Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 2 1 5
Số người đang truy cập
2 8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
WHO kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để chống lại sốt rét

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia và các đối tác y tế trên toàn cầu đẩy mạnh cuộc chiến chống sốt rét, căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị vẫn tiếp tục cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng mỗi năm. Cần đưa ra mục tiêu tốt hơn về các biện pháp can thiệp, các công cụ mới và gia tăng kinh phí để thay đổi quỹ đạo toàn cầu của căn bệnh này và đạt các mục tiêu được quốc tế thống nhất.

Theo báo cáo Sốt rét Thế giới mới nhất của WHO, tiến độ phòng chống sốt rét tiếp tục đình trệ, đặc biệt tại các quốc gia có sốt rét lưu hành cao ở châu Phi. Các lỗ hỏng trong tiếp cận các công cụ cứu sống bệnh nhân đang dần làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu nhằm khống chế dịch bệnh, và đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ đẩy lùi cuộc chiến này hơn nữa.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Giám đốc WHO cho biết: “Đã đến lúc các nhà lãnh đạo trên khắp châu Phi – và thế giới – một lần nữa vượt qua thách thức bệnh sốt rét, giống như họ đã làm khi đặt nền móng cho tiến trình đã thực hiện từ đầu thế kỷ này. Thông qua hành động chung, và cam kết không bỏ ai lại phía sau, chúng ta có thể đạt được tầm nhìn chung về một thế giới không có bệnh sốt rét.”

Trong năm 2000, các nhà lãnh đạo châu Phi đã ký Tuyên bố Abuja mang tính bước ngoặt cam kết giảm 50% số ca tử vong sốt rét tại châu lục này trong thời gian 10 năm. Cam kết chính trị mạnh mẽ, cùng với sự cải tiến các biện pháp mới và nguồn tài trợ tăng mạnh, tạo nên một giai đoạn thành công chưa từng có trong công tác phòng chống sốt rét toàn cầu. Theo báo cáo, 1,5 tỷ ca mắc sốt rét và 7,6 triệu ca tử vong đã được ngăn chặn từ năm 2000.


Hình 1

Tiến độ đình trệ

Năm 2019, tổng số ca mắc sốt rét toàn cầu là 229 triệu ca, một ước tính hàng năm hầu như không thay đổi trong 4 năm qua. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 409.000 người trong năm 2019 so với 411.000 người vào năm 2018.

Trong những năm qua, khu vực châu Phi chịu hơn 90% tổng gánh nặng bệnh tật. Kể từ năm 2000, khu vực này giảm 44% số ca tử vong do sốt rét, từ khoảng 680.000 xuống còn 384.000 ca hàng năm. Tuy nhiên, tiến độ đã chậm lại trong những năm gần đây, đặc biệt ở các quốc gia có gánh nặng bệnh sốt rét cao.

Nguồn kinh phí bị cắt giảm trong và ngoài nước là mối đe dọa đáng kể đối với các thành tựu trong tương lai. Trong năm 2019, tổng kinh phí đạt 3 tỉ đô la so với mục tiêu toàn cầu 5,6 tỷ đô la. Sự thiếu hụt nguồn tài trợ đã dẫn đến những khoảng trống quan trọng trong việc tiếp cận các công cụ phòng chống sốt rét đã được chứng minh.

Thêm thách thức do đại dịch COVID-19

Năm 2020, COVID-19 nổi lên khiến cho việc cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu trên thế giới có thêm một thách thức. Theo bài báo cáo, hầu hết các chiến dịch phòng chống sốt rét đều có thể tiến hành trong năm nay mà không bị chậm trễ lớn nào. Đảm bảo việc tiếp cận với biện pháp phòng chống sốt rét – như màn tẩm hóa chất và thuốc phòng sốt rét cho trẻ em – đã hỗ trợ chiến lược ứng phó COVID-19 bằng cách giảm số ca mắc sốt rét và giảm bớt căng thẳng cho hệ thống y tế. WHO đã nhanh chóng làm việc để cung cấp hướng dẫn cho các quốc gia cho phù hợp với công tác ứng phó của họ và đảm bảo cung cấp các dịch vụ sốt rét an toàn trong đại dịch.

Tuy nhiên, WHO lo ngại rằng ngay cả những gián đoạn vừa phải trong tiếp cận điều trị vẫn có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể về sinh mạng. Ví dụ, báo cáo cho thấy rằng việc gián đoạn 10% trong tiếp cận điều trị sốt rét hiệu quả ở vùng châu Phi hạ Sahara có thể dẫn tới thêm 19.000 ca tử vong. Gián đoạn 25% và 50% tại khu vực này có thể dẫn đến tương ứng 46.000 và 100.000 ca tử vong.

TS. Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực của WHO tại châu Phi phát biểu rằng: “Trong khi châu Phi đã cho thế giới thấy những gì có thể đạt được nếu chúng ta cùng nhau chấm dứt bệnh sốt rét như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng thì tiến trình đã bị đình trệ. COVID-19 đe dọa làm chệch hướng những nỗ lực của chúng ta nhằm vượt qua sốt rét, đặc biệt làđiều trị cho người mắc bệnh. Mặc dù tác động tàn phá mà COVID-19 đã gây ra đối với các nền kinh tế châu Phi, các quốc gia và đối tác quốc tế cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng có các nguồn lực để mở rộng các chương trình sốt rét đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người dân."


Hình 2. Các biện pháp phòng chống sốt rét mới là quan trọng để thúc đẩy tiến độ.

Đáp ứng của WHO

Một chiến lược quan trọng để khơi lại tiến trình là chương trình hưởng ứng “Gánh nặng lớn dẫn đến tác động mạnh” (High burden to high impact_HBHI), được WHO và tổ chức Đẩy lùi Sốt rét xúc tiến vào năm 2018. Chương trình hưởng ứng do 11 quốc gia dẫn đầu – trong đó có 10 quốc gia khu vực châu Phi hạ Sahara – chiếm khoảng 70% gánh nặng sốt rét trên thế giới.

Hơn 2 năm qua, các quốc gia thực hiện chương trình “Gánh nặng lớn dẫn đến tác động mạnh” đang chuyển dần khỏi cách tiếp cận “một quy mô phù hợp tất cả” để phòng chống bệnh sốt rét – thay vào đó, lựa chọn các phản ứng phù hợp dựa trên dữ liệu và thông tin địa phương. Ví dụ, một phân tích gần đây tại Nigeria cho thấy rằng thông qua sự kết hợp tối ưu các biện pháp can thiệp, quốc gia này có thể ngăn chặn hàng chục triệu ca mắc và hàng ngàn ca tử vong khác tính đến 2023, so với cách tiếp cận thông thường.

Mặc dù còn quá sớm để đo lường tác động của phương pháp HBHI, nhưng báo cáo cho thấy rằng số ca tử vong tại 11 quốc gia đã giảm từ 263.000 xuống 226.000 trong giai đoạn 2018 và 2019. Ấn Độ tiếp tục đạt thành tích ấn tượng, giảm số ca mắc và tử vong lần lượt là 18% và 20% trong hơn 2 năm qua. Tuy nhiên, tổng số ca mắc tại các quốc gia HBHI có tăng nhẹ, từ khoảng 155 triệu ca trong năm 2018 lên 156 triệu ca trong năm 2019.

Đáp ứng các mục tiêu sốt rét toàn cầu

Báo cáo năm nay nêu bật các giai đoạn quan trọng và các sự kiện giúp định hình đáp ứng toàn cầu đối với căn bệnh này trong những thập kỷ gần đây. Bắt đầu từ những năm 1990, các nhà lãnh đạo ở các quốc gia bị tác động bởi sốt rét, các nhà khoa học và các đối tác khác đã đặt nền tảng cho một đáp ứng sốt rét đổi mới đóng góp vào một trong những lợi ích lớn nhất khi đầu tư vào y tế toàn cầu.

Theo bản báo cáo, 21 quốc gia đã loại trừ sốt rét trong 2 thập kỷ qua, trong đó 10 quốc gia chính thức được WHO chứng nhận không còn sốt rét. Trước nguy cơ kháng thuốc sốt rét đang diễn ra, 6 quốc gia thuộc khu vực tiểu vùng Sông Mê Kong tiếp tục đạt được những thành quả lớn hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét đến năm 2030.

Nhưng nhiều quốc gia có gánh nặng sốt rét cao đang mất dần vị thế. Theo các dự báo toàn cầu của WHO, mục tiêu 2020 giảm số ca mắc sốt rét sẽ bị mất đi 37% và mục tiêu giảm tử vong sốt rét bị hụt đi 22%.

Chú thích

Công tác sốt rét của WHO thực hiện theo hướng dẫn của Chiếc lược kỹ thuật toàn cầu về sốt rét 2016-2030 (Global technical strategy_GTS), được Hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2015. Chiến lược gồm 4 mục tiêu toàn cầu cho năm 2030, với các mốc quan trọng cùng với lộ trình theo dõi tiến độ. Các mục tiêu năm 2030 là: 1) giảm số ca mắc xuống ít nhất 90%; 2) giảm tỷ lệ tử vong sốt rét xuống ít nhất 90%; 3) loại trừ sốt rét ở ít nhất 35 quốc gia; và 4) ngăn chặn sự quay trở lại của sốt rét ở tất cả các quốc gia không còn sốt rét.

Các cột mốc gần hạn của GTS cho năm 2020 bao gồm giảm số ca mắc và tỷ lệ tử vong sốt rét trên toàn cầu xuống ít nhất 40% và loại trừ sốt rét ở ít nhất 10 quốc gia. Theo báo cáo, những cột mốc 2020 về số ca mắc và tỷ lệ tử vong sẽ bị bỏ lỡ:

- Số ca mắc: WHO dự đoán rằng trong năm 2020, ước tính cứ mỗi 1000 người có nguy cơ mắc bệnh có 56 ca mắc sốt rét so với mục tiêu GTS là 35 ca. Mục tiêu của GTS chưa đạt ước tính 37%.

- Tỷ lệ tử vong: ước tính tỷ lệ tử vong do sốt rét dự kiến trên toàn cầu trên 100.000 dân số nguy cơ là 9.8% trong năm 2020 so với mục tiêu GTS là 7.2%. Mục tiêu GTS chưa đạt ước tính 22%.

Khu vực châu Phi của WHO – Kể từ năm 2014, tốc độ tiến triển ở cả ca mắc và tử vong trong khu vực đã chậm lại, chủ yếu là do sự đình trệ tiến độ ở một số quốc gia có mức độ lây truyền vừa hoặc cao. Trong năm 2019, 6 quốc gia châu Phi chiếm 50% tổng số ca mắc toàn cầu là: Nigeria (23%), Cộng hòa Dân chủ Congo (11%), Cộng hòa Thống nhất Tanzania (5%), Niger (4%), Mozambique (4%) and Burkina Faso (4%).Theo xu hướng gần đây, khu vực Châu Phi chưa đạt mục tiêu GTS 2020 đối với số ca mắc và tử vong lần lượt là 37% và 25%.

“Gánh nặng lớn dẫn đến tác động mạnh” (High burden to high impact_HBHI) – Được phát động vào tháng 11 năm 2018, HBHI xây dựng trên nguyên tắc không ai phải chết vì căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Dẫn đầu là 11 quốc gia ước tính chiếm gần 70% gánh nặng sốt rét thế giới vào năm 2017: Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ghana, India, Mali, Mozambique, Niger, Nigeria, Uganda và Cộng hòa Thống nhất Tanzania. Trong hai năm qua, tất cả 11 quốc gia HBHI triển khai các hoạt động dựa trên 4 yếu tố đáp ứng: 1) ý chí chính trị để giảm số ca mắc sốt rét; 2) thông tin chiến lược để thúc đẩy tác động; 3) hướng dẫn, chính sách và chiến lược tốt hơn; và 4) đáp ứng sốt rét quốc gia phối hợp.

Loại trừ sốt rét – Từ năm 2000 đến 2019, 10 quốc gia đã nhận được chứng nhận chính thức của WHO về loại trừ sốt rét: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (2007), Morocco (2010), Turkmenistan (2010), Armenia (2011), Kyrgyzstan (2016), Sri Lanka (2016), Uzbekistan (2018), Paraguay (2018), Argentina (2019) và Algeria (2019). Trong năm 2019, Trung Quốc báo cáo không có ca mắc sốt rét tại chỗ trong năm thứ ba liên tiếp; quốc gia này gần đây đã nộp đơn xin chứng nhận chính thức của WHO về loại trừ sốt rét. Trong năm 2020, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Mỹ đăng ký chứng nhận không có sốt rét của WHO.

Tại sáu quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - số ca sốt rét được báo cáo đã giảm 90% từ năm 2000 đến 2019, trong khi số ca mắc P. falciparum (Pf) giảm 97% trong cùng khoảng thời gian. Tình trạng sốt rét Pf giảm nhanh chóng là điều đáng chú ý khi xét đến mối đe dọa do kháng thuốc sốt rét ở tiểu vùng này.

Kêu gọi sự đổi mới – Loại trừ sốt rét ở tất cả các quốc gia, đặc biệt ở những quốc gia có gánh nặng bệnh tật cao, có thể sẽ cần đến các công cụ không có sẵn hiện nay. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra thông điệp “thách thức bệnh sốt rét”, kêu gọi cộng đồng y tế toàn cầu tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các phương pháp và công cụ phòng chống sốt rét mới. Thông điệp này đã được củng cố thêm trong báo cáo tháng 4/2020 của nhóm cố vấn chiến lược của WHO về thanh toán bệnh sốt rét.

Ngày 29/01/2021
Như Quỳnh & An Khang
(Biên dịch từ https://www.who.int)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích