Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 2 9 1 2
Số người đang truy cập
4 3 6
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Thông tin cập nhật tình hình sốt rét trên toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới giai đoạn 2010-2016

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) thông báo các bệnh do véc tơ truyền chiếm 17% trong tổng số các bệnh truyền nhiễm và là nguyên nhân gây ra hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm. Trong số đó, bệnh sốt rét do muỗi Anopheles truyền được xem là căn bệnh có số ca mắc và tử vong cao nhất trên toàn cầu. Mặc dù, trong những thập niên qua số ca mắc và tử vong do sốt rét giảm nhiều, song hiện nay bệnh sốt rét vẫn là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, nhất là các quốc gia ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Hiện nay, các vùng trên thế giới theo phân vùng của TCYTTG, trong đó có Việt Nam đang thực hiện Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét (LTSR) với mục tiêu đến năm 2030 một thế giới không còn sốt rét. Do vậy, để thực hiện thành công chiến lược này thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự nỗ lực trên toàn cầu, của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới, nhất là huy động các nguồn lực để thực hiện chiến lược này.

Theo báo cáo của TCYTTG năm 2018 thì trong năm 2016 ước tính có khoảng 2,7 tỷ đô la Mỹ dành cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét trên thế giới. Trong đó, chính phủ các quốc gia lưu hành sốt rét đóng góp khoảng 800 triệu đô, chiếm 31% tổng ngân sách.

Nhằm đánh giá những tiến bộ hướng tới các mục tiêu và cột mốc quan trọng của chiến lược toàn cầu loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2016-2030, TCYTTG đã đánh giá tổng số ca mắc và tử vong do sốt rét xay ra trên toàn cầu trong năm qua. Để cho bạn đọc có một cái nhìn tổng quan chúng tôi xin giới thiệu về tình hình sốt rét theo từng khu vực và thế giới như sau.


Hình a

Số ca mắc sốt rét theo khu vực trong giai đoạn 2000-2015

Theo tổng hợp của TCYTTG, trong năm 2016 ước tính có khoảng 216 triệu ca sốt rét xảy ra trên toàn thế giới giảm 21 triệu ca so với năm 2010 (năm 2010 ghi nhận 237 triệu ca mắc). Tuy nhiên, so với năm 2015, thì số ca mắc năm 2016 nhiều hơn 5 triệu ca (số ca mắc năm 2015 là 211 triệu ca).

Bảng 1. Số ca mắc sốt rét trên toàn cầu giai đoạn 2010–2016 ( Nguồn: WHO)

 

Số ca mắc (x1.000)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Thấp

218 000

207 000

199 000

191 000

191 000

192 000

196 000

Ước tính

237 000

225 000

217 000

210 000

210 000

211 000

216 000

Cao

278 000

267 000

262 000

256 000

256 000

257 000

263 000

Ước tính số ca mắc do KSTSR P. vivax

Thấp

10 490

11 170

9 930

6 800

6 440

6 060

6 430

Ước tính

15 860

14 730

13 200

10 250

8 750

8 160

8 550

Cao

21 680

19 630

18 000

14 600

11 520

10 640

11 140

Hầu hết các trường hợp mắc sốt rét trong năm 2016 đều xảy ra ở khu vực châu Phi (90%), tiếp theo là khu vực Đông Nam Á (7%) và khu vực Đông Địa Trung Hải (2%).


Hình b

Trong đó, có khoảng 4% các trường hợp mắc sốt rét trên toàn cầu là do KSTSR loài P. vivax và hầu hết số ca mắc sốt rét do P. vivax xảy ra bên ngoài khu vực châu Phi với tỷ lệ 36%.

Bảng 2. Số ca mắc sốt rét theo khu vực của WHO, năm 2016 (Nguồn: WHO)

 

Số ca mắc (x1.000)

Châu Phi

Châu Mỹ

Đông Địa Trung Hải

Đông

Nam Á

Tây Thái bình Dương

Thế giới

Thấp

176 000

665

3 600

10 900

1 200

196 000

Tổng ước tính

194 000

875

4 300

14 600

1 600

216 000

Cao

242 000

1 190

5 900

19 800

2 100

263 000

Ước tính ca mắc do P. vivax

Thấp

182

405

1 360

3 280

214

6 430

Tổng ước tính

859

556

1 790

4 960

385

8 550

Cao

2 090

786

2 340

7 234

592

11 140

% ca mắc do P.vivax

0.4%

64%

42%

34%

24%

4%

P. vivax là KSTSR xảy ra chủ yếu ở châu Mỹ (64%) và trên 30% xảy ra ở Đông Nam Á và 40% ở các vùng Đông Địa Trung Hải. Hầu hết trường hợp mắc sốt rét do P. vivax xảy ra ở khu vực Đông Nam Á (58%), tiếp theo là khu vực Đông Địa Trung Hải (21%) và khu vực châu Phi chỉ chiếm 10%. Các trường hợp mắc sốt rét do P. vivax giảm hơn 45% từ năm 2010-2016.


Hình 1. Tỷ lệ ca mắc sốt rét năm 2016 giữa KSTSR P. falciparumP. vivax theo khu vực
Ghi chú: AFR: khu vực châu Phi; SEAR: Đông Nam Á; EMR: Đông Địa Trung Hải; WPR: Tây Thái Bình Dương; AMR châu Mỹ

Có 15 quốc gia chiếm 80% tổng số ca mắc sốt rét trên toàn cầu, trong đó Nigeria là quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhất (27%), tiếp theo là Cộng hòa Dân chủ Congo (10%), Ấn Độ (6%) và Mozambique (4%). Trong năm 2016, ước tính có khoảng 85% trường hợp sốt rét do loài P. vivax xảy ra chỉ ở năm quốc gia gồm Afghanistan, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia và Pakistan (hình 5).


Hình 2. Tỷ lệ sốt rét của các quốc gia (a) và (b) các ca nhiễm sốt rét do P. vivax năm 2016.

Năm 2016 có 91 quốc gia xảy ra lan truyền sốt rét và có 16 quốc gia giảm hơn 20% số ca mắc so với năm 2015. Trong khi đó cũng có 25 quốc gia tăng 20% số ca mắc (Hình 3). Các quốc gia khu vực châu Mỹ và châu Phi chiếm gần 70% (n = 17) trên tổng số các quốc gia tăng hơn 20% trong năm 2016 so với năm 2015.



Hình 3. Số quốc gia có tỷ lệ sốt rét giảm (màu xanh) hoặc tăng (màu đỏ) hơn 20% số ca mắc, giai đoạn 2015-2016
(Nguồn: WHO)

Có 29 quốc gia lưu hành sốt rét nặng, chiếm 85% số ca mắc sốt rét trong năm 2016 và tăng hơn 50.000 trường hợp so với năm 2015. Ước tính có khoảng 24 quốc gia tăng từ 50500 trường hợp (Chad) đến tăng hơn một triệu trường hợp (Nigeria và Rwanda), trong khi đó có 5 quốc gia giảm từ 151.000 trường hợp (Gambia) đến 856.000 trường hợp (Madagascar).



Hình 4. Sự khác biệt dao động về số ca sốt rét cỡ 50.000 ca trong năm 2015 và 2016
tại các quốc gia có hơn 300.000 ca sốt rét vào năm 2015.
Giá trị dương tính chỉ ra một sự gia tăng và giá trị âm tính chỉ ra giảm.

Tỷ lệ mắc sốt rét

Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét trên toàn cầu giảm dần từ 76 xuống còn 63 trường hợp trên 1.000 dân có nguy cơ từ năm 2010 đến năm 2016. Như vậy, tỷ lệ giảm là 18%, khu vực châu Phi, tỷ lệ sốt rét giảm từ 256 xuống còn 206 trường hợp trên 1.000 dân số có nguy cơ từ năm 2010 đến 2016 (Hình 6.5a), như vậy tỷ lệ mắc bệnh giảm ở khu vực châu Phi là 20%. Trong số các khu vực, thì khu vực Đông Nam Á có số ca mắc giảm nhiều nhất (48%), tiếp theo là khu vực Châu Mỹ (22%) và Tây Thái Bình Dương (12%).

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, tỷ lệ mắc sốt rét không thay đổi trên phạm vi toàn cầu và gia tăng ở tất cả các khu vực ngoại trừ châu Âu. Tỷ lệ tăng cao nhất là ở khu vực châu Mỹ (36%), nơi mà tỷ lệ mắc bắt đầu tăng từ năm 2013 và phân lớn tăng ở Brazil và Venezuela.





Hình 5. Xu hướng tỷ lệ mắc sốt rét trên toàn cầu và khu vực, 2010–2016.
Trong năm 2015 không ghi nhận ca mắc tại chỗ ở Châu Âu


Hình 6. Thay đổi tỷ lệ phần trăm tỷ lệ mắc sốt rét trên toàn cầu và khu vực, 2010–2016 và 2014–2016.
Không có ca mắc tại chỗ được ghi nhận ở châu Âu trong năm 2015

Một số quốc gia trong khu vực châu Phi đã báo cáo số ca mắc được xác định bằng test chẩn đoán nhanh (RDTs) hoặc soi dưới kính hiển vi trong hệ thống y tế công lớn hơn số lượng các trường hợp ước tính trong năm 2016. Mặc khác, các trường hợp được xác định ≥ 70% cao hơn so với các trường hợp ước tính từ mô hình tỷ lệ ký sinh trùng so với tỷ lệ mắc phải, điều này cho thấy mức sử dụng không cao của khu vực công, đưa ra bằng chứng về tìm kiếm điều trị từ các cuộc điều tra hộ gia đình.

TCYTTG sẽ xem xét dữ liệu và phương pháp để xác định lý do cho những khác biệt này và có khả năng cải thiện dữ liệu giám sát và ước tính của các trường hợp mắc.

Bảng 3. Sử dụng ước tính ca mắc: mô hình tỷ lệ mắc mới (theo phương pháp hiện tại của WHO);
các ca mắc được xác định ở các cơ sở y tế công;
và các ca mắc được xác định ở cơ sở y tế công được điều chỉnh để xác định, báo cáo và tỷ lệ phát hiện điều trị



Ước tính số ca chết và tỷ lệ chết theo khu vực giai đoạn 2010-2016

Trong năm 2016, ước tính có khoảng 445.000 ca tử vong do sốt rét xảy ra trên toàn cầu, trong đó có 407.000 ca tử vong (khoảng 91%) xay ra ở khu vực châu Phi. Điều này cho thấy mức độ tử vong tương tự như năm 2015, khi có 446.000 ca tử vong được ghi nhận trên toàn cầu.

Khoảng 80% số ca tử vong trong năm 2016 xảy ra ở 15 quốc gia, tất cả đều nằm trong khu vực Châu Phi, ngoài trừ Ấn Độ. Các quốc gia như Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Burkina Faso và Ấn Độ chiếm 47% tổng số ca tử vong do sốt rét trên toàn cầu

Bảng 4. Ước tính số ca tử vong do sốt rét trên thế giới, giai đoạn 2010-2016

Khu vực

Số ca chết

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Châu Phi

538.000

484.000

445.000

430.000

423.000

409.000

407.000

Đông Địa Trung Hải

7.200

7.100

7.700

7.800

7.800

7.600

8.200

Châu Âu

0

0

0

0

0

0

0

Châu Mỹ

830

790

630

620

420

450

650

Đông Nam Á

41.700

34.000

29.000

22.000

25.000

26.000

27.000

Tây Thái Bình Dương

3.800

3.300

4.000

4.300

2.900

2.600

3.300

Toàn thế giới

591.000

529.000

487.000

465.000

459.000

446.000

445.000

Ước tính tỷ lệ tử vong do sốt rét trên 100.000 dân số có nguy cơ cho thấy, so với năm 2010, tất cả các khu vực có báo cáo tử vong sốt rét đã giảm xuống trong năm 2016. Tỷ lệ tử vong giảm nhiều nhất ởkhu vực Đông Nam Á (44%), Châu Phi (37%) và châu Mỹ (27%). Tuy nhiên, từ năm 2015 đến năm 2016, không có sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ tử vong ở khu vực Châu Phi, trong khi đó mức tăng nhẹ đã được báo cáo ở tất cả các khu vực khác của TCYTTG.


Hình 7.
Tỷ lệ tử vong do sốt rét ở 15 quốc gia chiếm gần 80% ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2016.

Trong phân tích tỷ lệ tử vong, TCYTTG sử dụng một mô hình có tỷ lệ ký sinh trùng ở trẻ em như một biến số để định lượng tử vong do sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có sốt rét lưu hành nặng vùng châu Phi, cận sa mạc Sahara.


Hình 8.
Tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm (tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân số có nguy cơ) theo khu vực, giai đoạn 2010–2016

Số ca tử vong do sốt rét trên 5 tuổi được phỏng đoán từ các ca tử vong do sốt rét dưới 5 tuổi để tính tổng số ca tử vong do sốt rét. Phương pháp ước tính này hiện không sử dụng dữ liệu tỷ lệ mắc thường quy từ châu Phi, cận sa mạc Sahara trong phân tích tử vong, dẫn đến sự khác biệt về xu hướng giữa dữ liệu thông thường và ước tính tử vong.

Vấn đề tương tự cũng xuất hiện như được thấy với mô hình ký sinh trùng đến tỷ lệ mắc (Bảng 6.3). Là một phần của việc xem xét rộng rãi hơn các phương pháp ước lượng gánh nặng sốt rét, vào năm 2018, TCYTTG sẽ xem xét các cách để kết hợp dữ liệu tỷ lệ mắc trong phân tích tỷ lệ tử vong do sốt rét ở cận Sahara châu Phi.


Hình 9.
Xu hướng tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu và Châu Phi, 2010–2016


Hình 10.
Xu hướng tỷ lệ tử vong do sốt rét ở các khu vực, giai đoạn 2010–2016

Ngày 27/08/2018
CN. Cao Thanh Tuấn, ThS. Đỗ Văn Nguyên, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích