Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 2 2 6
Số người đang truy cập
5 5 0
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Thống kê y tế toàn cầu của WHO năm 2017 cho thấy 50% số tử vong toàn cầu hiện naykhông ghi nhận được nguyên nhân rõ ràng
WHO: Số liệu thống kê y tế toàn cầu năm 2017 và các chỉ số sức khỏe hướng đến Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030

Ngày 17/5/2017. GENEVA. Theo số liệu liệu thống kê y tế (World health statistics 2017) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2017,gần một nửa số ca tử vong trên toàn cầu hiện nay không ghi nhận được nguyên nhânrõ ràng đòi hỏi các quốc gia cần cải thiện cách thu thập số liệu thống kê quan trọng và theo dõi tiến trình hướng đến các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030.

“Dữ liệu thống kê y tế thế giới”(World Health Statistics)là số liệu thống kê y tế hàng năm của WHO cho 194 quốc gia thành viên, theo đó năm 2017 WHO biên soạn dữ liệu về 21 mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khoẻ (SDG) với 35 chỉ số cũng như số liệu về tuổi thọ,ấn bản lần này lần đầu tiên bao gồm cả các thành công của một số quốc gia đang tiến bộ hướng đến các mục tiêu SDG liên quan đến sức khoẻ.


Gần một nửa số ca tử vong không rõ nguyên nhân chủ yếu ở các nước châu Phi và châu Á

Gần một nửa số ca tử vong hiện nay không ghi nhận được nguyên nhân

Theo thống kê y tế toàn cầu hàng năm,WHO ước tính năm 2015 có khoảng 56 triệu ca tử vong, trong đó 27 triệu ca được kê khai tử vong với một nguyên nhân xác định. Trong năm 2015, chỉ có khoảng 1/3 số ca tử vong ghi nhận nguyên nhân. Một số nước có những bước tiến quan trọng tăng cường các dữ liệu thống kêy tế thu thập như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran, nơi 90% số tử vong được ghi nhận chi tiết về nguyên nhân so với 5% vào năm 1999.Thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác về những trường hợp tử vong được ghi nhận cũng làm giảm tác dụng của các dữ liệu này trong theo dõi xu thế y tế công cộng và các biện pháp lập kế hoạch cải thiện sức khỏe và đánh giá các chính sách hiện hànhcó được thực hiện hay không.TS. Marie-Paule Kieny, Trợ lý tổng giám đốc hệ thống y tế và cải tiến (Assistant Director-General for Health Systems and Innovation) của WHO cho biết: "Nếu các quốc gia không biết điều gì làm người dân bị bệnh và tử vong thì thật khó biết phải làm gì vì vậy WHO đang làm việc với các nước để tăng cường chất lượng hệ thống thông tin y tế và theo dõi tốt hơn tiến trình đạt được các mục tiêu SDGs".Thống kê y tế toàn cầu(The World Health Statistics) là một trong những ấn bản thường niên thu thập dữ liệu từ 194 quốc gia thành viên của WHO về 21 mục tiêu SDGs liên quan đến sức khỏe (21health-related SDG targets), cung cấp một cái nhìn tổng quát cả về lợi ích lẫn nguy cơ đối với sức khỏe của người dân trên thế giới. Mặc dù chất lượng dữ liệu sức khỏe đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng nhiều quốc gia vẫn khôngthường xuyên thu thập dữ liệu có chất lượng cao để theo dõi các chỉ số SDGs liên quan đến sức khỏe (health-related SDG indicators).Báo cáo gồm những dữ liệu mới về tiến trình bao phủ sức khỏe toàn dân (progress towards universal health coverage), đồng thời cho thấy ở phạm vi toàn cầu10 biện pháp bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu đã được cải thiện từ năm 2000,phạm vi điều trị HIV và ngủ màn phòng chống sốt rét đã tăng lên nhiều nhấttừ mức rất thấp vào năm 2000. Tiếp cận chăm sóc trước sinh và cải thiện điều kiện vệ sinh (access to antenatal care and improved sanitation) cũng cho thấy có sự gia tăng đều đặn, trong khi lợi ích thu được từ bao phủ tiêm chủng thường quy ở trẻ em (routine child immunization coverage) từ năm 2000 đến 2010 chậm lại trong giai đoạn 2010-2015.Tiếp cận dịch vụ y tế chỉ là một khía cạnh của bao phủ sức khỏe toàn dân, trong khi số người phải chi trả tiền túi cho các dịch vụ lại hoàn toàn khác, theosố liệu thống kê gần đây nhất từ 117 quốc gia cho thấy trung bình 9,3% người dân ở mỗi quốc gia chi tiêu trên 10% ngân sách hộ gia đình của họ cho chăm sóc y tế, mức chi tiêu có thể làm cho hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính.


Dữ liệu thống kê y tế và phân tích số liệu SDGs liên quan đến sức khỏe

Các chỉ số sức khỏe hướng đến SDGs vào năm 2030

SDG 3: Đảm bảo sinh hoạt lành mạnh và khuyến khích người dân ở mọi lứa tuổi(Ensure healthy lives and promote well-being for all at all ages

Mục tiêu 3.1(Target 3.1): Đến năm 2030, giảm tỷ suất chết mẹ toàn cầu xuống còn dưới 70/100.000 trẻ đẻ sống (By 2030, reduce the global maternal mortality ratio to less than 70 per 100,000 live births).


Đến năm 2030, giảm tỷ suất chết mẹ toàn cầu xuống còn dưới 70/100.000 trẻ đẻ sống

Khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các biến chứng thai nghén hoặc quá trình sinh đẻ vào năm 2015,giảm tỷ lệ tử vong mẹ từ 216/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 xuống dưới 70/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2030sẽ đòi hỏi phải tăng gấp 3 lần tỷ lệ giảm trung bình hàng năm của giai đoạn 1990-2015.

Mục tiêu 3.2 (Target 3.2): Đến năm 2030, chấm dứt các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được của trẻ sơ sinh và trẻ em < 5 tuổi ở tất cả các nước nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh xuống mức tối thiểu 12/1.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong trẻ < 5 tuổi ít nhất là 25/1.000 trẻ đẻ sống (By 2030, end preventable deaths of newborns and children under 5 years of age, with all countries aiming to reduce neonatal mortality to at least as low as 12 per 1000 live births and under-5 mortality to at least as low as 25 per 1000 live births).


Đến năm 2030, chấm dứt các trường hợp tử vong trẻ sơ sinh và trẻ < 5 tuổi nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh
xuống mức tối thiểu 12/1.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong trẻ < 5 tuổi ít nhất là 25/1.000 trẻ đẻ sống

Năm 2015, tỷ lệ tử vong sơ sinh trên toàn cầu là 19/1.000 trẻ đẻ sống giảm 37% và tỷ lệ tử vong trẻ < 5 tuổi là 43/1000 trẻ đẻ sốnggiảm 44% so với năm 2000.

Mục tiêu 3.3 (Target 3.3): Đến năm 2030, chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và chống lại bệnh viêm gan, bệnh truyền qua nước và các bệnh truyền nhiễm khác (By 2030, end the epidemics of AIDS, tuberculosis, malaria and neglected tropical diseases and combat hepatitis, water-borne diseases and other communicable diseases).


Đến năm 2030, chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và chống lại bệnh viêm gan, bệnh truyền qua nước và các bệnh truyền nhiễm khác

WHO ước tính khoảng 2,1 triệu người nhiễm mới HIV vào năm 2015, thấp hơn 35% so với số người nhiễm mới HIV trong năm 2000 (khoảng 3,2 triệu);khoảng 212 triệu trường hợp sốt rét trên toàn cầu vào năm 2015,khoảng 60% dân số có nguy cơ tiếp cận với màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs) vào năm 2015 so với 34% trong năm 2010.

Mục tiêu 3.4 (Target 3.4): Đến năm 2030, giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm thông qua dự phòng, điều trị và thúc đẩy sức khỏe tinh thần và phúc lợi (By 2030, reduce by o­ne third premature mortality from noncommunicable diseases through prevention and treatment and promote mental health and well-being).


Đến năm 2030, giảm 1/3 tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm thông qua dự phòng, điều trị và thúc đẩy sức khỏe tinh thần và phúc lợi

Xác suất tử vong do các bệnh đái tháo đường, ung thư, tim mạch và bệnh phổi mạn tính ở độ tuổi 30-70 là 19%, giảm 17% so với năm 2000. Tuy nhiên, tổng số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) tăng do dân số gia tăng và già hóa dân số. Gần 800.000 người tử vong do tự tử xảy ra vào năm 2015 với tỷ lệ cao nhất ở khu vực châu Âu của WHO (14,1/100.000 dân) và thấp nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải của WHO (3,8/100.000 dân).

Mục tiêu 3.5 (Target 3.5): Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả ma túy và sử dụng đồ uống có cồn ở mức gây hại (Strengthen prevention and treatment of substance abuse, including narcotic drug abuse and harmful use of alcohol).


Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả ma túy và sử dụng đồ uống có cồn ở mức gây hại

Mức tiêu thụ rượu toàn cầu năm 2016 là 6.4lít cồn tinh khiết cho mỗi người từ 15 tuổi trở lên; năm 2015, hơn 1,1 tỷ người hút thuốc lá.

Mục tiêu 3.6 (Target 3.6): Đến 2020, giảm một nửa số ca tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ trên toàn cầu (By 2020, halve the number of global deaths and injuries from road traffic accidents).


Đến 2020, giảm một nửa số ca tử vong và chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ trên toàn cầu

WHO cho biết khoảng 1,25 triệu người tử vong do chấn thương giao thông đường bộ (road traffic injuries) là nguyên nhân chính gây ra tử vong cho người từ 15 - 29 tuổi năm 2013, tăng 13% so với năm 2000.

Mục tiêu 3.7 (Target 3.7): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục bao gồm kế hoạch hóa gia đình, thông tin và giáo dục, lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược và chương trình quốc gia (By 2030, ensure universal access to sexual and reproductive health-care services, including for family planning, information and education, and the integration of reproductive health into national strategies and programmes).


Đến 2030 đảm bảo tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục

Năm 2016, có 76,7% phụ nữ độ tuổi sinh sản đã lập gia đình hoặc cùng chung sống (married or in-union) có nhu cầu sử dụng biện pháp kế hoạch hóa tiếp cận được với phương pháp tránh thai hiện đại giảm xuống còn 50% ở khu vực Châu Phi của WHO.Năm 2015,tỷ lệ mang thai vị thành niên là 44,1/1000 cô gái trong độ tuổi 15-19.

Mục tiêu 3.8 (Target 3.8): Đạt bao phủ sức khỏe toàn dân như bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận với các dịch vụ y tế thiết yếu có chất lượng và tiếp cận thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng và giá cả phù hợp cho tất cả mọi người (Achieve universal health coverage, including financial risk protection, access to quality essential health-care services and access to safe, effective, quality and affordable essential medicines and vaccines for all).


Đạt bao phủ sức khỏe toàn dân

10 biện pháp bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu đã được cải thiện từ năm 2000 như 49% số người mắc bệnh lao (TB) đã được phát hiện và điều trị so với 23% vào năm 2000, 86% trẻ em được tiêm đầy đủ 3 liều vaccine phòng bạch hầu-hogà-uốn ván (diphtheria-tetanus-pertussis_DPT) so với 72% năm 2000.Số liệu gần đây từ 117 quốc gia cho thấy trung bình 9,3% người dân ở mỗi quốc gia chi tiêu hơn 10% ngân sách hộ gia đình cho chăm sóc sắc khỏe.

Mục tiêu 3.9 (Target 3.9): Đến năm 2030, giảm đáng kể số người tử vong và bệnh tật do hóa chất độc hại và ô nhiễm đất, nước, không khí và nhiễm độc (By 2030, substantially reduce the number of deaths and illnesses from hazardous chemicals and air, water and soil pollution and contamination).


Đến năm 2030, giảm đáng kể số người tử vong và bệnh tật do hóa chất độc hại và ô nhiễm đất, nước, không khí và nhiễm độc

Năm 2012, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời gây ra khoảng 6,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu chiếm 11,6% tổng số ca tử vong, trong đókhu vực Tây Thái Bình Dương của WHO chịu gánh nặng tử vong lớn nhất.Hạn chế nước sạch, công trình vệ sinh và thiếu vệ sinh gây ra khoảng 871.000 ca tử vong trong năm 2012;hầu hết số ca tử vong đều ở khu vực châu Phi và Đông Nam Á.

Mục tiêu 3.a (SDG Target 3.a) | Kiểm soát thuốc lá (Tobacco control)


Hơn 1,1 tỷ người hút thuốc lá vào năm 2015

Mục tiêu 3.a nhằm đẩy mạnh việc thực thi Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO FCTC) tại tất cả các quốc gia một cách phù hợp.

Mục tiêu 3.b (SDG Target 3.b) | Hỗ trợ phát triển và bao phủ tiêm phòng vắc xin (Development assistance and vaccine coverage)


Hỗ trợ phát triển và bao phủ tiêm phòng vắc xin
bao gồm
BCG; Diphtheria tetanus toxoid and pertussis (DTP3); Hepatitis B (HepB3); Hib (Hib3); Measles (MCV); Neonatal tetanus (PAB); Polio (Pol3)

Mục tiêu SDG 3.b nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các loại thuốc và vaccinephòng chữa dich bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu ở các nước đang phát triển, cho phép mọi người có thể tiếp cận các loại thuốc và vaccine thiết yếu với giá cả phải chăng, phù hợp với tuyên bố Doha về hiệp định TRIPs (hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) và sức khỏe cộng đồng, khẳng định quyền của các nước đang phát triển được sử dụng đầy đủ các điều khoản của hiệp định TRIPs có tính đến sự linh hoạt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đăc biệt là cho phép mọi người tiếp cận tới các loại thuốc.

Mục tiêu 3.c (SDG Target 3.c) | Nhân lực y tế (Health workforce)



Thế giới cần hơn 17 triệu nhân viên y tế, đặc biệt là ở Châu Phi và Đông Nam Á

Mục tiêu 3.c tăng đáng kể tài chính/chi tiêu cho sức khỏe và việc tuyển dụng, phát triển, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực y tế ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và những quốc đảo nhỏ đang phát triển.

Mục tiêu 3.d (SDG Target 3.d) | Nguy cơ sức khỏe quốc gia và toàn cầu (National and global health risks)


Điều lệ y tế quốc tế (International Health Regulations_IHR)

Mục tiêu SDG 3.d nhằm tăng cường năng lực cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, về cảnh bảo sớm, giảm thiểu rủi ro và quản lý rủi ro y tế quốc gia và toàn cầu

Các chỉ số liên quan đến sức khỏe được lựa chọn ngoài Mục tiêu 3(Selected health-related targets outside goad 3)

Mục tiêu 1.2 (Target 1.2): Đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi sống trong nghèo đói theo mọi khía cạnh dựa trên định nghĩa của quốc gia (By 2030, reduce at least by half the proportion of men, women and children of all ages living in poverty in all its dimensions according to national definitions).


Đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi sống trong nghèo đói theo mọi khía cạnh dựa trên định nghĩa của quốc gia

Trong năm 2014, chi phí y tế trung bình so với tổng chi của chính phủ (average government health expenditure as a proportion of the total government expenditure) là 11,7%, dao động từ 8,8% ở khu vực Đông Địa Trung Hải đến 13,6% ở khu vực châu Mỹ.

Mục tiêu 2.2 (Target 2.2): Đến năm 2030, chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡngbao gồm đạt được các mục tiêu toàn cầu về suy dinh dưỡng thể thấp còi và thừa cân ở trẻ em < 5 tuổi đến năm 2025 và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi (By 2030, end all forms of malnutrition, including achieving, by 2025, the internationally agreed targets o­n stunting and wasting in children under 5 years of age, and address the nutritional needs of adolescent girls, pregnant and lactating women and older persons).


Đến năm 2030, chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡng

22,9% trẻ em < 5 tuổi thấp còi (stuntedtoo short for their age), từ 6,1% ở khu vực châu Âu đến 33,8% ở khu vực Đông Nam Á.6,0% trẻ em < 5 tuổi bị thừa cân (overweight), từ 4,1% ở khu vực châu Phi đến 12,8% ở khu vực châu Âu.

Mục tiêu 7.1 (Target 7.1): Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ năng lượng hiện đại, tin cậy và giá cả hợplý (By 2030, ensure universal access to affordable, reliable and modern energy services).


Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập đối với các dịch vụ năng lượng hiện đại, tin cậy và giá cả hợp lý

Trong năm 2014, 57% dân số thế giới phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu sạch (clean fuels) từ 16% ở khu vực châu Phi đến hơn 95% ở khu vực châu Âu.

Mục tiêu 16.1 (Target 16.1): Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi (Significantly reduce all forms of violence and related death rates everywhere).


Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi

Trong năm 2015, WHO ước tính khoảng 468.000 người bị giết chết(murders) từ 1,7/100.000 dân ở khu vực Tây Thái Bình Dương đến 18,6/100.000 dân ở khu vực Châu Mỹ.

Mục tiêu 17.19 (Target 17.19): Đến năm 2030, dựa trên các sáng kiến hiện có để phát triển các công cụ đo lường tiến độ phát triển bền vững bổ sung cho sản phẩm trong nước và hỗ trợ xây dựng năng lực thống kê ở các quốc gia đang phát triển (By 2030, build o­n existing initiatives to develop measurements of progress o­n sustainable development that complement gross domestic product, and support statistical capacity-building in developing countries).


Đến 2030, dựa trên các sáng kiến hiện có để phát triển các công cụ đo lường tiến độ phát triển bền vững bổ sung cho sản phẩm trong nước và hỗ trợ xây dựng năng lực thống kê ở các quốc gia đang phát triển

Trong năm 2015, 48% số ca tử vong được ghi nhận với một nguyên nhân xác định (deaths were registered with a cause of death) từ 5% số ca từ vong ở khu vực châu Phi đến 95% ở khu vực châu Âu, chỉ có một nửa số quốc gia thành viên của WHO kê khai ít nhất 80% số ca tử vong với thông tin về nguyên nhân tử vong.

Ngoài các chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe được liệt kê trong ấn bản dữ liệu thống kê của WHO, một số chỉ tiêu khác liên quan đến sức khỏe và y tế theo SDGs của Liên Hợp Quốc (UN) cũng được đặt mục tiêu phấn đấu đạt được dến năm 2030.

Mục tiêu 1.a (SDG Target 1.a) | Huy động nguồn lực (Mobilization of resources)


Huy động nguồn lực

Mục tiêu SDG 1.a nhằm đảm bảo huy động đáng kể các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua tăng cường hợp tác phát triển, để có thể đưa ra các biện pháp thỏa đáng và có khả năng dự đoán cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển, để thực thi các chính sách và chương trình xóa nghèo ở mọi khía cạnh.

Mục tiêu 6.1 (SDG Target 6.1) | Nước uống (Drinking water)đạt được tiếp cận công bằng và phổ cập nguồn nước uống an toàn và có thể chi trả được cho tất cả mọi người.


Nước uống (Drinking water)

Trong năm 2015, 6,6 tỷ người đã sử dụng nguồn nước uống cải thiện (In 2015, 6.6 billion people used an improved drinking water source). Theo UN, một nguồn nước uống được "cải thiện" (improved) nghĩa là khi một cơ sở phân phối bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài,nhất là ô nhiễm phân như cấp nước vào một ngôi nhà, miếng đất trồng rau hoặc bãi rào chăn nuôi; vòi nước công cộng; giếng khoan; nước suối được bảo vệ và thu gom nước mưa. Một cơ sở vệ sinh được "cải thiện" là một trong những cách phân tách chất thải của con người khỏi gây ô nhiễm cho con ngườimột cách vệ sinh. Mục tiêu SDG6 nhằm cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm, loại bỏ và giảm thiểu việc đưa các chất hóa học và vật liệu độc hại ra môi trường, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng cường tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu. Tăng cường sử dụng nước hiệu quả ở tất cả các khu vực và đảm bảo cung cấp nước sạch đến những vùng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người thiếu nước sử dụng. thực hiện quản lý tài nguyên nước tích hợp ở tất cả các cấp, bao gồm cả thông qua hợp tác xuyên biên giới một cách phù hợp.

Mục tiêu 6.2 (SDG Target 6.2) | Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (Sanitation and hygiene),đến năm 2030 đạt được điều kiện vệ sinh và cải thiện điều kiện vệ sinh đầy đủ và công bằng và xóa bỏ dịch tiêu chảy, chú ý đặc biệt tới các nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái và những người dễ bị tổn thương.


G
ần một tỷ người trên thế giới đi cầu bừa bãi thay vì sử dụng nhà vệ sinh

Mục tiêu SDG 6 nhằmbảo vệ và khôi phục hệ sinh thái liên quan đến nước bao gồm núi rừng, các vùng đất ngập nước, sông, các tầng ngậm nước và hồ.Mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển trong các hoạt động và chương trình liên quan đến nước và các vấn đề vệ sinh như khai thác nước từ thiên nhiên, khử muối, sử dụng nước hiệu quả, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng nước.Hỗ trợ và nâng cao sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong việc cải thiện quản lý nước và các điều kiện vệ sinh.

Mục tiêu 11.6 (SDG Target 11.6) | làm sạch thành phố (Clean cities),giảm thiểu các tác động của môi trường lên mỗi người ở các thành phố, bao gồm cả chú ý đặc biệt đến chất lượng không khí và quản lý rác thải đô thị.


Hình 11.6

Ô nhiễm không khí xung quanh (Ambient air pollution), khoảng 90% dân số sống ở các thành phố trong năm 2014 đã bị phơi nhiễm với các hạt nhỏ (PM 2.5) theo tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO. Mục tiêu SDG 11 nhằmđảm bảo cho tất cả mọi người được tiếp cận dịch vụ nhà ở và các dịch vụ cơ bản đầy đủ, an toàn với giá cả hợp lý và nâng cấp các khu nhà ổ chuột.đẩy mạnh đô thị hóa rộng mở và bền vững, thúc đẩy khả năng tham gia, quy hoạch và quản lý khu dân cư tích hợp và bền vững ở tất cả các quốc gia.Hỗ trợ sự liên kết tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường giữa các khu đô thị, ven đô thị và nông thôn bằng cách tăng cường quy hoạch phát triển của quốc gia và khu vực.Đến năm 2020, tăng đáng kể số lượng các thành phố và các khu định cư, áp dụng và thực hiện các chính sách theo hướng hòa nhập, hiệu quả về tài nguyên, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, vững vàng trước các thiên tai, phát triển và thực hiện, phù hợp với “Khung giảm nhẹ thiên tai Sendai” giai đoạn 2015-2030, quản lý rủi ro thiên tai toàn diện ở tất cả các cấp.

Mục tiêu 13.1 (SDG Target 13.1) | Thảm họa thiên nhiên (Natural disasters), tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với hiểm họa liên quan đến khí hậu và thiên tai ở tất cả các nước.


Hình 13.1

Tử vong, mất tích và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong giai đoạn (2011-2015), tỷ lệ tử vong trung bình hàng năm do thiên tai là 0,3/100.000 dân. Mục tiêuSDG 13 nhằm tích hợp các biện pháp biến đổi khí hậu vào các chính sách quốc gia, chiến lược và quy hoạch.Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng của con người và các thể chế về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng, giảm nhẹ tác động và cảnh báo sớm.Thực hiện cam kết trong Công ước khung của UN về biến đổi khí hậu (UN FCCC) đã được đồng ý bới các bên tham gia (COP) là các nước phát triển để đạt được mục tiêu cùng huy động được 100 tỷ đô la (USD) hàng năm cho đến năm 2020 từ tất cả các nguồn để giải quyết nhu cầu của các nước đang phát triển trong bối cảnh những biện pháp giảm nhẹ có ý nghĩa và minh bạch trong việc thực hiện và vận hành đầy đủ “Quỹ khí hậu xanh” thông qua vốn của quỹ này càng sớm càng tốt.Thúc đẩy các cơ chế để nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch thay đổi liên quan đến khí hậu hiệu quả ở các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, bao gồm việc tập trung vào phụ nữ, người trẻ tuổi và các cộng đồng địa phương và những người bị gạt ra ngoài lề.


Trong 17 mục tiêu SDGs của UN có 21 chỉ tiêu với 35 chỉ sốliên quan đến sức khoẻ

Tóm lại, "Dữ liệu thống kê y tế toàn cầu của WHO" (WHO's World Health Statistics)được phát hànhhàng năm từ 2005là nguồn thông tin chính xác về sức khoẻ người dân trên thế giới thu thập dữ liệu từ 194 quốc gia về tiến trình đạt được SDGs liên quan đến y tế bao gồm các chỉ số về tử vong, bệnh tật và hệ thống y tế (mortality, disease, and health system indicators)như tuổi thọ, bệnh tật và tử vong do các bệnh chính, dịch vụ y tế và điều trị, đầu tư tài chính cho y tế, các yếu tố nguy cơ và hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ (life expectancy, illness and death from key diseases, health services and treatments, financial investment in health, and risk factors and behaviours that affect health). "Cơ quanquan sát y tế toàn cầu"của WHO (WHO's Global Health Observatory) cập nhật số liệu thống kê về sức khoẻ của hơn 1000 chỉ số y tế quanh năm, các thành viên của cộng đồng có thể sử dụng nó để tìm các thống kê y tế mới nhất ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia.

Ngày 02/06/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và UN)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích