bằngvề tỷ lệ bị sốtvà tìm kiếm trợ giúp y tế ở cấp địa phương cho thấy ở hầu hết các nước, trẻ em trong các hộ nghèo có tỷ lệ bị sốt cao hơn trong 2 tuần trước cuộc điều tra hộ gia đình.

■ Ngược lại, tỉ lệ các hộ gia đình khá giả hơn tìm cách điều trị chocon em họ bị sốtcao hơn ở tất cả các đơn vị hành chính, mặc dù ở một số đơn vị thì sự khác biệt là nhỏ.

MỐI ĐE DỌA SINH HỌC

Khiếm khuyết gen pfhrp2/3 của ký sinh trùng sốt rét

■ Những khiếm khuyết trong các gen pfhrp2 và pfhrp3 (pfhrp2/3) của ký sinh trùng sốt rét khiến cho ký sinh trùng sốt rét không thể bị phát hiện bởi các test chẩn đoán nhanh RDTs dựa vào HRP2 (HRP2-based RDTs)

■ WHO đã khuyến nghị rằng các quốc gia có báo cáo về các khiếm khuyết pfhrp2/3 hoặc các nước lân cận nên tiến hành các điều tra cơ sở đại diện trong số các ca sốt rét nghi ngờ để xác định liệu tỷ lệ khiếm khuyết pfhrp2/3 đang gây ra các kết quả âm tính giả RDT đã đạt tới một ngưỡng thay thế RDT hay chưa (>5% khiếm khuyết pfhrp2 gây ra các kết quả âm tính giả RDT).

■ Các lựa chọn thay thế RDT (ví dụ: dựa vào phát hiện lactate dehydrogenase của ký sinh trùng [pLDH]) còn hạn chế; đặc biệt, hiện không có test kết hợp không dùng HRP2 nào được WHO tiền thẩm định có thể phát hiện và phân biệt giữa P. falciparum P. vivax.

■ WHO đang theo dõi các báo cáo công bố về các khiếm khuyết pfhrp2/3 sử dụng công cụ lập bản đồ Malaria Threats Map, và đang khuyến khích một phương phápthống nhất giúp lập bản đồ và báo cáo các khiếm khuyết pfhrp2/3 thông qua các quy ước khảo sát công cộng sẵn có.

■ Trong số 39 báo cáo đến từ 39 quốc gia, 32 (82%) báo cáo có xuất hiện các khiếm khuyết pfhrp2; tuy nhiên,các biện pháp chọn mẫu và phân tích la-bô thay đổikhác nhau nên không thể xác định rõ được phạm vi và quy mô của các khiếm khuyết pfhrp2/3 có ý nghĩa lâm sàng.

■ Từ năm 2019 đến tháng 9 năm 2020, các cuộc điều tra khiếm khuyết pfhrp2/3 đã được báo cáo trên 16 tài liệu khoa học từ 15 quốc gia. Các khiếm khuyết pfhrp2/3 đã được xác nhận trong 12 báo cáo từ 11 quốc gia: Trung Quốc, China, Cộng hoà Ghi-nê xích đạo, Ethiopia, Ghana, Myanmar, Nigeria, Sudan, Uganda, Anh (nhập khẩu từ các nước sốt rét lưu hành khác), Cộng hòa Thống nhất Tanzania và Zambia.Không có khiếm khuyết nào được xác định tại Pháp (từ những người du lịch trở về), Haiti, Kenya và Mozambique.

Ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét

■ Đột biến PfKelch13 đã được xác định là các chỉ điểm phân tử của tình trạng kháng một phần với artemisinin.

■ Tại Khu vực châu Phi của WHO, các loại thuốc điều trị đầu tay cho P. falciparumbao gồm artemetherlumefantrine (AL), artesunate-amodiaquine (AS-AQ) và dihydroartemisinin-piperaquine (DHAPPQ). Tỷ lệ hiệu lực trung bình chung đối với P. falciparum – 98.0% đối với AL, 98.4% đối với AS-AQ và 99.4% đối với DHA-PPQ – vẫn duy trì ổn định theo thời gian.Tỷ lệ thất bại điều trị hơn 10% cũng đã được ghi nhận trong bốn nghiên cứu đối với AL nhưng có thể được xem là các dữ liệu ngoại lai thống kê (statistical outlier). Không có bằng chứng giúp xác nhận việc kháng lumefantrine ở châu Phi. Đối với tất cả các loại thuốc khác, tỷ lệ thất bại điều trị duy trì dưới 10%.

■ Các loại thuốc điều trị tuyến đầu đối với P. falciparumtại Khu vực châu Mỹ của WHO bao gồm AL,artesunate-mefloquine (AS-MQ) và chloroquine (CQ). Hiệu lực của of AL và AS-MQ duy trì ở mức cao. Một nghiên cứu CQ từ Bolivia (Nhà nước Đa dân tộc Bolivia) vào năm 2011 đã phát hiện một tỷ lệ thất bại điều trị là 10.4%.

■ Các loại thuốc điều trị tuyến đầu đối với P. falciparumtại Khu vực Đông Nam Á của WHO bao gồm AL,artesunate-sulfadoxine-pyrimethamine (AS+SP), và DHA-PPQ. Các nghiên cứu hiệu lực điều trị (TES) của AL cho thấy hiệu lực điều trị cao tại Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Nepal và
Đông Timor. Tỷ lệ thất bại điều trị AL vượt quá 10% trong ba nghiên cứu, một ở Thái Lan và hai ở Bangladesh. Do tỷ lệ thất bại điều trị cao của AS+SP tại các tỉnh phía đông bắc, năm 2019 Ấn Độ đã thay đổi chính sách điều trị của mình tại các tỉnh này sang dùng AL; trong khi đó AS+SP vẫn duy trì hiệu quả ở các nơi khác của nước này.Các phát hiện từ TES ở Thái Lan dẫn đến sự thông qua DHA-PPQ là loại thuốc điều trị tuyến đầu vào năm 2015. Tại Thái Lan, tỷ lệ thất bại điều trị từ trung bình đến cao đã được ghi nhận đối với DHA-PPQ tại vùng phía đông của nước này; do đó Thái lan hiện đang khuyến nghị điều trị với artesunate-pyronaridine (AS-PY) tại khu vực này.

■ AL và AS+SP vẫn duy trì hiệu quả tại các nước sử dụng chúng như là loại thuốc điều trị tuyến đầu tại Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO.

■ Các loại thuốc điều trị tuyến đầu đối với P. falciparumtại Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO là AL tại tất cả các quốc gia sốt rét lưu hành ngoại trừ Trung Quốc, nơi AS-AQ được sử dụng. Tỷ lệ thất bại điều trị của AL là 10%hoặc ít hơn trong bốn nghiên cứu tại Cộng hòa Dân chủ Lào, nhưng các nghiên cứu này không có cỡ mẫu được khuyến nghị. Một nghiên cứu với số lượng bệnh nhân đầy đủ đang được tiến hành để điều tra sâu hơn về tỷ lệ thất bại điều trị cao này.

■ Tình trạng kháng một phần Artemisinin đang nổi lên độc lập tại một vài ổ bệnh của vùng GMS. WHO tiếp tục theo dõi tình hìnhkhu vực này vốn đã tiến triển nhanh chóng từ khi lần đầu phát hiện các đột biến PfKelch13. Một số đột biến đã biến mất, trong khi tỷ lệ các đột biến khác lại gia tăng.

■ Hiện nay, cácchỉ điểm phổ biến nhất ở phía tây Bangkok (tây Thái Lanvà Myanmar)
là F446I, M476I và R561H. Các chỉ điểm phổ biến nhất ở phía đông Bangkok (Đông Thái Lan,
Cam-pu-chia, Cộng hòa Dân chủ Làovà Việt Nam)là Y493H và P553L. Hai chỉ điểm,R539T và C580Y, cũng có tỷ lệ cao ở cả hai khu vực này. Sự thay đổi chính sách điều trị của Cam-pu-chia từ DHA-PPQ sang AS-MQ đã mang lại kết quả giảm thiểu tỷ lệ các chủng mang cả hai yếu tố C580Y và kháng PPQ.

■ Rwanda đã phát hiện gia tăng tỷ lệ đột biến R561H, một chỉ điểm đã được xác minh nổi lên độc lập tại vùng GMS trong giai đoạn 2012 và 2015. Sự xuất hiện của đột biến này đã được xác nhận tại Rwanda vào năm 2018; tuy nhiên, cho đến nay dường như sự chậm làm sạch có liên quan đến đột biến này vẫn chưa ảnh hưởng đến hiệu lực của các thuốc ACT hiện đang được sử dụng thử nghiệm và điều trị thực tế tại Rwanda.

■ Đột biến R622I dường như đang xuất hiện độc lập tại vùng châu Phi, đã được phát hiện tại Eritrea,Ethiopia, Somalia và Sudan, và với tần suất gia tăng tại vùng Sừng của châu Phi (Horn of Africa). Các thuốc ACT được sử dụng tại bốn quốc gia này vẫn duy trì hiệu quả, mặc dù có xuất hiện đột biến này. Các cuộc điều tra kỹ hơn về sự chậm làm sạch ký sinh trùng đang cần thiết phải được tiến hành tại khu vực này.

■ Tại Guyana, đột biến C580Y cũng đã nổi lên độc lập trong giai đoạn 2010 và 2017. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gân đây (bao gồm các khảo sát và TES), 100% các mẫu được phát hiện là kiểu hoang dại (wild type), cho thấy rằng đột biến này có thể đã biến mất tại Guyana.

Véc-tơ kháng hóa chất

■ Từ năm 2010 đến 2019, khoảng 81 quốc gia đã báo cáo dữ liệu về hoạt động theo dõi kháng hóa chất tiêu chuẩn cho WHO.

■ Điều đáng lo ngại là, từ năm 2010 đến 2019, 57% các quốc gia đã báo cáo sử dụng IRS đã không báo cáo về tình trạng kháng hóa chất đối với mỗi nhóm hóa chất được sử dụng trong năm tiến hành hoặc trong năm trước đó, và 14% đã không báo cáo tình trạng kháng bất kỳ nhóm hóa chất nào đã sử dụng. Các quốc gia lưu hành sốt rét được khích lệ cao độ việc đảm bảo theo dõi đầy đủ tình trạng kháng các nhóm hóa chất đang sử dụng hoặc đang cân nhắc sử dụng trong các biện pháp phòng chống véc-tơ, và ưu tiên theo dõi các nhóm hóa chất này.

■ Trong số 82 quốc gia sốt rét lưu hành đã cung cấp dữ liệu trong giai đoạn 2010–2019, 28 quốc gia đã phát hiện kháng với tất cả bốn nhóm hóa chất được sử dụng phổ biến nhấtở ít nhấtmột véc-tơ sốt rét và một điểm thu thập, và 73 quốc gia đã phát hiện kháng với ít nhất một nhóm hóa chất. Chỉ có tám quốc gia chưa phát hiện kháng với bất kỳ nhóm hóa chất nào tính đến nay.

■ Trên toàn cầu, kháng với pyrethroids – nhóm hóa chất duy nhất hiện được sử dụng trong các ITNs – tiếp tục lan rộng. Tình trạng kháng này đã được phát hiện trong ít nhất một véc-tơ sốt rét trong 69,9% các khu vực mà dữ liệu có sẵn. Kháng với organochlorines cũng đã được báo cáo ở 63,4% các khu vực. Kháng với carbamates và organophosphates thì ít phổ biến hơn, được phát hiện ở lần lượt 31,7% và 24,9% các khu vực đã báo cáo dữ liệu theo dõi.

■ Dựa trên dữ liệu theo dõi kháng hóa chất được báo cáo tới WHO bởi các nước thành viên, tổng cộng 330 khu vực trên 33 quốc gia hiện đã đáp ứng các tiêu chí khuyến nghị của WHO về việc triển khai màn pyrethroid–piperonyl butoxide.

■ Mặc dù Các Nước Thành viên của WHO và các đối tác tiến hành của họ đã bắt đầu báo cáo về dữ liệu theo dõi kháng hóa chất của neonicotinoids và pyrroles, Các Nước Thành viên không được khuyến khích việc sử dụng dữ liệu từ các biện pháp có quy trình không được công nhậnđể đưa ra kết luận về tình trạng kháng hóa cất của quần thể véc-tơ địa phương của các nước này đối với 2 nhóm hóa chất này. Một quy trình chính thức của WHO về việc thiết lập liều lượng phù hợp và các quy trình thử nghiệm cho hai nhóm hóa chất này đang được soạn thảo. Dữ liệu được báo cáo cho WHO sẽ được đánh giá theo liều lượng và quy trình này khi chúng được gửi về WHO.

■ Nhằm hướng dẫn cho việc quản lý kháng háo chất, các quốc gia nên phát triển và tiến hành một kế hoạch quốc gia cho việc theo dõi và quản lý kháng hóa chất, tham thảo từ Khuôn khổ của Who về kế hoạch quốc gia theo dõi và quản lý kháng hóa chất ở véc-tơ sốt rét. Trong năm 2019,số lượng quốc gia đã hoàn thành kế hoạch này tăng lên tới 53, và 29 quốc gia đang trong quá trình phát triển chúng.

■ Dữ liệu kháng hóa chất tiêu chuẩn đã được báo cáo cho WHO cũng nằm trong cơ sở dữ liệu toàn cầu của WHO về tình trạng kháng hóa chất của các loài véc-tơ sốt rét và có thể dễ dàng khám phá thông qua Bản đồ Nguy cơ Sốt rét (Malaria Threats Map). Một phiên bản mới của công cụ này với các chức năng nâng cao và các tùy chọn tải xuống dữ liệu đã được ra mắt vào năm 2020.

ĐÁP ỨNG SỐT RÉT TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

■ Tính đến tháng 4 năm 2020, hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng coronavirus 2 (SARS-CoV2), gây ra COVID-19, đã lây lan tới các nước lưu hành sốt rét, và đến cuối tuần thứ hai của tháng 11 năm 2020, khoảng 22 triệu ca bệnh và 600.000 ca tử vong đã được báo cáo trong các quốc gia này.

■ Đại dịch COVID-19 và các biện pháp hạn chế nhằm đáp ứng với đại dịch đã gây ra những trở ngại cho các dịch vụ sốt rét thiết yếu.

■ Hơn nữa, hệ thống cảnh báo sớm có mục tiêu là giảm thiểu lan truyền coronavirus đã khuyên người dân nên ở nhà nếu họ bị sốt, điều này đã làm gián đoạn việc tìm kiếm trợ giúp y tế đối với các bệnh gây sốt như là sốt rét.

■ Vào tháng Ba năm 2020, trong khi đại dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng toàn cầu, WHO đã khởi xướng một nỗ lựcchung tay nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của coronavirus tại các quốc gia bị ảnh hưởng của sốt rét và đóng góp vào đáp ứng với COVID-19.

■ Công việc này đã được tiến hành có sự phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Đẩy lùi Sốt rét (RBM Partnership to End Malaria), Quỹ Toàn cầu, Sáng kiến Sốt rét của Tổng thống Hoa Kỳ (US President’s Malaria Initiative PMI), một vài đối tác tiến hành và cố vấn, và các đơn vị nghiên cứu.

■ Nỗ lực chung tay này dẫn đến một mối liên kết đối tác mạnh mẽ và mang lại nhiều kết quả:

– công bố hướng dẫn kỹ thuật làm thế nào để duy trì các dịch vụ sốt rét an toàn trong bối cảnh đại dịch COVID-19;

– Công bố một phân tích mô hình nhằm định lượng tác động tiềm tàngcủa sự gián đoạn dịch vụ do đại dịchCOVID-19, nhằm gia cố cho những tác động từ việc gián đoạn dịch vụ; phân tích này đã gợi ý rằng nếu xảy ra sự gián đoạn cực độ trong việc phòng chống và điều trị thì tỷ lệ tử vong sốt rét tại vùng châu Phi hạ Sahara dường như tăng gấp đôi tính đến cuối năm 2020, so với dữ liệu cơ sở năm 2018;

– Giảm bớt áp lựccho khâu sản xuất chẩn đoán chuyển từsốt rét sang cho chẩn đoán phát hiệnSARS-CoV2;

– thành công trong việc giải quyết sự đình trệ sản xuấtthuốc sốt rét trên toàn cầu;

– giảm nhẹ những vấn đề trong việc vận chuyển và phân phối các vật tư sốt rét;

– huy động nguồn lực dùng cho trang thiết bị bảo hộ cá nhân (personal protective equipment_PPE) và các vật tư khác để giúp tiến hành các chiến dịch phòng chống, chẩn đoán và điều trị; và

– theo dõi khủng hoảng tại các quốc gia để giúp đưa ra các hướng dẫn ứng phó.

■ Nỗ lực chung tay này đã giúp các quốc gia có được những nỗ lực ấn tượng trong việc hoàn thành các chiến dịch phòng chống sốt rét liên quan đến màn ngủ tẩm hóa chất tồn lưu lâu dài (LLINs), IRS và SMC, và tối thiểu hóa những gián đoạn đối với chẩn đoán và điều trị.

■ Tất cả các quốc gia đã lên kế hoạch các chiến dịch SMC campaigns đã đi đúng đường hoàn thành các chiến dịch này, mặc dù cũng có sự chậm trễ ở một số khu vực.

■ Trong số 47 quốc gia đã có các chiến dịch IRS lên kế hoạch trong năm 2020, 23 quốc gia đã hoàn thành, 13 quốc gia đang trên đường hoàn thành, và 11 quốc gia đang đi chệch hướng và có nguy cơ không hoàn thành.

■ Một vài quốc gia đã hoàn thành các chiến dịch LLIN của họ và nhiều quốc gia đang trong quá trình phân phối. Tuy nhiên, tính đến tuần thứ ba của tháng 11, trong số 222 triệu LLINs được lên kế hoạch phân phối cho nhăm 2020, mới có khoảng 105 triệu màn được phân phối.

■ Nhiều quốc gia cũng đã báo cáo các mức độ khủng hoảng mức độ vừa, và phân tích mô hình cho thấy sự giảm thiểu tiếp cận với sự điều trị sốt rét hiệu quả khoảng 10%, 15%, 25% và 50%tại vùng châu Phi hạ Sahara trong năm 2020 có thể dẫn đến thêm số ca tử vong sốt rét lần lượt là 19.000, 28.000, 46.000 và100.000, tính đến cuối năm 2020, ngay cả khi tất cả các chiến dịch phòng chống đều được hoàn thành.

Ngày 26/03/2021
Thái Hoàng& An Khang
Biên dịch từ Báo cáo sốt rét thế giới 2020 (World malaria report 2020), từ trang 14 to 23.
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích