Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 0 5 7 9
Số người đang truy cập
3 5 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Một số thông tin liên quan đến bệnh sốt vàng

Với các dữ liệu gần đây về bệnh sốt vàng (Yellow fever) được Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đăng tải vào tháng 3/2018 cho thấy mức độ nguy hiểm và nguy cơ lan rộng của bệnh rất lớn. Một số thông tin chính có thể tổng hợp (Key facts):

·Sốt vàng là một bệnh xuất huyết cấp tính do virus lây truyền bởi muỗi mang mầm bệnh. Thuật ngữ “vàng” là ám chỉ đến vàng da trên một số bệnh nhân;

·Các triệu chứng của sốt vàng gồm có sốt, đau đầu, vàng da, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa và suy nhược;

·Có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân nhiễm virus phát triển triệu chứng nghiêm trọng và khoảng chứng ½ trong số đó chết trong vòng 7-10 ngày;

·Virus lưu hành tại các vùng nhiệt đới của châu Phi, Trung và Nam Mỹ;

·Các vụ dịch lớn của sốt vàng xảy ra khi nhiễm virus vào trong các cộng đồng đông đúc với mật độ muỗi truyền bệnh cao và ở đó hầu hết mọi người có rất ít hoặc không có miễn dịchdo thiếu tiêm chủng vaccine. Trong các tình trạng như thế, muỗi nhiễm virus loài Aedes aegypti lan truyền virus từ người này sang người khác;

·Sốt vàng sẽ được kiểm soát nếu có tiêm vaccine đặc hiệu, điều này an toàn và khả thi. Một liều duy nhất của vaccine sốt vàng đủ gây miễn dịch bền vững và bảo vệ trong thời gian dài để chống lại bệnh sốt vàng và nếu có thêm một mũi nhắc lại là không cần thiết. Vaccine cho miễn dịch hiệu quả trong vòng 30 ngày đến 99%;

·Nếu điều trị hỗ trợ tốt tại bệnh viện sẽ cải thiện điều trị sống sót cho bệnh nhân. Hiên nay, không có thuốc chống virus đặc hiệu coh bệnh sốt vàng;

·Chiến lược Loại trừ các vụ dịch sốt vàng (Eliminate Yellow fever Epidemics_EYE) đã được khởi động vòa năm 2017 là một sáng kiến. Với hơn 50 đối tác liên quan, các đối tác EYE hỗ trợ cho 40 quốc gia có nguy cơ mắc tại châu Phi và châu Mỹ để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với bệnh sốt vàng trên những ca nghi ngờ và vụ dịch. Các đối tác đặt ra vấn đề và hỗ trợ nhằm bảo vệ quần thể có nguy cơ, ngăn ngừa lan rộng trên toàn thế giới nhanh chóng. Vào năm 2026, người ta mong đợi có hơn 1 tỷ người sẽ được bảo vệ chống lại căn bệnh này.


Hình 1

Quần thể nguy cơ

Có 47 quốc gia ở châu Phi (34) và Trung và Nam Mỹ (13) hoặc có dịch hoặc có vùng có dịch sốt vàng. Một nghiên cứu về mô hình dựa trên các nguồn dữ liệu ở châu Phi ước tính gánh nặng của bệnh sốt vàng từ trong năm 2013 là 84.000–170.000 ca ác tính hay nặng và 29.000–60.000 tử vong do sốt vàng. Thỉnh thoảng, các du khách đi thăm các vùng lưu hành bệnh có thể mắc bệnh mà các bệnh nhân đó đến từ các quốc gia hoàn toàn không có bệnh sốt vàng. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh nhập khẩu như thế, nhiều quốc gia đã đòi hỏi một chương trình tiêm chủng vaccine chống lại sốt vàng trước khi cấp visa nếu du khách đến hoặc thăm làm việc tại các nước có bệnh lưu hành.

Vào những thế kỷ trước (17-19th), sốt vàng đã chuyển dịch đến Bắc Mỹ và châu Âu, gây ra các vụ dịch lớn lmf thiệt hại nền kinh tế, phát triển trên một số quần thể bị ảnh hưởng. Phần lãnh thổ phía Bắc của Sudan thuộc Vương quốc Nubia cổ xưa. Trong thiên niên kỉ I TCN, người Ai Cập đến thành lập các vùng định cư ở Sudan, dần dần phát triển thành vương quốc Kush. Trong những thế kỉ sau đó, khi Ai Cập suy tàn, vương quốc Kush bảo tồn nền văn hóa Ai Cập. Vương quốc này bị người Aksum thuộc phía Bắc của Ethiopia tiêu diệt vào khoảng giữa thế kỷ IV. Vào thế kỷ VI, các nhà truyền giáo đến thành lập các nhà nước cùng chung sống với người Ả Rập Ai Cập Hồi giáo trong hơn 600 năm. Những người không thuộc cộng đồng Ả Rập nắm quyền kiểm soát Ai Cập đã khuyến khích các bộ lạc du mục Arập di chuyển đến vùng Thượng Ai Cập và tiến hành các cuộc cướp phá dọc theo biên giới Sudan. Cuối thế kỷ XIII, người Ả Rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ đốc giáo và định cư tại Sudan. Vương quốc Alwa ở miền trung Sudan bị một dân tộc không rõ nguồn gốc từ phía Nam đến chinh phục.


Hình 2

Lây truyền bệnh sốt vàng

Sốt vàng do virus là một bệnh của arbovirus thuộc giống flavivirus và lây truyền thông qua muỗi Aedes spp. và Haemogogus spp. Các loài muỗi khác nhau sống trong các nơi khác nhau, một số đẻ quanh nhà (domestic), một số khác lại ở trong rừng (wild) và một số sống cả trong rừng và quanh nhà (semi-domestic). Có 3 loại lan truyền bệnh:

·Sốt vàng có chu kỳ lan truyền thuộc rừng núi (Sylvatic or jungle): Tại các vùng rừng mưa nhiệt đới, các con khỉ là ở chứa đầu tiên của bệnh sốt vàng do các loài muỗi hoang dại đốt đầy virus vào trong máu của các con khỉ khác. Thỉnh thoảng, con người đang làm việ hoặc đang đi du lịch vào các vùng rừng dễ bị đốt bởi các muỗi nhiễm bệnh và phát bệnh sốt vàng;

·Sốt vàng có chu kỳ trung gian (Intermediate yellow fever): Trong loại lan truyền này, các loài muỗi sống cả trong rừng lẫn quanh nhà nhiễm cả vào khỉ và con người. Sự gia tăng tiếp xúc giữa con người với muỗi nhiễm sẽ dẫn đến tăng lan truyền và nhiều ngôi làng tách biệt trong vùng cũng có thể phát triển thành các vụ dịch trong cùng một lúc. Đây là loại chu kỳ lan truyền phổ biến hay gặp xảy ra các vụ dịch ở châu Phi.

·Sốt vàng có chu kỳ lan truyền ở đô thị (Urban yellow fever): Các vụ dịch lớn xảy ra khi người nhiễm virus sống trong một khu đông đúc dân cư có đồng thời mật độ muỗi cao và ở đó hầu hết con người có rất ít hoặc chưa có miễn dịch do thiếu tiêm chủng vaccine. Trong những trường hợp như vậy, các muỗi nhiễm có thể lây truyền víu từ người này sang người khác.


Hình 3

Vai trò của tiêm chủng vaccine

Tiêm vaccine phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất đẻ ngăn ngừa bệnh sốt vàng. Trong các có nguy cơ cao, nơi mà tiêm vaccine không bao phủ đầy đủ, thì việc sớm nhận ra và phát hiện các vụ dịch và kiểm soát sốt vàng bằng cách tiêm vaccine hàng loạt (mass immunization) là cần thiết để ngăn ngừa dịch. Điều quan trọng là vaccine cho hầu hết (từ 80% trở lên) trong quần thể có nguy cơ là để ngăn ngừa lan truyền sốt vàng trong vùng có dịch xảy ra.

Các chiến lược tiêm chủng vaccine đang sử dụng để tiêm chủng bảo vệ chống lại các vụ dịch gồm có: Tiêm chủng trên trẻ em thường quy (routine infant immunization); Chiến lược tiêm chủng hàng loạt (mass vaccination campaigns) để gia tăng độ bao phủ cho toàn quốc gia có nguy cơ xảy dịch; Và tiên chủng cho các khách du lịch đang chuẩn bị đến các vùng có lưu hành bệnh sốt vàng. Tại các vùng có nguy cơ cao mà ở đó bao phỉ tiêm chủng vaccine còn thấp, thì cố gắng phát hiện sớm, kịp thời và kiểm soát dịch đầy đủ thông qua triển khai chiến lược tiêm chủng hàng loạt. Điều quan trọng là tiêm vaccine cho hầu hết ( (80% hoặc hơn) trong quần thể dân có nguy cơ để ngăn ngừa lan truyền trong một vùng để tránh xảy ra dịch.


Hình 4

Một số hiếm các báo cáo về tác dụng ngoại ý của vaccine khi tiêm chủng để bảo vệ bệnh sốt vàng. Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng này đi sau tiêm chủng xảy ra (adverse events following immunization_AEFI), khi vaccine kích ứng trên gan, thận hoặc trên hệ thần kinh, dẫn đến phải nhập viện với tỷ lệ 0.4 - 0.8/100 000 người được tiêm chủng. Nguy cơ cao hơn sẽ thường xảy ra trên các người dân cao hơn 60 tuổi và bất kỳ ai có suy giảm miễn dịch nặng do nhiễm HIV/AIDS có triệu chứng hay các bệnh lý khác, hoặc những ai có rối loạn tuyến ức. Những người trên 60 tuổi nên tiêm vaccine sau khi có một đánh giá cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Người thường cho loại ra không tiêm chủng vaccine gồm có:

·Các trẻ em nhỏ hơn 9 tháng tuổi, ngoại trừ trong vùng dịch khi trẻ từ 6-9 tháng tuổi đang sống trong vùng mà ở đó là vùng nguy cơ nhiễm cao cũng nên tiêm vaccine;

·Các phụ nữ mang thai, ngoại trừ trong thời gian vụ dịch xảy ra trong vùng có nguy cơ nhiễm cao;

·Các người có dị ứng nghiêm trọng với protein từ trứng;

·Những người có suy giảm miễn dịch nặng do hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS hoặc do các nguyên nhân khác hoặc rối loạn tuyến ức.

Theo điều luật Y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR), các quốc gia có quyền yêu cầu các du khách phải cung cấp chứng chỉ đã tiêm vaccine phòng ngừa sốt vàng. Nếu có dấu hiệu chưa tiêm vaccine, điều này thì điều này phải được chứng nhận của cơ quan chức năng. Theo IHR điều này là phù hợp và hợp pháp với khung y tế của quóc gia để dừng lan rộng của bệnh và các mối đe dọa sức khỏe khác. Yêu cầu có chứng nhận đã chủng ngừa vaccine của các du khách là tự do ở mỗi bang và nó không phải là yêu cầu bắt buộc ở tất cả quốc gia.

Phòng chống trung gian truyền bệnh-Muỗi

Nguy cơ lan truyền sốt vàng tại các vùng đô thị có thể giảm thông qua loại bỏ ổ đẻ của muỗi bằng cách áp dụng diệt ấu trùng (larvicides) ở các vật dụng chứa nước và các nơi khác có ở nước động được lấy.

Cả giám sát vector và kiểm soát vector là hai thành phần để ngăn ngừa và phòng chống các bệnh lây truyền qua trung gian vector (VBDs_vector-borne diseases), đặc biệt để phòng chống lan truyền trong tình huống dịch xảy ra. Đối với sốt vàng, giám sát vector đích Aedes aegypti và các loài Aedes spp khác sẽ giúp thông tin nơi nào có nguy cơ xảy ra dịch ở vùng đô thị.


Hình 5

Hiểu về sự phân bố của các loài muỗi này trong một quốc gia có thể cho phép một quốc gia đến các vùng ưu tiên đẩy mạnh công tác giám sát và xét nghiệm phát hiện bệnh ở người, và cân nhắc các hoạt động phòng chống vector. Hiện tại, có rất ít nơi chứa hóa chất đạt chi phí, hiệu quả và an toàn có thể sử dụng được để chống lại vector trưởng thành. Điều này chủ yếu do kháng bởi một số vector chính vói các hóa chất và rút khỏi hoặc loại bỏ một số loại thuốc diệt côn trùng an toàn hay chi phí đăng ký lại quá cao.

Về lịch sử, các chiến dịch phòng chống muỗi đã thành công trong loại trừ Aedes aegypti, các vector sốt vàng ở đô thị từ hầu hết các quốc gia thuộc vùng Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, Aedes aegypti có tái trở lại các vùng đô thị, làm gia tăng một nguy cơ tái hồi bệnh sốt vàng ở đô thị. Các chương trình phòng chống muỗi đã đánh đích với các muỗi hoang dại trong khu vực rừng không đúng với thực hành để ngăn ngừa lan truyền bệnh sốt vàng trong rừng.

Các biện pháp bảo vệ cá nhân như mặc áo quần tay dài để hạn chế tối đa tiếp xúc hay phơi nhiễm và sử dụn kem thoa được khuyến cáo để tránh muỗi đốt. Việc sử dụng các màn tẩm hóa chất còn giới hạn do thực tế muỗi Aedes chỉ đốt trong thời gian ban ngày.

Brazil phát hiện 8 đột biến gen của virus sốt vàng da

Tại Nam Mỹ đưa tin, ngày 1/4, các nhà khoa học Brazil cho biết đã phát hiện ít nhất 8 đột biến gen của virus gây dịch sốt vàng da tại nước này, khiến hơn 350 trường hợp tử vong trong tổng số hơn 1.130 ca mắc bệnh kể từ tháng 7/2017 đến nay. Báo cáo của chuyên gia y tế Brazil cho biết những đột biến gen trên có liên quan đến protein tham gia vào quá trình nhân lên của virus.


Hình 6

Các đột biến đó sinh ra sau quá trình hoàn thành một bộ gen của virus sốt vàng được lấy từ mẫu bệnh phẩm của những con khỉ tại khu vực rừng các bang miền Đông Nam Espirito Santo vào cuối tháng 2 vừa qua. Theo Quỹ Oswaldo Cruz, sự thay đổi về di truyền của virus sốt vàng trên không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine phòng dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế Brazil cho biết sẽ cố gắng tìm ra khả năng virus đột biến ở mức độ mạnh hơn, đồng thời nhấn mạnh vi sinh vật thuộc kiểu gen dòng Nam Mỹ 1E chiếm ưu thế tại Brazil từ năm 2008.

Phát biểu với kênh truyền hình Globo News, Trưởng Phòng thí nghiệm về muỗi truyền bệnh thuộc Quỹ Oswaldo Cruz-Ricardo Lourenso khẳng định tầm quan trọng của việc lấy mẫu bệnh phẩm của những con khỉ nhiễm sốt vàng da ở điều kiện và thời điểm phù hợp để nghiên cứu và xác định chính xác virus. Ông Lourenso cho biết một trong những con khỉ được lấy mẫu bệnh phẩm đã chết gần đây, trong khi con khác vẫn sống nhưng trong giai đoạn cuối của bệnh.

Về phần mình, Trưởng Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử nhóm Flavivirus của Quỹ Oswaldo Cruz, Myrna Bonaldo đề cập khả năng sử dụng vaccine phòng sốt vàng không đạt hiệu quả cao trong bối cảnh Chính phủ Brazil đang mong muốn triển khai chương trình tiêm vaccine phòng bệnh này trên cả nước.

Bà Bonaldo cho biết vaccine phòng sốt vàng được sử dụng hiệu quả trong suốt 80 năm qua. Những biến đổi gen của virus không xảy ra ở các protein chính mà nằm ở phía ngoài. Do vậy, khả năng miễn dịch có thể cao hơn hoặc thấp hơn.


Hình 7

Các chuyên gia y tế sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của 8 đột biến đó đối với khỉ, muỗi và người bị nhiễm dịch bệnh này. Sốt vàng là bệnh nhiễm trùng cấp tính lây truyền qua muỗi đốt. Có hai loại sốt vàng là sốt do muỗi Haemogogus và Sabethes truyền và loại khác là do muỗi Aedes aegypti, cũng là thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết, zika và sốt vàng gây ra.

Trong đa số trường hợp, các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt rét run, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ đặc biệt ở lưng và nhức đầu. Ở một số người, bệnh thuyên giảm trong vòng một ngày, tuy nhiên sau đó tái phát kèm theo đau bụng và bị tổn thương gan, có nguy cơ làm chảy máu bên trong và ảnh hưởng tới các chức năng của thận. Sốt vàng phổ biến ở những vùng nhiệt đới của Nam Mỹ và châu Phi. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, số trường hợp mắc căn bệnh này liên tục tăng trên thế giới. Lần gần đây nhất dịch sốt vàng được ghi nhận tại Brazil là hồi năm 1942 ở bang Acre.

Nguy cơ bùng phát đại dịch sốt vàng da trên thế giới

Bệnh sốt vàng đang có nguy cơ bùng phát thành đại dịch trên toàn thế giới khi hàng loạt cảnh báo vừa được đưa ra về dịch bệnh nguy hiểm này và đã và đang đe dọa nhiều quốc gia.

Ngày 17/8/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cảnh báo bệnh sốt vàng ở châu Phi, nhất là tại Angola và Congo có nguy cơ bùng phát thành đại dịch tại châu Phi, châu Á và lan rộng ra toàn thế giới. Các chuyên gia TCYTTG cho biết bệnh sốt vàng xuất hiện tại Angola và Congo và sau đó lan sang một số quốc gia ở châu Phi. Hiện đã có hàng nghìn bệnh nhân mắc căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt tại Angola và Congo. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kể từ khi bệnh dịch bùng phát hồi đầu tháng 12-2015, đến nay đã có hơn 400 người tử vong tại hai quốc gia châu Phi này.

Hiện nay, TCYTTG cùng Quỹ Cứu trợ Nhi đồng (SCF) đang phối hợp với các Chính phủ Angola và CHDC Congo để tổ chức chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh sốt vàng. Tuy nhiên, TCYTTG hiện chỉ có 7 triệu liều vaccine, trong khi số người có nguy cơ nhiễm căn bệnh chết người này là hơn 10 triệu người. TCYTTG cho biết bệnh sốt vàng có thể bùng phát thành đại dịch tại châu Phi, sau đó lây lan sang châu Á, do hiện có hàng nghìn người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án cơ sở hạ tầng, đường giao thông, khai khoáng ở châu Phi, có thể mang mầm bệnh nguy hiểm này vì không được tiêm chủng kịp thời. Cùng ngày, Tổ chức "Cứu trợ trẻ em" (Save the Children) có trụ sở ở Anh cũng cho biết bệnh sốt vàng hiện đã xuất hiện ở rất nhiều nước châu Âu. Tổ chức “Cứu trợ trẻ em” đã triển khai một nhóm các chuyên gia giúp đỡ Bộ Y tế CHDC Congo trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng.


Hình 8

Bệnh sốt vàng là một chứng bệnh sốt xuất huyết gây vàng da do virus (virut sốt vàng), thuộc họ Flavividae, giống Flavivirus, lây truyền qua đường muỗi đốt. Bệnh sốt vàng chủ yếu do muỗi Aedes spp. nhiễm và truyền sang người. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, khí hậu nóng với nhiệt độ trung bình tháng trên 20 độ C, là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi Aedes spp.

Từ thế kỷ XVII, bệnh sốt vàng đã xuất hiện tại Nam Mỹ và châu Phi. Đến thế kỷ XIX, sốt vàng được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm trên thế giới. Theo TCYTTG, mỗi năm ở châu Phi có đến hàng nghìn người mắc bệnh sốt vàng, còn ở Nam Mỹ cũng có đến hàng trăm người mắc.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt vàng bao gồm sốt cao, khởi phát đột ngột kèm rét run, đau đầu, đau lưng, đau nhức cơ thể, mặt đỏ, xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm, mệt mỏi, suy nhược, bạch cầu máu ngoại vi giảm và có vàng da nhẹ. Phần lớn trường hợp bệnh cải thiện sau các triệu chứng ban đầu này. Tuy nhiên, khoảng 15% trường hợp mắc bệnh sốt vàng da, sau khoảng một ngày thuyên giảm, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng có nhiễm độc biểu hiện bằng các triệu chứng: sốt tái phát, đau bụng, giảm đi tiểu, loạn nhịp tim, vàng da vừa hoặc nặng.


Hình 9

Nếu tình trạng này xảy ra thì có nguy cơ xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen), tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn. Sốt vàng da là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, ở thể nặng từ 20% đến 50%, các thể khác dưới 5%. Mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính khi chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm vi rút sốt vàng da. Tuy nhiên nhóm người có nguy cơ cao hơn với bệnh là trẻ em và những người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công đốt hút máu.

Về nguyên tắc điều trị: Bệnh sốt vàng hiện chưa có thuốc đặc trị, vì vậy điều trị theo các nguyên tắc là phát hiện, chẩn đoán đúng bệnh; điều trị sớm; tập trung chủ yếu điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm đau, chống xuất huyết; chống suy gan, thận; trợ tim mạch, chống dị ứng; chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn; hạn chế tối đa các biến chứng muộn.

Các biện pháp phòng, chống dịch sốt vàng

Biện pháp dự phòng hiệu quả nhất đối với bệnh sốt vàng cho đến nay là tiêm phòng vaccine. Thường sử dụng vaccine 17D sống, giảm độc lực, an toàn cao, chế tạo từ phôi gà.


Hình 10

Vaccine được tiêm dưới da cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, dùng 1 liều duy nhất, hiệu lực đạt trên 90% và có thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài, tuy nhiên nên có mũi tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm ở những người có nguy cơ cao trong vùng dịch lưu hành. Vaccine sốt vàng da được quy định tiêm bắt buộc cho người đi đến từ vùng có bệnh lưu hành và đi vào vùng có bệnh dịch sốt vàng.

Tăng cường kiểm dịch y tế biên giới nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng da có thể xâm nhập.

Tuyên truyền giáo dục sức khỏe và tổ chức cho cộng đồng tiến hành các biện pháp giám sát thường xuyên dịch bệnh. Xử lý vệ sinh môi trường, khống chế việc sinh sản và diệt muỗi trưởng thành đối với loài muỗi Aedes spp. trong các khu vực dân cư.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các biện pháp chống dịch sốt vàng chủ yếu là chống muỗi đốt cho bệnh nhân; thu gom và khử khuẩn triệt để chất dịch cơ thể của bệnh nhân (máu, dịch não tủy, tinh dịch, dịch tiết khác).

Thời gian theo dõi cách ly ngắn nhất trong vòng 7 ngày, thường là 14 ngày sau khi phát bệnh. Kết hợp phun hóa chất diệt muỗi (phun dạng ULV, phun nhắc lại sau 1 tuần) trong bệnh viện và khu vực ổ dịch, tập trung vào khu vực muỗi Aedes spp. truyền bệnh có thể trú đậu và sinh sản.


Hình 11

Đăng ký cụ thể, tổ chức theo dõi những người tiếp xúc trực tiếp và người cùng sống với người bệnh trước khi phát bệnh 5 ngày, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mới phát bệnh để đưa vào diện cách ly, điều trị.

Sau hàng loạt dịch bệnh xuất hiện liên tục gần đây trên thế giới, việc bùng phát bệnh sốt vàng da tại châu Phi cùng những cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh này trở thành đại dịch lại tiếp tục đặt cộng đồng quốc tế trước những khó khăn mới.

Khuyến cáo người lao động đi châu Phi phòng dịch sốt vàng

Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa có công văn gửi các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Angola và các nước châu Phi khuyến cáo về phòng chống dịch sốt vàng da.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, dịch sốt vàng da và sốt rét đã bùng phát tại Angola và các nước châu Phi từ cuối tháng 12/2015. Hiện nay, tình hình dịch vẫn diến biến phức tạp, các ca nhiễm dịch cũng tăng nhanh với nhiều biến thể mới. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đối với người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nướcyêu cầu, khuyến cáo các doanh nghiệp phải chủ động thông tin về tình hình dịch bệnh và các biên pháp phòng ngừa bệnh dịch sốt vàng da và sốt rét tới người lao động đang làm việc và chuẩn bị đi làm việc tại Angola và các nước tại khu vực Châu Phi.


Hình 12

Các doanh nghiệp phối hợp với đối tác và chủ sử dụng đưa người lao động đi tiêm vaccine theo hướng dẫn của chính quyền sở tại.

Cục Quản lý Lao động ngoài nước đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình người lao động đang làm việc tại các khu vực có dịch bệnh để kịp thời báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Tổ chức Y tế thế giới lo ngại về dịch sốt vàng da ở Sudan

Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ngày 7/11 đã ra thông cáo, bày tỏ lo ngại trước tình trạng dịch sốt vàng da đang bùng phát dữ dội ở khu vực Darfur của (Sudan) Xuđăng, làm nhiều người bị thiệt mạng. TCYTTG cho biết dịch bệnh trên mới bùng phát từ tháng 10 vừa qua, song có tốc độ lây lan rất nhanh, và đến thời điểm hiện tại đã lan ra 17 điểm dân cư ở Darfur.

Cùng thời gian ấy, số người nhiễm bệnh đã tăng hơn gấp đôi, với 194 bệnh nhân ở thời điểm hiện tại, trong đó đã có 67 trường hợp tử vong.


Hình 13

TCYTTG kêu gọi chính quyền và nhân dân các vùng thường xuyên xảy ra dịch sốt vàng cần tăng cường công tác phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt muỗi, đồng thời chủ động tiêm vaccine phòng bệnh.

Được biết, TCYTTG sẽ sớm có những trợ giúp cần thiết để khu vực trên ngăn chặn nguy cơ dịch sốt vàng da tiếp tục lây lan trên diện rộng. Các số liệu thống kê của TCYTTG cho thấy trung bình hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 200.000 người bị lây nhiễm bệnh sốt vàng và muỗi là tác nhân truyền bệnh chính. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào để chữa trị căn bệnh này, ngoài vắcxin phòng bệnh được cho là khả dĩ hơn cả.


Hình 14

“Bóng ma” sốt vàng da tại châu Phi

Nỗi ám ảnh về dịch sốt vàng lại trỗi dậy không chỉ ở quốc gia Sudan nghèo khó mà cả nhiều quốc gia khác trên Lục địa đen châu Phi khi mà dịch bệnh nguy hiểm chết người này đang bùng phát dữ dội và lây lan nhanh tại khu vực Darfur của Sudan. 

Điều kiện sống và vệ sinh tồi tệ là nguyên nhân khiến dịch sốt vàng da tái bùng phát ở Sudan. Mức độ lây lan của dịch bệnh đáng báo động tới mức TCYTTG ngày 7-11 đã phải ra thông cáo để bày tỏ lo ngại trước tình trạng dịch sốt vàng da đang bùng phát dữ dội ở khu vực Darfur của Sudan làm nhiều người thiệt mạng. Theo TCYTTG, dịch bệnh mới bùng phát từ tháng 10 vừa qua song có tốc độ lây lan rất nhanh và đã lan ra 17 điểm dân cư ở Darfur tính tới thời điểm hiện tại. 


Hình 15

Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân sốt vàng da ở Darfur rất cao khi trong 194 ca mắc bệnh đã có tới 67 trường hợp tử vong. Chính vì thế, TCYTTG đã khẩn thiết kêu gọi chính quyền và nhân dân các vùng thường xuyên xảy ra dịch sốt vàng da cần tăng cường công tác phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt muỗi, đồng thời chủ động tiêm vaccine phòng bệnh. TCYTTG cho biết sẽ sớm có những trợ giúp cần thiết để khu vực trên ngăn chặn nguy cơ dịch sốt vàng da tiếp tục lây lan trên diện rộng.

Việc TCYTTG lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh sốt vàng da ở Darfur đã làm dấy lên nỗi lo lắng sâu sắc không chỉ riêng với Sudan mà cả các quốc gia châu Phi chung quanh. Sốt vàng da là bệnh siêu vi trùng chủ yếu ở châu Phi và Nam Mỹ, thường bùng phát vào cuối mùa mưa với khoảng 200.000 ca mắc bệnh mỗi năm, trong đó có khoảng 30.000 người tử vong. Muỗi là tác nhân chính gây bệnh sốt vàng, một căn bệnh rất khó chẩn đoán ở giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu song lại rất dễ lây lan. Bệnh sốt vàng từng gây ra đại dịch tàn khốc, khiến 300 nghìn người Tây Ban Nha thiệt mạng trong thế kỷ 19, song từ đó đến nay giới y học vẫn chưa tìm loại thuốc đặc hiệu nào để chữa trị căn bệnh này, ngoài vaccin phòng bệnh được cho là giải pháp phòng ngừa tốt nhất.

TCYTTG cho biết, trong giai đoạn từ năm 1940-1960, nhiều chiến dịch tiêm chủng rộng rãi được thực hiện ở châu Phi đã gần như triệt tiêu được bệnh dịch sốt vàng da. Tuy nhiên, sau đó, do sự chủ quan của giới chức y tế địa phương, các thế hệ mới không được tiêm chủng phòng bệnh nên dịch bệnh nguy hiểm bùng phát trở lại. Theo nhìn nhận của TCYTTG, tiến trình đô thị hóa và hoạt động di cư cùng điều kiện sống và vệ sinh tồi tệ đã làm cho căn bệnh này trở lại châu Phi, vì thế việc tiêm chủng phòng chống bệnh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. TCYTTG, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức Thầy thuốc không biên giới và các tổ chức xã hội khác đã cùng phối hợp phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng chống bệnh sốt vàng da ở nhiều nước châu Phi từ gần 3 năm nay.

Tiến sỹ William Perea, người đồng phối hợp chiến dịch này của WHO, tin tưởng việc tiêm vaccine rộng rãi trên toàn châu Phi sẽ ngăn chặn được sự bùng phát của bệnh sốt vàng da, nơi được cảnh báo có nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt vàng da lên tới đỉnh điểm vào năm 2015.


Hình 16.Bão cát xâm lấn đất đai, nhà cửa ở Sudan.

Sudan rơi vào tình trạng đáng báo động vì biến đổi khí hậu

Nhiệt độ tăng cao, nguồn cung cấp nước khan hiếm, độ màu mỡ trong đất đai mất dần đi thay vào đó là hạn hán diễn ra triền miên và nghiêm trọng. Đây là những gì đang diễn ra ở đất nước Sudan. 

Theo hãng tin CNN, sau nhiều năm bị sa mạc hóa, sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa và hạn hán đã trở thành mối lo ngại cho cuộc chiến chống lại đói nghèo đối với chính phủ Sudan. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn lương thực thực phẩm, sự phát triển bền vững mà nhiều ngôi nhà của người dân Sudan cũng đang trong tình trạng báo động vì bị bão cát sa mạc xâm lấn và chôn vùi. 

Michelle Yonetani, một cố vấn cao cấp về thiên tai thuộc Trung tâm Quốc tế về giám sát di tản nội địa (IDMC) cho biết, cho đến cuối thế kỷ 20, khu vực Sahel ở phía Nam Sudan bắt đầu trồng rải rác cây baobap, cây keo và những thảm cỏ, nhưng sa mạc hóa đã làm thay đổi mọi thứ, chúng đang xâm lấn vào đất nông nghiệp có giá trị. Được biết, hiện tượng bão cát do sa mạc hóa đang dần tăng lên ở khu vực này, chúng bắt đầu chôn lấp nhà cửa, làm bốc hơi nguồn nước vốn đã khan hiếm và đồng thời làm xói mòn sự màu mỡ của đất đai. Các chuyên gia nói rằng nếu không kịp thời can thiệp, các khu vực khác ở đất nước châu Phi này sẽ trở thành nơi hoang tàn nhất thế giới và rất có thể con người sẽ không thể sinh sống ở đây được nữa. 

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên Hợp quốc (OCHA), sa mạc hóa sẽ khiến 1,9 triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi ngành sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi có xu hướng giảm, các khu vực chăn nuôi nhỏ dần, đồng cỏ bị héo tàn, nguồn nước khan hiếm… và khoảng 3,2 triệu người dự kiến phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng. 

“Bắc Phi vốn đã là nơi rất nóng, nhưng giờ đây nhiệt độ nơi này còn tăng cao hơn nữa. Dự đoán rằng, tại thời điểm nào đó trong thế kỷ này, một phần của khu vực sẽ không có người sinh sống”, Jos Lelieveld, một nhà khoa học khí hậu từ Viện Max Planck nói với CNN. Theo trung tâm Theo dõi Dời chỗ Quốc tế (IDMC) cho biết, hiện đất nước Sudan đang phải hứng chịu hai vấn nạn lớn đó là hạn hán và lũ lụt, nó làm cho đất canh tác mất đi độ màu mỡ, không thể trồng cấy, hơn 600.000 người bị ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt kể từ năm 2013. 


Hình 17

Được biết, nhiệt độ của Sudan dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Vào năm 2060, các chuyên gia nói rằng nhiệt độ ở đây sẽ tăng khoảng từ 1,1°C đến 3,1°C. Đây là kết quả của việc biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường hủy hoại mùa màng, người dân Sudan dần dần không thể làm nông nghiệp, làng mạc cũng dần bị chôn vùi bởi gió cát sa mạc. Trong khi đó, khoảng 70 % dân số nông thôn của Sudan đang phải sinh sống dựa vào nông nghiệp truyền thống , 80% dân số cả nước sống dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên. Không chỉ thế, Sudan còn là một trong số những nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Nước này cũng đang đứng thứ 98 trong số 113 quốc gia có chỉ số đói nghèo, đồng thời đứng trong top thứ 15 các nước hàng đầu trên thế giới về thực phẩm không an toàn. Chính vì vậy mà Sudan đang phải đối mặt với một tình trạng khẩn cấp và cũng rất phức tạp.


Hình 18

Trước tình trạng trên, Sudan cần thiết phải xây dựng một kế lâu dài để chống lại biến đổi khí hậu, giúp đỡ người nông dân đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và lũ lụt. Phía chính phủ Sudan cũng ban hành một kế hoạch giúp người nông dân thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt, đồng thời đưa ra những chiến lược bảo vệ họ - đặc biệt là cộng đồng nông thôn. Marco Cavalcante, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Sudann nói rằng, bây giờ vẫn còn kịp để chính phủ Suda cứu lấy tương lai của đất nước.

Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Sudan đã lên kế hoạch giúp người dân từng vùng để thích ứng dần với sự thay đổi. Đầu tiên là việc trồng các loại cây chịu hạn, có thể sống khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi, áp dụng công nghệ tưới tiêu hiệu quả hơn và cải thiện chất lượng cây trồng. Kế hoạch tích trữ nguồn lương thực cũng được triển khai, nó sẽ đảm bảo cuộc sống của người dân cho đến kỳ thu hoạch tiếp theo. Và điều này cũng giúp cho người nông dân chống chọi lại sự thất thường khí hậu, vì rất có thể trong năm nay được mùa bội thu nhưng năm tiếp theo lại bị mất mùa. Vì vậy, tích trữ nguồn lương thực và giống cây trồng để đảm bảo cho cuộc sống ở những mùa vụ tiếp theo.  Không chỉ dự trữ lương thực, kế hoạch đào giếng để giảm bớt tình trạng khan hiếm nước cũng bắt đầu được thực hiện. Phía Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng trợ giúp Sudan xây dựng hồ chứa nước để dự trữ nước và giúp người dân tăng năng xuất cây trồng trong những mùa hạn hán kéo dài. 


Hình 18

Y tế cũng là vấn đề quan trọng trong kế hoạch giúp người dân thích nghi của chính phủ. Biến đổi khí hậu khiến cho những căn bệnh như sốt rét, sốt vàng da và bệnh tả… lây lan nhanh chóng và nếu không có biện pháp khắc phục thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Thêm nữa, chính phủ cũng đã đầu tư vào giáo dục để đảm bảo con người có thể vững vàng hơn trước biến đổi khí hậu… 

Trong khi Sudan đang nỗ lực để khắc phục những vấn đề về biến đổi khí hậu, nhưng không phải chỉ có mình Sudan, biến đổi khí hậu hiện nay là thách thức của toàn cầu, nó ảnh hưởng đến mọi lục địa. Do đó, các nước trên thế giới cũng cần phải chung tay giúp sức trong vấn đề này và việc quan trọng đầu tiên phải làm là giảm lượng phát thải khí nhà nhà kính. 

Có thể nói, Sudan hiện là một trong số những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, vì vậy mà đất nước này cũng nhận được nhiều tài trợ từ các nước trên thế giới. Các chuyên gia nói rằng, cần phải có một khoản kinh phí lớn để mở rộng dự án của Sudan, giúp người dân thích nghi với biến đổi khí hậu, ngăn chặn sa mạc xâm nhập vào đất nông nghiệp…


Hình 19

Tuy nhiên, không chỉ dựa vào sự trợ giúp từ quốc tế, chính phủ Sudan cũng cần phải nỗ lực và nỗ lực hơn nữa, đồng thời cam kết  hành động để giảm thiểu mọi tác động từ biến đổi khí hậu. “Cần phải đầu tư nhiều hơn nữa và có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để tăng cường và giúp người dân có được cuộc sống tốt hơn”, bà Yonetaini nói. Bà cũng kêu gọi thế giới hãy chung tay giúp đỡ Sudan cũng như tự bảo vệ mình nếu như trong tương lai không muốn đón nhận dòng người tị nạn vì cuộc khủng hoảng lương thực. 

Sẵn sàng ứng phó và kiểm soát dịch sốt vàng

Phát hiện kịp thời sốt vàng và phản ứng nhanh thông qua chiến dịch tiêm chủng vaccin khẩn cấp là cần thiết để kiểm soát dịch. Tuy nhiên, các dữ liệu chưa được báo cáo đang là một sự quan tâm- đó là con số thực ca bệnh ước tính cao hơn gấp 1-250 lần giờ đây đã được báo cáo.

TCYTTG khuyến cáo rằng mỗi quốc gia có nguy cơ có ít nhất một la bô quóc gia mà ở đó có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán sốt vàng. Một ca xác định bằng xét nghiệm là sốt vàng trong một quần thể chưa tiêm vaccine được coi như vụ dịch. Một ca xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần phải điều tra đầy đủ, đặc biệt trong một vùng mà ở đó hầu hết quần thể đã được tiêm chủng. Nhóm điều tra phải tiếp cận và ứng phó với vụ dịch kể cả biện pháp khẩn cấp và kế hoạch tiêm chủng lâu dài.

Sự ứng phó của TCYTTG

Năm 2016, hai vụ dịch đô thị liên kết với nhay xảy ra ở Luanda (Angola) và Kinshasa ( Cộng Hòa Dân Chủ Công-gô) , cùng với sự xuất khẩu quốc tế rộng mở hơn từ Angola tới các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc – đã cho thấy rằng sốt vàng đã làm dấy lên một mối lo ngại toàn cầu đòi hỏi phải đưa ra các chiến lược mới.


Hình 20

Chiến lược Loại bỏ Dịch Sốt vàng (Eliminate Yellow Fever Epidemics Strategy EYE) đã được phát triển để đáp ứng với mối đe dọa ngày một lớn của các đợt dịch sốt vàng trong thành thị đi kèm với sự lan rộng ra quốc tế. Nhờ có sự chỉ đạo của WHO, UNICEF, và Gavi, Liên Minh Vaccine, EYE đã hỗ trợ 40 quốc gia và có sự tham gia của hơn 50 đối tác.

Chiến lược EYE toàn cầu được hướng dẫn bởi 3 mục tiêu:

  • Bảo vệ quần thể có nguy cơ;
  • Ngăn ngừa sự lan rộng bệnh sốt vàng trên toàn thế giới;
  • Ngăn chặn các vụ dịch xảy ra nhanh chóng.

Các mục tiêu này được duy trì bền vững nhờ vào 5 khả năng thành công:

  • Các vaccine có giá cả vừa phải và thị trường vaccine phải luôn duy trì và sẵn có;
  • Cam kết chính trị mạnh mẽ quy mô toàn cầu, vùng và phạm vi quốc gia;
  • Quản lý chặt chẽ và cùng với các đối tác lâu dài;
  • Kết hợp mạnh mẽ với các chương trình y tế khác;
  • Nghiên cứu và phát triển đối với các công cụ và thực hành tốt hơn.

Chiến lược EYE rõ ràng, đa thành phần và đa đối tác. Ngoài khuyến cáo về các hoạt đọng về tiêm chủng, người ta kêu gọi xây dựng các trung tâm độ thị bền vững, có kế hoạch sẵn sàng và đẩy mạnh ứng dụng các điều luật y tế quốc tế (IHR, 2005).

Đối tác EYE hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ vừa và nguy cơ cao về bệnh sốt vàng tại châu Phi và châu Mỹ, đẩy mạnh giám sát và năng lực la bô để ứng phó với bệnh sốt vàng và các vụ dịch. Các đối tác EYE hỗ trợ xây dựng và mang tính bền vững cho các chương trình tiêm chủng thừng quy và các chiến dịch tiêm chủng (preventive, pre-emptive, reactive) Bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cần đến.

Ddeerddamr bảo ứng phó nhanh và hiệu quả với các vụ dịch, một kho hàng dự trữ khoảng 6 triệu liều vaccine sốt vàng được tài trợ bởi Gavi nằm cung cấp bổ sung liên tục. Kho hàng dự trữ khẩn cấp này được quản lý bởi Nhóm Phối hợp quốc tế về vaccine (International Coordinating Group for Vaccine Provision mà trong đó TCYTTG đóng vai trò như ban thư ký.


Hình 21

Người ta mong đợi vào cuối năm 2026, hơn một tỷ người sẽ được bảo vệ chống lại bệnh sốt vàng thông qua công tác tiêm chủng. Để biết thêm thông tin về sốt vàng, có thể liên hệ Trung tâm thông tin TCYTTG qua E-mail: mediainquiries@who.int

Các tài liệu tham khảo chính

Thông tin chung

Thông tin kỹ thuật

Chủng ngừa vaccine

Các vụ dịch mới đây nhất

Ngày 26/04/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích