Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 4 1 1 8
Số người đang truy cập
2 0
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Phòng phơi nhiễm bệnh lây qua đường máu khi tiêm truyền

Trong thực hành kỹ thuật lâm sàng, nhân viên y tế rất dễ bị phơi nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh đường máu và bị nhiễm khuẩn đường máu khi tiêm truyền, phẫu thuật, thực hiện thủ thuật cho người bệnh hoặc bị vật sắc nhọn của dụng cụ y tế khác làm thương tổn da. Vì vậy biện pháp chính để phòng ngừa phơi nhiễm và nhiễm khuẩn từ các tác nhân này là một yêu cầu quan trọng để bảo đảm sự an toàn nghề nghiệp cần phải được quan tâm.

Biện pháp cần thiết phải được nhân viên y tế quan tâm thực hiện gồm: chăm sóc nghề nghiệp cơ bản bằng tiêm phòng vắc-xin và hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại, phòng ngừa tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn gây phơi nhiễm từ máu, kiểm soát khả năng phơi nhiễm với máu bằng việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.


Phơi nhiễm bệnh lây qua đường máu khi tiêm truyền rất dễ xảy ra (ảnh minh họa)

Chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cơ bản

Nhân viên y tế cần thực hiện việc chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp cơ bản bằng biện pháp tiêm phòng vắc-xin viêm gan B; xét nghiệm vi-rút viêm gan B, viêm gan C và HIV.

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các nhân viên y tế đặc biệt là đối tượng nhân viên làm nhiệm vụ thu gom, tiêu hủy chất thải y tế, nhân viên công tác tại các đơn vị cấp cứu và khoa truyền nhiễm... đều có thể có nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây bệnh đường máu. Vì vậy các đối tượng này cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B càng sớm càng tốt trước khi bắt đầu làm nhiệm vụ công tác trừ trường hợp đã được tiêm phòng trước đó. Việc xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm phòng vắc-xin không cần thiết. Hiện nay có nhiều phác đồ tiêm phòng khác nhau, theo các nhà khoa học phác đồ tiêm chủng 3 liều vắc-xin vào lúc đầu, sau 1 tháng và sau 6 tháng là phác đồ có hiệu quả cao, mang lại khả năng bảo vệ dài hạn cho hầu hết các đối tượng. Liều tiêm phòng thông thường cho người lớn là 1 ml, gấp 2 lần liều đơn 0,5 ml dùng cho trẻ em và vắc-xin này được chỉ định tiêm bắp thịt. Lưu ý việc xét nghiệm huyết thanh học tại thời điểm 2 tháng, 6 tháng sau liều tiêm vắc-xin viêm gan B thứ ba có thể chứng minh xem thử người tiêm phòng có đáp ứng của kháng thể đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan B hay chưa.

Xét nghiệm vi-rút viêm gan B, viêm gan C và HIV

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo tất cả các nhân viên y tế cần được xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C và HIV để biết kết quả. Nếu biết được tình trạng nhiễm các tác nhân này của chính bản thân mình, nhân viên y tế phải tự tìm cách để được điều trị và chăm sóc cần thiết. Trong các trường hợp bị phơi nhiễm với vi-rút viêm gan B, viêm gan C và HIV; kết quả xét nghiệm sẽ cho biết thông tin về trạng thái miễn dịch và điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát an toàn, hiệu quả các vấn đề sau phơi nhiễm sẵn có đối với trường hợp viêm gan B và HIV. Lưu ý bất cứ xét nghiệm nào cũng cần phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền của nhân viên y tế và nên dựa trên sự chấp thuận sau khi đã tư vấn đầy đủ. Các điều kiện này được quy định trong nội dung soạn thảo hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về dịch vụ y tế và phòng chống HIV/AIDS.

Biện pháp phòng ngừa tổn thương do kim tiêm và phơi nhiễm đường máu

Những biện pháp này được thực hiện để hạn chế tối đa các mối nguy hại trong nghề nghiệp bao gồm: loại bỏ mối nguy hại, kiểm soát về kỹ thuật, kiểm soát về hành chính, kiểm soát thực hành và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

Loại bỏ mối nguy hại

Để bảo đảm yêu cầu của biện pháp phòng ngừa, phải loại bỏ hoàn toàn mối nguy hại hiện diện tại khu vực làm việc được xem là hiệu quả nhất để kiểm soát các mối nguy hại. Biện pháp loại bỏ các mối nguy hại này nên được thực hiện bất cứ khi nào nếu có thể bao gồm: Loại bỏ các vật sắc nhọn, kim tiêm; nếu có điều kiện nên thay thế kim tiêm, bơm tiêm bằng dụng cụ tiêm áp lực hoặc sử dụng bộ kết nối tĩnh mạch trung ương mà không dùng kim tiêm; cũng có thể sử dụng kim luồn an toàn. Loại bỏ các mũi tiêm, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn khác không cần thiết.

Biện pháp kiểm soát về kỹ thuật

Được sử dụng để cô lập hoặc loại bỏ mối nguy hại khỏi nơi làm việc như dùng thùng chứa bơm kim tiêm đã dùng và các vật dụng chất thải y tế sắc nhọn; sử dụng các thiết bị bảo vệ tránh vật sắc nhọn cho tất cả các quy trình kỹ thuật như bơm kim tiêm có tính năng thụt vào, tự đóng hoặc tự cùn đi ngay sau khi sử dụng nếu có điều kiện.

Biện pháp kiểm soát về hành chính

Đây là những quy trình quản lý hoạt động chuẩn nhằm hạn chế sự phơi nhiễm đối với các mối nguy hại gồm: Phân bổ đủ nguồn lực về cả nhân lực và phương tiện để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế. Thành lập và vận hành tổ chức ban phòng ngừa tổn thương do kim tiêm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm soát sự phơi nhiễm. Loại bỏ các thiết bị tiêm truyền không an toàn. Tổ chức đào tạo liên tục về sử dụng thiết bị tiêm truyền an toàn.

Biện pháp kiểm soát thực hành

Các biện pháp kiểm soát này được thực hiện để thay đổi hành vi của nhân viên y tế nhằm giảm sự lạm dụng tiêm truyền và giảm phơi nhiễm đối với các mối nguy hại nghề nghiệp bao gồm: Đưa nội dung tiêm truyền an toàn vào quy định sử dụng thuốc an toàn và hợp lý nhằm giảm việc kê đơn dạng thuốc tiêm nếu có dạng thuốc uống. Không được đậy nắp kim tiêm truyền sau khi tiêm truyền. Đặt các thùng đựng kim tiêm, vật sắc nhọn trong tầm mắt và tầm tay. Cần niêm phong và đổ bỏ thùng đựng kim tiêm và vật sắc nhọn khi đã chứa đầy ở mức 3/4. Thiết lập phương tiện thu gom và tiêu hủy an toàn kim tiêm, thiết bị sắc nhọn trước khi bắt đầu một quy trình kỹ thuật.

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Các phương tiện phòng hộ cá nhân có mục đích tạo ra rào chắn và bộ lọc ngăn cách giữa nhân viên y tế và những mối nguy hại. Trang phục phòng hộ cá nhân như kính bảo vệ mắt, găng tay, khẩu trang, áo choàng... có thể ngăn ngừa sự phơi nhiễm với máu và dịch tiết của bệnh nhân bắn vào nhưng không ngăn ngừa được tổn thương do kim tiêm. Vì vậy cần sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng mục đích, đúng thời điểm để vừa bảo đảm an toàn và vừa có hiệu quả kinh tế.

Kiểm soát phơi nhiễm mầm bệnh từ máu

Theo các nhà khoa học, sự phơi nhiễm mầm bệnh có thể xảy ra qua tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn; dịch tiết và máu có khả năng bắn tóe vào vết thương của nhân viên y tế và người nhà chăm sóc. Vì vậy phải thực hiện công tác quản lý phơi nhiễm tác nhân bao gồm: sơ cứu, đánh giá rủi ro, thông báo và báo cáo về tình hình nhiễm ri-rút viêm gan B, viêm gan C và HIV; các phương pháp điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm. Biện pháp phòng bệnh được thực hiện càng sớm càng tốt và đòi hỏi người bị phơi nhiễm phải có một nhân viên y tế được đào tạo, phân công đánh giá tình trạng sức khỏe, chăm sóc và phòng ngừa mang tính đặc thù với tác nhân gây bệnh cụ thể. Nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ người bị nhiễm bệnh sang nhân viên y tế sau khi có tổn thương do kim tiêm được ước tính chiếm tỷ lệ từ 3 đến 10% viêm gan B; từ 0,8 đến 3% viêm gan C và khoảng 0,3% nhiễm HIV so với rủi ro phơi nhiễm qua niêm mạc là 0,1%. Thực tế các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ truyền nhiễm HIV bao gồm: những trường hợp vết thương sâu, dụng cụ nhìn thấy có dính máu, kim tiêm rỗng chứa máu, dụng cụ để chọc động mạch hoặc tĩnh mạch, người bệnh có mật độ vi-rút cao...Khi nhân viên y tế bị phơi nhiễm mầm bệnh từ máu của người bệnh do thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp mắc phải, cần được tư vấn chuyên môn đầy đủ và xử trí biện pháp cần thiết như: Thực hiện việc sơ cứu thích hợp. Cần báo cáo ngay cho người có trách nhiệm xin ý kiến về việc sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân để tránh lây nhiễm HIV, viêm gan B cho người khác. Thực hiện ngay việc đánh giá sức khỏe gồm đánh giá rủi ro và chăm sóc tiếp tục. Ghi thông tin vào phiếu báo cáo phơi nhiễm để lưu hồ sơ về tình huống bị phơi nhiễm và báo cáo phơi nhiễm trong hệ thống giám sát tổn thương do kim tiêm.


Nhân viên y tế có thể bị phơi nhiễm bệnh lây qua đường máu khi tiêm truyền, phẫu thuật (ảnh minh họa)

Sơ cứu khi bị tổn thương hay phơi nhiễm

Việc sơ cứu được thực hiện trên cơ sở loại tác nhân gây phơi nhiễm như giọt bắn, kim tiêm hay các tổn thương khác và tình trạng người bị phơi nhiễm như có da nguyên vẹn hay da bị tổn thương. Vì vậy biện pháp sơ cứu được thực hiện trong từng tình huống cụ thể. Nếu tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn, phải rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, để máu ở vết thương tự chảy, không nên nặn bóp vết thương. Nếu phơi nhiễm do máu và dịch tiết cơ thể bắn lên da bị tổn thương, phải rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, không sử dụng thuốc khử khuẩn trên da, không được cọ hay chà xát khu vực bị tổn thương. Nếu phơi nhiễm do máu và dịch tiết cơ thể bắn lên mắt, phải xả nước nhẹ thật kỹ lên mắt dưới vòi nước chảy hoặc dung dịch nước muối 0,9% vô khuẩn ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mí mắt, không được dụi mắt. Nếu phơi nhiễm do máu và dịch tiết cơ thể bắn lên miệng hoặc mũi, phải nhổ khạc ngay máu hoặc dịch tiết cơ thể và súc miệng bằng nước nhiều lần, xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn, không sử dụng thuốc khử khuẩn, không đánh răng. Nếu phơi nhiễm do máu và dịch tiết cơ thể bắn lên da nguyên vẹn, phải rửa ngay khi vực bị vấy máu và dịch tiết cơ thể bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, không được chà xát khu vực bị vấy máu và dịch tiết cơ thể.

Báo cáo phơi nhiễm

Nhân viên y tế bị phơi nhiễm mầm bệnh từ máu hoặc dịch tiết cơ thể của người bệnh do kim tiêm hay dụng cụ y tế sắc nhọn, cần phải báo cáo cụ thể ngay cho người có trách nhiệm biết để xử trí và thực hiện điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo quy định.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Trong công tác kiểm soát phơi nhiễm mầm bệnh, phải thực hiện ngay việc đánh giá nguy cơ bằng cách xác định nguy cơ liên quan đến tình huống phơi nhiễm căn cứ vào các yếu tố cần thiết và kết hợp các kết quả để đánh giá nguy cơ đối với đối tượng bị phơi nhiễm. Xác định nguy cơ liên quan đến tình huống phơi nhiễm bằng việc xem xét các yếu tố gồm: Loại dịch cơ thể như máu, chất dịch tiết nhìn thấy có chứa máu, dịch hoặc mô có nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm vi-rút. Loại phơi nhiễm như tổn thương dưới da, qua niêm mạc hoặc da bị tổn thương, vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu. Đánh giá nguy cơ có liên quan đến nguồn phơi nhiễm bằng cách đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn của tất cả các tác nhân đường máu với việc sử dụng những thông tin có sẵn như qua phỏng vấn, hồ sơ bệnh án. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm trên đối tượng nguồn với sự đồng thuận trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin, lưu ý không xét nghiệm nhiễm vi-rút đối với bơm kim tiêm đã thải bỏ. Kết hợp các kết quả để đánh giá nguy cơ đối với đối tượng bị phơi nhiễm bằng việc bảo đảm rằng chỉ có nhân viên y tế được đào tạo mới có nhiệm vụ thực hiện đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm. Trong trường hợp các lý do về hậu cần như phương tiện, thiết bị xét nghiệm không có sẵn dẫn đến việc khó có thể đánh giá được trạng thái miễn dịch của đối tượng bị phơi nhiễm thì có thể lấy và lưu trữ mẫu máu để thu thập thông tin ban đầu. Tuy nhiên việc này chỉ thực hiện nếu đối tượng bị phơi nhiễm đồng thuận sau khi đã được tư vấn. Đồng thời nên áp dụng điều trị phòng bệnh sau phơi nhiễm ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.

Điều cần quan tâm

Vừa qua một bệnh nhân được xử trí phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nhưng 18 nhân viên y tế tham gia phẫu thuật không biết được tiền sử nhiễm HIV cụ thể của người bệnh. Người nhà và bệnh nhân không cung cấp thông tin, nhân viên y tế phải thực hiện ngay việc cấp cứu để cứu sống tính mạng nên không thực hiện phòng hộ cá nhân đầy đủ. Sau phẫu thuật mới phát hiện người bệnh có HIV dương tính trước đó. Đây là trường hợp cả một tập thể gồm 18 nhân viên y tế tham gia phẫu thuật có thể bị phơi nhiễm mầm bệnh do nghề nghiệp xảy ra ngoài ý muốn được xem như một bài học kinh nghiệm. Hiện nay cả 18 nhân viên y tế đã được dùng thuốc kháng vi-rút dự phòng HIV, trong 3-6 tháng sau đó sẽ thực hiện các xét nghiệm theo dõi định kỳ xem có bị nhiễm HIV hay không. Vì vậy việc phòng ngừa phơi nhiễm bệnh lây qua đường máu khi tiêm truyền, phẫu thuật, thực hiện các thủ thuật là vấn đề cần được quan tâm để hạn chế tới mức tối đa sự lây nhiễm mầm bệnh vì nghề nghiệp.

Ngày 03/09/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích