Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 0 5 9
Số người đang truy cập
4 0 2
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Bảo đảm an toàn thực phẩm: sức khỏe cho mỗi người và mọi người

“Tháng hành động an toàn thực phẩm” (15/4 đến 15/5/2016) đã kết thúc nhưng chủ đề “Tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”hầu như vẫn chưa thỏa đáng khi “thực phẩm không an toàn” (unsafe foods) hay còn gọi là “thực phẩm bẩn” vẫn lưu hành ở mọi ngõ ngách của thị trường, còn người tiêu dùng không biết đâu là “bẩn” và đâu là “sạch”.

Trong “Tháng hành động an toàn thực phẩm”, mặc dù ngành y tế, ngành nông nghiệp cùng các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn không thể kiểm soát được các sản phẩm không rõ nguồn gốc tràn ngập trên thị trường, các loại rau quả tồn dư quá nhiều hóa chất trừ sâu, các loại cá tồn dư chất kháng sinh, đặc biệt là các loại thịt có chứachất tạo nạc và tăng trọng. Những sản phẩm không an toàn này đang là mối nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, nhất là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư, cướp đi mạng sống của hầu hết những người mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này. Vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đang hết sức khó khăn khó khăn vì ngoài lợi ích của những kẻ kinh doanh bất hợp pháp còn có sự góp phần không nhỏ của những người dân sản xuất nhỏ lẻ tung ra thị trường những sản phẩm không an toàn (rau quả tồn dư thuốc trừ sâu, thịt tồn dư hóa chất độc hại) do đó muốn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm của cả cộng đồng vì sức khỏe cho mọi người và mỗi người, trong đó có bản thân mình và gia đình mình.


Dây chuyền thực phẩm không an toàn

Gánh nặng an toàn thực phẩm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gánh nặng bệnh tật do “thực phẩm không an toàn” đối với sức khỏe công cộng, phúc lợi xã hội và nền kinh tế thường bị đánh giá thấp do thiếu cơ sở thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm thực phẩm và bệnh tật hoặc tử vong. Theo Bộ Y tế (MOH), mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mắc mới (chủ yếu là ung thư gan, phổi, dạ dày và tử cung) trong đó trên 70% tử vong do căn bệnh này. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây ung thư là do môi trường ô nhiễm và sử dụng thực phẩm, đồ uống không đảm bảo.


Thực phẩm không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư

Báo cáo các bệnh do thực phẩm của WHO (2015) cho biết gánh nặng bệnh tật gây ra bởi 31 tác nhân (foodborne agents) gây ngộ độc thực phẩm do các chất độc hại có trong tự nhiên hoặc do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Theo đó, mầm bệnh có thể gây tiêu chảy nặng hoặc nhiễm trùng suy nhược như viêm màng não (meningitis); ô nhiễm hóa chất có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính (acute poisoning) hoặc các bệnh mãn tín (long-term diseases) như ung thư dẫn đến khuyết tật lâu dài và tử vong. Thực phẩm không an toàn (unsafe food) gồm các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật và rau quả tồn dư hóa chất độc hại hoặc sò ốc chứa độc tố sinh học biển (marine biotoxins). WHO cho rằng thực phẩm không an toàn là nguyên nhân của hơn 200 danh mục bệnh từ tiêu chảy đến ung thư và ước tính khoảng 600 triệu-gần 1/10 người trên thế giới bị ốm sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm và 420.000 tử vong mỗi năm dẫn đến việc mất đi 33 triệu năm sống khỏe mạnh. Trẻ em dưới 5 tuổi chịu 40% gánh nặng bệnh tật do thực phẩm với 125.000 trường hợp tử vong mỗi năm, bệnh tiêu chảy (diarrhoeal diseases) là những bệnh phổ biến nhất do sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm làm 550 triệu người mắc bệnh và 230.000 trường hợp tử vong mỗi năm. An toàn thực phẩm, dinh dưỡng và an ninh lương thực được gắn bó chặt chẽ, thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng, nhất là ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh, trẻ em, người già và người bệnh. Bệnh do thực phẩm không an toàn cản trở phát triển kinh tế xã hội và làm tổn hại đến du lịch và thương mại quốc gia. Hiện nay, chuỗi cung ứng thực phẩm xuyên qua nhiều biên giới quốc gia nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính phủ, các nhà sản xuất và người tiêu dùng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong nước cũng như trên thế giới.

Các bệnh truyền qua thực phẩm không an toàn

WHO cho rằng các bệnh gây nên bởi thực phẩm không an toàn thường là do độc tố tự nhiên hoặc vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Tác nhân gây bệnh qua thực phẩm (foodborne pathogens) có thể gây tiêu chảy nặng hoặc nhiễm trùng suy nhược như viêm màng não, ô nhiễm hóa chất có thể dẫn đến ngộ độc hoặc bệnh cấp tính như ung thư. Bệnh do thực phẩm có thể dẫn đến các khuyết tật lâu dài (long-lasting disability), thậm chí tử vong do sử dụng các thực phẩm không an toàn.


Con đường dẫn đến bệnh thực phẩm không an toàn do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng
Tác nhân do vi khuẩn

- Salmonella, Campylobacter, Enterohaemorrhagic Escherichia coli là những tác nhân gây bệnh do thực phẩm phổ biến nhất ảnh hưởng đến sức khỏe hàng triệu người mỗi năm với các triệu chứng sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong. Các loại thực phẩm có liên quan đến sự bùng phát của salmonella là trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật. Các trường hợp ngộ độc thực phẩm với Campylobacter chủ yếu là do nguyên liệu sữa, thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín và nước uống. Enterohaemorrhagic Escherichia coli được kết hợp với sữa chưa tiệt trùng, thịt chưa nấu chín và các loại trái cây tươi và rau quả.

- Nhiễm khuẩn do Listeriadẫn đến nạo phá thai ngoài ý muốn ở phụ nữ mang thai hoặc tử vong của trẻ sơ sinh, mặc dù tỷ lệ gây bệnh thấp nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đôi khi gây tử vong nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ em và người già. Nhiễm khuẩn Listeria được coi là một trong các bệnh nhiễm trùng do thực phẩm nghiêm trọng nhất được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng và thức ăn chế biến sẵn có thể phát triển ở nhiệt độ lạnh.

- Vibrio cholerae gây nhiễm cho người thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm với các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ồ ạt (profuse watery diarrhoea)dẫn đến mất nước nghiêm trọng và tử vong. Gạo, rau, cháo kê và các loại hải sản được cho là có liên quan đến sự bùng phát dịch tả (cholera outbreaks). Các thuốc kháng sinh rất cần để điều trị nhiễm khuẩn nhưng tình trạng kháng kháng sinh ở người cũng như động vật ngày càng phổ biến làm cho việc điều trị không hiệu quả và là một trong những mối đe dọa chính đối với y học hiện đại.

Tác nhân do virus

Các biểu hiện đặc trưng do nhiễm norovirus gồm buồn nôn, nôn mửa nặng, tiêu chảy và đau bụng. Virus viêm gan A có thể gây ra bệnh gan kéo dài thường thông qua hải sản sống hoặc chưa nấu chín, những sản phẩm bị ô nhiễm không qua xử lý hoặc xử lý không đảm bảo, người chế biến thực phẩm bị nhiễm bệnh thường là nguồn ô nhiễm thực phẩm.

Tác nhân do ký sinh trùng

Một số ký sinh trùng như sán lá truyền qua cá (sán lá gan nhỏ), rau thủy sinh (sán lá gan lớn) hay chỉ truyền qua thực phẩm. Các loại sán dây Echinococcus spp, Taenia solium có thể lây nhiễm sang người thông qua thức ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật. Một số ký sinh trùng khác như giun đũa (Ascaris), cryptosporidium, Entamoeba histolytica hoặc Giardia xâm nhập vào chuỗi thức ăn thông qua nước hoặc đất có thể làm ô nhiễm thực phẩm tươi sống.

Tác nhân do prions

Prion là tác nhân lây nhiễm nhỏ bé nhất dưới dạng protein đột biến gây thoái hóa thần kinh như BSE hay "bệnh bò điên" (mad cow disease) ở gia súc hoặc kết hợp với creutzfeldt-Jakob disease (vCJD) ở người. Tiêu thụ sản phẩm thịt bò điên có chứa nguy cơ nhất định như mô não có nhiều khả năng lây truyền tác nhân gây bệnh cho người hay bệnh Scraprie.


Tác nhân do hóa chất

Đáng lo ngại nhất đối với sức khỏe là độc chất tự nhiên và chất gây ô nhiễm môi trường, độc tố xuất hiện tự nhiên (naturally occurring toxins) bao gồm nấm mốc (mycotoxin), độc tố sinh học biển (marinebiotoxins), hợp chất glycosides cyanogenic và độc tố xảy ra trong nấm độc. Thực phẩm thiết yếu như ngô, gạo hoặc các loại ngũ cốc có thể chứa hàm lượng độc tố nấm như aflatoxin và ochratoxin, nếu phơi nhiễm lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sự phát triển bình thường hoặc gây ung thư.


Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (persistent organic pollutants_POPs) là các hợp chất tích tụ trong môi trường và cơ thể con người như dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs) là sản phẩm phụ không mong muốn của quá trình công nghiệp và tiêu huỷ chất thải được tìm thấy trong môi trường và tích lũy trong chuỗi thức ăn động vật ở khắp mọi nơi. Trong đó, dioxin có độc tính cao và có thể gây ra vấn đề sinh sản và phát triển, gây tổn hại hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến nội tiết tố (hormone) và gây ung thư. Các kim loại nặng (Heavy metal) như chì, cadmium và thủy ngân gây tổn thương thần kinh và tổn thương thận. Ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm xảy ra chủ yếu là do ô nhiễm không khí, nước và đất.


An toàn thực phẩm: ưu tiên sức khỏe cộng đồng

WHO cho biết nguồn cung cấp thực phẩm an toàn hỗ trợ các nền kinh tế quốc gia, thương mại và du lịch, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh dinh dưỡng và là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đô thị hóa và những thay đổi trong thói quen tiêu dùng như du lịch làm tăng số lượng người mua và ăn thức ăn chế biến sẵn ở những nơi công cộng, toàn cầu hóa cũng kích hoạt nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng đối với nhiều thực phẩm hơn dẫn đến một chuỗi thực phẩm toàn cầu ngày càng phức tạp và đa dạng hơn. Cùng với những thách thức khi dân số thế giới phát triển, việc tăng cường và công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và chăn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm tạo ra cả cơ hội và thách thức đối với an toàn thực phẩm. Biến đổi khí hậu dự báo cũng sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, nơi mà sự thay đổi nhiệt độ tạo ra các nguy cơ về an toàn thực phẩm gắn liền với chế biến thực phẩm, lưu trữ và phân phối đặt trách nhiệm lớn hơn cho các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các vấn đề cục bộ (local incidents) có thể nhanh chóng phát triển thành tình trạng khẩn cấp quốc tế do tốc độ và phạm vi phân phối sản phẩm, các vụ dịch bệnh do thực phẩm nghiêm trọng đã xảy ra trên khắp các châu lục trong thập kỷ qua thường được khuếch đại bằng thương mại toàn cầunhư sự ô nhiễm của sữa công thức cho trẻ sơ sinh với melamine (contamination of infant formula with melamine) ở Trung Quốc năm 2008 ảnh hưởng đến 300.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 6 người chết; vụ dịch do Escherichia coli gây xuất huyết đường ruột bùng phát ở Đức năm 2011 liên quan đến mầm cỏ cà ri bị ô nhiễm gây ra thiệt hại 1,3 tỷ USD cho nông dân và các ngành công nghiệp; các trường hợp đã được báo cáo trong 8 quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ dẫn đến 53 ca tử vong và thiệt hại kinh tế đáng kể.


Thực phẩm không an toàn
đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

WHO cho rằng thực phẩm không an toàn đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, gây nguy hiểm cho tất cả mọi người:trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và những người có bệnh tiềm ẩn đặc biệt dễ bị tổn thương. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 220 triệu trẻ em mắc các bệnh tiêu chảy và 96.000 người chết do các bệnh từ thực phẩm, thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng luẩn quẩn của tiêu chảy và suy dinh dưỡng, đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của hầu hết những người dễ bị tổn thương nhất. Nơi cung cấp thực phẩm không an toàn, người dân có xu hướng chuyển sang chế độ ăn kém lành mạnh và tiêu thụ nhiều hơn "thực phẩm không an toàn" (unsafe foods); trong đó hóa học, vi sinh và các nguy cơ khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hội nghị quốc tế lần thứ hai về dinh dưỡng (ICN2) tổ chức tại Rome vào tháng 11/2014, tái khẳng định tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong việc đạt được dinh dưỡng tốt hơn thông qua chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh, cải thiện an toàn thực phẩm do đó là chìa khóa trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Các chính phủ phải làm cho an toàn thực phẩm là ưu tiên sức khỏe cộng đồng vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các chính sách và khung pháp lý, xây dựng và thực hiện các hệ thống an toàn thực phẩm có hiệu quả để đảm bảo rằng các nhà sản xuất thực phẩm và nhà cung cấp trong chuỗi thực phẩm toàn bộ hoạt động có trách nhiệm và cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Thực phẩm có thể trở nên bị ô nhiễm tại bất kỳ cơ sở sản xuất và phân phối nào, trách nhiệm chính thuộc về nhà sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn các sự cố bệnh lây truyền qua thực phẩm được gây ra bởi các loại thực phẩm chế biến hoặc xử lý không đúng cách ở nhà, trong các cơ sở dịch vụ thực phẩm hoặc thị trường. Không phải tất cả người tiêu dùng và người chế biến thực phẩm hiểu được vai trò của họ phải làm như áp dụng thực hành vệ sinh cơ bản khi mua, bán và chế biến thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân họ, gia đình họ và của cộng đồng rộng lớn hơn. WHO cho rằng tất cả mọi người đều có thể góp phần làm cho thực phẩm an toàn như một số hành động có hiệu quả sau đây.


Các nhà làm chính sách có thể (Policy-makers can)

Xây dựng cơ sở hạ tầng và duy trì hệ thống thực phẩm đầy đủ như các phòng thí nghiệm đáp ứng và quản lý nguy cơ theo chuỗi an toàn thực phẩm toàn bộ, kể cả trong trường hợp khẩn cấp (build and maintain adequate food systems and infrastructures (e.g. laboratories) to respond to and manage food safety risks along the entire food chain, including during emergencies); thúc đẩy hợp tác đa ngành giữa y tế công cộng, thú y, nông nghiệp và các ngành khác để trao đổi thông tin tốt hơn và hành động phối hợp (foster multi-sectoral collaboration among public health, animal health, agriculture and other sectors for better communication and joint action); lồng ghép an toàn thực phẩm vào các chương trình và chính sách thực phẩm rộng lớn hơn như dinh dưỡng và an ninh lương thực (integrate food safety into broader food policies and programmes e.g. nutrition and food security); tư duy toàn cầu và hành động tại chỗ để đảm bảo các sản phẩm thực phẩm trong nước cũng như quốc tế được an toàn (think globally and act locally to ensure the food produce domestically be safe internationally).


Các bước phải làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Những người chế biến thực phẩm và người tiêu dùng có thể (Food handlers and consumers can)

Biết nguồn thực phẩm sử dụng như nhãn hiệu trên bao bì thực phẩm, tạo ra một sự lựa chọn thông tin, làm quen với những mối nguy hiểm thực phẩm thông thường (know the food they use (read labels o­n food package, make an informed choice, become familiar with common food hazards); xử lý và chế biến thực phẩm an toàn, thực hành tốt 5 yếu tố chìa khóa của WHO để an toàn hơn thực phẩm tại nhà, khi bán tại nhà hàng hoặc các chợ địa phương (handle and prepare food safely, practicing the WHO Five Keys to Safer Food at home, or when selling at restaurants or at local markets); phát triển các loại trái cây và rau quả bằng cách sử dụng 5 yếu tố chìa khóa của WHO để trồng rau quả an toàn hơn và giảm ô nhiễm vi sinh vật (grow fruits and vegetables using the WHO Five Keys to Growing Safer Fruits and Vegetables to decrease microbial contamination).


5 yếu tố chìa khóa của WHO
về an toàn thực phẩm

Các giải pháp về an toàn thực phẩm

Giải pháp an toàn thực phẩm toàn cầu của WHO

Đáp ứng củaWHO (WHO response)nhằm tạo điều kiện phòng chống, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe công cộng toàn cầu liên quan đến thực phẩm không an toàn,đảm bảo sự tin tưởng của người tiêu dùng và sự tự tin trong cung cấp thực phẩm an toàn là mục hướng đến.WHO sẽ giúp các quốc gia thành viên xây dựng năng lực ngăn chặn, phát hiện và quản lý nguy cơ thực phẩm không an toàn bằng cáchcung cấp các đánh giá khoa học độc lập về các mối nguy hiểm về vi sinh và hóa học nhằm hình thành cơ sở cho các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, hướng dẫn và khuyến nghị được gọi là bộ luật thực phẩm (Codex Alimentarius) đảm bảo an toàn thực phẩm ở bất cứ nơi nào nó bắt nguồn;đánh giá sự an toàn của các công nghệ mới được sử dụng trong sản xuất thực phẩm như biến đổi gen và công nghệ nano;giúp cải thiện hệ thống lương thực quốc gia, các khuôn khổ pháp lý và đầy đủ cơ sở hạ tầng quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.


Mạng lưới chức trách an toàn thực phẩm quốc tế (International Food Safety Authorities Network_INFOSAN) được phát triển bởi WHO và Tổ chức lương nông quốc tế (FAO) để nhanh chóng chia sẻ thông tin trong trường hợp khẩn cấp về an toàn thực phẩm; thúc đẩy việc xử lý an toàn thực phẩm thông qua các chương trình phòng chống bệnh tật và nâng cao nhận thức có hệ thống thông qua thông điệp về 5 yếu tố chìa khóa của WHO và tài liệu đào tạo an toàn thực phẩm; hỗ trợ an toàn thực phẩm là một thành phần quan trọng của an ninh y tế và lồng ghép an toàn thực phẩm vào các chính sách và chương trình quốc gia phù hợp với các điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (IHR-2005). WHO làm việc chặt chẽ với FAO, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các tổ chức quốc tế khác để đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi thực phẩm toàn bộ từ sản xuất đến tiêu dùng.


Giải pháp an toàn thực phẩm ở Việt Nam của Bộ Y tế

Từ thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam, ngày 27/4/2016 Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2362/BYT-ATTP về việc tăng cường quản lý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩmyêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố trong cả nước tăng cường quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm như tham mưu cho UBND các cấp triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn, phân công và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định. Tăng cường truyền thông về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; tuyên truyền các chính sách pháp luật quy định an toàn thực phẩm đến người dân, các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cơ quan quản lý. Tuyên truyền sâu rộng quy định xử lý hình sự đối với cá nhân, tổ chức phạm tội quy định về an toàn thực phẩm theo luật hình sự; đồng thời cung cấp thông tin về cơ sở trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở bán thực phẩm an toàn để người dân biết và lựa chọn. Công bố công khai cá nhân, tổ chức vi phạm về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.


Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, vật liệu bao gói thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Tập trung thanh tra, kiểm tra bảo đảm chất lượng sản phẩm, việc chấp hành quy định về quảng cáo, kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc; điều kiện sản xuất, chế biến; chấn chỉnh việc kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; thanh tra, kiểm tra đối với bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học.


Tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm hậu kiểm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, công bố công khai để người dân biết. Tiếp tục nâng cao năng lực cho Chi cục an toàn thực phẩm, đầu tư cơ sở vất chất, phương tiện, nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ về an toàn thực phẩm. Báo cáo định kỳ hàng qúy về Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước ngày 30 của tháng cuối quý kết quả thanh tra, kiêm tra và xử lý vi phạm theo từng chuyên đề thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ trong chế biến thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Các thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế báo cáo tổng hợp cùng kết quả thanh tra, kiểm tra hằng quý đã quy định.


Như vậy, nhu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm không chỉ là vấn đề cấp bách ở Việt Nam mà còn ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thực trạng “thực phẩm không an toàn” ở nước ta rất đáng báo động, những giải pháp của WHO cũng như Bộ Y tế mặc dù rất tích cực nhưng khó thành công nếu không có sự hưởng ứng của cả cộng đồng.Bảo đảm an toàn thực phẩm vì sức khỏe mọi người, trong đó có chúng ta và gia đình chúng ta.

 

Ngày 19/05/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và Bộ Y tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích