Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 0 4 8
Số người đang truy cập
6
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Một số điểm chính trong Báo cáo Sốt rét Thế giới 2020 (Phần 1)

Trong Báo cáo Sốt rét thế giới năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra một số điểm chính về xu hướng gánh nặng sốt rét, loại trừ sốt rét và phòng ngừa sốt rét quay trở lại, chương trình gánh nặng lớn dẫn đến tác động lớn, tiến trình hướng đến các cột mốc GTS của năm 2020, đầu tư vào nghiên cứu và các chương trình sốt rét, phân bổ và bao phủ các biện pháp phòng ngừa sốt rét, mối đe dọa sinh học, đáp ứng sốt rét trong đại dịch Covid-19.Sau đây là phần tóm lược các nội dung trên.

XU HƯỚNG GÁNH NẶNG SỐT RÉT

Số ca bệnh sốt rét

■ Ước tính trên toàn cầu có 229 triệu ca bệnh sốt rét trong năm 2019 trên 87 nước lưu hành bệnh, giảm so với con số 238 triệu trong năm 2000. Dữ liệu cơ sở của Chiến lược kỹ thuật sốt rét toàn cầu (Global technical strategy for malaria_GTS) giai đoạn 2016–2030cho thấy đã có 218 triệu ca bệnh sốt rét trong năm 2015.

■ Tỷ lệ ca bệnh Plasmodium vivax đã giảm từ 7% trong năm 2000 xuống 3% trong năm 2019.

■ Tỷ lệ mắc mới sốt rét (tức là số ca trên 1000 dân số có nguy cơ) giảm từ 80 trong năm 2000 xuống còn 58 trong năm 2015 và 57 trong năm 2019 trên toàn cầu. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, tỷ lệ mắc mới sốt rét trên toàn cầu đã giảm 27%, và trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 tỷ lệ này đã giảm ít hơn 2%, cho thấy tỷ lệ giảm từ năm 2015 đến nay đã chậm dần.

■ Hai mươi chín quốc gia nắm giữ 95% số ca bệnh sốt rét toàn cầu. Nigeria (27%), the Cộng hòa Dân chủ Congo (12%), Uganda (5%), Mozambique (4%) và Niger (3%) chiếm khoảng 51% tổng số ca bệnh toàn cầu.

■ Khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)ước tính có 215 triệuca bệnh trong năm 2019, chiếm khoảng 94% tổng số ca toàn thế giới.

■ Tại Khu vực châu Phi của WHO, mặc dù số ca bệnh trong năm 2000 (204 triệu) ít hơn so với số ca trong năm 2019, nhưngtỷ lệ mắc mới đã giảm từ 363 xuống con 225 ca trên 1000 dân số có nguy cơtrong giai đoạn này,cho thấy tính phức tạp khi giải thích sự lan truyền bệnhdễ biến đổi trong một quần thể gia tăng nhanh.Quần thể dân số sống tại khu vực châu Phicủa WHO đã tăng từ khoảng665 triệu trong năm 2000 lên 1,1 tỷ trong năm 2019.

■ Khu vực Đông Nam Á của WHO chiếm khoảng 3% tổng số ca sốt rét toàn cầu. Số ca sốt rét giảm 73% từ 23 triệu trong năm 2000 xuống còn 6,3 triệu trong năm 2019. Số ca mắc mới sốt rét của khu vực này đã giảm 78%, từ khoảng 18 catrên 1000 dân số có nguy cơ trong năm 2000xuống còn khoảng 4 ca trong năm 2019.

■ Ấn Độ đóng góp vào mức giảm thực sự lớn nhất cho Khu vực Đông Nam Á của WHO, từ khoảng 20 triệu ca trong năm 2000 xuống còn khoảng 5,6 triệu ca trong năm 2019. Sri Lanka đã được chứng nhận không còn sốt rét trong năm 2015, và Đông Timor đã báo cáo không có ca bệnh sốt rét trong năm 2018 và 2019.

■ Số ca sốt rét tại Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO đã giảm 26%, từ khoảng 7 triệu ca trong năm 2000 xuống còn 5 triệu ca trong năm 2019. Khoảng một phần tư số ca trong năm 2019 là do P. vivax, chủ yếu ở Afghanistan và Pakistan.

■ Trong giai đoạn 2000–2019, tỷ lệ mắc mới sốt rét tại Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO đã giảm từ 20 xuống 10. Sudan là quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất ở khu vực này, chiếm khoảng 46% số ca bệnh. Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran không có ca sốt rét nội địa (indigenous) trong năm 2018 và 2019.
     
          ■ Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO được ước tính có 1,7 triệu ca bệnh trong năm 2019, giảm 43% từ con số 3 triệu ca trong năm 2000. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ mắc mới sốt rét đã giảm từ 5 xuống còn 2 ca trên 1000 dân số có nguy cơ. Papua New Guinea chiếm khoảng gần 80% tổng số ca trong khu vực này trong năm 2019. Trung Quốc không có ca sốt rét nội địa từ năm 2017. Malaysia không có ca sốt rét ở người trong năm 2018 và 2019.

■ Tại Khu vực châu Mỹ của WHO, số ca sốt rét đã giảm 40% (từ 1,5 triệu xuống 0,9 triệu) và tỷ lệ mắc mớigiảm 57% (từ 14 xuống 6). Những tiến bộ của khu vực này trong những năm gần đây đã bị đẩy lùi bởi sự gia tăng đáng kể số ca sốt rét tại Venezuela (Cộng hòa Bolivariana Venezuela), khu vực này đã có khoảng 35.500 ca bệnh trong năm 2000, tăng lên đến 467.000 ca bệnh trong năm 2019. Brazil, Colombia và Venezuela (Cộng hòa Bolivariana Venezuela) chiếm khoảng 86% tổng số ca bệnh tại khu vực này.

■ Từ năm 2015, Khu vực châu Âu của WHO đã không còn sốt rét.

Tử vong sốt rét

■ Số ca tử vong sốt rét trên toàn cầu đã giảm ổn định trong giai đoạn 2000-2019, từ 736.000 trong năm 2000 xuống còn 409.000 trong năm 2019. Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi trong tổng số ca tử vong sốt rét là 84% trong năm 2000 và 67% trong năm 2019. Theo dữ liệu tham khảo của GTS, số ca tử vong ước tính trong năm 2015 là khoảng 453.000.

■ Tỷ lệ tử vong sốt rét (tức là số ca tử vong trên 100.000 dân số có nguy cơ) giảm từ khoảng 25 trong năm 2000 xuống còn 12 trong năm 2015 và 10 trong năm 2019, và càng về sau thì giảm càng chậm.

■ Khoảng 95% số ca tử vong sốt rét trên toàn cầu thuộc về 31 quốc gia. Nigeria (23%), Cộng hòa Dân chủ Congo (11%), Cộng hòa Thống nhất Tanzania (5%), Mozambique (4%), Niger (4%) vàBurkina Faso (4%) chiếm khoảng 51% tổng số ca tử vong sốt rét toàn cầu trong năm 2019.

■ Số ca tử vong sốt rét tại Khu vực châu Phi của WHO đã giảm 44%, từ 680.000 trong năm 2000 xuống 384.000 trong năm 2019, và tỷ lệ tử vong sốt rét đã giảm 67% trong cùng thời gian này, từ 121 xuống 40 ca tử vong trên 100.000 dân số có nguy cơ.

■ Tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, số ca tử vong sốt rét đã giảm 74%, từ khoảng 35.000 trong năm 2000 xuống còn 9.000 trong năm 2019.

■ Ấn Độ chiếm khoảng 86% tổng số ca tử vong sốt rét tại Khu vực Đông Nam Á của WHO.

■ Tại Khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO, số ca tử vong sốt rét giảm khoảng 16%, từ khoảng 12.000trong năm 2000 xuống còn 10.100 trong năm 2019, và tỷ lệ tử vong sốt rét giảm khoảng 50%, từ 4 xuống 2 ca tử vong trên 100.000 dân số có nguy cơ.

■ Tại Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, số ca tử vong sốt rét đã giảm 52%, từ khoảng 6.600 ca trong năm 2000 xuống còn 3.200 trong năm 2019, và tỷ lệ tử vong đã giảm 60%, từ 1 xuống còn 0,4 ca tử vong sốt rét trên 100.000 dân số có nguy cơ. Papua New Guinea chiếm khoảng hơn 85% số ca tử vong sốt rét trong năm 2019.

■ Tại Khu vực châu Mỹ của WHO, số ca tử vong sốt rét đã giảm 39% (từ 909 xuống 551) và tỷ lệ tử vong đã giảm 50% (từ 0.8 xuống 0.4). Hơn 70% số ca tử vong sốt rét trong năm 2019 của khu vực này là thuộc về Venezuela (Cộng hòa Bolivariana Venezuela).

Số ca mắc và tử vong sốt rét được ngăn chặn

■ Trên toàn cầu, ước tính 1,5 tỷ ca mắc sốt rét và 7,6 triệu ca tử vong sốt rét đã được ngăn chặn trong giai đoạn 2000–2019.

■ Hầu hết các ca mắc (82%) và tử vong (94%) được ngăn chặn là ở Khu vực châu Phi của WHO, tiếp theo đó là Khu vực Đông Nam Ácủa WHO (ca mắc 10% và tử vong 3%).

Gánh nặng sốt rét ở phụ nữ có thai

■ Trong năm 2019, tại 33 quốc gia có mức độ lan truyền bệnh trung bình và cao ở khu vực châu Phi, ước tính có 33 triệu phụ nữ mang thai, trong đó 35% (12 triệu) có nguy cơ nhiễm sốt rét trong thai kỳ.

■ Theo các tiểu vùng được WHO phân chia, vùngTrung Phi có tỷ lệ cao nhất phụ nữ có thai có nguy cơ nhiễm sốt rét (40%), theo sát chính là vùng Tây Phi (39%), và tiếp theo là vùng Đông và Nam Phi với tỷ lệ 24%.

■ Theo ước tính thì tình trạng nhiễm sốt rét trong thai kỳ tại 33 quốc gia này gây ra hậu quả 822.000 trẻ em sinh ra bị thiếu cân.

■ Nếu có tới 80% phụ nữ có thai báo cáo về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc tiền sản (antenatal care services ANC) và được nhận một liều liệu pháp dự phòng theo thai kỳ cho phụ nữ mang thai (IPTp), thì sẽ có thêm khoảng 56.000 ca trẻ sơ sinh thiếu cân được ngăn chặn tại 33 quốc gia này.

LOẠI TRỪ SỐT RÉT VÀ PHÒNG NGỪA SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI

■ Trên toàn cầu, số lượng quốc gia đã từng là nước lưu hành bệnh sốt rét vào năm 2000 và từng báo cáo ít hơn 10.000 ca bệnh sốt rét đã gia tăng từ 26 trong năm 2000 lên 46 trong năm 2019.

■ Trong cùng giai đoạn này, số lượng quốc gia có ít hơn 100 ca bệnh nội địa đã gia tăng từ 6 lên 27.

■ Trong giai đoạn 2010–2019, tổng số ca sốt rét ở 21 quốc gia E-2020 đã giảm 79%.

■ Số ca bệnh trong năm 2019 xuất hiện nhiều hơn so với năm 2018 ở các nước Coromos, Costa Rica, Ecuador và Suriname với số lượng ca tăng thêm lần lượt là 1986, 25, 150 và 66 tại các nước trên.
 
          ■ Iran (Cộng hòa Hồi giáo), Malaysia và Đông Timor đã báo cáo không có ca bệnh sốt rét nội địa trong năm 2018 và 2019. Trong năm 2019, Belize và Cabo Verde đã lần đầu tiên báo cáo không có ca bệnh sốt rét nội địa kể từ năm 2000.

■ Trung Quốc và El Salvador đã không có ca bệnh sốt rét nội địa năm thứ ba liên tục và đã chính thức yêu cầu được cấp chứng nhận loại trừ sốt rét.

■ Giai đoạn giữa năm 2000 và 2019, tại sáu quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng Sông Mê-kông mở rộng (GMS) – Cam-pu-chia, Trung Quốc (Tỉnh Vân Nam), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái LanvàViệt Nam – số ca bệnh sốt rét P. falciparumđã giảm 97%, trong khi tất cả các ca sốt rét cũng giảm 90%. Trong số 239.000 ca bệnh sốt rét được báo cáo trong năm 2019, 65.000 ca là sốt rétP. falciparum.

■ Tỷ lệ giảm nhanh nhất này diễn ra từ năm 2012, khi chương trình Loại trừ Sốt rét Mê-kông đã được khởi động. Trong suốt giai đoạn này, số ca sốt rét đã giảm 6 lần, trong khi các ca P. falciparumđã giảm gần 14 lần.

■ Xét về tổng thể, Cam-pu-chia (58%) và Myanmar (31%) chiếm hầu hết các ca bệnh sốt rét tại khu vực GMS.

■ Sự sụt giảm nhanh chóng số ca P. falciparum này là điều đặc biệt quan trọng vì tình trạng kháng thuốc đang gia tăng; tại vùng GMS, ký sinh trùngP. falciparumđã phát triển kháng với artemisinin, hợp chất cốt lõi của các loại thuốc sốt rét tốt nhất hiện có.

■ Trong giai đoạn 2000 và 2019, không có quốc gia nào đã có chứng nhận loại trừ sốt rét có sự tái xuất hiện lan truyền sốt rét.

CHƯƠNG TRÌNH GÁNH NẶNG LỚN DẪN ĐẾN TÁC ĐỘNG LỚN

■ Từ tháng 11 năm 2018, chương trình gánh nặng lớn dẫn đến tác động lớn (high burden to high impact_HBHI) đã được phát động tại 10 trên 11 quốc gia (nó chưa được phát động tại Mali là do khủng hoảng của đại dịch COVID-19). Tuy nhiên, tất cả 11 quốc gia đã tiến hành các hoạt động liên quan đến HBHI bao gồm bốn yếu tố đáp ứng.

■ Trong mỗi chương trình quốc gia HBHI, đều có sự hỗ trợ và cam kết chính trị cấp độ cao. Chương trình Hành động Chung Chống lại Sốt rét (Mass Action Against Malaria) tại Uganda được đưa ra như là một ví dụ của một quá trình cam kết chính trị ở mọi ban ngành được chính phủ hậu thuẫn, và sự huy động cộng đồng và đa ngành.

■ Tất cả các quốc gia đã hoàn thành việc phân tích để điều chỉnh các can thiệp theo cấp địa phương, ngoại trừ Mali, nơi vẫn đang trong quá trình hoàn tất công việc này. Nigeria chính là một ví dụ điển hình được trình bày trong báo cáo này.

■ Tất cả các quốc gia đã cam kết thực hiện toàn diện quá trình phân vùng dịch tễ vi mô đô thị (urban microstratification)để đưa các biện pháp can thiệp đến đúng đích hơn và nâng cao hiệu quả trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.

■ Chương trình Sốt rét Toàn cầu của WHO (GMP) đã cập nhật tóm tắt hướng dẫn kỹ thuật để hỗ trợ các quốc gia trong việc ưu tiên các nguồn lực tốt hơn, đồng thời tuân thủ các khuyến nghị dựa trên bằng chứng đã được phát triển thông qua các quy trình nghiêm ngặt, tiêu chuẩn của WHO.

■ Chính vì đáp ứng HBHI đã được phát động vào tháng 11 năm 2018, khi mà các quốc gia sắp kết thúc chu kỳ tài trợ vốn của mình, nên vẫn còn quá sớm để xác định được tác động của đáp ứng này. Số lượng các ca sốt rét ở 11 nước HBHI trong năm 2019 cũng tương tự với năm 2018 (156 triệu so với 155 triệu).

TIẾN TRÌNH HƯỚNG ĐẾN CÁC CỘT MỐC GTS CỦA NĂM 2020

■ GTS đặt mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và mắc mới ca sốt rét ít nhất 40% tính đến 2020,75% tính đến 2025 và 90% tính đến 2030 từ vạch chuẩn là năm 2015.

■ Các xu hướngsố ca tử vong và mắc sốt rét giai đoạn 2000–2019 đã được áp dụng đưa ra các dự báo hàng năm từ2020 đến 2030, để theo dõi tiến trình hướng đến các mục tiêu và cột mốc của GTS.

■ Các dự báo được đưa ra trong báo cáo này không tính đến khả năng gián đoạn do đại dịch COVID-19, dẫn đến khả năng tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét cao hơn dự kiến cho dù những nỗ lực đáng khen ngợi của toàn cầu và quốc gia để duy trì các dịch vụ sốt rét thiết yếu.

■ Dù cho có những tiến bộ đáng kể đã đạt được từ năm 2000, các cột mốc GTS 2020 đối với tỷ lệ mắc và tử vong sẽ không thể đạt được trên toàn cầu.

■ Tỷ lệ mắc mới sốt rét là 56 catrên 1000 dân số có nguy cơ trong năm 2020 thay vì dự đoán là 35 ca trên 1.000 dânnếu như thế giới đi đúng tiến độđối với cột mốc tỷ lệ mắc GTS 2020, điều này có nghĩa rằng, trên toàn cầu, chúng ta đã đi lệch quỹ đạo hiện tại 37%.

■ Mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều hơn so với tỷ lệ mắc mới, số ca tử vong sốt rét dự đoán toàn cầu trên 100.000 dân số có nguy cơ trong năm 2020 là 9,8, giảm từ con số 11,9 trong năm 2015, điều này cho thấy rằng thế giới đã đi lệch quỹ đạo 22% khỏi cột mốc tỷ lệ tử vong GTS 2020.

■ Trong số 92 quốc gia lưu hành sốt rét trên toàn cầu trong năm 2015, 31 quốc gia (34%) được ước tính đi trên đúng quỹ đạo tới cột mốc tỷ lệ mắc GTScho năm 2020, tức là đã đạt được thành tựu giảm 40% hoặc giảm nhiều hơn đối với tỷ lệ mắc mới ca bệnh hoặc đã báo cáo không có ca bệnh sốt rét.

■ 21 quốc gia (23%) đã đạt được những tiến bộ trong giảm thiểu tỷ lệ mắc mới ca bệnh sốt rétnhưng cũng chưa đi đúng quỹ đạo tới cột mốc GTS.

■ 31 quốc gia (34%) được ước tính đã gia tăng tỷ lệ mắc mới, với 15 quốc gia (16%)ước tính đã gia tăng 40% hoặc nhiều hơn tỷ lệ mắc mới ca bệnh sốt rét trong năm 2020 so với năm 2015.

■ Tỷ lệ mắc mới ca bệnh sốt rét tại 9 quốc gia (10%) trong năm 2020 được ước tính là tương đương với tỷ lệ của năm 2015.

■ 39 quốc gia (42%) lưu hành sốt rét trong năm 2015 đã đi đúng quỹ đạo tới cột mốc tỷ lệ mắc GTS cho năm 2020, với 28 trong số này báo cáo không có ca bệnh sốt rét.

■ Ước tính 34 quốc gia (37%) đã giảm tỷ lệ tử vong sốt rét nhưng tiến độ chưa đạt được mục tiêu 40%.

■ Tỷ lệ tử vong sốt rét trong năm 2020 vẫn duy trì ở cùng mức độ như năm 2015 tại 7 quốc gia (8%), trong khi theo ước tính cho thấy có sự gia tăng ở 12 quốc gia khác (13%), 6 trong số này đã gia tăng 40% hoặc nhiều hơn nữa.

■ Tất cả các quốc gia tại Khu vực Đông Nam Á của WHO đã đi đúng quỹ đạo tới các cột mốc tỷ lệ mắc và tử vong GTS 2020.

(còn nữa)

Ngày 25/03/2021
Thái Hoàng& An Khang
(Biên dịch từ Báo cáo sốt rét thế giới 2020 (World malaria report 2020), từ trang 14 to 23.)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích