Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 9 5 4 6
Số người đang truy cập
1 0
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
WHO và các đối tác khuyến cáo các hành động để cải thiện sức khoẻ vị thành niên
Sức khỏe lứa tuổi vị thành niên:vấn đề, nguyên nhân và giải pháp chiến lược

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/6dân số toàn cầu là thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi.Tuy nhiên, báo cáo mới của WHO và các đối tác cho biết hơn 3.000 trẻ vị thành niên chết mỗi ngày, tổng cộng 1,2 triệu người chết mỗi năm từ các nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Vậy giải pháp chiến lược nào để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tử vong không đáng có cho thanh thiếu niên ở nhóm tuổi này?

Các vấn đề sức khỏe vị thành niên

Báo cáo mới của WHO “Tăng cường hành động toàn cầu về sức khoẻ của thanh thiếu niên: Hướng dẫn hỗ trợ thực hiện của quốc gia” (Global accelerated action for the health of adolescents_AA-HA: Guidance to support country implementation) phát hành ngày 16/5/2017 cho biết vào năm 2015 hơn 2/3 số ca tử vong này xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình thuộc châu Phi và Đông Nam Á.Trong đó tai nạn giao thông đường bộ, nhiễm trùng đường hô hấp dưới và tự sát là 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên nhưng WHO cho rằng hầu hết những trường hợp tử vong này có thể được phòng ngừa bằng các dịch vụ y tế, giáo dục và hỗ trợ xã hội tích cực. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thanh thiếu niên bị rối loạn sức khoẻ tâm thần, sử dụng chất gây nghiện hoặc dinh dưỡng nghèo nàn, không thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng và chăm sóc quan trọng vì các dịch vụ này không sẵn có hay họ không biết về chúng. Ngoài ra, nhiều hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ tương lai như không hoạt động thể chất, chế độ ăn uống kém và hành vi tình dục nguy hiểm có nguy cơ bắt đầu ở tuổi vị thành niên.TS. Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho biết: "Vị thành niên đã hoàn toàn vắng bóng trong kế hoạch y tế quốc gia nhiều thập kỷ" (Adolescents have been entirely absent from national health plans for decades), tập trung các khoản đầu tư không lớn vào thanh thiếu niên hiện nay không chỉ làm cho những người trưởng thành khỏe mạnh và có quyền lực tăng trưởng đóng góp tích cực cho cộng đồng của họ mà còn mang lại cho các thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn và lợi nhuận to lớn hơn". Dữ liệu trong báo cáo của WHO cho thấy sự khác biệt rõ ràng về nguyên nhân tử vong khi tách nhóm thanh thiếu niên theo tuổi (từ 10-14 tuổi trở lên và15-19 tuổi) và theo giới tính, báo cáo cũng đưa ra hàng loạt các biện pháp can thiệp từ luật về thắt dây đai an toàn (seat-belt laws) đến giáo dục tình dục toàn diện (comprehensive sexuality education) giúp các quốc gia có thể cải thiện sức khoẻ, phúc lợi và cắt giảm đáng kể số ca tử vong không cần thiết ở thanh thiếu niên.


Bảo vệ sức khỏe vị thành niên, vấn đề cũ nhưng luôn mới

Báo cáo của WHO cho biết hầu hết số người khỏe mạnh nhưng vẫn còn rất nhiều người chết sớm, ốm đau và thương tích ở lứa tuổi vị thành niên. Theo đó, bệnh tật cản trở khả năng phát triển và phát triển đầy đủ, sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá, thiếu hoạt động thể chất, tình dục không an toàn và/hoặc tiếp xúc với bạo lực không chỉ nguy hiểm với sức khoẻ hiện tại mà cò nảnh hưởng lâu dài khi trưởng thành, thậm chí với cả sức khoẻ những đứa con tương lai của trẻ vị thành niên.Thúc đẩy các thói quen lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và tăng cường các biện pháp bảo vệ hữu hiệu hơn những người trẻ tuổi khỏi những nguy cơ về sức khoẻ có vai trò rất quan trọng ngăn chặn các vấn đề sức khoẻ tuổi trưởng thành, sức khoẻ tương lai quốc gia cùng khả năng phát triển và thịnh vượng. Theo WHO, các vấn đề sức khỏe chủ yếu (main health issues) vị thành niên bao gồm:


Có thai và sinh con sớm là một trong những vấn đề lớn trong sức khỏe vị thành niên

Có thai và sinh con sớm (Early pregnancy and childbirth)

Các biến chứng liên quan đến có thai và sinh con sớm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em gái 15-19 tuổi trên thế giới, khoảng 11% của tổng số trẻ sinh ra là ở các bé gái từ 15 đến 19 tuổi chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Cơ quan Dân số Liên hợp quốc (UN Population Division) đưa ra tỷ lệ sinh đẻ ở tuổi vị thành niên hàng năm trên toàn cầu giai đoạn(2010-2015) 46/1.000 cô gáiở độ tuổi này, tỷ lệ này ở mức quốc gia từ 1 đến 208 trẻ sinh/1.000 trẻ em gáicho thấy sự giảm rõ ràng từ 1990 được phản ánh qua sự giảm tương tự tỷ lệ tử vong mẹ độ tuổi 15-19.Một trong những mục tiêu cụ thể của Mục tiêu Phát triển Bền vững về sức khỏe (SDG3) là đến năm 2030 thế giới phải đảm bảo tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm kế hoạch hóa gia đình (family planning), thông tin và giáo dục (information and education), lồng ghép sức khoẻ sinh sản (integration of reproductive health) vào trong các chương trình và chiến lược quốc gia. Để hỗ trợ mục tiêu này, một chỉ số được đề xuất cho "Chiến lược toàn cầu về sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên" (Globalstrategy for women’s, children’s and adolescents’ health) là tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên.Tiếp cận tốt hơn với thông tin và dịch vụ tránh thai có thể làm giảm số trẻ gái mang thai và sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ, luật định độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi và những ai bị ép buộc có thể nhận được sự giúp đỡ, những trẻ em gái mang thai cần được tiếp cận chăm sóc trước sinh có chất lượng,nếu được phép của pháp luật thì những trẻ vị thành niên có thể lựa chọn chấm dứt thai kỳ và có quyền được tiếp cận phá thai an toàn.


Những người tuổi vị thành niên cần biết cách bảo vệ mình không bị lây nhiễm HIV

HIV

Hơn 2 triệu thanh thiếu niên đang sống chung với HIV, mặc dù tổng số tử vong do HIV ước tính giảm 30% so với đỉnh điểmnăm 2006 nhưng số chết vì HIV ở trẻ vị thành niên đang gia tăng chủ yếu ở khu vực châu Phi của WHO phản ánh một thực tế rằng nhiều trẻ em HIV sống sót qua tuổi vị thành niên nhưng lại không được chăm sóc và hỗ trợ cần thiết để duy trì sức khoẻ tốt và ngăn chặn lây truyền,ở vùng cận Saharan châu Phi chỉ có 10% nam thanh niên và 15% nữ thanh niên tuổi từ 15 - 24 biết được tình trạng HIV của họ. Một trong những mục tiêu cụ thể khác của SDG 3 đến năm 2030 là cần phải chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, viêm gan, các bệnh truyền qua nước (water-borne diseases) và các bệnh truyền nhiễm khác. Với tỷ lệ hiện mắc HIV cao ở nhiều quốc gia, để đạt được điều này thanh thiếu niên cần trở thành trung tâm trong các nỗ lực kiểm soát,những người trẻ tuổi cần biết cách tự bảo vệ bản thân và phải có phương tiện để thực hiện điều này kểcả việc có thể có bao cao su để ngăn ngừa lây truyền virus qua đường tình dục và bơm kim tiêm sạch cho những người tiêm chích ma túy. Tiếp cận tốt hơn với tư vấn và xét nghiệm HIV, cần liên kết mạnh mẽ hơn với các dịch vụ điều trị HIV cho những người xét nghiệm HIV dương tính.

Các bệnh truyền nhiễm khác (Other infectious diseases)

Nhờtiêm chủng trẻ em được cải thiện, tử vong và tàn tậtdo sởi ở thanh thiếu niênđã giảm rõ rệttới 90% ở khu vực châu Phi giai đoạn 2000-2012 nhưngbệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp dưới ước tính vẫn nằm trong top 5 nguyên nhân gây tử vong độ tuổi 10 -19,hai bệnh này cùng với viêm màng não là 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (low and middle-income countries_LMICs) thuộcchâu Phi.


Sức khỏe tâm thần tuổi vị thành niên cũng đang là vấn đề báo động toàn cầu

Sức khỏe tâm thần (Mental health)

Trầm cảm (depression) là nguyên nhân thứ ba gây ra bệnh tật và khuyết tật ở thanh thiếu niên, tự tử là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở thanh thiếu niên lứa tuổi 15-19. Bạo lực, nghèo đói, nhục nhã và cảm giác mất phẩm giá có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.Xây dựng kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên, cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội trong trường học và các môi trường cộng đồng khác có thể giúp tăng cường sức khoẻ tâm thần tốt. Các chương trình giúp tăng cường mối quan hệ giữa thanh thiếu niên và gia đình họ cũng rất quan trọng, nếu có vấn đề nảy sinh cần được phát hiện và xử lý bởi các nhân viên y tế có thẩm quyền và chăm sóc thành thạo.

Bạo lực (Violence)

Bạo lực là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam thanh thiếu niên lớn tuổi,bạo lực giữa các cá nhân chiếm 43% tổng số ca tử vong ở nam vị thành niên trong LMICs ở khu vực châu Mỹ của WHO. Trên toàn cầu, có 1/10 trẻ gái dưới 20 tuổi báo cáo đã bị bạo lực tình dục.Thúc đẩy mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và trẻ em sớm trong cuộc đời, cung cấp đào tạo về kỹ năng sống, giảm tiếp cận với rượu và vũ khí có thể giúp ngăn ngừa thương tích và tử vong do bạo lực. Chăm sóc hiệu quả và đồng cảm đối với những trẻ vị thành niên còn sống sót do bạo lực cùng sự hỗ trợ liên tục có thể giúp giải quyết các hậu quả về thể chất và tâm lý.


Bạo lực là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam thanh thiếu niên lớn tuổi

Rượu và ma túy (Alcohol and drugs)

Uống rượu có hại trong thanh thiếu niên là mối quan tâm lớn ở nhiều nước do làm giảm khả năng tự kiểm soát và làm tăng các hành vi nguy hiểm như tình dục không an toàn hoặc lái xe nguy hiểm; đồng thời là nguyên nhân chính gây thương tích (kể cả tai nạn giao thông đường bộ), bạo lực (đặc biệt là do đối tác bạn tình) và tử vong sớm. Uống rượu cũng có thể dẫn đến những vấn đề về sức khoẻ trong cuộc sống tương lai và ảnh hưởng đến tuổi thọ,quy địnhđộ tuổi tối thiểu có thể mua và tiêu thụ rượu, quy định cách thức thức uống rượu nhắm mục tiêu vào thị trường trẻ tuổi hơn là một trong những chiến lược để giảm đồ uống có hại.Sử dụng ma túy ở lứa tuổi 15-19 cũng là mối quan tâm quan trọng toàn cầu,kiểm soát ma túy có thể tập trung vào làm giảm nhu cầu thuốc, cung cấp thuốc hoặc cả hai và các chương trình thành công thường bao gồm các can thiệp về cấu trúc, cộng đồng và cá nhân.


Tuổi vị thành niên phải đối mặt và tự quyết với mặt trái của lối sống xã hội

Chấn thương (Injuries)

Chấn thương không chủ ý (unintentional injuries) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở thanh thiếu niên,trong năm 2015 hơn 115.000 thanh thiếu niên bị thiệt mạng do tai nạn giao thông đường bộ. Lái xe trẻ tuổi cần được hướng dẫn về lái xe an toàn, trong khi luật pháp cấm lái xe trong tình trạng ảnh hưởng của bia rượu và ma túy cần được thi hành nghiêm ngặt,nồng độ cồn trong máu cần được đặt thấp hơn cho người lái xe tuổi vị thành niên,giấy phép tốt nghiệp cho người lái xe mới không khoan nhượng với lái xe uống rượu được khuyến cáo. Chết đuối cũng là nguyên nhân chính gây 57.000 trường hợp tử vong ở thanh thiếu niên với khoảng 2/3 trong số đó là trẻ em trai được cho là đã chết đuối vào năm 2015, dạy trẻ em và thanh thiếu niên biết bơi là một can thiệp thiết yếu để ngăn ngừa những cái chết này.

  
Những hình ảnh trái ngược về suy dinh dưỡng và béo phì tuổi vị thành niên

Suy dĩnh dưỡng và béo phì (Malnutrition and obesity)

Nhiều trẻ em trai và gái ở các nước đang phát triển đến tuổi vị thành niên bị suy dinh dưỡng làm chúng dễ bị bệnh và tử vong sớm hơn,ngược lại số thanh thiếu niên bị thừa cân hoặc béo phì đang gia tăng ở bất kể các nướcmức thu nhập thấp, trung bình và cao.

Thể dục và dinh dưỡng (Exercise and nutrition)

Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục ở thanh thiếu niên là nền tảng sức khoẻ tốt khitrưởng thành, giảm tiếp thị các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa(foods high in saturated fats), axit béo chuyển hóa (trans-fatty acids), đường tự do (free sugars) hoặc muối và cung cấp tiếp cận thực phẩm lành mạnh và các cơ hội tham gia hoạt động thể chất là quan trọng cho tất cả mọi người, nhất là trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, số liệu khảo sát sẵn có cho thấy chưa đầy 1/4 thanh thiếu niên đáp ứng các hướng dẫn được khuyến cáo dành cho hoạt động thể chất: 60 phút hoạt động thể chất vừa và mạnh mỗi ngày.


Thuốc lá cùng với rượu và ma túy đang trở thành sở thích của tuổi vị thành niên

Hút thuốc lá (Tobacco use)

Đại đa số người sử dụng thuốc lá ngày nay bắt đầu làm như vậy khi họ còn là thanh thiếu niên, cấm bán các sản phẩm thuốc lá cho trẻ vị thành niên và tăng giá các sản phẩm thuốc lá thông qua thuế cao hơn, cấm quảng cáo thuốc lá và đảm bảo môi trường không khói thuốc (smoke-free environments) là rất quan trọng. Trên toàn cầu, ít nhất 1/10 thanh thiếu niên từ 13 - 15 tuổi sử dụng thuốc lá, mặc dù có những nơi con số này cao hơn nhiều, hút thuốc lá dường như đang giảm ở thanh thiếu niên một số quốc gia có thu nhập cao.


Trẻ em tuổi vị thành niên có quyền được hưởng cuộc sống và sức khỏe lành mạnh

Quyền của trẻ vị thành niên (Rights of adolescents)

Quyền trẻ em dưới 18 tuổiđược sống, lớn lên và phát triển đều được các văn bản luật pháp quốc tế ghi nhận, trongnăm 2013 Ủy ban về Quyền trẻ em (Committee o­n the Rights of the Child_CRC) giám sát công ước về quyền trẻ em, ban hành các hướng dẫn về quyền của trẻ em và thanh thiếu niên nhằm đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khoẻ và một "Nhận xét chung về thực hiện các quyền trẻ em trong tuổi vị thành niên" (General Comment o­n realizing the rights of children during adolescence) được xuất bản năm 2016 nhấn mạnhchính phủ các quốc gia có trách nhiệm công nhận nhu cầu sức khoẻ đặc biệt và nhu cầu phát triển và quyền của thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. "Công ước về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ" (Convention o­n the Elimination of Discrimination Against Women_CEDAW) cũng đưa ra các quyền của phụ nữ và trẻ em gái đối với sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ toàn diện và phù hợp.


Hình 8

Các nguyên nhân tử vong ở trẻ vị thành niên

Trong 10 nguyên nhân hàng đầu xếp theo thứ tự của WHO bao gồm tai nạn giao thông đường bộ, HIV/AIDS, tự tử, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bạo lực, bệnh tiêu chảy, chết đuối, viêm màng não (meningitis), động kinh (epilepsy);rối loạn nội tiết, máu, miễn dịch (endocrine, blood, immune disorders). WHO ước tính 1,2 triệu thanh thiếu niên chết trong năm 2015 tương đương với trên 3.000người/mỗi ngày, chủ yếu từ các nguyên nhân có thể phòng tránh hoặc điều trị được. Trong đó,tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu,theo đó là các nguyên nhân khác.Trên thế giới có 49 ca sinh/1.000 trẻ gái từ 15 đến 19 tuổi mỗi năm. Trẻ vị thành niên chiếmmột nửa của tất cả rối loạn sức khoẻ tâm thần bắt đầu từ 14 tuổi nhưng hầu hết các trường hợp đều không được phát hiện và điều trị.


Tử vong do tai nạn giao thông ở thanh thiếu niên cao nhất toàn cầu

- Tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên, ảnh hưởng không cân xứng đến các em trai (Road injuries top cause of death of adolescents, disproportionately affecting boys). Năm 2015, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhântử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên độ tuổi từ 10-19 làm khoảng 115.000 trường hợp tử vong, trong đóđộ tuổi từ 15-19 tuổi có gánh nặng lớn nhất.Hầu hết những người trẻ tuổi bị thiệt mạngdo tai nạn giao thông đường bộ là người sử dụng đường bộ dễ bị tổn thương như người đi bộ, đi xe đạp và đi xe máy.Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng rất nghiêm trọng,chỉ nhìn vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi, các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm màng não và tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong lớn hơn ở thanh thiếu niên so với tai nạn giao thông đường bộ.


Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân tử vong thứ hai ở trẻ vị thành niên

- Nhiễm trùng hô hấp dưới và các biến chứng khi mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé gái (Lower respiratory infections and pregnancy complications take toll o­n girls’ health). Hình ảnh cho các cô gái khác rất nhiều,nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ vị thành niên tuổi từ 10-14 là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi (pneumonia) thường do ô nhiễm không khí trong nhà do nấu với nhiên liệu bẩn (indoor air pollution from cooking with dirty fuels). Các biến chứng mang thai như xuất huyết (haemorrhage), nhiễm trùng huyết (sepsis), đẻ khó (obstructed labour) và các biến chứng do phá thai không an toàn (unsafe abortions) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bé gái từ 15-19 tuổi.


Tự tử hay tự sát thương là các giải pháp lựa chọn để giải thoát cho minh

- Thanh thiếu niên có nguy cơ tự tử và tự sát thương rất cao (Adolescents are at very high risk of self-harm and suicide). Tự tử và tử vong do tai nạn tự sát thương là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở trẻ vị thành niên vào năm 2015, dẫn đến khoảng 67.000 ca tử vong.Tự sát thương phần lớn xảy ra ở thanh thiếu niên lớn tuổi trên toàn cầu là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với các em gái vị thành niên,đây cũng là nguyên nhân hàng đầu hoặc thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên ở châu Âu và Đông Nam Á.


Chết đuối là một trong 5 nguyên nhân tử vong cao nhất thế giới ở tuổi vị thành niên

5 nguyên nhân tử vong hàng đầu cho tất cả thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi năm 2015

Số TT

Nguyên nhân tử vong

Số tử vong

1

Tai nạn giao thông đường bộ (Road traffic injury)

115.302

2

Nhiễm trùng hô hấp dưới (Lower respiratory infections)

72.655

3

Tự sát thương (Self-harm)

67.149

4

Bệnh tiêu chảy (Diarrhoeal diseases)

63.575

5

Chết đuối (Drowning)

57 125

5 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới từ 10-19 tuổi năm 2015

Số TT

Nguyên nhân tử vong

Số tử vong

1

Tai nạn giao thông đường bộ (Road traffic injury)

88.590

2

Bạo lực cá nhân (Interpersonal violence)

42.277

3

Chết đuối(Drowning)

40.847

4

Nhiễm trùng hô hấp dưới (Lower respiratory infections)

36.018

5

Tự sát thương(Self-harm)

34.650

5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ từ 10-19 năm vào năm 2015

Số TT

Nguyên nhân tử vong

Số tử vong

1

Nhiễm trùng hô hấp dưới (Lower respiratory infections)

36.637

2

Tự sát thương (Self-harm)

32.499

3

Bệnh tiêu chảy (Diarrhoeal diseases)

32.194

4

Điều kiện của mẹ (Maternal conditions)

28.886

5

Tai nạn giao thông đường bộ (Road traffic injury)

26.712


Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên của UN giai đoạn 2016-2030

Giải pháp chiến lược

Chiến lược toàn cầu mới về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên

Tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) tại New York năm 2015, Tổng thư ký UN đã phát động “Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên (Global Strategy for Women's, Children's and Adolescents' Health) giai đoạn 2016-2030 được xem là lộ trình cho chương trình nghị sự sau năm 2015 hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững về y tế (SDG 3) nhằm chấm dứt tất cả các trường hợp tử vong của phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên có thể phòng ngừa được tạo ra một môi trường mà ở đó các nhóm này không chỉ tồn tại mà còn phát triển thịnh vượng cùng phúc lợi, sức khỏe và môi trường của họ được cải thiện. Theo đó, Chiến lược toàn cầu mới (The new Global Strategy) của UN nhằm đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất cho tất cả phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niênkhông chỉ tồn tại mà còn phát triển trong tương lai. 


Mỗi phụ nữ, mỗi trẻ em có quyền được hưởng lợi từ cuộc sống và sức khỏe của họ

Cập nhật thông qua quá trình hợp tác với các bên liên quan do WHO quản lý, chiến lược này dựa trên thành công của chiến lược 2010 và chiến dịch“Mỗi phụ nữ Mỗi trẻ em” (Every Woman Every Child) hỗ trợ thúc đẩy nhanh hơn việc đạt được SDG3 và sẽ đóng vai trò là một nền tảng cho đưa phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên trở thành trung tâm của SDGs của UN.TS. Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO phát biểu:"WHO cam kết sâu sắc để làm việc với các quốc gia và các đối tác để biến những ý tưởng táo bạo của chiến lược này trở thành hiện thực, tất cả chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về việc đo lường và theo dõi tiến trình đạt được những mục tiêu đầy tham vọng này để đảm bảo tất cả mọi phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể tiếp cận các dịch vụ y tế mà họ cần để tồn tại và phát triển".Nguyên Tổng Thư ký UN Ban Ki-moon từng tuyên bố: "Thực hiện Chiến lược toàn cầu chúng ta có thể đưa ra một sự chuyển đổi lịch sử sẽ cải thiện cuộc sống của các thế hệ sắp tới để hoàn thành được nó tôi sẽ tiếp tục huy động hành động đầy tham vọng của các nhà lãnh đạo toàn cầu thúc đẩy trẻ em và thanh thiếu niên ở khắp nơi tạo ra một thế giới mà ở đó lần đầu trong lịch sử tất cả đều có thể phát triển và đạt được tiềm năng đầy đủ của chúng".Chiến lược toàn cầu nhằm truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà hoạch định chính sách để đẩy mạnh hơn nữa công việc của họ để cải thiện sức khoẻ và phúc lợi cho phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên, đây cũng là một hướng dẫn để giúp người và cộng đồng có thể thúc đẩy sự thay đổi, đòi hỏi quyền của họ và giữ các nhà lãnh đạo giải thích. Chiến lược toàn cầu đã được phát triển thông qua quá trình tham vấn rộng rãi liên quan đến các chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, các tổ chức UN và các khu vực khác. Hơn 7.000 cá nhân, tổ chức và các đại diện của chính phủ đã tham gia vào các cuộc tham vấn trong Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thông qua các cuộc tư vấn trực tiếp và trực tuyến cũng như thông qua xây dựng các báo cáo nền tảng dựa vào bằng chứng.


WHO tăng cường hành động toàn cầu vì sức khỏe của hàng chục triệu phụ nứ, trẻ em và trẻ vị thành niên trên thế giới,
nhất là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển

Giải pháp chiến lược của WHO

Vào ngày 16/5/2017, WHO chính thức công bố báo cáo “Tăng cường hành động toàn cầu về sức khoẻ của thanh thiếu niên: Hướng dẫn hỗ trợ thực hiện của quốc gia” (Global accelerated action for the health of adolescents_AA-HA: Guidance to support country implementation)được rút ra trong quá trình tham vấn rộng rãi với các quốc gia thành viên, các cơ quan của UN, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi, xã hội dân sự và các đối tác khác. Báo cáo nhằm hỗ trợ chính phủ các quốc gia trong quyết định họ định làm gì và dự kiến thực hiện điều đó như thế nào để đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của thanh thiếu niên ở nước họ, đây cũng làtài liệu tham khảo giúp các nhà hoạch định chính sách quốc gia, các nhà quản lý chương trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình sức khoẻ vị thành niên bao gồm xuất bản các hướng dẫn dựa trên bằng chứng để hỗ trợ các dịch vụ y tế và các lĩnh vực khác (production of evidence-based guidelines to support health services and other sectors); đưa ra các khuyến​​nghị với các chính phủ về sức khoẻ vị thành niên và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng cao, phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên (making recommendations to governments o­n adolescent health and the provision of high quality, age-appropriate health services for adolescents); ghi nhận sự tiến bộ trong sức khoẻ vị thành niên và phát triển (documenting progress in adolescent health and development); nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khoẻ với người trẻ tuổittrong cộng đồng và các bên liên quan khác (raising awareness of health issues for young people among the general public and other interested stakeholders).TS. Anthony Costello, Giám đốc sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh vàtrẻ em vị thành niên của WHO cho biết: "Cải tiến cách thức các hệ thống y tế phục vụ thanh thiếu niên chỉ là một phần trong việc cải thiện sức khoẻ của họ, cha mẹ, gia đình và cộng đồng là vô cùng quan trọng vì chúng có tiềm năng lớn nhất để gây ảnh hưởng tích cực đến hành vi vị thành niên và sức khoẻ". Báo cáo AA-HA! hướng dẫnkhuyến cáo các can thiệp trong các lĩnh vựcgiáo dục tình dục toàn diện trongtrường học;giới hạn độ tuổi người cao tuổi uống rượu;buộc dây an toàn và đội mũ bảo hiểm thông qua luật pháp; giảm tiếp xúc và lạm dụng vũ khí;giảm ô nhiễm không khí trong nhà thông qua các nhiên liệu nấu ăn sạch hơn;tăng cường tiếp cận nước sạch, vệ sinh và vệ sinh,đồng thời cung cấp giải thích chi tiết về cách các quốc gia có thể thực hiện những can thiệp này với các chương trình chăm sóc sức khoẻ vị thành niên.


Tuy nhiên đầu tư cho sức khỏe vị thành niên chưa được là vấn đề y tế ưu tiên ở nhiều quốc gia

WHO và các đối tác cho rằngđầu tư sức khỏe trẻ vị thành niên là yêu cầu mang tính cấp bách nhưng trong mục tiêu phát triển y tế các quốc gia rất hiếm khi lĩnh vực này giữ được vị trí ưu tiên trong bối cảnh ngân sách phát triển hạn hẹp và theo lối tư duy truyền thống thì hầu hết các nguồn lực chỉ dành cho trẻ em trong những năm đầu đời. Cùng với đó, các chương trình hành động toàn cầu đang thúc giục các quốc gia dành ưu tiên coi chất lượng là một biện pháp tăng cường các biện pháp tiếp cận dựa trên quyền lợi con người tới sự khỏe mạnh nhưng các bằng chứng từ các quốc gia thu nhập cao và thấp cho thấy các dịch vụ dành cho thanh thiếu niên vẫn còn manh mún, thiếu sự cộng tác và không đồng đều về chất lượng. Các nhóm hoạt động ưu tiên có tồn tại nhưng nhìn chung các dịch vụ cần phải cải thiện đáng kể và nên được đưa vào tuân theo những hướng dẫn có sẵn,các tiêu chuẩn toàn cầu đối với các dịch vụ chăm sóc y tế có chất lượng cho thanh thiếu niên của WHO nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch dịch vụ y tế trong việc cải thiện chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế để các thanh thiếu niên cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cần phải thúc đẩy, bảo vệ và cải thiện sự khỏe mạnh và phúc lợi của thanh thiếu niên trong phạm vị quốc gia cũng như quốc tế.

Ngày 18/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, UNICEF và UNGA)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích