Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 9 8 6 9
Số người đang truy cập
5 5 3
 Tin tức - Sự kiện Trong nước
Việt Nam: Tiến gần hơn đến việc đưa nước uống và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người

Cập nhật tháng 6/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Việt Nam: Tiến gần hơn đến việc đưa nước uống và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người (Viet Nam: Closer to bringing drinking water and sanitation to all). Một cam kết mạnh mẽ trong vòng 15 năm giúp Việt Nam vượt mực tiêu thiên niên kỷ (MDGs) về nước và vệ sinh môi trường.

             25 năm trước đây, khoảng 2 trong số 5 người ở Việt Nam không được tiếp cận với nguồn nước uống được cải thiện, cải thiện nguồn chủ yếu là nước máy và nước giếng được bảo vệ là dễ dàng tìm thấy ở các thành phố nhưng 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi nước máy là không có sẵn và nước giếng được bảo vệ và nước suối là khan hiếm. Tìm thấy một nhà vệ sinh hoặc hố xí thậm chí còn khó khăn hơn, 3 trong số 5 người dân không được tiếp cận tới các cơ sở vệ sinh được cải thiện có tác dụng giữ chất thải của con người khỏi tiếp xúc với con người và 2 trong số 5 người dân đi đại tiện trong rừng, trên cánh đồng và trên các con sông. "Trong thời gian đó nước sạch và vệ sinh môi trường kém, tỷ lệ tử vong trẻ em cao và các vụ dịch tả, tiêu chảy và thương hàn là phổ biến",Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga-Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế Việt Nam cho biết: "Nhằm đạt được các mục tiêu MDGs, chính phủ tăng cường cam kết chính trị của mình và bắt đầu xem xét đến việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường như một chỉ số về phát triển kinh tế-xã hội". Cam kết đã được đền đáp, Việt Nam không những đáp ứng các mục tiêu MDG đạt đến 82% và 68% dân số có nguồn nước được cải thiện và vệ sinh môi trường mà còn vượt qua chúng. Hiện nay, 98% của hơn 90 triệu người dân Việt Nam có quyền tiếp cận tới các nguồn nước uống được cải thiện và 78% dân số sử dụng nhà vệ sinh và hố xí đạt các tiêu chuẩn quốc tế.


Viet Nam Ministry of Health

Thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia (Setting national standards)

Đáp ứng được các mục tiêu MDG không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, năm 2000 với sự hỗ trợ từ WHO, UNICEF, Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác, Chính phủ Việt Nam đã phát triển Chiến lược quốc gia về vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn đến năm 2020 (National Rural Clean Water Supply and Sanitation Strategy to 2020). Chiến lược thiết lập nền tảng cho tất cả các cơ quan chính phủ hành động nhằm hướng tới việc tiếp cận phổ cập tới nước và vệ sinh môi trường-một mục tiêu cao hơn so với MDGs. Theo chiến lược này, Chương trình mục tiêu quốc gia ba giai đoạn được thực hiện để đo lường sự tiến bộ của quốc gia, và các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng nước uống và các cơ sở vệ sinh môi trường được thành lập.


PGS.TS. Nguyễn Huy Nga cùng rửa tay vệ sinh phòng bệnh với cộng đồng

Cải thiện chất lượng nguồn nước (Improving water quality)

Trong năm 2008, Việt Nam đã ban hành quy định cho tất cả các công ty nước đô thị để thực hiện nhà máy nước an toàn-một khuyến nghị theo hướng dẫn của WHO. Bốn năm sau đó, nó đã trở thành bắt buộc đối với tất cả 68 nhà cung cấp nước của Việt Nam nhằm thực hiện nhà máy nước an toàn nhằm loại bỏ ô nhiễm của nguồn nước, xử lý nó và ngăn ngừa tái nhiễm trong quá trình lưu trữ và phân phối. "Nhiều người ở Việt Nam có một chiếc xe máy hay một chiếc điện thoại di động, nhưng họ không có nhà vệ sinh, chúng tôi cần phải hành đông nhằm thay đổi thái độ và niềm tin về vệ sinh môi trường", Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Chuyên gia cao cấp, Bộ Y tế Việt Nam cho biết: "Những nỗ lực của Việt Nam trong những năm qua đã tăng mạnh, trước khi nhà máy nước an toàn được áp dụng, thì việc kiểm tra chất lượng nước chỉ được thực hiện tại các điểm của người sử dụng và không có cách nào kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong hệ thống cấp nước". Tôn Tuấn Nghĩa, cán bộ chuyên môn quốc gia của WHO tại Việt Nam cho biết: "Hiện nay, Việt nam đang theo Hướng dẫn của WHO về chất lượng nước uống (WHO Guidelines for drinking-water quality) và thực hiện nhà máy nước an toàn". WHO với Chính phủ Việt Nam, đã hỗ trợ đào tạo tất cả các nhà cung cấp nước đô thị để thực hiện nhà máy nước an toàn và UNICEF đã làm việc với các đối tác chính phủ nhằm thực hiện cho các nhà máy nước ở các khu vực nông thôn. Bởi vì nước máy vẫn chỉ đạt 10% số hộ ở nông thôn và 61% số hộ gia đình thành thị nên UNICEF cũng đã làm việc với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Ministry of Agriculture & Rural Development) để thúc đẩy việc xử lý nước tại hộ gia đình và lưu trữ trong các cộng đồng nơi mà người dân không được tiếp cận với các nguồn nước được bảo vệ.

Xây dựng các nhà vệ sinh và tiêu hợp vệ sinh (Building hygienic toilets and latrines)

Sử dụng các cơ sở vệ sinh ở Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ 36% vào năm 1990 lên đến 78% trong năm 2015 và việc đại tiện ngoài trời, nơi mà người dân không sử dụng bất kỳnhà vệ sinh hoặc nhà tiêu nào đãgiảm từ 39% xuống còn 1% so với cùng kỳ.

 

UNICEF Viet Nam 

Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn còn rất quan ngại về một ước tính là 1 trong 10 người dân ở các khu vực nông thôn tiếp tục sử dụng các nhà vệ sinh treo nguyên thủy và thả phân trực tiếp vào ao, sông, gây ra ô nhiễm tài nguyên nước và môi trường . UNICEF đã làm việc để xây dựng năng lực với chính quyền cấp tỉnh và cấp quốc gia để thực hiện một cách tiếp cận vệ sinh do cộng đồngbằng cách huy động cộng đồng cải thiện việc thực hành vệ sinh môi trường và giữ cho môi trường sạch sẽ. Cộng đồng quyết định vào loại thiết bị vệ sinh mà họ muốn, được dạy làm thế nào để xây dựng chúng và có thể được vay vốn xây dựng từ chính phủ. "Trong năm 2014, Việt nam đã thực hiện một cam kết mạnh mẽ Chiến lược toàn cầu về vệ sinh môi trường và nước cho tất cả mọi người để loại bỏ đi tiêu lộ thiên vào năm 2025. Hiện nay, Việt Nam đã tuyên bố 250 ngôi làng đi đại tiện ngoài trời và nhiều thôn làng khác nữa đang thực hiện chiến lược này", Lalit Patra, Lãnh đạo đội chương trình vệ sínhvà Vệ sinh môi trường nguồn nước của UNICEF tại Việt Nam cho biết.


PGS.TS. Nguyễn Huy Nga-Chuyên viên cao cấp Bộ Y tế

Vượt xa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Beyond the MDGs)

Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, mặc dù Việt Nam đã đạt được các mục tiêu MDGs thì quốc gia này đã thiết lập tầm nhìn về cách tiếp cận phổ cập, đến năm 2025 cả nước có kế hoạch loại bỏ đi đại tiện ngoài trời và đến năm 2030 tất cả người Việt phỉa có nước uống an toàn. Các chiến dịch nâng cao nhận thức công cộng, đầu tư bổ sung ở các khu vực nông thôn và các biện pháp phát triển bền vững sẽ là chìa khóa để thành công. "Vấn đề mà chúng tôi vẫn phải đối mặt là không phải ai cũng biết cách sử dụng một nhà vệ sinh", ông nói: "Nhiều người ở Việt Nam có một chiếc xe máy hay một chiếc điện thoại di động nhưng họ không có nhà vệ sinh Chúng tôi cần phải làm việc để thay đổi thái độ và niềm tin về vệ sinh môi trường".

Ngày 03/07/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


Tin đáng chú ý
Thông điệp về Ngày Sốt rét thế giới 25-4 (World Malaria Day)
Ngày Sốt rét thế giới-Ngày Chăm sóc sức khỏe toàn cầu (World malaria day – A day to make the world care)
 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích