Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 0 7 4
Số người đang truy cập
8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Cập nhật thông tin y học về bệnh tật, thương tổn và tử vong trên toàn cầu

Về mặt lịch sử, Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu (The Global Burden of Disease Study) bắt đầu vào năm 1990 như một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), giờ đây gọi là GBD 1990. Dự án này đánh giá định lượng về các tác động sức khỏe trên 100 bệnh và thương tổn khác nhau (diseases and injuries) tại 8 vùng trên toàn thế giới, ước tính về gánh nặng bệnh tật và tử vong theo giới, tuổi và vùng. Trong đó, các nhà nghiên cứu cũng giới thiệu thuật ngữ “disability-adjusted life year” (DALY) như một đo lường xác định mới về gánh nặng bệnh tật cùng các yếu tố nguy cơ để hỗ trợ so sánh.

GBD 1990 được coi là có từ Tổ chức Y tế thế giới và nghiên cứu tiến hành chủ yếu bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard và Tổ chức Y tế thế giới. Năm 2000-2002, nghiên cứu GBD 1990 cập nhật bởi TCYTTG có phân tích mở rộng hơn sử dụng một framework gọi là comparative risk factor assessment.

Tổ chức Y tế thế giới đã ước tính trở lại vào năm 2004 gọi là phiên bản cập nhật 2004 update (ấn bản 2008)[ và Nguy cơ sức khỏe toàn cầu (Global health risks ấn bản 2009). Ước tính DALY chính thức không cập nhật bởi TCYTTG từ năm 2004 đến khi có Nghiên cứu GBD, thương tổn và yếu tố nguy cơ 2010 (GBD 2010) còn được biết với tên gọi Global Burden of Disease Study 2010 ấn bản vào tháng 12/2012. Công trình nghiên cứu đã xác định gánh nặng của 291 nguyên nhân chính của tử vong và khuyết tật và 67 yếu tố nguy cơ trong 21 vùng địa lý khác nhau theo các nhóm tuổi-giới khác nhau.


Hình 1

Nghiên cứu về Global Burden of Disease Study 2013 (GBD 2013) đã được ấn bản vào năm 2014. Lần đầu tiên đề cập tỷ lệ hút thuốc lá và tiêu thụ thuốc lá tại 187 quốc gia ("Smoking Prevalence and Cigarette Consumption in 187 Countries, 1980-2012") ấn bản trên tạp chí uy tín Journal of the American Medical Association. Đến tháng 10/2016, Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) đã được ấn bản.

Năm 2007, Tạp chí Y học nổi tiếng Lancet lần đầu tiên công bố nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Disease_GBD), từ đó đến nay hàng năm số liệu cho thấy thế giới ngày càng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, khác với thường lệ, năm 2017 tỷ lệ tử vong cao, dịch bệnh kéo dài và tình trạng thiếu nhân viên y tế xảy ra, do đó GBD trong năm 2017 như một tín hiệu cảnh báo khẩn cấp về tình trạng đe dọa sức khỏe toàn cầu.


Hình 2

Năm 2017, mặc dù tỷ lệ tử vong của người lớn trên toàn cầu giảm ổn định, tuy nhiên đối với một số trường hợp, một số địa phương tỷ lệ tử vong tăng lên. Khủng hoảng, xung đột và khủng bố là 2 trong số những nguyên nhân gây tử vong tăng nhanh nhất trên toàn cầu (tăng 118% so với năm 2017).

Cùng với đó, các dịch bệnh, các vấn đề về sức khỏe như phụ thuộc chất gây nghiện, giảm đau, bệnh không lây nhiễm, trầm cảm và sốt xuất huyết mang tính đặc trưng của thời đại. Sự phụ thuộc chất gây nghiện đã tăng lên đến một quy mô chưa từng thấy, với 4 triệu ca mới và 110.000 ca tử vong trong năm 2017. Các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong toàn cầu trong năm 2017, hơn một nửa số ca tử vong (28,8 triệu) được cho là do 4 yếu tố nguy cơ: huyết áp cao, hút thuốc, đường huyết cao và chỉ số khối cơ thể cao. Tỷ lệ béo phì đã tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dẫn đến hơn một triệu ca tử vong do bệnh tiểu đường type 2, nửa triệu ca tử vong do bệnh thận mãn tính liên quan đến bệnh tiểu đường và 180.000 ca tử vong liên quan đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.


Hình 3

Cũng trong năm 2017, rối loạn trầm cảm là nguyên nhân thứ ba trong những nguyên nhân hàng đầu, tử vong do sốt xuất huyết - một căn bệnh liên quan đến sự phát triển và đô thị hóa tăng đáng kể ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, số ca tử vong trên toàn cầu từ 24.500 năm 2007 tăng lên 40.500 năm 2017.

Theo giới tính, GBD 2017 cho thấy có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe giữa nam và nữ. Tỷ lệ tử vong ở nam trưởng thành không thay đổi ở phần lớn các nước trên thế giới, còn phụ nữ thì sống lâu hơn nhưng có nhiều năm bị tình trạng sức khỏe kém. Đáng chú ý, sự khác biệt về giới tính lớn nhất đó là rối loạn sử dụng chất, chấn thương do giao thông, bạo lực.


Hình 4

Năm 2017, lần đầu tiên đã đưa chỉ số mật độ nhân viên y tế vào GBD. Theo đó, cho thấy sự thiếu hụt toàn cầu và sự phân bố không đồng đều về nhân viên y tế đòi hỏi cần tăng cường chú ý để không làm giảm việc đạt được các “mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals_SDGs).

Ước tính chỉ có một nửa số quốc gia có nhân viên y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng (khoảng 30 bác sĩ, 100 y tá hoặc nữ hộ sinh và 5 dược sĩ trên 10.000 người). Mặc dù nhiều quốc gia châu Âu có lực lượng y tế chất lượng cao, nhưng các quốc gia và vũng lãnh thổ ở khu vực cận Sahara, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á và một số quốc gia ở châu Đại Dương thì thiếu hụt rất lớn.


Hình 5

Điều đáng chú ý đó là, theo GBD năm 2017 cho thấy không có quốc gia nào đi đúng hướng để đáp ứng SDG về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2030. Mặc dù, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, tử vong sơ sinh, tử vong mẹ và các chỉ số sốt rét ở hầu hết các quốc gia thành công ít nhất 95%, nhưng đối với nhiều mục tiêu khác, bao gồm cả mục tiêu giảm suy dinh dưỡng trẻ em và giảm bạo lực thì không có quốc gia nào trên thế giới đạt được tốc độ thay đổi cần thiết cho những mục tiêu này.

Qua kết quả từ nghiên cứu GBD của năm 2017 cho thấy một sự cảnh báo, nhắc nhở rằng, nếu không có cảnh giác và nỗ lực không ngừng, thì tiến trình SDG có thể dễ dàng bị đảo ngược.

Từ ước tính của GBD 2017 đòi hỏi chính phủ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế không chỉ nỗ lực tránh những mất mát sắp xảy ra đối với những thành quả khó khăn lắm mới đạt được mà còn phải áp dụng cách tiếp cận mới linh hoạt để giải quyết các mối đe dọa.

Tài liệu tham khảo

1."What does a $100 million public health data revolution look like?". TEDMED.

2."Institute for Health Metrics and Evaluation and World Health Organization sign new agreement". Institute for Health Metrics and Evaluation. May 2015. Retrieved January 29, 2017.

3."About the Global Burden of Disease (GBD) project". Health statistics and health information systems. World Health Organization.

4.Prüss-Üstün, Annette; Mathers, C.; Corvalán, Carlos; Woodward, A. (2003). Assessing the environmental burden of disease at national and local levels: Introduction and methods. WHO Environmental Burden of Disease Series. 1. Geneva: World Health Organization. ISBN 9241546204.

5."Global burden of disease". World Health Organization.

6."The global burden of disease: 2004 update" (PDF). World Health Organization. 2008.

7."Global health risks: mortality and burden of disease attributable to selected major risks" (PDF). World Health Organization. 2009.

8.Global Burden of Disease (GBD) at WHO, 2012

9."Global Burden of Disease: Massive shifts reshape the health landscape worldwide". Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved January 30, 2017. That’s o­ne of the main findings from the Global Burden of Disease Study 2010 (GBD 2010), a collaborative project led by the Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) at the University of Washington.

10."History". Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved January 29, 2017.

11.Murray CJ, Vos T, Lozano R, Naghavi M, Flaxman AD, Michaud C, et al. (2013). "Disability-adjusted life years (DALYs) for 291 diseases and injuries in 21 regions, 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010". Lancet. 380 (9859): 2197–223. doi:10.1016/S0140-6736(12)61689-4. PMID 23245608.

12.Murray CJ, Ezzati M, Flaxman AD, Lim S, Lozano R, Michaud C, et al. (2013). "GBD 2010: design, definitions, and metrics". Lancet. 380 (9859): 2063–6. doi:10.1016/S0140-6736(12)61899-6. PMID 23245602.

13.Watts C, Cairncross S (2013). "Should the GBD risk factor rankings be used to guide policy?". Lancet. 380 (9859): 2060–1. doi:10.1016/S0140-6736(12)62121-7. PMID 23245600.

14.Rudan, Igor; Chan, Kit Yee (December 18, 2014). "Global health metrics needs collaboration and competition" (PDF). The Lancet. 385: 92–94. doi:10.1016/S0140-6736(14)62006-7. Retrieved January 27, 2017.

15.Doughton, Sandi (January 25, 2017). "Historic gift: Gates Foundation gives $279 million to University of Washington". The Seattle Times. Retrieved January 25, 2017. Initially, though, IHME antagonized other health experts, who accused the Seattle institute of arrogance and failing to share data and methods. Its first global health report card was not acknowledged by the World Health Organization.

16.GBD 2013 Mortality and Causes of Death Collaborators (2014). "Global, regional, and national age–sex specific all-cause and cause-specific mortality for 240 causes of death, 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013". The Lancet. 385 (9963): 117–171. doi:10.1016/S0140-6736(14)61682-2. ISSN 0140-6736. PMC 4340604. PMID 25530442.

17."GBD History". Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved January 30, 2017.

18.Brown, David (March 5, 2013). "Web-based tool charts disease, risk factors around the world and through time". The Washington Post. Retrieved January 31, 2017.

19.Das, P (2012). "The story of GBD 2010: a "super human" effort". Lancet. 380 (9859): 2067–2070. doi:10.1016/s0140-6736(12)62174-6.

20."Increase in global life expectancy offset by war, obesity, and substance abuse". Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved January 29, 2017.

21.GBD 2015 Mortality and Causes of Death Collaborators (2016-10-08). "Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015". The Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/S0140-6736(16)31012-1. ISSN 0140-6736. PMC 5388903. PMID 27733281. Retrieved 2017-01-29.

22."Global burden of disease study 2015 assesses the state of the world's health". ScienceDaily. October 6, 2016. Retrieved January 29, 2017.

23.Peter Hotez (November 17, 2016). "Vaccinations, Vaccine Science, and a New US President | Speaking of Medicine". PLOS. Retrieved January 31, 2017. Those results include new findings just released by the Gates Foundation-supported Global Burden of Disease 2015 Mortality and Causes of Death Collaborators that found a 75 percent reduction in global measles mortality over the last decade such that (for the first time ever) fewer than 100,000 children died from measles in 2013 and 2015

24."Table 3: Selected causes of global child deaths in 1990 and 2013". Retrieved January 31, 2017.

25."Table 5: Global deaths in 2005 and 2015 for all ages and both sexes combined and age-standardised death rates, with percentage change between 2005 and 2015 for 249 causes". Retrieved January 31, 2017.

26.Nisha Gaind (July 25, 2016). "Global rate of new HIV infections hasn't fallen in a decade". Nature News & Comment. Retrieved February 2, 2017.

27."Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015) Socio-Demographic Index (SDI) 1980–2015". GHDx. Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved February 7, 2017.

28.Myers, Joe (September 23, 2016). "There's a new ranking of the healthiest countries. How is yours doing?". World Economic Forum. Retrieved February 7, 2017.

29.Lancet, The (2016-10-08). "GBD 2015: from big data to meaningful change". The Lancet. 388 (10053): 1447. doi:10.1016/S0140-6736(16)31790-1. ISSN 0140-6736. Retrieved 2017-02-07.

30.Edward Wong (August 17, 2016). "Coal Burning Causes the Most Air Pollution Deaths in China, Study Finds". The New York Times. Retrieved January 31, 2017.

31."Roads Kill: The toll of traffic accidents is rising in poor countries". The Washington Post. January 13, 2014. Retrieved January 31, 2017.

32.Dylan Matthews (March 13, 2015). "The #1 reason people die early, in each country". Vox. Retrieved January 31, 2017.

33.Neal Emery (January 24, 2013). "How the World Gets Sick and Dies". The Atlantic. Retrieved January 31, 2017.

34.Olga Khazan (October 7, 2016). "How Back Pain Took Over the World". The Atlantic. Retrieved January 31, 2017.

35."Research Articles - Project: Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors Study (GBD)". Institute for Health Metrics and Evaluation. Retrieved February 2, 2017.

36."Lancet Global Burden of Disease". The Lancet. Retrieved February 3, 2017.

37."Lancet Global Burden of Disease Study 2013". The Lancet. Retrieved February 3, 2017.

38."Lancet Global Burden of Disease Study 2010". The Lancet. Retrieved February 3, 2017.

39.Murray, Christopher J. L.; Lopez, Alan D. "Search Results for: The Global Burden of Disease and Injury". Harvard University Press. Retrieved February 3, 2017.

40."WHO IRIS: Health dimensions of sex and reproduction : the global burden of sexually transmitted diseases, HIV, maternal conditions, perinatal disorders, and congenital anomalies / edited by Christopher J. L. Murray, Alan D. Lopez". World Health Organization. Retrieved February 4, 2017.

41."WHO IRIS: Global health statistics : a compendium of incidence, prevalence and mortality estimates for over 200 conditions / Christopher J. L. Murray, Alan D. Lopez". World Health Organization. Retrieved February 4, 2017.

42."WHO IRIS: The Global burden of disease : a comprehensive assessment of mortality and disability from diseases, injuries, and risk factors in 1990 and projected to 2020 : summary / edited by Christopher J. L. Murray, Alan D. Lopez". World Health Organization. Retrieved February 4.

Ngày 29/11/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích