Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 6 0 6 0
Số người đang truy cập
2 4
 Tin tức - Sự kiện Quốc tế
(ảnh minh họa)
Nguồn ảnh: AFP
WHO và các đối tác chống nhiều dịch bệnh ở Nam Sudan

Cập nhật tháng 9/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác chống nhiều dịch bệnh ở Nam Sudan (WHO and partners battle multiple disease outbreaks in South Sudan). Các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục tạo ra một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng to lớn ở Nam Sudan, cùng với gánh nặng các bệnh mạn tính thì dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn đe dọa sức khỏe của người dân.

Tại một khu vực có xung đột, WHO và các đối tác đang đối phó với nhiều dịch bệnh như tả, sốt rét, sởi, nghi sốt gây xuất huyết (suspected hemorrhagic fever) và kala-Azar. TS, Abdulmumini Usman, Trưởng đại diện WHO tại Nam Sudan cho biết: "Bất chấp tình trạng mất an ninh, WHO đang tận dụng mọi cơ hội tiếp cận người dân đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo vệ họ vào thời điểm hệ thống y tế đã sụp đổ".

Người di tản có nguy cơ với dịch tả (Displaced people risk cholera)

Bệnh tả được xác định ở Juba vào 21/7/2016 do hậu quả của sự leo thang bạo lực gần đây ở Juba, nơi các cuộc đụng độ xảy ra giữa lực lượng quân đội và phe đối lập làm hàng trăm người chết và hàng ngàn ngườiphải di dời. Tính đến 6/9/2016, tổng cộng 1.762 trường hợp mắc bệnh tả, trong đó có 26 tử vong đã được báo cáo từ 5 bang: Juba, Terekeka, Jonglei, Eastern Lakes và Imatong. WHO đang làm việc với các đối tác nhằm đối phó với dịch tả như điều trị cho khoảng 1.700 bệnh nhân bị tả và gửi các thông điệp tăng cường sức khỏe khi đến thăm khoảng 88.000 hộ gia đình với nội dung phòng chống và các vật tư như viên thuốc lọc nước, dung dịch uống bù nước và xà phòng. Ngoài ra, WHO đã tham gia vào một chiến dịch nâng cao sức khỏe rộng lớn và vươn tới 2 triệu người trên khắp cả nước với thông điệp phòng chống dịch tả thông qua các chương trình trò chuyện trên radio, đài phát thanh và các cuộc phỏng vấn trên 17 đài phát thanh.

Sốt rét đang gia tăng (Malaria o­n the rise)

Hơn 1,3 triệu ca sốt rét đã được báo cáo kể từ đầu năm 2016, số ca sốt rét bắt đầu tăng vào đầu tháng 5/2016, một vụdịch đã được công bố ở Bentiu-trại tỵ nạn dành cho người di tản. Vào 28/8/2016, 31 hạt trong 8 bang đã vượt ngưỡng dịch sốt rét quốc gia. Từ tháng 5, hơn 800.000 người đã được điều trị sốt rét thông qua các đội y tế địa phương và các đội y tế lưu động. WHO đã hỗ trợ bằng trực thăng các loại thuốc sốt rét, các mặt hàng và bộ dụng cụ chẩn đoán suy dinh dưỡng đến Bắc Bahr el Ghazal, một trong những bang bị ảnh hưởng nhiều nhất và các khu vực bị ảnh hưởng thuộc 6 bang khác.

Tốt nhất là tiêm chủng phòng chống bệnh sởi (Vaccination best protection against measles)

Từ đầu năm 2016, hơn 1600 trường hợp mắc sởi, trong đó có ít nhất 19 người chết đã được báo cáo trong nước. WHO xác nhận và đáp ứng với các vụ dịch sởi bùng phát tại 12 hạt, vì chiến sự leo thang vào giữa năm 2016 nên chỉ có khoảng 182.000 trẻ em được tiêm phòng bệnh sởi. Một chiến dịch tiếp theo được lên kế hoạch vào tháng 10/2016, đảm bảo đa số trẻ em được tiêm phòng là sự bảo vệ tốt nhất chống lại căn bệnh rất dễ lây này.


T
ại Mingkaman, bộ dụng cụ "EWARS trong một hộp" được đưa đến bằng máy bay trực thăng của Liên Hợp Quốc (UN)
do tình trạng đường bộ xấu để tiếp cận đến các vùng xa xôihoặc những nơi xảy ra xung đột chỉ nên chỉ có thể tiếp cận bằng đường hàng không, đặc biệt là trong mùa mưa.
WHO / C. Haskew

Căn bệnh chết người do ruồi cát lây lan (Deadly disease spread by sandflies)

Kala-Azar là thể nghiêm trọng nhất của leishmaniasis, một căn bệnh lây lan qua ruồi cát gây sốt, sụt cân, thiếu máu, gan lách to và tử vong nếu không được điều trị trong hầu hết các trường hợp. Bệnh lưu hành ở nhiều nơi tại đất nước này, trong năm 2016 hơn 1000 trường hợp trong đó có 42 tử vong đã được báo cáo ở Nam Sudan. WHO đồng dẫn đầu lực lượng đặc nhiệm chống lại kala-azar và hỗ trợ triển khai các đội phản ứng nhanh tới các khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời giúp đào tạo nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị, hỗ trợ phân tích dữ liệu hàng tuần và cung cấp vật tư y tế như bộ dụng cụ chẩn đoán nhanh và thuốc men đến các trung tâm điều trị.

Phát hiện bệnh là quan trọng cho việc đáp ứng nhanh chóng (Disease detection important for fast response)

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm này đã được khống chế hoặc loại trừ tại hầu hết các vùng của châu Phi nhưng vẫn gây ra dịch bệnh ở Nam Sudan do điều kiện kinh tế-xã hội nghèo nàn, khi các quốc gia bị khủng hoảng bởi xung đột hoặc thiên tai, nó làm trầm trọng thêm bởi hệ thống y tế yếu kém, tình trạng quá tải và di dân nên họ là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất với các dịch bệnh truyền nhiễm. Cùng với thách thức là sự yếu kém của hệ thống giám sát dịch bệnh làm khó khăn đánh giá mức độ trầm trọng thực sự của vấn đề hoặc cho phép phát hiện sớm các vụ dịch và phản ứng thích hợp. WHO hỗ trợ hệ thống đáp ứng và cảnh báo sớm (early warning alert and response system_EWARS), một mạng lưới các điểm báo cáo được hỗ trợ bởi đối tác lưu động và tại chỗ nhằm tăng cường phát hiện các vụ dịch trong các quần thể cần mối quan tâm nhân đạo. Hiện nay có 58 điểm báo cáo EWARS ở Nam Sudan sẽ tiếp tục được mở rộng để bổ sung cho hệ thống giám sát hiện có trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.

WHO hỗ trợ việc phát hiện và khống chế dịch bệnh (WHO support to detect and control outbreaks)

Mặc dù tình hình an ninh mong manh và điều kiện khó khăn trong cung cấp dịch vụ y tế nhưng WHO cùng với các đối tác đang cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho người dân Nam Sudan. WHO huấn luyện các đội phản ứng nhanh để điều tra và ứng phó dịch bệnh mới nổi và ưu tiên điều tra vụ dịch và các bộ kits đáp ứng cho một số bệnh truyền nhiễm cũng như cho các biến chứng của suy dinh dưỡng cấp tính, tại 9 trung tâm bang các vật tư này đã được sử dụng để đáp ứng kịp thời tới các dịch bệnh mới nổi và tình trạng khẩn cấp nhân đạo trên toàn quốc. WHO tiếp tục hỗ trợ hệ thống chuyển mẫu bệnh phẩm trong phạm vị quốc gia để xác định kịp thời các dịch bệnh bùng phát, làm việc với các đội phản ứng nhanh của bang, dịch vụ hàng không nhân đạo của UN (United Nations Humanitarian Air Service_UNHAS) và các đối tác, WHO tạo điều kiện và hỗ trợ các lô hàng của các mẫu sinh học đến phòng xét nghiệm y tế công cộng quốc gia và các phòng xét nghiệm cộng tác quốc tế để xác định xét nghiệm. WHO tiếp tục hỗ trợ các phòng xét nghiệm y tế công cộng quốc gia để xét nghiệm các mẫu bệnh tả, bệnh sởi và các bệnh ưu tiên khác nhằm tạo ra một phản ứng nhanh với mục đích cuối cùng là giúp cứu mạng sống của người dân.

 

Ngày 12/09/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích