Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 1 3 6
Số người đang truy cập
1 9 8
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
Người dân luôn phải sống trong tình trạng ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn quy định
WHO: Ô nhiễm không khí toàn cầu vượt ngưỡng an toàn sức khỏe

Ô nhiễm không khí-vấn đề không mới nhưng luôn nóng, hầu như mỗi lần cập nhật tin xấu nhiều hơn tin tốt khi ô nhiễm không khí toàn cầu vượt ngưỡng giới hạn an toàn sức khỏe theo quy chuẩn của WHO và ngày càng thoát ra khỏi tầm kiểm soát của con người.

Ngày 27/9/2016 |GENEVA- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Đại học Bath, Vương quốc Anh (UK) phát triển một mô hình mới đánh giá chất lượng không khí (new air quality model) xác định 92% dân số thế giới đang sống ở những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn cho phép của WHO. Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu không chỉ tác động đến môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thông tin cập nhật của WHO được trình bày qua các bản đồ tương tác (interactive maps) nhất là các khu vực mà ở đó các quốc gia có ô nhiễm không khí vượt ngưỡng quy định của WHO.


Bản đồ đánh giá chất lượng không khí (AQI) toàn cầu của WHO

Theo WHO, tình trạng ô nhiễm không khí làm hơn 3 triệu người trên thế giới chết sớm mỗi năm do không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm không khí khu vực đô thị tăng gần 10% bất kể nỗ lực cải thiện từ các quốc gia dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm (NCDs) đe dọa sức khỏe cũng như mạng sống người dân các nước đang phát triển và chậm phát triển. WHOphối hợp với Trường Đại học Bath (UK) phát triển một mô hình mới đánh giá chất lượng không khí thông qua dữ liệu chi tiết nhất về ô nhiễm không khí ngoài trời (outdoor air pollution) hoặc môi trường xung quanh (ambient air pollution) liên quan đến sức khỏe ở từng quốc gia và thời điểm báo cáo của WHO trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ vệ tinh (satellite measurements), mô hình vận tải hàng không (air transport models) và màn hình tại các trạm quan sát mặt đất (ground station monitors) ở hơn 3000 địa điểm cả ở nông thôn cũng như thành thị. TS. Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc WHO cho biết: "Mô hình mới của WHO cho thấy các quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng cung cấp một cơ sở dữ liệu đánh giá sự tiến bộ trong việc chống lại ô nhiễm không khí toàn cầu".


Khí thải phương tiện giao thông góp phần quan trọng làm tăng gánh nặng ô nhiễm không khí toàn cầu

Tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người(Air pollution’s toll o­n human health)

Thống kê của WHO cho thấy khoảng 3 triệu người tử vong mỗi năm liên quan đến tiếp xúc ô nhiễm không khí ngoài trời (exposure to outdoor air pollution) hay ô nhiễm không khí trong nhà (exposure to indoor air pollution). Trong năm 2012, WHO ước tính khoảng 6,5 triệu ca tử vong (11,6% của tất cả các trường hợp tử vong toàn cầu) do nguyên nhân kết hợp giữa ô nhiễm không khí trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời. Gần 90% số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở 2/3 số nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương của WHO. 94% là do NCDs, đặc biệt là các bệnh tim mạch (cardiovascular diseases), đột quỵ (stroke), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease), ung thư phổi (lung cancer) và làm tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính (acute respiratory infections). TS. Bustreo cho biết thêm: "Ô nhiễm không khí tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ, trẻ em và người già. Muốn có sức khỏe tốt, họ phải được hít thở bầu không khí trong sạch từ hơi thở đầu tiên đến hơi thở cuối cùng". Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là phương tiện vận tải không đảm bảo (inefficient modes of transport), nhiên liệu và khí đốt tại hộ gia đình (household fuel and waste burning), nhà máy điện than (coal-fired power plants) và các hoạt động công nghiệp (industrial activities). Ngoài nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động của con người gây nên, chất lượng không khí cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những trận bão cát (dust storms) ở các vùng sa mạc.


Dữ liệu bản đồ tương tác của WHO về ô nhiễm không khí toàn cầu

Cải thiện dữ liệu ô nhiễm không khí(Improved air pollution data)

             Mô hình mới của WHO đã hiệu chỉnh cẩn thận dữ liệu từ các trạm vệ tinh và mặt đất để tối đa hóa độ tin cậy, phơi nhiễm ô nhiễm không khí quốc gia (national air pollution exposures) được phân tích so với dân số và mức ô nhiễm không khí ở độ phân giải lưới khoảng 10 km × 10 km. TS. Maria Neira, Giám đốc Trung tâm y tế công cộng, môi trường và định tố sức khỏe xã hội (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) của WHO cho biết: "Mô hình mới này là bước tiến quan trọng của WHO hướng tới việc đánh giá vững chắc hơn về gánh nặng ô nhiễm không khí toàn cầu làm hơn 6 triệu người tử vong, tương ứng với 1 trong số 9 ca tử vong trên thế giới do tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Hiện nay, ngày càng có nhiều thành phố đang tiến hành giám sát ô nhiễm không khí, các dữ liệu vệ tinh cũng toàn diện hơn và cải thiện đáng kể các dữ liệu đánh giá sức khỏe liên quan".


Đơn vị đo lường ô nhiễm không khí

Dữ liệu bản đồ tương tác (Interactive maps) của WHO tập trung đo lường các hạt phân tử nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2,5) do có chứa nhiều chất độc hại như sulfate, nitrates và bụi than đen (black carbon) có khả năng xâm nhập sâu vào phổi hay hệ tim mạch ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Mô hình chất lượng không khí của WHO xác định 92% dân số thế giới sống ở những nơi mức độ ô nhiễm không khí vượt ngưỡng trung bình hàng năm của các hạt vật chất có đường kính dưới 2,5 micromet (PM 2.5) vượt giới hạn chuẩn sức khỏe theo hướng dẫn của WHO trung bình hàng năm là 10mg PM 2.5 /m3. Theo đó, chỉ số AQI (Air quality index) đánh giá chất lượng không khí theo các mức độ 0-50 (tốt, ít nguy cơ sức khỏe); 51-100 (trung bình, có thể ảnh hưởng nhẹ tới người nhậy cảm với ô nhiễm không khí); 101-150 (không tốt với người nhậy cảm); 151-200 (kém, bắt đầu nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng); 201-300 (xấu, toàn thể cộng đồng bị ảnh hưởng); 301-500 (nguy hiểm, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng).


Hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí(WHO Ambient Air Quality Guidelines)

Theo WHO, không khí có chứa trên 10 microgram PM2.5/m3 được coi là không đạt chuẩn sức khỏe của WHO, bản đồ này cũng chỉ ra dữ liệu vào trạm để PM10 và PM2.5 giá trị theo dõi khoảng 3.000 thành phố và thị trấn. TS. Neira nhấn mạnh: "Cần phải nhanh chóng hành động để chạy đua với vấn đề ô nhiễm không khí, nhiều giải pháp đã được thực hiện như giao thông bền vững hơn ở các thành phố, quản lý chất thải rắn, sử dụng nhiên liệu sạch tại các hộ gia đình cũng như nguồn năng lượng tái tạo và giảm khí phát thải công nghiệp". Vào tháng 9/2015 khi xây dựng các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), các nhà lãnh đạo thế giới đã đề ra chỉ tiêu làm giảm đáng kể số ca tử vong và bệnh tật do ô nhiễm không khí đến năm 2030. Đến tháng 5/2016, WHO chấp thuận một "lộ trình" (road map) hành động tăng tốc về ô nhiễm không khí và nguyên nhân của nó nhằm kêu gọi ngành y tế tăng cường giám sát ô nhiễm không khí tại địa phương, đánh giá tác động sức khoẻ và để đảm nhận vai trò lãnh đạo lớn hơn trong các chính sách quốc gia gây ô nhiễm không khí.


Ứng phó với tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, mùa thu năm nay WHO tung ra một chiến dịch chống ô nhiễm không khí với chủ đề “Hơi thở cuộc sống” (BreatheLife), một chiến dịch truyền thông toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm không khí như một nguy cơ lớn về sức khỏe và biến đổi khí hậu.BreatheLife” do WHO chủ trì phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Liên minh khí hậu và không khí sạch (Climate and Clean Air Coalition) để giảm các chất ô nhiễm khí hậu tuổi thọ ngắn (Short-lived Climate Pollutants_SLCPs). Chiến dịch này đẩy mạnh cả 2 biện pháp chính sách thực tế mà các đô thị có thể thực hiện như nhà ở, vận chuyển, chất thải và các hệ thống năng lượng tốt hơn (better housing, transport, waste, and energy systems) cùng cộng đồng hoặc mỗi người có thể thực hiện như không đốt than củi, đẩy mạnh không gian xanh và đi bộ/đi xe đạp (stop waste burning, promote green spaces and walking/cycling) để cải thiện bầu không khí trong lành trong cuộc sống.


Tình hình ô nhiễm không khí và ứng phó ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015” của Bộ Tài nguyên & Môi trường (MONRE) năm 2016, hiểm họa ô nhiễm đến từ nhiều nguồn như đất, nước, không khí, rác thải, thiên tai và biến đổi khí hậu. Đặc biệt là nguồn ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn gia tăng, nồng độ bụi PM10, khí độc NO2 ngày càng vượt chuẩn quy định quốc tế (AQI) ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Báo cáo cho thấy chỉ số AQI ở nhiều đô thị lớn có xu hướng vượt ngưỡng đạt mức nguy hại (201-300), chất lượng không khí hầu như chưa được cải thiện so với giai đoạn 2006-2010, nhất là ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương có hoạt động công nghiệp mạnh.


Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đạt mức “báo động” ?
 

        Đánh giá chất lượng không khí hay thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng như toàn cầu dường như ngày càng rời xa tầm kiểm soát của con người bất kể mọi nỗ lực quốc gia và quốc tế. MONRE cho rằng cùng với việc ban hành luật định chống ô nhiễm không khí phù hợp chuẩn quốc gia, quốc tế cần tích cực làm giảm các tác nhân gây ô nhiễm không khí như trang bị công nghệ làm sạch không khí, chuyển đổi nhiên liệt than đá sang nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, thủy điện; cải tiến động cơ phương tiện vận tải sử dụng điện năng hay các nhiên liệu cao cấp ít độc chất, đồng thời phải kiểm soát và quản lý khí thải do phương tiện giao thông; không sử dụng nhiên liệu than củi trong gia đình, phòng chống cháy rừng, đốt phá rừng; bố trí các nhà máy, khu công nghiệp cách xa khu dân cư. Cuối cùng, điều hết sức quan trọng là mỗingười và mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ và làm sạch không khí quanh ta bằng chính ý thức của mình để có dược bầu không khí trong lành cho thế giới và cho thế hệ mai sau.

 

 

Ngày 14/10/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và MONRE)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích