Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 17/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 8 7 2 1
Số người đang truy cập
5 1
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Bộ Y tế triển khai kế hoạch tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2015

Hưởng ứng“Tuần lễ nhận thức về thuốc kháng sinh thế giới” (World Antibiotic Awareness Week) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 16/11 đến 22/11/2015 với chủ đề Thuốc kháng sinh: sử dụng cẩn thận” (Antibiotics: handle with care),Bộ Y tế (MoH) triển khai “Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam” với chủ đề: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” nhằm góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật do kháng thuốc gây ra.
 

Theo Bộ Y tế (MoH), ở Việt Nam tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn bác sĩ chiếm đến 90% là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc gia tăng cả về phạm vi và mức độ được WHO liệt kê vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới; đặc biệt là bệnh lao xếp thứ 12/22 nước có tỷ lệ nhiễm bệnh lao cao và xếp thứ 14/27 nước có bệnh lao kháng đa thuốc; ước tính chi phí trung bình tiền thuốc điều trị cho người mắc bệnh lao khoảng 50 USD thì với bệnh nhân lao kháng đa thuốc là 2.500 đô la, thậm chí một số trường hợp không thể điều trị được. Theo WHO, tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng ở bất kể các độ tuổi, bất kể các đối tượng và bất kể các quốc gia gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như nền kinh tế. Chính vì vậy, MoH phối hợp với WHO tổ chức Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc từ ngày 16 đến 22-11/2015với chủ đề “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về kháng thuốc, phòng chống kháng thuốc trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.

Mục tiêu

Kế hoạch triển khai tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2015 của Bộ Y tế nhằm đạt được các mục tiêu thu hút sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể; các tổ chức công tác xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp phòng chống kháng thuốc; nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đạt được một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Nội dung.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống kháng thuốc như tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch hành động quốc gia phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 và khuyến nghị của WHO về phòng chống kháng thuốc; xây dựng tài liệu truyền thông bao gồm thông điệp và phóng sự truyền thanh, truyền hình về kháng sinh và kháng thuốc, tờ rơi, panô, standy, áp phích cho tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc; xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, đăng tải tin, bài, ảnh về phòng chống kháng thuốc trên các phương tiện truyền thông đại chúng; họp báo, cung cấp thông tin về tuần lễ truyền thông phòng, kháng thuốc tại Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định, các quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh: tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng sinh, quy chế kê đơn thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tại các cơ sở y tế, các hội chuyên môn nghề nghiệp (Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược phẩm…); tổ chức các hoạt động: treo băng rôn, quảng cáo, tuyên truyền tại một số địa điểm công cộng và các cơ sở y tế; tổ chức hội nghị, hội thảo, mít tinh về phòng, chống kháng thuốc: tổ chức các hội nghị phổ biến kế hoạch triển khai tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc tại khu vực phía Bắc và phía Nam; tổ chức hội thảo chuyên đề về phòng, chống kháng thuốc tại bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế; tổ chức mít tinh tại 63 tỉnh/thành phố trước ngày 20/11/2015; tổ chức mít tinh, diễu hành phát động tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc tại Hà Nội vào ngày 22/11/2015; tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống kháng thuốc. Phát động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm: phát động và ký cam kết tại các cơ sở y tế; phát động và ký cam kết tại các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Y tế; phát động và ký cam kết tại địa phương: giữa Sở Y tế với các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và môi trường; tổ chức thu được một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, với khoảng 90% chữ ký trên trang fanpage và khoảng 10% chữ ký trực tiếp.

Tổ chức thực hiện

Các cơ quan Bộ Y tế

Do Cục Quản lý khám chữa bệnh (KCB) làm đầu mối triển khai các hoạt động trong tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc; phối hợp với WHO, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, ban ngành liên quan, các hội chuyên môn nghề nghiệp triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống kháng thuốc như xây dựng thông điệp và phóng sự truyền thanh, truyền hình cùng các tài liệu truyền thông như tờ rơi, panô, standy, áp phích cho tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc; xây dựng và duy trì chuyên mục về phòng chống kháng thuốc trên Website của Cục Quản lý KCB; tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá, quán triệt, mít tinh diễu hành vào 22/11/2015; tổ chức hội thảo chuyên đề tại các bệnh viện về phòng chống kháng thuốc; chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế triển khai tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc. Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng phối hợp với Cục quản lý KCB tổ chức họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí, góp ý tài liệu truyền thông; chỉ đạo và theo dõi các cơ quan báo chí trực thuộc Bộ Y tế xây dựng chuyên mục, đăng tải tin, bài về phòng chống kháng thuốc, phổ biến trang fanpage: tuần lễ kháng thuốc kháng sinh 2015, chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương, Báo Sức khỏe đời sống, Báo Gia đình xã hội triển khai các hoạt động truyển thông phòng chống kháng thuốc. Văn phòng Bộ phối hợp với Cục Quản lý KCB, Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng tổ chức phát động và ký cam kết tại Bộ Y tế, mở chuyên mục kháng thuốc trên Website của Bộ Y tế, treo băng rôn trong tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc, phối hợp tổ chức mít tinh, diễu hành ngày 22/11/2015. Cục Quản lý Dược làm đầu mối chỉ đạo các đơn vị sản xuất, cung ứng thuốc bảo đảm chất lượng; các nhà thuốc thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, quán triệt, kiểm tra giám sát việc bán thuốc kháng sinh theo đơn. Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Môi trường y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS, Cục Công nghệ thông tin căn cứ vào “Kế hoạch hoạt động trong tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc” và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để phối hợp với Cục Quản lý KCB triển khai các hoạt động truyền thông về phòng chống kháng thuốc. Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Dược tăng cường thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc về việc bán thuốc, nhất là bán kháng sinh theo quy định của Bộ Y tế. Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với Cục Quản lý KCB và các đơn vị liên quan, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển hợp tác triển khai hoạt động truyền thông về phòng chống kháng thuốc. Vụ Kế hoạch-tài chính phối hợp với Cục Quản lý KCB và các đơn vị liên quan xây dựng, hỗ trợ, tạo điều kiện và bố trí kinh phí theo kế hoạch được phê duyệt.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng kế hoạch phòng chống kháng thuốc của đơn vị, tổ chức lễ phát động toàn thể cán bộ viên chức của đơn vị tham gia phòng chống kháng thuốc và ký cam kết với nội dung bác sỹ kê đơn hợp lý, cán bộ y tế thực hiện tốt quy chế chuyên môn: kê đơn thuốc đúng; tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; treo băng rôn với nội dung như: “Nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc từ ngày 16-22/11/2015”, “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”, “Kháng kháng sinh: không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”; phấn đấu mỗi bệnh viện, 100% cán bộ y tế hiểu trách nhiệm của mình và ký cam kết. Các viện nghiên cứu, các cơ sở y tế dự phòng, khối các trường y-dược và các cơ sở y tế khác xây dựng kế hoạch phòng, chống kháng thuốc của đơn vị; tổ chức lễ phát động và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm cho cán bộ và sinh viên; tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề phòng, chống kháng thuốc; treo băng rôn với nội dung “Nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc từ ngày 16-22/11/2015”, “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”, “Kháng kháng sinh: không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”; phấn đấu đạt 100% nhân viên y tế và 100% học sinh, sinh viên trường y-dược ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Cục Y tế các bộ/ngành

Căn cứ vào “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020” và “Kế hoạch triển khai tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc năm 2015” xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động về phòng chống kháng thuốc tại y tế bộ/ngành mình, đồng thời tổ chức các hoạt động tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn thuộc các bệnh viện và các nhà thuốc thuộc Cục Y tế các bộ/ngành quản lý; có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế, các nhà thuốc thuộc các bộ/ngành quản lý tổ chức quán triệt, phổ biến thông điệp và các nội dung hoạt động của tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc. Hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở y tế hưởng ứng và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, phấn đấu trước 20/11/2015 có 100% các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế thuộc các bộ/ngành ký cam kết. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch truyền thông phòng chống kháng thuốc và báo cáo về Bộ Y tế trước 20/11/2015.

Sở Y tế các tỉnh/thành phố

Căn cứ “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020” và “Kế hoạch triển khai hoạt động tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2015” xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống kháng thuốc tại tỉnh/thành phố; tổ chức mit tinh phát động và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm tại tất cả các đơn vị y tế trên toàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, nhà thuốc trên địa bàn; phối hợp các cơ quan truyền thông của địa phương và trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các hội chuyên môn nghề nghiệp để tuyên truyền phổ biến cho người dân về sự nguy hiểm của vi khuẩn đề kháng thuốc, thông điệp: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, “Sử dụng kháng sinh phải theo hướng dẫn của Y, Bác sỹ”, “Bán thuốc kháng sinh phải có đơn của y, bác sỹ”. Tổ chức mít tinh tại tỉnh, thành phố; hướng dẫn và chỉ đạo 100% các cơ sở y tế hưởng ứng và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, phấn đấu đến ngày 20/11, mỗi Sở Y tế thu được 1,2% chữ ký trên tổng dân số của tỉnh; tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống kháng thuốc tại địa phương và báo cáo Bộ Y tế; phối hợp với các sở, ngành liên quan ban hành văn bản chỉ đạo trong hệ thống, tổ chức các hoạt động: mít tinh, phát động và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Hội chuyên môn nghề nghiệp, Công đoàn Y tế Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội

Các hội chuyên môn nghề nghiệp như Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Dược phẩm và các hội chuyên môn nghề nghiệp khác phối hợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động trong tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc như chỉ đạo, vận động các chi hội và hội viên thực hiện tốt các quy định, quy chế chuyên môn và và ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo công đoàn Y tế các tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp với chính quyền tổ chức vận động và ký cam kết. Các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động trong tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc; thực hiện Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020”; hưởng ứng tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc do WHO phát động từ ngày 16/11 đến 22/11/2015.

Một số kết quả hoạt động

Các hoạt động quan trọng phòng chống kháng thuốc ở Việt Nam được triển khai ngay từ 24/6/2015 với Hội nghị ký kết văn bản thoả thuận về phòng chống kháng thuốc giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thông, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên & môi trường và các đối tác phát triển đã cùng sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế (WHO, FAO, USAIDS, CDC, OUCRU, JICA…); một số Đại sứ quán các nước (Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản…); các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y dược, nông nghiệp.

Bộ Y tế phối hợp với WHO Hội thảo phát động và triển khai tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc” Tp.Hồ Chí Minh vào ngày 28/10/2015. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Bộ Y tế) phối hợp với đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam tổ chức lễ phát động tuyên truyền “Báo cáo Thực trạng kháng sinh thế giới 2015” vào ngày 29/10/2015 cho biết tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động cả về phạm vi và mức độ, nguyên nhân chủ yếu do sử dụng kháng sinh tùy tiện và tình trạng kháng sinh được trộn trong thức ăn chăn nuôi khó kiểm soát dẫn đến tỷ lệ kháng với nhóm kháng sinh mạnh nhất-carbapenemlên đến 50%, nhất là vi khuẩn gram âm. Theo nghiên cứu của đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxrford Mỹ năm 2013 tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh carbapenem cũng rất cao, trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11%, Việt Nam 9% (đứng thứ 2) với tỷ lệ kháng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 lên hơn 60%. Báo cáo cho rằng để ngăn chặn nguy cơ siêu vi khuẩn kháng thuốc, kể cả những kháng sinh mạnh thì việc kiểm soát sử dụng thuốc kháng sinh là rất quan trọng, cùng với nghiên cứu kháng sinh mới hiệu quả nên ưu tiên bảo vệ những kháng sinh thế hệ cũ bằng cách thay đổi nhận thức của cộng đồng, ngành y tế cũng như các nhà hoạch định chính sách y tế trong nước.

Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí triển khai tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2015 ngày 14/11/2015 tại Tp. Hồ Chí Minh. Tại buổi gặp mặt đại diện Cục quản lý KCB đã thông báo thực trạng kháng thuốc ở Việt Nam ở mức báo động và ngày càng tăng làm cho chi phí điều trị tăng theo, ngày điều trị kéo dài hàng tháng/hàng năm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển xã hội.Về nguyên nhân tỷ lệ kháng thuốc cao, Bộ Y tế cho biết trong cộng đồng người dân có thói quen sử dụng kháng sinh tùy tiện không theo đơn bác sĩ và tự mua thuốc kháng sinh ở các quầy dược phẩm; trong ngành y tế dược sĩ bán thuốc không đúng quy định, bác sĩ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp; trong ngành nông nghiệp, kháng sinh được sử dụng bừa bãi không thể kiểm soát trong chăn nuôi và trồng trọt làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, kháng thuốc và mất tác dụng điều trị. Chính vì vậy Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng, ngành y tế, ngành nông nghiệp và các nhà quản lý cùng chung tay phòng chống kháng thuốc theo thông điệp 2015: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”. Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ nên mua và sử dụng thuốc kháng sinh đơn bác sĩ; sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi theo đúng quy định; cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn; đồng thời thông tin nhiều sự kiện trong “Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc năm 2015” như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc; tổ chức hội nghị, hội thảo, mít tinh phòng chống kháng thuốc ở tất cả các địa phương, các sở y tế; phát động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong các cơ sở y tế.

 

Ngày 18/11/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo MoH)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích