Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 6 7 9 6
Số người đang truy cập
6 3 2
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Kiểm soát bệnh đái tháo đường và giảm nguy cơ biến chứng

Nhân Ngày đái tháo đường thế giới (World Diabetes Day_WDD) 14/11/2016 với chủ đề ‘Hãy cảnh giác với bệnh đái tháo đường’ (Eyes o­n diabetes), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo gánh nặng toàn cầu cùng các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực chung tay kiểm soát và ngăn chặn căn bệnh này.

 
WHO cảnh báo gánh nặng bệnh đái tháo đường và các biến chứng nguy hiểm của nó

Gánh nặng toàn cầu và biến chứng bệnh đái tháo đường

Theo WHO, đái tháo đường là 1 trong 4 bệnh không lây nhiễm (NCDs) hàng đầu gây tử vong cao nhất cùng với các bệnh tim mạch, ung thư và đường hô hấp mạn tính. WHO ước tính gánh nặng toàn cầu đái tháo đường ngày càng tăng với 415 triệu người trưởng thành sống chung với căn bệnh này trong năm 2015 dự báo ​​tăng 642 triệu hoặc 1/10 người trưởng thành vào 2040, một trong hai người trưởng thành bị bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán, nhiều người đang sống chung với bệnh đái tháo đường typ 2 mà không hề biết mình bị bệnh đến khi được chẩn đoán thì các biến chứng đã xuất hiện.Lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn hoặc làm chậm 70% ca bệnh đái tháo đường type 2 tương đương với khoảng 160 triệu ca vào 2040. Cùng với tình trạng suy dinh dưỡng gia tăng và hoạt động thể lực giảm ở trẻ em nhiều nước trên thế giới, đái tháo đường type 2 ở trẻ em có khả năng trở thành vấn nạn y tế cộng đồng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng; số người mắc bệnh đái tháo đường ở các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ tiếp tục gia tăng tạo nên mối nguy cơ với sự phát triển bền vững khi vào năm 2040 số bệnh nhân đái tháo đường ở châu Phi dự báo sẽ tăng gấp đôi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước tính cuảt WPRO năm 2014 có 131 triệu người đang sống chung với đái tháo đường, chiếm khoảng 8.4% dân số trưởng thành.

 
 

Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế (MOH) số người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên với tốc độ đáng báo động với tỷ lệ tiểu đường tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, đến nay ước tính cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Theo MOH, kết quả điều tra toàn quốc 10 năm (2002-2012), tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở nước ta đã tăng gấp đôi (từ 2,7% lên 5,4%)thật sự đáng báo động khi tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng nhanh hơn thế giới, trong khi63,6% người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán tại cộng đồng còn rất cao và lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.

 
Đái tháo đường là bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulinđiều chỉnh lượng đường trong máu hay khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất


WHO cho biết đái tháo đường là bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin-hormone điều chỉnh lượng đường trong máu hay khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất. Tăng đường huyết là hiệu ứng phổ biến của bệnh đái tháo đường không được kiểm soát theo thời gian dẫn đến thương tổn nghiêm trọng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, nhất là các dây thần kinh và mạch máu. Trong đó, đái tháo đường typ 1đặc trưng do sản xuất thiếu insulin và nhu cầu sử dụng insulin hàng ngày với các biểu hiện bao gồm bài tiết quá nhiều nước tiểu (polyuria), khát nước (polydipsia), đói liên tục (constant hunger,), giảm cân (weight loss), thay đổi thị lực (vision changes) và mệt mỏi (fatigue) có thể xảy ra đột ngột; đái tháo đường typ 2chiếm 90% số bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới là kết quả sử dụng insuline không hiệu quả, chủ yếu do trọng lượng cơ thể dư thừa và ít vận động với các biểu hiện giống đái tháo đường typ 1 nhưng bệnh cảnh không rõ ràng, có thể được phát hiện sau một vài năm khi biến chứng đã phát sinh, bệnh đái tháo đường typ 2 không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em.

 
 

Theo thời gian, bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng tim mạch, mắt, thận và thần kinh; làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến 50% số người mắc bệnh đái tháo đường tử vong; kết hợp với giảm lưu lượng máu, bệnh lý thần kinh (tổn thương thần kinh) ở bàn chân làm tăng nguy cơ loét chân, nhiễm trùng và nhu cầu cuối cùng là cắt cụt chi; bệnh lývõng mạc do đái tháo đường là một nguyên nhân quan trọng của mù lòa và xảy ra như là kết quả của việc tổn thương tích lũy trong một thời gian lâu dài với các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Bệnh đái tháo đường cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy thận, nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh đái tháo đường cao gấp đôi so với những người không bị bệnh. Với các trường hợp thai sản, việc thiếu kiểm soát bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tử vong bào thai và các biến chứng khác; ngoài ra, WHO cho biết12% chi phí chăm sóc sức khỏe toàn cầu dành cho đái tháo đường ở người lớn cùng các biến chứng của nó gây thiệt hại kinh tế đáng kể do chi phí y tế cũng như mất năng xuất lao động và thu nhập.

 
 
 

Khuyến cáo của WHO nhân Ngày đái tháo đường thế giới (WDD)

WDD được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 11 theo sáng kiến của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) và WHO, lần đầu được tổ chức vào năm 1991 nhằm đáp ứng những lo ngại về nguy cơ càng ngày càng tăng của đái tháo đường và chính thức trở thành ngày quốc tế từ 2006 sau khi được Liên Hợp Quốc (UN) thông qua với mục tiêu quảng bá những nỗ lực của IDF trong năm cũng như nỗ lực toàn cầu hợp tác và phối hợp hành động phòng chống bệnh đái tháo đường như một vấn đề sức khỏe ưu tiên toàn cầu. Chương trình được thể hiện bằng logo vòng tròn màu xanh là biểu trưng toàn cầu cho nhận thức về bệnh đái tháo đường và thông điệp cộng đồng cảnh giác với bệnh đái tháo đường theo chủ đề 2016 ‘Eyes o­n diabetes’ với 2 nội dung chính bao gồm tầm soát đái tháo đường type 2 là quan trọng để kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ biến chứng; tầm soát biến chứng đái tháo đường là một phần thiết yếu trong kiểm soát tất cả các loại đái tháo đường.nVề hành động nhân WDD 2016, WHO cho rằng để phòng chống bệnh đái tháo đường cần có cách tiếp cận trong suốt cuộc đời bằng cách cải thiện dinh dưỡng ngay từ khi còn nhỏ; tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các hoạt động tập luyện, vận động thể chất cũng như sự sẵn có của các thực phẩm lành mạnh và an toàn. Để sống chung với bệnh đái tháo đường, chẩn đoán sớm là điều kiện tiên quyết vì không có biện pháp can thiệp hoặc chính sách đơn lẻ nào có thể giải quyết được bệnh đái tháo đường mà cần thông qua sự phối hợp đa ngành với các chính sách trong quy hoạch đô thị, giáo dục, giao thông, nông nghiệp và các nguồn tài chính, chúng ta mới có thể phòng chống bệnh đái tháo đường và nâng cao sức khỏe tất cả mọi người.

 
 

WHO cung cấp các hướng dẫn khoa học phòng chống bệnh đái tháo đường (provides scientific guidelines for diabetes prevention); phát triển các chuẩn mực và tiêu chuẩn để chẩn đoán và chăm sóc bệnh đái tháo đường (develops norms and standards for diabetes diagnosis and care); xây dựng nhận thức về đại dịch toàn cầu của bệnh đái tháo đường; kỷ niệm WDD (14 tháng 11) (builds awareness o­n the global epidemic of diabetes; celebration of World Diabetes Day (14 November); tổ chức giám sát bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ của nó (conducts surveillance of diabetes and its risk factors). Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sức khỏe (Global strategy o­n diet, physical activity and health) bổ sung vào nghiên cứu bệnh đái tháo đường của WHO là tập trung vào các phương pháp tiếp cận toàn dân để thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên, do đó làm giảm các vấn đề toàn cầu ngày càng tăng của thừa cân và béo phì.

 
 

WHO hoan nghênh Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia đa ngành phòng chống các bệnh không lây nhiễm (national multi-sectoral strategy for non-communicable diseases) giai đoạn 2015-2025 bao gồm ngăn chặn và kiểm soát bệnh đái tháo đường nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh thông qua các hành động đa ngành. Trên cơ sở chiến lược này, WHO cũng đang hỗ trợ MOH xây dựng dự thảo và huy động sự ủng hộ cho việc ban hành luật về phòng chống tác hại của rượu bia. Cùng với đó, WHO cho rằng việc quản lý điều trị lâu dài các ca bệnh là giải pháp duy nhất để đảm bảo sức khỏe cho những người đã mắc bệnh, .đặc biệt là cần tăng cường phát hiện sớm, tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ và thuốc thiết yếu cho bệnh nhân đái tháo đường ở các tuyến y tế cơ sở. Chính phủ cần thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi mô hình chăm sóc y tế, từ việc chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường chủ yếu trong các cơ sở bệnh viện như hiện nay sang cách tiếp cận chăm sóc chữa bệnh tại cấp y tế cơ sở và lấy con người làm trung tâm. Các biện pháp lối sống đơn giản đã được chứng minh hiệu quả ngăn chặn hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh đái tháo đường typ 2, mọi người nên đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (achieve and maintain healthy body weight); hoạt động thể chất ít nhất 30 phút thường xuyên, hoạt động cường độ trung bình trong hầu hết các ngày, nhiều hoạt động hơn là cần thiết để kiểm soát cân nặng (be physically active at least 30 minutes of regular, moderate-intensity activity o­n most days, more activity is required for weight control); ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giữa 3 và 5 phần trái cây và rau mỗi ngày và giảm lượng đường và chất béo bão hòa(eat a healthy diet of between 3 and 5 servings of fruit and vegetables a day and reduce sugar and saturated fats intake); tránh sử dụng thuốc lá-hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (avoid tobacco use-smoking increases the risk of cardiovascular diseases).

 
 

Chẩn đoán sớm có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm máu tương đối rẻ tiền, điều trị bệnh đái tháo đường liên quan đến việc hạ thấp lượng đường trong máu và mức độ của các yếu tố nguy cơ khác được biết đến khác gây tổn thương các mạch máu, ngừng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các biến chứng. Các can thiệp tiết kiệm được chi phí và mang tính khả thi ở các nước đang phát triển bao gồm kiểm soát đường huyết trung bình, những người có bệnh đái tháo đường typ1 cần insulin, những người có bệnh đái tháo đường typ 2 có thể được điều trị bằng thuốc uống, nhưng cũng có thể đòi hỏi insulin; kiểm soát huyết áp; chăm sóc bàn chân. Các can thiệp tiết kiệm chi phí khác bao gồm sàng lọc và điều trị cho bệnh lý võng mạc (gây mù); kiểm soát lipid máu (điều chỉnh nồng độ cholesterol); kiểm tra các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến đái tháo đường; những biện pháp này cần được hỗ trợ bởi một chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì đảm bảo duy trì cân nặng hợp lý‎; vận động thể lực tích cực, đều đặn ít nhất 30 phút hàng ngày với cường độ vừa phải; có chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều hoa quả và rau xanh, giảm đường và chất béo bão hòa; không hút thuốc lá. WHO đang phối hợp chặt chẽ với MOH tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu để có thể cung cấp các dịch vụ quản lý, điều trị và chăm sóc lâu dài cho người bệnh tiểu đường cũng như các bệnh không lây nhiễm khác tại các tuyến y tế cơ sở.

Ngày 16/11/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MOH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích