Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 4 9 0
Số người đang truy cập
1 7
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng trẻ em

Báo cáo mới của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết2 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí độc hại (2 billion children breathe toxic air worldwide), trong đó 300 triệu trẻ em đang phải tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). 

Theo WHO, trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp mỗi năm, trong đó 60% là ô nhiễm không khí độc hại, đặc biệt với trẻ em < 5 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất do cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng và hoàn toàn thụ động trước những nguồn ô nhiễm không khí cả trong nhà cũng như ngoài nhà. Chính vì vậy ô nhiễm không khí luôn là vấn đề quan tâm của các nhà lãnh đạo thế giới, luôn là điểm nóng tại các hội nghị thượng đỉnh quốc tế mà trong đóHội nghị các bên về biến đổi khí hậu (COP22) đang diễn ra tại Marrakerh, Morocco từ 7/11 đến 18/11/2016 với mục tiêu kiềm chế khí thải gây ô nhiễm không khí và giảm nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức < 20C.


Các phân tử ô nhiễm qua khứu giác xâm nhập vào não và tủy sống

Nguồn ô nhiễm không khí

Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention o­n Climate Change_UNFCCC), hầu hết tình trạng ô nhiễm không khí là do con người gây ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá) hoặc sinh khối nhiên liệu (khí thải xe hơi, lò than, bếp củi). Ô nhiễm không khí đô thị ngoài trời (uban outdoor air pollution) trong và xung quanh khu vực đô thị, ô nhiễm không khí trong nhà (indoor air pollution) do khí đốt nhiên liệu từ công nghệ thô sơ dùng để nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng hoặc khói thuốc lá...Ngoài ra, còn có các chất ô nhiễm tự nhiên trong nhà như radon và các chất ô nhiễm hóa chất từ các vật liệu xây dựng và sản phẩm làm sạch ảnh hưởng đến sức khỏe. Hai nguồn ô nhiễm này tác động phối hợp với nhau tạo nên bầu ô nhiễm không khí nặng nề từ trong nhà đến ngoài trời không chỉ làm trái đất nóng lên dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như mạng sống con người, nhát là trẻ em nhỏ.


Biểu đồ phân bố các nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời (outdoor air pollutions)

Ô nhiễm ngoài trời (outdoor air pollution)

Khói là loại ô nhiễm ngoài trời quy mô lớn được tạo ra bởi các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là khí thải ô tô và khí thải công nghiệp.Các thành phố thường là trung tâm của các loại hoạt động và nhiều người bị ảnh hưởng của khói bụi, đặc biệt là trong những tháng ấm áp trong năm.Ở mỗi thành phố, nguyên nhân chính xác của ô nhiễm có thể khác nhau; tùy thuộc vào các yếu tố vị trí địa lý, nhiệt độ, gió và thời tiết, nguồn ô nhiễm được phân tán khác nhau nhưng đôi khi tình trạng ô nhiễm có thể tập trung đến mức nguy hiểm (pollution can build up to dangerous levels).


Hình 3

Hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect) còn được gọi là sự nóng lên toàn cầu (global warming), thường được tích tụ bởi khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển.CO2 được tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu, mặc dù cây xanh chuyển đổi CO2 trở lại với oxy (O2) nhưng việc phát thải khí CO2 từ các hoạt động của con người cao hơn so với mức thảm thực vật trên thế giới có thể xử lý.Tình trạng ô nhiễm không khí đang trở nên tồi tệ hơn vì nhiều khu rừng của trái đất đang bị xóa sổ và đời sống thực vật đang bị phá hủy bởi những cơn mưa axit làm cho lượng CO2 trong không khí ngày càng tiếp tục gia tăng, sự tích tụ này đóng vai trò như một tấm chăn và bẫy nhiệt gần bề mặt của trái đất chúng ta, từ đónhững thay đổi chỉ một vài độ cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua biến đổi khí hậu (climate change), thậm chí cả khả năng các núi băng vùng cực Bắc và cực Nam của trái đất có thể tan chảy làm gia tăng mực nước biển toàn cầu dẫn đến lũ lụt ven biển trên diện rộng. Các nguồn lực bổ sung và thông tin về hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu có sẵn từQuỹ môi trường quốc phòng (Environmental Defense Fund_EDF), Học viện khoa học giáo dục vùng Vịnh (Science Education Academy of the Bay Area_SEABA)Hiệp hội các tạp chí môi trường (Society of Environmental Journalists_SEJ).

Sự suy giảm ozone là một trong những kết quả của ô nhiễm không khí, hóa chất phát thải bởi các hoạt động con người ảnh hưởng đến thestratosphere, một trong những lớp khí quyển bao quanh trái đất.Tầng ôzôn trong khí quyển có vai trò bảo vệ trái đất tránh khỏi bức xạ cực tím có hại từ mặt trời nhưng sự phát thải chlorofluorocarbons (CFC) từ bình xịt (aerosol cans), hệ thống làm mát và thiết bị tủ lạnh (cooling systems and refrigerator equipment) gây ra "lỗ thủng" (holes) tầng ozone làm mất lớp bảo vệ này và cho phép các bức xạ tiếp cận trái đất.Bức xạ cực tím (ultraviolet radiation) được biết là gây ra ung thư da và có tác động gây hại trên cây trồng và động vật hoang dã, nguồn tài nguyên và thông tin về các vấn đề suy giảm tầng ôzôn đang có sẵn từCục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration_NOAA) Chương trình HÀNH ĐỘNGOzone (Ozone ACTION).


Các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà (Indoor air pollutions)

Ô nhiễm trong nhà (indoor air pollution)

Có rất nhiều nguồn ô nhiễm không khí trong nhà nhưkhói thuốc lá, dụng cụ nấu ăn và sưởi ấm, mùi hơi từ các vật liệu xây dựng, sơn, đồ nội thất…; cùng với đó, radon là một chất khí phóng xạ tự nhiên phát thải từ trái đất có thể tập trung ở tầng hầm hay các phòng ở kém thông thoáng. Trong khi phần lớn mọi người dành thời gian sinh hoạt trong nhà (80-90% cuộc sống của họ) với môi trường khép kín, nơi lưu thông không khí có thể được hạn chế. Chính bởi những lý do này, một số chuyên gia cho rằng nhiều người bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ô nhiễm ngoài trời, Ban tài nguyên không khí (Air Resources Board) Californiaước tính mức độ ô nhiễm không khí trong nhà đều lớn hơn so với mức độ bên ngoài 25-62% và ảnh hưởng nghiêm trọngđến sức khỏe con người, nhất là trẻ em.


Nhiên liệu đun nấu gây ô nhiễm không khí trong nhà khó loại bỏ

Như vậy, cả trong nhà và ngoài trời ô nhiễm không khí cần phải được kiểm soát và ngăn chặn nhưnglàm thế nào để có thể ngăn chặn tác hại của ô nhiễm không khí? Từ Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu tại Pari năm 2015 (COP21) đến COP 22 năm 2016 đang diễn ra tại Marrakerh, các nhà lãnh đạo thế giới đang cố gắng giảm khí phát thải (CO2) tác động đến sự nóng lên của trái đất ở mức < 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, những thỏa thuận này khó trở thành hiện thực nếu mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và mỗi người không nỗ lực góp phần làm giảm khí phát thải CO2 ngay từ ngày hôm nay.


Trẻ em Trung Quốc đến trường học trong bầu không khí ô nhiễm

Tác động ô nhiễm không khí và sức khỏe con người (Air Pollution and Human Health)

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều cách bao gồm cả hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn (both short-term and long-term effects), theo đócác nhóm đối tượng khác nhau cũng bị ảnh hưởng ô nhiễm không khí khác nhau nhưmột số người nhạy cảm với các chất gây ô nhiễm hơn so với những người khác, đặc biệt làtrẻ em nhỏ và người cao tuổi thường bị nhiều hơn từ các tác động của ô nhiễm không khí,những người có vấn đề về sức khỏe như bệnh hen suyễn, bệnh tim và bệnh phổi cũng có thể đau đớn hơn khi không khí bị ô nhiễm.Mức độ một người bị tác hại của ô nhiễm không khí thường phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm với các hóa chất gây hại như thời gian tiếp xúc và nồng độ của các chất hóa học. Tác động của ô nhiễm không khí ngắn hạn (Short-term air pollution effects) bao gồm kích ứng mắt, mũi và cổ họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm phế quản và viêm phổi;các triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn và phản ứng dị ứng;ô nhiễm không khí ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh hen và khí phế thũng (asthma and emphysema), thậm chí 4.000 người đã chết trong một vài ngày do nồng độ ô nhiễm cao trong "thảm họa khói" (Smog Disaster) lớn ở London năm 1952. Ảnh hưởng sức khỏe dài hạn (Long-term health effects) có thể bao gồm các bệnh đường hô hấp mạn tính (chronic respiratory disease), ung thư phổi (lung cancer), bệnh tim (heart disease); thậm chí tổn thương não, thần kinh, gan, hoặc thận (damage to the brain, nerves, liver, kidneys). Phơi nhiễm liên tục với ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phổi của trẻ em ngày càng tăng và có thể làm nặng thêm hoặc làm phức tạp tình trạng bệnh ở người già,các nhà khoa học ước tính một nửa triệu người chết sớm mỗi năm tại Hoa Kỳ là do hậu quả của việc hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của ô nhiễm không khí đang được WHO, UNICEF và nhiều tổ chức liên quan đến sức khỏe tiến hành trong bối cảnhđiều kiện y tế phát sinh từ ô nhiễm không khí có thể rất tốn kém,chi phí chăm sóc sức khỏe, mất năng suất lao động và thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ đô la (USD) mỗi năm.


Khói bụi ngập tràn thủ đô New Delhi, Ấn Độ (Photo: Manish Swarup, AP)

2 tỷ trẻ em trên thế giới đang phải hít thở không khí độc hại (2 billion children breathe toxic air worldwide)

Ngày 31/10/2016. NEW DELHI (AP) - Người dân Ấn Độ thức dậy khi bầu trời đầy khói (smoke-filled skies) bởi pháo hoa lễ hội từ tối hôm trước (30/10), có thể nói đây là mùa lễ hội tồi tệ nhất của thủ đô New Delhi với tình trạng ô nhiễm không khí bắt đầu cho những hậu quả thảm khốc. Báo cáo mới của UNICEF cho biết khoảng 1/3 của 2 tỷ trẻ em thế giới đang phải hít thở không khí độc hại đang sống ở miền Bắc Ấn Độ và các quốc gia láng giềng ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, não và các cơ quan nội tạng khác.Trong số đó, 300 triệu trẻ em (có 220 triệu ở Nam Á) phơi nhiễm với mức độ ô nhiễm không khí cao gấp 6 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO. Thủ đô New Delhi, một trong những nơi ô nhiễm không khí kinh khủng nhất thế giới, những chỉ số báo động không có gì đáng ngạc nhiên khi ô nhiễm không khí tăng đột biến vào mỗi mùa đông do gió mùa yếu và người dân đốt rác vô tội vạ để sưởi ấm. Trước ngày lễ hội pháo hoa hàng năm (30/10) cho các kỳ nghỉ của người Hindu Diwali, các chuyên gia ghi nhận mức độ các hạt bụi vật chất nhỏ li ti gọi là PM 2.5 gây tắc nghẽn phổi > 300 microgram/1m3;đến sáng thứ hai (31/10), chỉ số PM 2,5 ghi nhận > 900 mcg/1m3, cao hơn 90 lần so với mức khuyến cáo của WHO không quá 10 mcg/1m3.

Một sinh viên Delhi 18 tuổi có tên phổ biến ở Ấn Độ là Dharmendra cho biết:"Mắt tôi đang bị kích thích, ho và cảm thấy rất khó thở vì ô nhiễm, tôi không đi ra ngoài từ nhiều ngày nay". Cư dân New Delhi được khuyên nên ở nhà vào thứ hai với cảnh báo sức khỏe nguy cấp cho những người trẻ, người già và những người mẫn cảm về đường hô hấp hoặc tim mạch.Các quan chức cho rằng mức độ ô nhiễm cao càng trở nên tồi tệ hơn do việc liên tục đốt rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp từ các quốc gia láng giềng Punjab và Haryana. "Mức độ ô nhiễm phi nước kiệu vào mỗi mùa đông và chúng tôi bắt đầu cảm nhận thấy dấu hiệu của nó", Anumita Roy Chowdhury-Giám đốc điều hành Trung tâm khoa học và môi trường, một nghiên cứu của tổ chức vận động hành lang ở Delhi cho biết một số nghiên cứu chỉ ra 1/3 trẻ em Delhi đã bị suy giảm chức năng phổi và các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn:"Đây thực sự là thảm họa với sức khỏe".


Tình trạng ô nhiễm không khí làm 600000 trẻ em chết mỗi năm

Trẻ em phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe do ô nhiễm không khí cao hơn nhiều so với người lớn do phải thở nhanh gấp đôi, hít không khí nhiều hơn so với trọng lượng cơ thể, trong khi não bộ và hệ thống miễn dịch của chúng phát triển chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương. "Các tác động này tương đương với sốc" (the impact is commensurately shocking) khi 600.000 trẻ em < 5 tuổi trên thế giới tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, Anthony Lake-Giám đốc điều hành UNICEF cho biết trong báo cáo phát hành hôm thứ hai:"Hàng triệu trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm không khí làm giảm khả năng phục hồi và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhận thức của chúng” ở mức không an toàn theo tiêu chuẩn của WHO. Theo báo cáo của UNICEF, trong số 2 tỷ trẻ em phải hít thở bầu không khí độc hại có 620 triệu trẻ em Nam Á, chủ yếu ở miền Bắc Ấn Độ;520 triệu trẻ em châu Phi và 450 triệu trong khu vực Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc. Báo cáo kết hợp các hình ảnh ô nhiễm từ vệ tinh (satellite images of pollution) và dữ liệu mặt đất về mô hình nhân khẩu học (ground data with demographic patterns) để xác định các vùng có nguy cơ ô nhiễm không khí cao nhất. Từ khi được xác định là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, những năm gần đây New Delhi đã cố gắng làm sạch không khí bằng cách cấm xe tải lưu thông trong thành phố, yêu cầu sử dụng xe mới đáp ứng tiêu chuẩn khí thải cao hơn và thực hiện giao thông thử nghiệm, hạn chế lượng xe trên đường...nhưng các nguồn ô nhiễm khác như bụi xây dựng, nhiên liệu nấu ăn bằng gỗ hoặc dầu hỏa vẫn tiếp tục gia tăng. Tuần qua, thành phố đã phát động ứng dụng điện thoại thông minh gọi là "Thay đổi không khí" (Change the air) cho phép người dân gửi hình ảnh và khiếu nại về nguồn ô nhiễm bất hợp pháp từ việc đốt lá cây và rác thải tại công viên hoặc công trường xây dựng không có biện pháp kiểm soát bụi.


Hình 8

300 triệu trẻ em phơi nhiễm không khí ngoài trời vượt tiêu chuẩn quy định của WHO

Ngày 31/10/2016. NEW YORK. UNICEF kêu gọi hành động khẩn cấp chống ô nhiễm không khí tại Hội nghị biến đổi khí hậu (COP22) đang diễn ra tại Morocco. Báo cáo mới đây của UNICEF có tiêu đề “Làm sạch bầu không khí cho trẻ em”(Clean the Air for Children) cho thấy gần 1/7 trẻ em trên thế giới tức là khoảng 300 triệu trẻ em đang sống ở những vùng có ô nhiễm không khí ngoài trời ở mức độc hại cao gấp 6 lần so với tiêu chuẩn quốc tế. Báo cáo sử dụng hình ảnh vệ tinh lần đầu tiên minh chứng có bao nhiêu trẻ em hiện đang phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ngoài trời (exposed to outdoor pollution) vượt ngưỡng quy định của WHO cũng như nơi họ sinh sống trên toàn cầu, những phát hiện này được công bố tại COP22 (Marrakerh, Morocco), nơi UNICEF đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có những hành động khẩn cấp để giảm thiếu ô nhiễm không khí tại đất nước họ.


Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu (COP22) đang diễn ra tại Marrakech từ 7/11-18/11/2016

“Ô nhiễm không khí là yếu tố chính gây tử vong cho khoảng 600.000 trẻ em < 5 tuổi hàng năm và đe dọa tính mạng tương lai của hàng triệu trẻ em khác mỗi ngày”, ông Anthony Lake, Giám đốc Điều hành UNICEF phát biểu: “Các chất gây ô nhiễm không chỉ làm tổn hại đến những lá phổi đang phát triển của trẻ em mà còn vượt qua hàng rào máu não và gây tổn thương vĩnh viễn cho sự phát triển của não bộ do đó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ, không một xã hội nào có thể trả giá cho việc phớt lờ trước tình trạng ô nhiễm không khí”.


Hình ảnh vệ tinh
một khu dân cư tại Nigeriacủa UNICEF cho thấy mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời vượt ngưỡng quy định của WHO

Hình ảnh vệ tinh xác định khoảng 2 tỷ trẻ em sống ở vùng có ô nhiễm không khí ngoài trời do khí thải của phương tiện giao thông, nhiên liệu hóa thạch, bụi và đốt rác vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí tối thiểu quy định của WHO. Khu vực Nam Á (South Asia) có số lượng trẻ em lớn nhất sống ở các khu vực bị ô nhiễm này với 620 triệu em, tiếp đến là Châu Phi 520 triệu trẻ em, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (East Asia and Pacific region) khoảng 450 triệu trẻ em sống trong khu vực bị ô nhiễm trên mức giới hạn. Nghiên cứu cũng khảo sát sự ô nhiễm nặng của không khí trong nhà, thường do sử dụng các nhiên liệu như than, củi để nấu ăn hay sưởi ấm tại các nước có thu nhập thấp và ở vùng nông thôn. Ô nhiễm không khí trong nhà hoặc ngoài trời đều có liên quan trực tiếp đến viêm phổi và các bệnh đường hô hấp khác, nguyên nhân gây tử vong cho 1/10 trẻ dưới 5 tuổi và là một trong những nguy cơ hàng đầu với sức khỏe của trẻ em. Trẻ em nhậy cảm hơn người lớn với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời do phổi, não và hệ thống miễn dịch của chúng đang trong thời kỳ phát triển và hệ hô hấp dễ bị tổn thương. Trẻ em nhỏ cũng thở nhanh hơn người lớn và lượng không khí hít vào lớn hơn so với trọng lượng cơ thể của chúng. Trong các hoàn cảnh khó khăn nhất, những trẻ có xu hướng có sức khỏe kém hơn và hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế dễ bị tổn thương nhất do các bệnh tật nguyên nhân từ ô nhiễm không khí.


Cây hành động hướng đến một môi trường lành mạnh của COP22

Ngăn chặn ô nhiễm không khí (Prevent Air Pollution)

4 bước khẩn cấp bảo vệ trẻ em khỏi ô nhiễm không khí

UNICEF đang đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới tham dự COP22 thực hiện 4 bước khẩn cấp tại quốc gia của mình để bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng ô nhiễm không khí:

1) Giảm ô nhiễm: Tất cả các quốc gia cần phải thực hiện các giải pháp để đáp ứng được hướng dẫn chất lượng không khí an toàn của WHO nhằm nâng cao an toàn và hạnh phúc của trẻ em. Để đạt được điều này, các chính phủ nên áp dụng các biện pháp như cắt giảm quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đầu tư vào các nguồn năng lượng hiệu quả và các nguồn năng lượng tái tạo (Reduce pollution: All countries should work to meet WHO global air quality guidelines to enhance the safety and wellbeing of children. To achieve this, governments should adopt such measures as cutting back o­n fossil fuel combustion and investing in energy efficiency and renewable energy sources).

2) Tăng cường tiếp cận của trẻ em với các dịch vụ y tế: Đầu tư vào chăm sóc sức khỏe tổng thể của trẻ em, trong đó các chiến dịch tiêm chủng, nâng cao kiến thức, quản lý sức khỏe cộng đồng và theo dõi số lượng tìm kiếm dịch vụ y tế cho viêm phổi, sẽ cải thiện khả năng chống đỡ của trẻ đối với ô nhiễm không khí, khả năng phục hồi khi mắc bệnh và các điều kiện liên quan đến nó (Increase children’s access to healthcare: Investing in children’s overall healthcare-including immunisation campaigns and improving knowledge, community management and numbers seeking care for pneumonia (a leading killer of children under five) - will improve their resilience to air pollution and their ability to recover from diseases and conditions linked to it).

3) Giảm phơi nhiễm với trẻ em: Các nguồn ô nhiễm như các nhà máy không nên nằm trong các vùng lân cận với các trường học và sân chơi. Quản lý chất thải tốt hơn có thể làm giảm lượng chất thải được đốt trong cộng đồng. Các bếp nấu sạch có thể giúp cải thiện chất lượng ô nhiễm không khí trong nhà. Giảm ô nhiễm không khí một cách tổng thể có thể giúp trẻ em hạn chế phơi nhiễm (Minimize children’s exposure: Sources of pollution such as factories should not be located within the vicinity of schools and playgrounds. Better waste management can reduce the amount of waste that is burned within communities. Cleaner cookstoves can help improve air quality within homes. Reducing air pollution overall can help lower children’s exposure).

4) Giám sát ô nhiễm không khí: Giám sát tốt hơn đã được chứng minh giúp trẻ em, thanh niên, gia đình và cộng đồng giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí, cung cấp nhiều thông tin hơn về các nguyên nhân của nó, và vận động thay đổi để làm cho không khí trở nên an toàn hơn. UNICEF cũng đang vận động các cấp dưới về ô nhiễm không khí, đồng thời cũng triển khai các hoạt động nền tảng hướng đến việc bảo vệ trẻ em khỏi tác động của ô nhiễm không khí (Monitor air pollution: Better monitoring has been proven to help children, youth, families and communities to reduce their exposure to air pollution, become more informed about its causes, and advocate for changes that make the air safer to breathe).

Từ 4 thông điệp này, UNICEF yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới tham dự COP22 khẩn cấp thực hiện giảm ô nhiễm tại quốc gia của mình để đảm bảo đạt chuẩn không khí quốc tế, tăng cường sự tiếp cận của trẻ em với chăm sóc sức khỏe. “Chúng ta bảo vệ con em mình đồng thời với bảo vệ chất lượng không khí, cả hai nội dung này đều là trọng tâm của tương lai", ông Lake cho biết. UNICEF đang nỗ lực giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí và tiếp tục tiến hành các hoạt động bảo về trẻ em khỏi những tác hại thông qua những hoạt động với các chính phủ, UNICEF cũng hỗ trợ các chương trình tăng cường sự tiếp cận của trẻ em tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và tiêm phòng cho các em chống lại bệnh tật bao gồm cả viêm phổi.


Hình 11

Ngăn chặn ô nhiễm không khí toàn cầu

Ngoài các bước khẩn cấp dành cho trẻ em nêu trên, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện các bước ngăn chặn thiệt hại cho môi trường do ô nhiễm không khí ngay từ giáo dục hệ phổ thông cũng như đại học về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với sức khỏe và cuộc sống con người. Bước đầu tiên để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí là đánh giá (The first step to solving air pollution is assessment),các nhà nghiên cứu đã điều tra ô nhiễm không khí ngoài trời và phát triển tiêu chuẩn đo lường các loại và số lượng một số chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, sau đó xác định có bao nhiêu tiếp xúc với chất gây ô nhiễm có hại. Khi mức độ tiếp xúc đã được thiết lập, các bước có thể được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm không khí theo quy định của ô nhiễm do con người thực hiện thông qua pháp luật,nhiều quốc gia đã thiết lập kiểm soát về lượng khí thải ô nhiễm cho các phương tiện giao thông và công nghiệp thông qua một loạt các cơ quan giám sát không khí và môi trường phối hợp.Phòng ngừa có thể được coi là chìa khóa kiểm soát ô nhiễm không khí,các cơ quan quản lý đề cập ở trên đóng một vai trò thiết yếu trong việc làm giảm và ngăn ngừa ô nhiễm không khí trong môi trường; đồng thời có thể ngăn chặn nhiều loại ô nhiễm không khí mà không phải là quy định thông qua cá nhân, chú ý cẩn thận đến các tương tác của chúng tôi với môi trường.Chỉ thông qua những nỗ lực của các nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà lập pháp cùng trách nhiệm từ mỗi người dân mới có thể làm giảm lượng ô nhiễm không khí trên hành tinh của chúng ta.Thách thức này phải được đáp ứng bởi tất cả chúng ta để đảm bảo một môi trường lành mạnh sẽ tồn tại vĩnh viễn cho chính chúng ta và con em chúng ta.

Ngày 09/11/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo UNICEF, WHO và UNFCCC)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích