Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 6 4 6 1
Số người đang truy cập
3 9 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Phòng ngừa và kiểm soát NCDs là đòi hỏicấp bách trên thế giới cũng như Việt Nam
Gánh nặng các bệnh không lây nhiễm (NCDs) và kiểm soát NCDs

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm (NCDs) nhưtim mạch, đái tháo đường, ung thư và hô hấp mạn tính là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn cầu, thậm chí nhiều hơn tất cả các nguyên nhân gây bệnh khác cộng lại. Theo Bộ Y tế (MOH), ở Việt Nam cũng đạt mức báo động khi hàng năm hơn 400.000 người tử vong do NCDs đòi hỏi phải có các giải pháp cấp bách phòng ngừa và kiểm soát phù hợp.

Gánh nặngNCDs

Cácbệnh không lây nhiễm (NCDs) chủ yếu gồm4 nhóm bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim và đột qụy), ung thư, hô hấp mãn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn) và đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. NCDs ảnh hưởng không cân xứng đến cộng đồng các nướcmức thu nhập thấp và trung bình, nơi xảy ra 75% số tử vong NCDs toàn cầu với 31 triệu người. NCDs và nghèo đói là 2 vòng luẩn quẩn, trong đó nghèo đói làm dễ phơi nhiễm các yếu tố hành vi nguy cơ mắc NCDs, từ đó NCDslại trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo do chi phí y tế tốn kém vượt mức thu nhập cho hậu quả của bệnh. Đặc biệt, NCDs khó kiểm soát trong bối cảnh xã hội đang được thúc đẩy bởi các yếu tố đô thị hóa nhanh chóngkhông có kế hoạch, toàn cầu hóa lối sống không lành mạnh và già hóa dân số.


Vòng luẩn quẩn đói nghèo và dịch bệnh

Trên thế giới

Theo thông tin cập nhật tháng 4/2017 của WHO, các bệnh không lây nhiễm (NCDs) giết chết 40 triệu người mỗi năm, tương đương với 70% số ca tử vong toàn cầu. Tất cả mọi lứa tuổi, vùng miền quốc gia đều có thể bị ảnh hưởng bởi NCDs nhưng nhóm tuổi già thường gặp hơn với 17 triệu người chết do NCDs trước tuổi 70 mỗi năm, trong đó 87%số ca tử vong "sớm" (premature) này xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Trong 4 nhóm bệnh chiếm 81% tổng số tử vong NCDs thì tim mạch cao nhất (17,7 triệu), ung thư (8,8 triệu), hô hấp (3,9 triệu) và đái tháo đường (1,6 triệu) mỗi năm.Trẻ em, người lớn và người cao tuổi là các đối tượng dễ bị tổn thương trước các yếu tố nguy cơ gây ra NCDs. Các hành vi có thể thay đổi nhưhútthuốc lá,chế độ ăn uống không lành mạnh,sử dụng rượu có hại không hoạt động thể chất đều làm tăng nguy cơ mắc NCDs.


Các yếu tố nguy cơ NCDs

Theo những con số minh chứng của WHO,hút thuốc lá (kể cảphơi nhiễm với hút thuốc thụ động) làm 7,2 triệu người chết mỗi năm dự báo​​sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong những năm tới; chế độ ăn uống không lành mạnh làm 4,1 triệu người chết hàng năm do tiếp thụ lượng muối ănquá cao; hơn một nửa trong số 3.3 triệu ca tử vong NCDs hàng năm do uống rượukể cả ung thư1,6 triệu người chết mỗi năm do hoạt động thể chất không đầy đủ.Các yếu tố nguy cơ chuyển hóa (metabolic risk factors) góp phần vào 4 thay đổi vềchuyển hóaquan trọng làm tăng nguy cơ mắcNCDs như tăng huyết áp (raised blood pressure); thừa cân, béo phì (overweight, obesity);tăng đường huyết (hyperglycemia) haynồng độ đường huyết cao(high blood glucose levels); tăng lipide huyết (hyperlipidemia) hay nồng độc hất béo cao trong máu (high levels of fat in the blood). Trong đó, yếu tố nguy cơ chuyển hóa hàng đầu thế giới là huyết áp cao chiếm 19% tử vong toàn cầu, tiếptheo là thừa cân, béo phì và tăng đường huyết được coi là các yếu tố nguy cơ chuyển hóa có thể dẫn đến bệnh tim mạch,nguyên nhânhàng đầu về tử vong sớm.


Tim mạch (heart diseases), ung thư (cancer), hô hấp mãn tính (chronic lung diseases) và đái tháo đường (diabetes) là 4 nhóm bệnh NCDs cao nhất toàn cầu

Ở Việt Nam

Theo Bộ Y tế (MOH), mặc dù có nhiều nỗ lực kiểm soát nhưng thực trạng NCDs ở nước ta đang tăng đến mức báo động với 70% số tử vong NCDs hàng năm, trong đó 40% tử vong trước 70 tuổi do cộng đồngthiếu ý thức phòng chống bệnh, 49% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu (trong đó 11% ở mức nguy hại). Theo ước tính của WHO, Việt Nam có trên 400.000 ca tử vong do NCDs hàng năm chiếm trên 70% tổng số tử vong, cao nhất là tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính và đái tháo đường.Trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ bệnh tim mạch và đột quỵ ngày càng giảm do kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp sớm thì ở Việt Nam tỷ lệ tim mạch và đột quỵ đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu.Mặc dù chỉ tính riêng các bệnh liên quan đến thuốc lá đã gây ra thiệt hại khoảng 1 tỷ đô la (USD) mỗi năm, sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO, 50% nam giới hút thuốc, 25% nam giới uống bia rượu ở mức gây hại, 80% số người không ăn đủ lượng hoa quả và rau xanh, gần 30% số người thiếu vận động thể lực nhưng hoạt động ngăn chặn NCDs ở Việt Nam chưa được chuyển hóa thành chương trình phổ cậpthay vì tiếp cận chuyên khoa như tim mạch, ung thư,hô hấp, nội tiết điều phối tất cả các hoạt động quốc gia về từng lĩnh vực nên khó trọng tâm vào dự phòng nguy cơ NCDs phổ biến. Cùng với đó, nguồn ngân sách đầu tư hạn hẹp nên độ bao phủ phòng ngừaNCDs chưa cao vàcònkhoán trắng cho ngành y tếthay vì hoạt động phối hợp liên ngành sâu rộng đến tận cộng đồng để giải quyết các yếu tố nguy cơ. Sự phối hợp kiểm soát NCDs giữa hệ điều trị và hệ y tế dự phòng chưa chặt chẽ, nhất là chưa phát huy được vai trò tiềm năng của hệ y tế dự phòng là một trong những rào cản chính trong lĩnh vực này. Mặc dù có những hạn chế nhưng Việt Nam có những thế mạnh riêng để giải quyết NCDs như cam kết chính trị mạnh mẽ, hệ thống y tế được tổ chức tốt và có nhiều kinh nghiệm kiểm soát các bệnh lây nhiễm cũng như không lây nhiễm là cơ sở đạt kết quả kiểm soát NCDs bền vững theo mục tiêu y tế quốc gia.


Tầm soát NCDs ở các cơ sở y tế chuyên khoa

Như vậy trên thế giới cũng như Việt Nam, NCDs đe doạ sự tiếnbộ hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) bao gồm giảm tỷ lệ tử vong sớm do NCDs tới 1/3 vào năm 2030.WHO cho biết nghèo đói liên quan chặt chẽ với NCDs,dự báo sự gia tăng nhanh chóng của NCDs sẽ cản trở các sáng kiến ​​giảm nghèo ở các nước có thu nhập thấp,nhất là tăng chi phícho các hộgia đình liên quan đến chăm sóc sức khoẻ;những đối tượng dễ bị tổn thương vàsống bên lề xã hội bị NCDs và chết sớm hơn những người có cuộc sống ổn định do nhiều nguy cơ phơi nhiễm với các sản phẩm có hại như thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tiếp cận dịch vụ y tế.Ở những nơi nguồn lực thấp, chi phí chăm sóc sức khoẻ cho NCDs nhanh chóng làm kiệt quệ kinh tế gia đình,các chi phíđắt đỏ NCDs do điều trị dài ngày tốn kém và mất nguồn lực lao động làm hàng triệu người phải sống trong nghèo đói và kìm hãm tiềm lực phát triển quốc gia.


Mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong kiểm soát NCDs

Kiểm soát NCDs

Thực trạng kiểm soát NCDs trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, WHO cho rằngmuốn kiểm soát và ngăn chặn NCDs hiệu quả cần tập trung làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến những bệnh này mà các giải pháp chi phí thấp sẵn có cho các chính phủ và các bên liên quan khác để giảm các yếu tố nguy cơphổ biếncó thể điều chỉnh,giám sáttiếnbộ và xu hướng của NCDs cùngcác yếu tố nguy cơrất quan trọng trong hướng dẫn chính sách và hoạt động ưu tiên. Theo đó, muốn giảm bớt tác động của NCDs với cộng đồng và xã hội cần tiếp cận toàn diệnvề các lĩnh vựcy tế, tài chính, giao thông, giáo dục, nông nghiệp, quy hoạch và các cơ quan khác hợp tác để giảm các nguy cơ NCDs cùng với đẩy mạnh các can thiệp phòng ngừavà kiểm soát.WHO cho biết đầu tư quản lý tốt hơn NCDs như phát hiện, sàng lọc và điều trị các bệnh này, cung cấp tiếp cận chăm sóc giảm nhẹ cho những người có nhu cầu. Các can thiệp tác động lớn đến NCD có thể thông quachăm sóc sức khoẻ ban đầunhưtăng cường phát hiện sớm và điều trị kịp thời,được minh chứng là hiệu quả kinh tế tuyệt vời vìnếu cung cấp sớm có thể giảm chi phí điều trị tốn kémhơncho bệnh nhân. Các nước không bao phủ y tế đầy đủchắc chắn sẽ không cung cấp sự tiếp cận phổ cập tới các can thiệp cần thiết vớiNCDs do đócầnquản lý NCDs để đạt mục tiêu toàn cầu giảm 25% nguy cơ tử vong sớm NCDsvào năm 2025 và mục tiêu SDGs giảm1/3tử vong do NCDs vào 2030.Vai trò lãnh đạo và điều phối của WHO(WHO's leader ship and coordination role),Chương trình nghị sự 2030 về SDGs thừa nhận NCDslà một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vữngnhư một phần của chương trình những người đứng đầunhà nước vàchính phủ cam kết xây dựng các đáp ứng quốc gia đầy tham vọng vào năm 2030 làm giảm tỷ lệ tử vong sớm tới 1/4 do các bệnh không lây nhiễm qua dự phòng và điều trị (Mục tiêu SDG 3.4)đến từ các cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng UN về NCDstrong năm 2011 và 2014,tái khẳng định vai trò lãnh đạo và điều phối của WHO tăng cường giám sát hành động toàn cầu chống lại NCDs.

 

  
Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong nỗ lực kiểm soát NCDs gắn với SDGs

Ở Việt Nam, nỗ lực của MOH là cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm giảm tải cho các bệnh viện cũng sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho phòng chống NCDs; phát hiện, sàng lọc và điều trị NCDs tại các cơ sở y tế cũng như chăm sóc giảm nhẹ là những giải pháp cốt lõi trong đáp ứng với NCDs theo từng nhóm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính và rối loạn tâm thần mà theo đó mỗi nhóm bệnh cần được chuyển thành các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia ưu tiên ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của WHO, MOH đã thiết lập chương trình phòng chống NCDs, đồng thời vận động đầu tư và hỗ trợ xây dựng chính sách, chiến lược phòng chống những bệnh này chuyển từ phương pháp tiếp cận bệnh theo từng chuyên khoa sang phương pháp tiếp cận lồng ghép; cung cấp các hướng dẫn và mô hình chăm sóc liên tục bệnh nhân NCDs dựa vào cộng đồng, đặc biệt là mô hình lồng ghép để quản lý đồng thời một số NCDs chủ yếu theo hướng dẫn của WHO;sử dụng biện phápy tế dự phòng làm cơ sở phòng chống NCDs tại cộng đồng; phối hợp chặt chẽ phòng chống nguy cơ NCDs qua các hoạt động liên ngành, mục tiêu quốc gia, môi trường sức khoẻ lành mạnh; ban hành vănbản luật và dưới luật cấm hút thuốc nơi công cộng; đánh thuế cao với rượu bia, thuốc lá; khuyến khích chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất lành mạnh phù hợp với cộng đồng.


Việt Nam có nhiều hoạt động tích cực phòng chống NCDs

Để thực hiện “Kế hoạch hành động toàn cầu dự phòng và kiểm soát NCDs” giai đoạn 2013-2020 của WHO, Việt Nam đã cụ thể hóa “Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và NCDs khác giai đoạn 2015-2025” theo Quyết định 376/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 20/3/2015 với mục tiêu chung là khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Theo đó các mục tiêu cụ thể tập trung nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và hiểu biết của người dân phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và NCDs khác.

 


Hoạt động thể chất lành mạnh là biện pháp dự phòng và kiểm soát NCDs bền vững nhất

“Kế hoạch hành động toàn cầu dự phòng và kiểm soát NCDs”2013-2020(Global Action Plan for the Prevention and Control of NCDs)

Để thực hiện mục tiêu này, WHO xây dựng “Kế hoạch hành động toàn cầu dự phòng và kiểm soát NCDs”(Global Action Plan for the Prevention and Control of NCDs) giai đoạn 2013-2020 nhằm tăng cường nỗ lực quốc gia giải quyết gánh nặng NCDs đã đượcĐại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 66 thông qua (nghị quyết WHA66.10)đưa ra mô hình thay đổi bằng cách cung cấp một lộ trình và lựa chọn chính sách cho các nước thành viên. WHO cùng các tổ chức khác của UN và các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ và khu vực tư nhân sẽ cùng thực hiện theocác mục tiêu toàn cầu tự nguyện bao gồm cả giảm 25% nguy cơ tử vong sớm do NCDs vào năm 2025.Kế hoạch hành động toàn cầu bao gồm 6 mục tiêu cung cấp chính sách, lựa chọn dự phòng và kiểm soát NCDs cho các nước thành viên, thư ký, các đối tác quốc tế và các khu vực tư nhân: (i)Thúc đẩy ưu tiên dự phòng và kiểm soát NCDs trên toàn cầu, khu vực, quốc gia và sự đồng ý của quốc tế trong việc phát triển mục tiêu chung, thông qua việc tăng cường hợp tác và vận động quốc tế; (ii) Tăng cường năng lực quốc gia, lãnh đạo, quản lý, hành động đa ngành và quan hệ đối tác để tăng tốc độ phản ứng quốc gia trong việc ngăn chặn, kiểm soát NCDs; (iii) Giảm thiểu nguy cơ tạo ra biến thể nguy hiểm của NCDs và các yếu tố xã hội cơ bản thông qua việc tạo ra môi trường sức khỏe; (iv) Tăng cường và định hướng hệ thống y tế dự phòng và kiểm soát NCDs cùng các yếu tố xã hội cơ bản thông qua việc lấy người dân làm trung tâm trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân; (v) Đẩy mạnh và hỗ trợ năng lực quốc gia trong nghiên cứu và phát triển chất lượng cao dự phòng và kiểm soát NCDs; (vi) Theo dõi các xu hướng và yếu tố của NCDs để từ đó tiến hành đánh giá công tác phòng chống và kiểm soát bệnh.Theo tiến trình kế hoạch, Đại hội đồngUNsẽ tổ chức Hội nghịcấp cao lần thứ ba về NCDsvào 2018 để xem xét tiếnbộvà tạo ra sự đồng thuận trên con đường phía trước bao gồm giai đoạn 2018-2030.


9 mục tiêu toàn cầu có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ tử vong NCD
s(set of 9 voluntary global NCD targets for 2025)

"Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống NCDs" giai đoạn 2013-2020 bắt nguồn từ cam kết của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ trong Tuyên bố chính trị của UN về phòng chống và kiểm soát NCDs (Nghị quyết A/RES/66/2) thừa nhận vai trò và trách nhiệm chính của các chính phủ trong đối phó với thách thức NCDs và vai trò quan trọng hợp tác quốc tế hỗ trợ các nỗ lực quốc gia.Theo đó, các chính phủ được khuyến khích để thiết lập các mục tiêu quốc gia về NCD 2025 dựa trên hoàn cảnh quốc gia; phát triển kế hoạch quốc gia liên ngành NCDs nhằm  giảm sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và cho phép hệ thống y tế phản hồi để đạt được các mục tiêu quốc gia năm 2025; đo lường kết quả, chú ý đến các kế hoạch hành động toàn cầu.


Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng trong dự phòng và kiểm soát NCDs phạm vi toàn cầu

Hỗ trợ các nước trong nỗ lực quốc gia, Kế hoạchhành độngtoàn cầu về phòng ngừa và kiểm soát NCDs2013-2020 của WHO bao gồm 9 mục tiêu toàn cầu có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ tử vong NCDs đề cập đến dự phòng và quản lý NCDs như sau: 

1) Giảm khoảng 25% tử vong dotim mạch, ung thư, đái tháo đường, hô hấp mãn tính (A 25% relative reduction in the overall mortality from cardiovascular diseases, cancer, diabetes, or chronic respiratory diseases);

2) Giảm ít nhất 10% trong sử dụng rượu độc hại, nếu phù hợp với hoàn cảnh quốc gia (At least 10% relative reduction in the harmful use of alcohol, as appropriate, within the national context);

3) Giảm tương đối 10% mức độ phổ biến của hoạt động thể chất không đầy đủ (A 10% relative reduction in prevalence of insufficient physical activity);

4) Giảm tương đối 30% trong  hàm lượng tiêu thụ của muối/natri (A 30% relative reduction in mean population intake of salt/sodium);

5) Giảm tương đối 30% mức độ phổ biến sử dụng thuốc lá ở người lớn> 15 tuổi (A 30% relative reduction in prevalence of current tobacco use in persons aged 15+ years);

6) Giảm tương đối  25% mức độ phổ biến của huyết áp cao hoặc tăng huyết áp theo hoàn cảnh từng quốc gia (A 25% relative reduction in the prevalence of raised blood pressure or contain the prevalence of raised blood pressure, according to national circumstances);

7) Ngăn chặn sự gia tăng bệnh tiểu đường và béo phì (Halt the rise in diabetes and obesity);

8) Ít nhất 50% số người đủ điều kiện nhận được điều trị bằng thuốc và tư vấn bao gồm cả kiểm soát đường huyết để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ (At least 50% of eligible people receive drug therapy and counselling (including glycaemic control) to prevent heart attacks and strokes);

9) Đảm bảo sự sẵn có khoảng 80% các công nghệ cơ bản và thuốc cần thiết bao gồm generics để điều trị NCDs ở cộng đồng và tư nhân (An 80% availability of the affordable basic technologies and essential medicines, including generics, required to treat major NCDs in both public and private facilities).


Nhiều sáng kiến tầm soát NCDs đã được áp dụng hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh do NCDs trên thế giới

Khung giám sát toàn cầu NCDs(Global Monitoring Framework)

Khung giám sát toàn cầu về NCDs của WHObao gồm 25 chỉ số theo dõi thực hiện các chiến dịch hành động thông qua giám sát và và báo cáo về các mục tiêu toàn cầu vào năm 2015 và 2020. Kế hoạch hành động không giới hạn trong phạm vi khuôn khổ giám sát toàn cầu dự kiến sẽ tạo ra tiến bộ trong dự phòng và kiểm soát NCDs cung cấp nền tảng cho tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường cam kết chính trị và thúc đẩy hành động toàn cầu để giải quyết những căn bệnh chết người. Khuôn khổ này cũng sẽ giúp hình thành một chương trình nghị mới, phát triển tiến bộ về 3 khía cạnh của SDGs bao gồm phát triển kinh tế, phát triển bền vững môi trường và hòa nhập xã hội. 


Hình 10


Sau đây là 25 chỉ số xác định (Definition indicators) để theo dõi thực hiện "Khung giám sáttoàn cầu"của WHO

1) Xác suất tử vong không điều kiện ở độ tuổi 30 - 70 do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và hô hấp mãn tính (Unconditional probability of dying between ages of 30 and 70 from cardiovascular diseases, cancer, diabetes or chronic respiratory diseases);

2) Tỷ lệ ung thư theo loại ung thư trên 100.000 dân (Cancer incidence, by type of cancer, per 100 000 population);

3)Tổng lượng rượu tiêu thụ bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên trong một năm dương lịch (ghi nhận và không được ghi nhận) bằng lít rượu cồn (Total (recorded and unrecorded) alcohol per capita aged 15+ years old consumption within a calendar year in litres of pure alcohol);

4) Độ tuổi tiêu thụ nhiều rượu nặng trong thanh thiếu niên và người lớn (Age-standardized prevalence of heavy episodic drinking among adolescents and adults);

5) Bệnh tật và tử vong liên quan đến do rượu ở độ tuổi thành niên và trưởng thành (Alcohol-related morbidity and mortality among adolescents and adults);

6)Chỉ số thanh niên hoạt động thể chất không đầy đủ được xác định dưới 60 phút hoạt động với cường độ vừa đến mạnh mỗi ngày(Prevalence of insufficiently physically active adolescents, defined as less than 60 minutes of moderate to vigorous intensity activity daily);

7)Chỉ số hiện tại độ tuổi trung bình của người trên 18 tuổi hoạt động thể chất không đủ dưới 150 phút hoạt động cường độ trung bình mỗi tuần hoặc tương đương(Age-standardized prevalence of insufficiently physically active persons aged 18+ years (defined as less than 150 minutes of moderate-intensity activity per week, or equivalent);

8) Tuổi trung bình tiêu thụ lượng muối (sodium chloride) mỗi ngày tính theo grams đối với người trên 18 tuổi (Age-standardized mean population intake of salt (sodium chloride) per day in grams in persons aged 18+ years);

9)Chỉ số sử dụng thuốc lá hiện tạiở trẻ vị thành niên (Prevalence of current tobacco use among adolescents);

10)Chỉ số hiện tại độ tuổi tuổi tiêu chuẩn sử dụng thuốc lá đối với người trên 18 tuổi (Age-standardized prevalence of current tobacco use among persons aged 18+ years);

11)Chỉ số hiện tại độ tuổi trung bình mắc tăng huyết áp đối với những người trên 18 tuổi (huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Age-standardized prevalence of raised blood pressure among persons aged 18+ years (defined as systolic blood pressure ≥140 mmHg and/or diastolic blood pressure ≥90 mmHg) and mean systolic blood pressure);

12)Chỉ số hiện tại về độ tuổi trung bình mắc tăng đường huyết/đái tháo đường đối với người lớn hơn 18 tuổi (nồng độ đường huyết lúc đói ≥ 7.0 mmol/l (127 mg/dl) hoặc trongđiều trị nhằm tăng lượng đường huyết (Age-standardized prevalence of raised blood glucose/diabetes among persons aged 18+ years (defined as fasting plasma glucose concentration ≥ 7.0 mmol/l (126 mg/dl) or o­n medication for raised blood glucose);

13)Chỉ số hiện tại thừa cân, béo phì tuổi vị thành niên (xác định của WHO tăng trưởng trẻ em lứa tuổi học đường và vị thành niên, thừa cân-chỉ số độ lệch chuẩn cơ thể theo tuổi, giới tính và béo phì-chỉ số thứ hai về độ lệch chuẩn cơ thể theo tuổi và giới tính (Prevalence of overweight and obesity in adolescents (defined according to the WHO growth reference for school-aged children and adolescents, overweight-one standard deviation body mass index for age and sex, and obese-two standard deviations body mass index for age and sex);

14)Chỉ số hiện tại độ tuổi trung bình bị thừa cân và béo phì ở người lớn hơn 18 tuổi (Chỉ số khối cơ thể ≥ 25 kg/m2 cho thừa cân và chỉ số khối cơ thể ≥ 30kg/m2 cho béo phì (Age-standardized prevalence of overweight and obesity in persons aged 18+ years (defined as body mass index ≥ 25 kg/m² for overweight and body mass index ≥ 30 kg/m² for obesity);

15) Độ tuổi trung bình tiêu chuẩn có tỷ lệ năng lượng từ các axit béo bão hòa ở người có độ tuổi lớn hơn 18 (Age-standardized mean proportion of total energy intake from saturated fatty acids in persons aged 18+ years);

16)Chỉ số hiện tại độ tuổi tiêu chuẩn của ngườilớn hơn 18 tuổi tiêu thụ ít hơn 400 grams trái cây và rau mỗi ngày (Age-standardized prevalence of persons (aged 18+ years) consuming less than five total servings (400 grams) of fruit and vegetables per day);

17)Chỉ số hiện tại độ tuổi tiêu chuẩn có độ tăng cholesterol của người lớn hơn 18 tuổi (Tổng lượng cholesterol≥ 5.0 mmol/l hoặc 190 mg/dl (Age-standardized prevalence of raised total cholesterol among persons aged 18+ years (defined as total cholesterol ≥5.0 mmol/l or 190 mg/dl); and mean total cholesterol concentration);

18)Chỉ số người đủ điều kiện (tuổi lớn hơn 40 với nguy cơ tim mạch ≥ 30% trong 10 năm bao gồm cả người đang mắc bệnh tim mạch được điều trị bằng thuốc và tư vấn (bao gồm cả kiểm soát đường huyết) để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ (Proportion of eligible persons (defined as aged 40 years and older with a 10-year cardiovascular risk ≥30%, including those with existing cardiovascular disease) receiving drug therapy and counselling (including glycaemic control) to prevent heart attacks and strokes);

19) Sự sẵn sàng và khả năng chi trả của chất lượng, sự an toàn và hiệu quả cần thiết của thuốc NCDs bao gồm thuốc, những công nghệ cơ bản ở các cơ sở vật chất công cộng và tư nhân (Availability and affordability of quality, safe and efficacious essential NCD medicines, including generics, and basic technologies in both public and private facilities);

20)Tiếp cận hệ thống chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng bởi morphin-tương đương với thuốc giảm đau loại mạnh (không bao gồm methadone) trên mỗi tử vong do ung thư (Access to palliative care assessed by morphine-equivalent consumption of strong opioid analgesics (excluding methadone) per death from cancer);

21) Áp dụng các chính sách quốc gia làm giới hạn độ bão hòa axit béo và loại bỏ một phần dầu thực vật trong quá trình cung cấp thực phẩm, phù hợp với hoàn cảnh quốc gia và các chương trình quốc gia (Adoption of national policies that limit saturated fatty acids and virtually eliminate partially hydrogenated vegetable oils in the food supply, as appropriate, within the national context and national programmes);

22) Tính sẵn có, chi phí hiệu quả và giá phải chăng của các loại vaccinekháng papillomavirus ở người phù hợp với các chính sách và chương trình quốc gia (Availability, as appropriate, if cost-effective and affordable, of vaccines against human papillomavirus, according to national programmes and policies);

23) Các chính sách nhằm giảm tác động của việc quảng cáo thức ăn và đồ uống không cồn có nông độ chất béo bão hòa cao, axit béo, đường, hoặc muối lên trẻ em (Policies to reduce the impact o­n children of marketing of foods and non-alcoholic beverages high in saturated fats, trans fatty acids, free sugars, or salt);

24) Tiêm chủng chống lại virus viêm gan B được theo dõi bởi số liều vắc xin viêm gan B thứ 3 (HepB3)dùng cho trẻ sơ sinh (Vaccination coverage against hepatitis B virus monitored by number of third doses of Hep-B vaccine (HepB3) administered to infants);

25)Chỉ số phụ nữ độ tuổi tư 30-49 kiểm tra ung thu cổ tử cung ít nhất 1 lần hoặc thường xuyên, và cho lứa tuổi thấp hoặc cao hơn theo chính sách và các chương trình quốc gia (Proportion of women between the ages of 30–49 screened for cervical cancer at least o­nce, or more often, and for lower or higher age groups according to national programmes or policies).


Cựu Tổng Thư ký UN Ban Ki Mon và Tổng giám đốc WHO tuyên chiến với NCDs trên phạm vi toàn cầu

Nhìn chung, trong xã hội ngày nay cơ cấu bệnh tật có nhiều biến đổi kể cả bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm đòi hỏi đáp ứng quốc gia cũng như toàn cầu phù hợp và kịp thời; trong đó NCDs là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới của 4 nhóm NCDs chính bao gồm tim mạch, ung thư, hô hấp mãn tính và đái tháo đường. Cùng với các chiến lược quốc gia và quốc tế giảm thiểu tử vong sớm do NCDs, còn cần phải tham gia tích cực không chỉ trong lĩnh vực y tế mà cả các lĩnh vực liên ngành khác đểchiến lược hành động phòng ngừa và kiểm soát NCDs ở phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu có hiệu quả cứu được hàng triệu mạng sống khỏi NCDs.

 

Ngày 10/05/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích